Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 9452" data-attributes="member: 7"><p><strong>Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?</strong></p><p></p><p><em>Triết học, từ Philosophy theo nghĩa khởi thủy của tiếng Hy Lạp (φιλοσοφία)“ Philein” có nghĩa là “yêu”, và “sophy” có nghĩa là “sự thông thái”. Vậy triết học có nghĩa là: tình yêu sự thông thái (1).</em></p><p> <em>Định nghĩa này khá rõ, nhưng cũng gây hoang mang cho chúng ta, bởi lẽ, nếu con người được định nghĩa như động vật yêu trí khôn của lý trí, thì ở đâu, hay bất cứ chuyên ngành nào con người chẳng cần đến sự thông thái. Cần gì phải gia nhập vào triết học?</em></p><p></p><p> <em>Vậy một cách riêng rẽ hơn, triết học bắt đầu từ đâu?</em></p><p></p><p>Hiển nhiên, khi con người có mặt trong vũ trụ, là con người sẽ vấn hỏi để tìm kiếm sự thật về vạn vật xung quanh liên đới đến cuộc sống thiết yếu của mình. Chẳng hạn, người ta hỏi tại sao mặt trời lại nóng – lại có thể phơi khô quần áo hay củi? Tại sao nước lại mềm và mát có thể uống để thỏa khát, song hãy cẩn thận không biết bơi sẽ bị chìm? Còn muôn vàn côn trùng, cây cỏ, động vật, tại sao lá này ăn được, lá kia thì ngộ độc, tại sao bằng cách này thì bắt được cá bằng cách kia thì không, tại sao có thể sống chung với cừu mà không không thể đùa cùng rắn độc? Tất cả mọi câu hỏi và dò tìm về vũ trụ trước mắt cũng như xung quanh đặt con người vào trong ngành vật lý. Đó là ngành nghiên cứu mọi nguyên lý hoạt động của vật chất. Đi xa hơn những câu hỏi thông thường, con người sẽ tìm kiếm vũ trụ hình thành từ đâu. Chẳng hạn, người Trung Quốc cho rằng thế giới được kết thành từ 5 nguyên tố : Kim – mộc – thủy – hỏa – thổ; người Ấn Độ thì nghĩ vũ trụ được tạo thành từ bốn chất : Đất – nước – gió – lửa. Còn ở Hy Lạp: Ông Thales (585 trước Jesus – Christ) quan niệm nước là nguồn gốc của cả vũ trụ. Sau đó đến ông Anaximene ( khoảng 570 – 526 trước Jesus – Chirst) lập thuyết: Không khí sinh ra nước – lửa và đất, để cấu thành thế giới.</p><p></p><p> Và giờ phút đỡ thai nhi triết học đã đến, từ người mẹ nhận thức vũ trụ. Các bạn hãy lắng nghe và hiểu, sự đặt tên hài nhi “triết học” vô cùng mạch lạc của Aristote: “Vật lý là môn khoa học đầu tiên. Nhưng nếu tồn tại một bản tính bất động khoa học về bản tính này phải đến trước và phải là triết học đầu tiên. Và nó sẽ xem xét hữu thể như là đang có”(2).</p><p></p><p> <span style="font-family: 'Arial'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #0000ff"><p style="text-align: center"><p style="text-align: left"><span style="font-family: 'Arial'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #0000ff">Socrate trước lúc chết...</span></span></span></p></span></span></span></p><p style="text-align: left"><span style="font-family: 'Arial'"><span style="font-size: 15px"><span style="color: #0000ff"></p> </p><p></span></span></span> Theo đó, Aristote lý giải thật rõ, nếu vật lý nghiên cứu những chuyển dịch, vận động, hoạt động vật thể. Thì triết học là môn nghiên cứu vật thể đó trước khi hoạt động, Chính bởi quan điểm cốt yếu này, giới triết học đã sản sinh 2 quan điểm mật thiết sau:</p><p></p><p> <em><strong>1- Triết học là môn khoa học về Bản Thể (substanse). </strong>Bản thể </em>là gì? Đó là bản chất cốt yếu định nghĩa vật thể như là chính vật thể đó. Vì vậy nó còn có một tên gọi khác là <em>“Yếu tính” (essence)</em> dễ hiểu hơn triết gia Kant còn gọi bản thể là <em>“Vật tự thể” (noumène)</em></p><p></p><p> <em><strong>2- Triết học là môn khoa học về Hữu Thể.</strong></em> <em>Hữu thể</em> là gì? Tiếng Pháp là Être, tiếng Anh là Be, tiếng Đức là Sein hay Dasein nghĩa là <em>Cái đó, Cái là.</em></p><p></p><p> Hai quan điểm trên chia ra để dễ nhìn thôi, thực chất nó là một quan điểm đồng nhất. Trước hết, muốn xem xét vật thể nào, vấn đề nào, ta phải xem xét nó có hay không – đó là <em>hữu thể</em> của nó, sau đó ta xem bản chất quy định “gọi tên” nó là gì – đó là <em>bản thể</em>. Vậy ta có thể hợp nhất hai quan điểm trên thành một: <em><strong><span style="color: #0000ff">Triết học là môn khoa học về hữu thể mang bản thể.</span></strong></em></p><p></p><p> Như vậy có thể suy diễn, triết học không thể xem xét một vật thể không nội dung không bản thể làm nên nó. Hay nghiên cứu về cái đang có mà chẳng có gì. Hữu thể phải đựng bản thể, cũng như bản thể phải mặc lấy hữu thể, bởi thế, trong triết học, về tên gọi, người ta không quá phân rẽ hữu thể và bản thể. Có thể gọi tên hữu thể thay cho bản thể, và ngược lại, bản thể thay cho hữu thể (song chớ nên lầm lẫn hữu thể là vỏ bọc hình thể và bản thể là nội dung).</p><p></p><p> Khoa học về bản thể luận đầu tiên được manh nha bởi nền móng của Parmènide (khoảng 514 – 410 trước Jesus – Christ). Ông cho rằng: <em>- Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có. Nghĩa là, không gì có thể biến đổi.</em></p><p><em>- Giác quan của chúng ta luôn bị đánh lui.</em></p><p>Song song và đối nghịch với ông là sự phản bác nổi tiếng của Héraclite (khoảng 540 – 480 trước Jesus – Christ). Ông quan niệm: <em>1. Tất cả đều biến đổi</em></p><p><em>2. Giác quan của chúng ta có thể tin cậy được.</em></p><p>Cách nhìn của Héraclite, với vũ trụ biến đổi của vạn vật vẫn thiên về vật lý. Trong khi đó cách nhìn của Parmènide đã lập nên nền móng cho triết học. Chẳng hạn, ngay về mặt tự nhiên, Parmènide khi nghĩ ngọn lửa muôn đời vẫn là lửa, nước cũng vậy mãi mãi là nước. Đặc biệt hơn các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh học thuyết về thế giới được dựng lên từ những hạt nguyên tử bất diệt, bất biến và bất khả phân của Democrite (khoảng 460 – 370 trước Jesus – Christ) là khá đúng. Hơn thế, các nhà vật lý hiện đại còn phát giác ra trong từng nguyên tử có những hạt cơ bản nhỏ hơn là proton, electon và neutron. Chúng có một giới hạn nào đó – bất biến – Bất phân để cấu thành vũ trụ. Dù vậy đó vẫn là cái nhìn của vật lý để tham chiếu vào triết học.</p><p> Triết gia Zang Will có nói:<em> “Mọi sự thay đổi trừ sự thay đổi”.</em></p><p><em></em></p><p><em></em>Dòng sông chẳng hạn, nó luôn luôn chảy, nhưng nếu nó ngừng chảy nó không còn mang tên dòng sông nữa, việc luôn luôn chảy của nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Một đại dương cũng vậy, sóng vỗ suốt ngày, thủy triều lên xuống, nếu không luôn luôn như thế, nó sẽ là một chiếc ao, dù lớn. </p><p></p><p>Các hữu thể tuyệt đối bất biến không phải xét theo sự vật mà xét theo tính vấn đề của nó. Màu xanh chẳng hạn, lá cây có thể chuyển màu vàng khi mùa thu, có thể màu đỏ khi mùa đông, có thể rụng thành màu nâu, nhưng khi nói đến hữu thể màu xanh, vẫn phải là màu xanh ấy. Một đường thẳng được dựng qua hai điểm nó không thể biến đổi bằng cách cong đi, bởi khi nó cong nó sẽ không được xem như đường thẳng nữa. Một tam giác cũng thế, nó không thể được xem như một tam giác nếu vênh và hở. Cụ thể hơn, khi ta nói về những đứa bé, dù rằng nhất định mai kia chúng sẽ lớn lên nhưng không thể xem hữu thể tuổi trẻ là những ông già. Hoặc, mặc dù ai sống mà không phải chết, nhưng khi ta đem quà đến cho người sống nhất khoát không thể xem người đó đã chết. Chính vì tính bất biến của hữu thể, mà sau Parmenide, Aristote đã định ra tính đồng nhất của hữu thể: <em>A phải là A, A không thể nào biến đổi để thành B.</em></p><p></p><p> Vậy chúng ta có những hữu thể bất biến nào?</p><p></p><p> Màu đỏ, màu xanh, màu vàng, đường thẳng, góc vuông, cuộc sống, cái chết… tất cả mọi vấn đề (hay đề tài) ở đời đều có thể coi là hữu thể. Sự nóng chẳng hạn, nó là một hữu thể, khi nó nguội dần đi ta có thể nhúng tay vào, vậy khi ta không đề phòng như nó nóng thì nó không còn nóng nữa, sự nóng ở chậu nước cụ thể trước mắt ta đã biến mất, nhưng tâm trí ta vẫn còn lưu giữ sự đề phòng về nước nóng. Nghĩa là hữu thể nóng không mất, không thể thay đổi bằng cách nguội đi. Hữu thể say đắm, chẳng hạn, ngày nào đó đôi tình nhân có thể ghét bỏ nhau, nhưng lúc đó họ sống trong hữu thể ghét bỏ, còn hữu thể say đắm vẫn còn lại với đời.</p><p></p><p> Triết học trước hết nhắm đến <em>hữu thể</em> – nghĩa là nó có không, sau đó nhắm đến <em>bản thể</em> – nghĩa là bản chất (yếu tính) của nó là gì? Như vậy, triết học lần về cái nhân lõi đầu tiên của vật thể, giống như từ cây lần về hạt – cái là nguồn gốc của cây. Đó là con đường nhận diện bản chất của vật thể trước khi nó vận động trong dòng vật lý. Bởi thế, triết học không thể được xem xét như một môn tự nhiên chỉ tìm kiếm những hữu thể vu vơ. Mà như Aristote xác định, triết học phải là con đường nhận diện những bản tính và nguyên lý tất yếu. Ông nói: <em>“Chỉ khi nào người ta nắm được cái gì tất yếu… thì người ta mới chú ý đến nhận thức triết học”(3).</em></p><p></p><p> Muốn hiểu được cái tất yếu, quy luật tất yếu, hay nguyên lý của chúng, hầu hết các triết gia cho rằng, con người chỉ có thể hiểu biết bằng tư duy – tức lý trí – chứ không thể bằng cảm giác. Một khúc gỗ tươi chẳng hạn ném xuống nước, trước thị giác của chúng ta nó chìm, nhưng một khúc gỗ khô ném xuống nước thì nổi. Thị giác một lần chứng kiến gỗ chìm, lần hai chứng kiến gỗ nổi, chỉ có tư duy mới xâu chuỗi hai lần lại, để hiểu rằng, gỗ tươi khi khô thì nổi. Thế giới tự nhiên, từ hòn đá, đến con kiến, hay dòng sông, con người chỉ có thể hiểu chúng bằng tư duy. Con người có thể áp đặt, suy diễn cho một con rắn theo cách mình tư duy, nhưng không thể là chính con rắn để nắm bắt suy nghĩ của nó. Platon nói: <em>“Vật tự thân không chu nào, chỉ có thể cảm nhận bằng tư duy”. </em></p><p></p><p> Theo Hegel, và nhiều triết gia, thì cảm giác chỉ là cái riêng cho mình. Chúng sinh ra bởi những giác quan giúp cơ thể tồn tại như một cuộc sống bản năng của động vật. Còn lý trí là cái đã vượt lên giác quan để tham dự vào đời sống phổ biến của cộng đồng. Một người sờ tay vào nước nóng chẳng hạn, anh ta hô to “nước nóng đấy”, thì đó không còn là cảm giác nữa, mà anh ta đã công bố một sự thật để mọi người cùng tránh. Sự thật đó tự thân đã mang ý nghĩa chúng, bởi lẽ, nếu người khác nhúng tay vào không thấy nóng, anh ta sẽ bị mang tiếng là bịp bợm. Theo cách nào đó, có thể nói <em>“Triết học là khoa học của lý trí”</em>. Triết gia Morfaux nói: <em>“Lý trí sắp đặt những nhận thức trong những tương quan xác định, tương quan từ nguyên lý đến kết cục, từ nguyên nhân đến kết quả, từ mục đích đến phương tiện. Điều đó lý giải tại sao con người thường xác định lý trí giống như chuyên ngành của những nguyên lý”(4).</em></p><p></p><p> Để xác định khả năng lý trí chỉ con người mới có, Engel trong cuốn <em>“Phép biện chứng tự nhiên”</em>(5) khẳng định: <em>“Con người là “con vật xương sống” mà trong nó cõi tự nhiên đi đến chỗ ý thức được chính mình”.</em> Vạn vật không có ý thức, chúng sống trong tập tục thói quen của giác quan bản năng. Chỉ có con người mới có ý thức. Ý thức đó tìm tiếng nói chung - đó là công lý. Sự thật được mọi người đồng tình công nhận - đó là nền móng của chân lý. Và triết học là môn khoa học xây trên nền tảng đó, triết gia Wideband Vindhem nói: <em>“Triết học là “học thuyết về những giá trị có ý nghĩa chung”(6).</em> Còn triết gia Husserl thì nói: <em>“Nhiệm vụ căn bản của triết học là nhận thức một cách lý tính toàn bộ thế giới bao gồm nhân sinh và tự nhiên”(7).</em></p><p> Chúng ta đã lần theo nguồn mạch, chức năng, nhiệm vụ của triết học. Nhưng có một câu “khởi đầu của mọi khởi đầu”, hay bao hàm toàn bộ hiện ra, đó là: <em>“Triết học có phải là một trò chơi của lý trí vô thưởng vô phạt, đi tìm chân lý chơi vơi ngoài cuộc sống”?</em> Không! Để trả lời triệt để - ráo riết - sinh tử, ông tổ triết gia Socrate đã nói: <em>“Triết học là sự lo chết”.</em> Nghe qua tưởng có vẻ phi lý, nhưng kỳ thực khi con người lo chết nhất là lúc thấy giá trị đáng yêu nhất của cuộc sống. Tại sao con người phải tới bệnh viện, phải lập các phòng khám, phải đi tìm thuốc trường sinh bất lão… vì con người muốn gạt bỏ nỗi lo chết ra khỏi cuộc sống. </p><p></p><p> Về điểm này, triết gia Sartre xác định “nhận thức tự xác định nó bởi sự phủ định của nó”. Cái chết – là cái phủ định tuyệt đối, bởi thế chính nó là cái có sức mạnh nhất dạy người ta khao khát sống. Như người đời nói, chỉ khi nào một đồ vật bị mất người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Cũng vậy, một con người vắng mặt nhiều khi lại công bố toàn vẹn về giá trị có mặt của anh ta. Lo chết chính là khát sống. Về điểm này, Marx cũng lý giải về tương quan song hành của sinh tử như sau: <em>“Cái chết túm chặt lấy cái đang sống”</em>. (Le mort saisit le vivant).</p><p></p><p> Vì muốn sống, con người phải học biết sự thông thái để sống, giống một con vật học biết đường đi của con mồi mong rình bắt. Nhưng sự sống của con người lớn lao, cao cả, mênh mông, ý nghĩa, không chỉ hơn con vật gấp triệu lần, mà con người còn vươn lên làm ý nghĩa thống soái của cả vũ trụ này. <em>“Thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần”</em> (le monde n’a de sens que dans et par l’esprit)(7).</p><p></p><p> Bởi thế con người cũng phải học biết lẽ thông thái muôn vạn lần hơn để trở thành ý nghĩa – là vương miện tinh thần đội lên đầu vũ trụ. Để lý giải sự mở màn của nhận thức như năng lực tất yếu của cuộc sống, triết gia Aristote có nói:<em> “Tôi sinh trong mê muội, sống trong hồi hộp, chết trong hoài nghi”.</em> Sinh trong mê muội thì đúng rồi, có ai biết được lúc mình sinh ra, vì lúc đó mọi người chỉ là những hài nhi vô tri. Sống trong hồi hộp, thì hẳn rồi, nào bệnh tật, mưu sinh, chiến tranh, âm mưu, lo chết. Còn khi chết thì hoài nghi mọi sự, ít nhất là sự liệu ta có được phục sinh, hay bất tử? Tất cả những hoài nghi – lo âu – mê muội đó khiến con người phải mở trí tìm tòi những chìa khóa để mở vào cuộc sống. Và triết học, môn khoa học của sự thông thái đã ra đời, không viển vông chút nào, nó chính là khao khát sống, hơn cả thế là sống đời chân lý, sống cuộc đời lý tưởng về chân lý – toàn năng – toàn thiện – toàn bích và vĩnh cửu. Triết gia Platon nói: <em>“Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người, và học biết điều con người phải tìm kiếm”.</em></p><p> Để kết thúc chương này, tôi xin dẫn ra hai lời khuyên: 1. Nhà triết học A.Ben Rây phân biệt giữa khoa học và triết học: <em>“Khoa học là thành quả của trí tuệ và của lý tính chỉ dùng để đảm bảo cho chúng ta thực tế chi phối được giới tự nhiên. Nó chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng sự vật; nó không nói cho chúng ta biết gì về bản chất của sự vật”(8).</em></p><p> Nói vắn tắt khoa học chỉ để tâm đến dụng thể (nghĩa là chi phối, sử dụng, sắp đặt vật thể), chứ không để tâm đến Bản thể của sự vật. Bản thể - đó là triết học. </p><p> 2. Bước vào triết học, là bạn bước vào những học thuyết cực điểm – cực đoan, để hiểu nó bạn hãy lao về tột cùng cực này rồi sang cực khác để lĩnh hội nhận thức về nó. Trong khi đó, bạn đừng cố chấp vào những suy lý hợp lý, bình thường – vụn vặt, mà quên đi việc đón nhận những ánh sáng chói gắt từ nguồn phát. Thi sĩ Paul Valery nói: <em>“Giá trị của thế giới đặt ở những cực điểm, sự vững chãi của nó đặt ở những điểm trung bình”.</em></p><p>Chúng ta đã nhận ra, và bước qua cổng chào triết học. Nào chúng ta hãy dấn bước đi tiếp lộ trình của nó!</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 9452, member: 7"] [B]Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?[/B] [I]Triết học, từ Philosophy theo nghĩa khởi thủy của tiếng Hy Lạp (φιλοσοφία)“ Philein” có nghĩa là “yêu”, và “sophy” có nghĩa là “sự thông thái”. Vậy triết học có nghĩa là: tình yêu sự thông thái (1).[/I] [I]Định nghĩa này khá rõ, nhưng cũng gây hoang mang cho chúng ta, bởi lẽ, nếu con người được định nghĩa như động vật yêu trí khôn của lý trí, thì ở đâu, hay bất cứ chuyên ngành nào con người chẳng cần đến sự thông thái. Cần gì phải gia nhập vào triết học?[/I] [I]Vậy một cách riêng rẽ hơn, triết học bắt đầu từ đâu?[/I] Hiển nhiên, khi con người có mặt trong vũ trụ, là con người sẽ vấn hỏi để tìm kiếm sự thật về vạn vật xung quanh liên đới đến cuộc sống thiết yếu của mình. Chẳng hạn, người ta hỏi tại sao mặt trời lại nóng – lại có thể phơi khô quần áo hay củi? Tại sao nước lại mềm và mát có thể uống để thỏa khát, song hãy cẩn thận không biết bơi sẽ bị chìm? Còn muôn vàn côn trùng, cây cỏ, động vật, tại sao lá này ăn được, lá kia thì ngộ độc, tại sao bằng cách này thì bắt được cá bằng cách kia thì không, tại sao có thể sống chung với cừu mà không không thể đùa cùng rắn độc? Tất cả mọi câu hỏi và dò tìm về vũ trụ trước mắt cũng như xung quanh đặt con người vào trong ngành vật lý. Đó là ngành nghiên cứu mọi nguyên lý hoạt động của vật chất. Đi xa hơn những câu hỏi thông thường, con người sẽ tìm kiếm vũ trụ hình thành từ đâu. Chẳng hạn, người Trung Quốc cho rằng thế giới được kết thành từ 5 nguyên tố : Kim – mộc – thủy – hỏa – thổ; người Ấn Độ thì nghĩ vũ trụ được tạo thành từ bốn chất : Đất – nước – gió – lửa. Còn ở Hy Lạp: Ông Thales (585 trước Jesus – Christ) quan niệm nước là nguồn gốc của cả vũ trụ. Sau đó đến ông Anaximene ( khoảng 570 – 526 trước Jesus – Chirst) lập thuyết: Không khí sinh ra nước – lửa và đất, để cấu thành thế giới. Và giờ phút đỡ thai nhi triết học đã đến, từ người mẹ nhận thức vũ trụ. Các bạn hãy lắng nghe và hiểu, sự đặt tên hài nhi “triết học” vô cùng mạch lạc của Aristote: “Vật lý là môn khoa học đầu tiên. Nhưng nếu tồn tại một bản tính bất động khoa học về bản tính này phải đến trước và phải là triết học đầu tiên. Và nó sẽ xem xét hữu thể như là đang có”(2). [FONT=Arial] [SIZE=4][/SIZE][/FONT][FONT=Arial] [SIZE=4][COLOR=#0000ff][CENTER][LEFT][FONT=Arial] [SIZE=4][COLOR=#0000ff]Socrate trước lúc chết...[/COLOR][/SIZE][/FONT] [/LEFT] [FONT=Arial] [SIZE=4][/SIZE][/FONT] [/CENTER] [/COLOR][/SIZE][/FONT] Theo đó, Aristote lý giải thật rõ, nếu vật lý nghiên cứu những chuyển dịch, vận động, hoạt động vật thể. Thì triết học là môn nghiên cứu vật thể đó trước khi hoạt động, Chính bởi quan điểm cốt yếu này, giới triết học đã sản sinh 2 quan điểm mật thiết sau: [I][B]1- Triết học là môn khoa học về Bản Thể (substanse). [/B]Bản thể [/I]là gì? Đó là bản chất cốt yếu định nghĩa vật thể như là chính vật thể đó. Vì vậy nó còn có một tên gọi khác là [I]“Yếu tính” (essence)[/I] dễ hiểu hơn triết gia Kant còn gọi bản thể là [I]“Vật tự thể” (noumène)[/I] [I][B]2- Triết học là môn khoa học về Hữu Thể.[/B][/I] [I]Hữu thể[/I] là gì? Tiếng Pháp là Être, tiếng Anh là Be, tiếng Đức là Sein hay Dasein nghĩa là [I]Cái đó, Cái là.[/I] Hai quan điểm trên chia ra để dễ nhìn thôi, thực chất nó là một quan điểm đồng nhất. Trước hết, muốn xem xét vật thể nào, vấn đề nào, ta phải xem xét nó có hay không – đó là [I]hữu thể[/I] của nó, sau đó ta xem bản chất quy định “gọi tên” nó là gì – đó là [I]bản thể[/I]. Vậy ta có thể hợp nhất hai quan điểm trên thành một: [I][B][COLOR=#0000ff]Triết học là môn khoa học về hữu thể mang bản thể.[/COLOR][/B][/I] Như vậy có thể suy diễn, triết học không thể xem xét một vật thể không nội dung không bản thể làm nên nó. Hay nghiên cứu về cái đang có mà chẳng có gì. Hữu thể phải đựng bản thể, cũng như bản thể phải mặc lấy hữu thể, bởi thế, trong triết học, về tên gọi, người ta không quá phân rẽ hữu thể và bản thể. Có thể gọi tên hữu thể thay cho bản thể, và ngược lại, bản thể thay cho hữu thể (song chớ nên lầm lẫn hữu thể là vỏ bọc hình thể và bản thể là nội dung). Khoa học về bản thể luận đầu tiên được manh nha bởi nền móng của Parmènide (khoảng 514 – 410 trước Jesus – Christ). Ông cho rằng: [I]- Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có. Nghĩa là, không gì có thể biến đổi. - Giác quan của chúng ta luôn bị đánh lui.[/I] Song song và đối nghịch với ông là sự phản bác nổi tiếng của Héraclite (khoảng 540 – 480 trước Jesus – Christ). Ông quan niệm: [I]1. Tất cả đều biến đổi 2. Giác quan của chúng ta có thể tin cậy được.[/I] Cách nhìn của Héraclite, với vũ trụ biến đổi của vạn vật vẫn thiên về vật lý. Trong khi đó cách nhìn của Parmènide đã lập nên nền móng cho triết học. Chẳng hạn, ngay về mặt tự nhiên, Parmènide khi nghĩ ngọn lửa muôn đời vẫn là lửa, nước cũng vậy mãi mãi là nước. Đặc biệt hơn các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh học thuyết về thế giới được dựng lên từ những hạt nguyên tử bất diệt, bất biến và bất khả phân của Democrite (khoảng 460 – 370 trước Jesus – Christ) là khá đúng. Hơn thế, các nhà vật lý hiện đại còn phát giác ra trong từng nguyên tử có những hạt cơ bản nhỏ hơn là proton, electon và neutron. Chúng có một giới hạn nào đó – bất biến – Bất phân để cấu thành vũ trụ. Dù vậy đó vẫn là cái nhìn của vật lý để tham chiếu vào triết học. Triết gia Zang Will có nói:[I] “Mọi sự thay đổi trừ sự thay đổi”. [/I]Dòng sông chẳng hạn, nó luôn luôn chảy, nhưng nếu nó ngừng chảy nó không còn mang tên dòng sông nữa, việc luôn luôn chảy của nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Một đại dương cũng vậy, sóng vỗ suốt ngày, thủy triều lên xuống, nếu không luôn luôn như thế, nó sẽ là một chiếc ao, dù lớn. Các hữu thể tuyệt đối bất biến không phải xét theo sự vật mà xét theo tính vấn đề của nó. Màu xanh chẳng hạn, lá cây có thể chuyển màu vàng khi mùa thu, có thể màu đỏ khi mùa đông, có thể rụng thành màu nâu, nhưng khi nói đến hữu thể màu xanh, vẫn phải là màu xanh ấy. Một đường thẳng được dựng qua hai điểm nó không thể biến đổi bằng cách cong đi, bởi khi nó cong nó sẽ không được xem như đường thẳng nữa. Một tam giác cũng thế, nó không thể được xem như một tam giác nếu vênh và hở. Cụ thể hơn, khi ta nói về những đứa bé, dù rằng nhất định mai kia chúng sẽ lớn lên nhưng không thể xem hữu thể tuổi trẻ là những ông già. Hoặc, mặc dù ai sống mà không phải chết, nhưng khi ta đem quà đến cho người sống nhất khoát không thể xem người đó đã chết. Chính vì tính bất biến của hữu thể, mà sau Parmenide, Aristote đã định ra tính đồng nhất của hữu thể: [I]A phải là A, A không thể nào biến đổi để thành B.[/I] Vậy chúng ta có những hữu thể bất biến nào? Màu đỏ, màu xanh, màu vàng, đường thẳng, góc vuông, cuộc sống, cái chết… tất cả mọi vấn đề (hay đề tài) ở đời đều có thể coi là hữu thể. Sự nóng chẳng hạn, nó là một hữu thể, khi nó nguội dần đi ta có thể nhúng tay vào, vậy khi ta không đề phòng như nó nóng thì nó không còn nóng nữa, sự nóng ở chậu nước cụ thể trước mắt ta đã biến mất, nhưng tâm trí ta vẫn còn lưu giữ sự đề phòng về nước nóng. Nghĩa là hữu thể nóng không mất, không thể thay đổi bằng cách nguội đi. Hữu thể say đắm, chẳng hạn, ngày nào đó đôi tình nhân có thể ghét bỏ nhau, nhưng lúc đó họ sống trong hữu thể ghét bỏ, còn hữu thể say đắm vẫn còn lại với đời. Triết học trước hết nhắm đến [I]hữu thể[/I] – nghĩa là nó có không, sau đó nhắm đến [I]bản thể[/I] – nghĩa là bản chất (yếu tính) của nó là gì? Như vậy, triết học lần về cái nhân lõi đầu tiên của vật thể, giống như từ cây lần về hạt – cái là nguồn gốc của cây. Đó là con đường nhận diện bản chất của vật thể trước khi nó vận động trong dòng vật lý. Bởi thế, triết học không thể được xem xét như một môn tự nhiên chỉ tìm kiếm những hữu thể vu vơ. Mà như Aristote xác định, triết học phải là con đường nhận diện những bản tính và nguyên lý tất yếu. Ông nói: [I]“Chỉ khi nào người ta nắm được cái gì tất yếu… thì người ta mới chú ý đến nhận thức triết học”(3).[/I] Muốn hiểu được cái tất yếu, quy luật tất yếu, hay nguyên lý của chúng, hầu hết các triết gia cho rằng, con người chỉ có thể hiểu biết bằng tư duy – tức lý trí – chứ không thể bằng cảm giác. Một khúc gỗ tươi chẳng hạn ném xuống nước, trước thị giác của chúng ta nó chìm, nhưng một khúc gỗ khô ném xuống nước thì nổi. Thị giác một lần chứng kiến gỗ chìm, lần hai chứng kiến gỗ nổi, chỉ có tư duy mới xâu chuỗi hai lần lại, để hiểu rằng, gỗ tươi khi khô thì nổi. Thế giới tự nhiên, từ hòn đá, đến con kiến, hay dòng sông, con người chỉ có thể hiểu chúng bằng tư duy. Con người có thể áp đặt, suy diễn cho một con rắn theo cách mình tư duy, nhưng không thể là chính con rắn để nắm bắt suy nghĩ của nó. Platon nói: [I]“Vật tự thân không chu nào, chỉ có thể cảm nhận bằng tư duy”. [/I] Theo Hegel, và nhiều triết gia, thì cảm giác chỉ là cái riêng cho mình. Chúng sinh ra bởi những giác quan giúp cơ thể tồn tại như một cuộc sống bản năng của động vật. Còn lý trí là cái đã vượt lên giác quan để tham dự vào đời sống phổ biến của cộng đồng. Một người sờ tay vào nước nóng chẳng hạn, anh ta hô to “nước nóng đấy”, thì đó không còn là cảm giác nữa, mà anh ta đã công bố một sự thật để mọi người cùng tránh. Sự thật đó tự thân đã mang ý nghĩa chúng, bởi lẽ, nếu người khác nhúng tay vào không thấy nóng, anh ta sẽ bị mang tiếng là bịp bợm. Theo cách nào đó, có thể nói [I]“Triết học là khoa học của lý trí”[/I]. Triết gia Morfaux nói: [I]“Lý trí sắp đặt những nhận thức trong những tương quan xác định, tương quan từ nguyên lý đến kết cục, từ nguyên nhân đến kết quả, từ mục đích đến phương tiện. Điều đó lý giải tại sao con người thường xác định lý trí giống như chuyên ngành của những nguyên lý”(4).[/I] Để xác định khả năng lý trí chỉ con người mới có, Engel trong cuốn [I]“Phép biện chứng tự nhiên”[/I](5) khẳng định: [I]“Con người là “con vật xương sống” mà trong nó cõi tự nhiên đi đến chỗ ý thức được chính mình”.[/I] Vạn vật không có ý thức, chúng sống trong tập tục thói quen của giác quan bản năng. Chỉ có con người mới có ý thức. Ý thức đó tìm tiếng nói chung - đó là công lý. Sự thật được mọi người đồng tình công nhận - đó là nền móng của chân lý. Và triết học là môn khoa học xây trên nền tảng đó, triết gia Wideband Vindhem nói: [I]“Triết học là “học thuyết về những giá trị có ý nghĩa chung”(6).[/I] Còn triết gia Husserl thì nói: [I]“Nhiệm vụ căn bản của triết học là nhận thức một cách lý tính toàn bộ thế giới bao gồm nhân sinh và tự nhiên”(7).[/I] Chúng ta đã lần theo nguồn mạch, chức năng, nhiệm vụ của triết học. Nhưng có một câu “khởi đầu của mọi khởi đầu”, hay bao hàm toàn bộ hiện ra, đó là: [I]“Triết học có phải là một trò chơi của lý trí vô thưởng vô phạt, đi tìm chân lý chơi vơi ngoài cuộc sống”?[/I] Không! Để trả lời triệt để - ráo riết - sinh tử, ông tổ triết gia Socrate đã nói: [I]“Triết học là sự lo chết”.[/I] Nghe qua tưởng có vẻ phi lý, nhưng kỳ thực khi con người lo chết nhất là lúc thấy giá trị đáng yêu nhất của cuộc sống. Tại sao con người phải tới bệnh viện, phải lập các phòng khám, phải đi tìm thuốc trường sinh bất lão… vì con người muốn gạt bỏ nỗi lo chết ra khỏi cuộc sống. Về điểm này, triết gia Sartre xác định “nhận thức tự xác định nó bởi sự phủ định của nó”. Cái chết – là cái phủ định tuyệt đối, bởi thế chính nó là cái có sức mạnh nhất dạy người ta khao khát sống. Như người đời nói, chỉ khi nào một đồ vật bị mất người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Cũng vậy, một con người vắng mặt nhiều khi lại công bố toàn vẹn về giá trị có mặt của anh ta. Lo chết chính là khát sống. Về điểm này, Marx cũng lý giải về tương quan song hành của sinh tử như sau: [I]“Cái chết túm chặt lấy cái đang sống”[/I]. (Le mort saisit le vivant). Vì muốn sống, con người phải học biết sự thông thái để sống, giống một con vật học biết đường đi của con mồi mong rình bắt. Nhưng sự sống của con người lớn lao, cao cả, mênh mông, ý nghĩa, không chỉ hơn con vật gấp triệu lần, mà con người còn vươn lên làm ý nghĩa thống soái của cả vũ trụ này. [I]“Thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần”[/I] (le monde n’a de sens que dans et par l’esprit)(7). Bởi thế con người cũng phải học biết lẽ thông thái muôn vạn lần hơn để trở thành ý nghĩa – là vương miện tinh thần đội lên đầu vũ trụ. Để lý giải sự mở màn của nhận thức như năng lực tất yếu của cuộc sống, triết gia Aristote có nói:[I] “Tôi sinh trong mê muội, sống trong hồi hộp, chết trong hoài nghi”.[/I] Sinh trong mê muội thì đúng rồi, có ai biết được lúc mình sinh ra, vì lúc đó mọi người chỉ là những hài nhi vô tri. Sống trong hồi hộp, thì hẳn rồi, nào bệnh tật, mưu sinh, chiến tranh, âm mưu, lo chết. Còn khi chết thì hoài nghi mọi sự, ít nhất là sự liệu ta có được phục sinh, hay bất tử? Tất cả những hoài nghi – lo âu – mê muội đó khiến con người phải mở trí tìm tòi những chìa khóa để mở vào cuộc sống. Và triết học, môn khoa học của sự thông thái đã ra đời, không viển vông chút nào, nó chính là khao khát sống, hơn cả thế là sống đời chân lý, sống cuộc đời lý tưởng về chân lý – toàn năng – toàn thiện – toàn bích và vĩnh cửu. Triết gia Platon nói: [I]“Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người, và học biết điều con người phải tìm kiếm”.[/I] Để kết thúc chương này, tôi xin dẫn ra hai lời khuyên: 1. Nhà triết học A.Ben Rây phân biệt giữa khoa học và triết học: [I]“Khoa học là thành quả của trí tuệ và của lý tính chỉ dùng để đảm bảo cho chúng ta thực tế chi phối được giới tự nhiên. Nó chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng sự vật; nó không nói cho chúng ta biết gì về bản chất của sự vật”(8).[/I] Nói vắn tắt khoa học chỉ để tâm đến dụng thể (nghĩa là chi phối, sử dụng, sắp đặt vật thể), chứ không để tâm đến Bản thể của sự vật. Bản thể - đó là triết học. 2. Bước vào triết học, là bạn bước vào những học thuyết cực điểm – cực đoan, để hiểu nó bạn hãy lao về tột cùng cực này rồi sang cực khác để lĩnh hội nhận thức về nó. Trong khi đó, bạn đừng cố chấp vào những suy lý hợp lý, bình thường – vụn vặt, mà quên đi việc đón nhận những ánh sáng chói gắt từ nguồn phát. Thi sĩ Paul Valery nói: [I]“Giá trị của thế giới đặt ở những cực điểm, sự vững chãi của nó đặt ở những điểm trung bình”.[/I] Chúng ta đã nhận ra, và bước qua cổng chào triết học. Nào chúng ta hãy dấn bước đi tiếp lộ trình của nó! [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại
Top