Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Dẫn nhập đề

1. Tại sao tôi muốn viết cuốn chuyên luận về triết học này?

Người Việt nói riêng, người châu Á nói riêng rất ngại dính mắc vào những vấn đề của triết học. Phần lớn cho rằng, triết học bao gồm những cặp phạm trù khô khan, phức tạp, khó hiểu, chẳng liên quan gì mấy đến cuộc đời nhãn tiền tươi rói, tinh khôi, thực chứng sức sống đang ào ạt tuôn chảy hồn nhiên trào ra khỏi mọi khuôn thức cứng nhắc – mô phạm của triết lý. Và nhiều người hầu như an nhiên tận hưởng bất chấp triết học, cuộc đời vẫn sống, mọi khoa học vẫn phát triển, và mọi nghệ thuật vẫn sum suê đâm cành, nảy lộc.

Nhưng không hẳn vậy. Tôi viết cuốn sách này dựa trên một tiền đề rất chắc chắn, đó là bằng chứng thật của cuộc sống. Thực tế cho thấy có và có rất nhiều những cuộc hội thảo đã diễn ra trong thế kỷ XX. Khi hai nền văn hóa Đông – Tây đã hội nhập, khám phá lẫn nhau, trước mỗi hội nghị bàn về đề tài cụ thể như môi trường, văn hóa, xã hội, y học, vật lý… mỗi đại biểu đều được phát trước một chiếc thẻ phát biểu ý kiến nhưng từ hội nghị này đến hội nghị kia, dường như thói quen đã biến thành thông lệ, thông lệ đã biến thành định kiến khó cải thiện cũng như gột sạch, đó là các đại biểu của bùng châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hầu như chẳng đưa ra ý kiến nào cụ thể có tính đề tài (thétique) hay chức năng, hay chuyên luận; mà nói chung hội nghị nào cũng như hội nghị nào, họ đều chung chung đưa ra những ý kiến không mũi nhọn, trung dung, vô thưởng vô phạt, trong âm có dương, trong dương chứa âm, thế này cũng không tốt, thế kia cũng chẳng hay, mà chúng ta nên tiến hành một khoa học bao gồm toàn thể. Cụ thể, sau khi giật giải Nobel trên tờ NewYorker (02/1995), nhà văn Nhật Bản Kenzaburo Oe cho rằng: “Ngay cả ngày nay, sau 125 năm công cuộc hiện đại hóa của chúng ta, thì trong con mắt của người châu Âu và châu Mỹ, giá trị của chúng ta vẫn bị thờ ơ. Những người đoạt giải Nobel khác như Milosz, Walcott, Brosky được nhiều người biết đến; còn chúng ta, người phương Tây chẳng khao khát tìm đọc những con người sản xuất xe Honda nhiều lắm. Tôi không hiểu tại sao. Có lẽ chúng ta chỉ là người bắt chước họ hoặc là với con mắt của người châu Âu, chúng ta CHỈ LÀ NHỮNG NGƯỜI THỦ VAI IM LẶNG.

Tình trạng của người Nhật Bản khá là trầm trọng. Ở Mỹ chẳng hạn, tôi thấy nhiều bạn bè tôi lo ngại về đời sống trí tuệ của người dân Mỹ, mặc dù vậy, tôi thấy rất nhiều người thể hiện tính cách độc lập trong suy nghĩ của họ và cũng đầy vi tế trong cư xử cũng như tìm cách thể hiện ý tưởng của mình. Ở Nhật thì đời sống văn hóa quá ư đơn giản, hầu như toàn bộ cách sống của xã hội là xoay quanh phương tiện truyền thông và chỉ có vậy. Và chúng ta rất hiếm khi được nghe thấy ý tưởng của một nhà tư tưởng hay một học giả.” Và Oe mong rằng: Đến một ngày nghệ thuật Nhật Bản sẽ đánh rơi cái đặc tính hàm hồ, tối tăm cố hữu của nó, để vén lộ khả năng đối mặt thật sự với cuộc sống của con người.

Tình trạng đó thật phổ biến ở châu Á. Nó diễn ra bởi chúng ta chìm trong chế độ phong kiến quá lâu. Ở đó, một quân vương có thể chưa biết mặc quần đã lãnh trị cả trăm triệu người. Mỗi lời đánh rơi khỏi miệng dù thanh hay tục đều trở thành thánh chỉ. Mọi người chỉ có mỗi một lựa chọn là rập đầu tuân thủ. Xem một loạt phim về các triều đình phong kiến Trung Quốc, mọi người thường chứng kiến (một cách sử cố) mỗi khi gặp khó khăn, vua triệu quan đại thần đến xin ý kiến, thì chỉ được nghe: “Bệ hạ sáng suốt, xin quyết định! Thần u mê không dám – không hiểu”. Rất hiếm khi, có một quan đại thần trình tấu quan điểm thì các quan lại ào ào phản đối. Vua mới bảo: “Tại sao khi trẫm hỏi, các khanh chẳng ai có ý kiến, đến khi người khác trình bày ý kiến thì lại xúm vào bôi bác?” Đó là một đời sống đã tê liệt mọi ý kiến xây dựng mà chỉ còn duy trì cách thức bôi bác, bẻ hành bẻ tỏi, phá hủy mọi cố gắng tiến về phía trước. Chính vì căn bệnh trầm kha đó mà khi đối mặt với phương Tây, triều đình Mãn Thanh ấu trĩ đến mức thán phục vài khẩu súng như bảo bối thần linh và sớm tan rã. Và lãnh tụ Tôn Trung Sơn, cha đẻ của chủ nghĩa tam dân – lý thuyết cách mạng cho dân tộc Trung Hoa, đã nhìn thấu cố tật “vừa bé vừa nhỏ” của một dân tộc lớn như sau: “Cái mà người Trung Quốc sùng bái nhất là chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa tông tộc. Trung Quốc không có chủ nghĩa quốc tộc” (1)

Chúng ta thử đặt câu hỏi: một dân tộc lớn lại chỉ sống như gia tộc và tông tộc thì có co hẹp biên giới quốc gia thành rào giậu của gia đình? Và tại sao thế, liệu có phải do thiếu một tư tưởng được xây nên từ sinh hoạt triết học thường xuyên? “Con người là động vật có lý trí” (Aristotle). Bởi thế tinh thần càng cao, con người càng xa rời biên giới của muông thú. Trái lại, nếu con người chỉ tìm cách sống hơn nhau trong phẩm trật, quần áo, tiền bạc thì cũng chẳng vượt gì hơn trong nấc thang giá trị con người. Trong phim “Mười ba đời vua nhà Thanh” có đoạn thời vua Đồng Trị, Từ Hy thái hậu chỉ nhìn thấy hai nô tì gái chải đầu đẹp giống mình, đã nổi máu ghen tị lôi ra chém. Than ôi, làm đến Hoàng thái hậu, quần áo trang sức hơn nô tì một trời một vực, vậy mà tâm hồn cũng chỉ là thứ ngang nô tì. Tại sao vậy? Vì phẩm chất tư tưởng còn thấp kém nên dù có xúng xính lụa là châu báu cũng chẳng cải thiện nổi cho mình thoát ra ranh giới kẻ hầu! Và Tôn Trung Sơn cũng đã chỉ ra cái yếu kém của dân tộc Trung Hoa, chưa từng có chiến tranh về tư tưởng hay tôn giáo, chỉ có mối bận tâm về gia tộc: “Người Trung Quốc chỉ có các nhóm gia tộc và tông tộc, không có tinh thần dân tộc. Do đó, tuy có một Trung Quốc do bốn trăm triệu người kết thành, trên thực tế chúng ta là một mảng cát rời rạc. Chúng ta là một nước nghèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế.”(2) Ông còn rất lo ngại rằng: “Vì người Trung Quốc phần đông là bất tri bất giác, e rằng vài nghìn năm nữa toàn thể nhân dân vẫn chưa biết giành dân quyền”(3).

Bàn về Trung Quốc và Nhật Bản, những nước lớn nhất, giàu nhất châu Á để chúng ta có cơ sở tham chiếu đời sống tư tưởng của dân tộc. Trong những nghiên cứu mới nhất về văn hóa dân tộc, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã đưa ra một nhận định cảnh tỉnh hết sức thao thức rằng: Chúng ta đã có nhiều kiểu mẫu anh hùng lớn, chiến sĩ giỏi nhưng rất đang thiếu đức hạnh công dân.

Đức hạnh công dân là gì? Có phải chúng ta vẫn đang sống “đèn nhà ai, rạng nhà nấy”. Lo vun vén thói ích kỷ, lối tiểu nông, làm sao có thể xây dựng một xã hội hiện đại – công bằng – bác ái? Theo các triết gia, thì bản chất của bản năng, tình cảm, giác quan đều có xu hướng co cụm, ích kỷ, tiến đến kéo bè kéo cánh, địa phương chủ nghĩa. Chỉ có lý trí mới tìm đến tiếng nói chung, và muốn vậy buộc nó phải vượt qua sự co cụm vị kỷ để tìm đến mọi người – tức công lý và chân lý. Từ cơ quan đến ngoài xã hội, từ ngành này qua ngành kia, chúng ta vẫn được chứng kiến một đời sống tư tưởng: “Thứ nhất đồng ý, thứ nhì im lặng”.

Ở đời chỉ có hai loại sản xuất chính: 1- cơ bắp sản xuất vật phẩm; 2- trí não sản xuất ý tưởng. Vậy mà hầu khắp đời sống tinh thần của chúng ta chẳng sản xuất được gì nhiều hơn sự “im lặng” và “đồng ý”, thử hỏi xã hội sẽ tiến bộ bằng cách nào? Và thế giới cũng hình thành rõ rệt hai đẳng cấp, dân tộc nào sống trong sản sinh tinh thần nhiều hơn sẽ làm ông chủ, dân tộc nào sống theo thói quen bản năng nhiều hơn – ít động não, sẽ làm nô bộc. Người Việt cũng phân rõ hai hạng:

Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo
Thằng bếp ngồi trong xó tro
Ít ăn ít mặc ít lo ít làm.


Thật quá rõ ràng, một dân tộc ít lo ít làm thì làm sao giàu mạnh? Muốn giàu mạnh thì chỉ có một con đường làm nhiều và lo nhiều – tức vận động tinh thần nhiều hơn để sản sinh nhiều sáng kiến hơn. Muốn thế thì không thể ngại học, ngại tư duy.

Tư duy phải trở thành thú vui của tinh thần chứ không phải cái ách khổ ải như nhiều người nghĩ. Giản dị như trò chơi đánh cờ, xếp chữ, hay rubic cũng vậy, người chơi thấy vui vì được nghĩ, được tính, chứ không phải thấy khổ. Niềm vui tư duy không phải chỉ là sự cảnh tỉnh những người ít học, mà với tất cả chúng ta. Theo các nhà chuyên môn chẳng hạn, dân tộc ta có rất nhiều con em đạt giải cao trong các kì thi toán quốc tế. Thật tự hào! Nhưng cũng đáng tiếc thay, trong rất nhiều hạt giống ưu tú đó, không bói ra nổi một nhà toán học lý thuyết. Tóm lại, ngay cả những hạt giống tư duy đó vẫn ngại tư duy để trở thành đại thụ tư duy. Ở các ngành khác cũng vậy. Mở đầu chúng ta không thiếu gì những chuyên gia giỏi được đào tạo chính quy, nhưng chẳng được mấy hồi các chuyên gia chểnh mảng cuộc truy tìm chuyên môn, lao sang các cuộc truy lùng “ghế quản trị”. Thế là ngọn lửa tư duy chuyên môn đành tắt lịm, nhường bước cho ngọn lửa phẩm trật xã hội – ai cũng giống ai – nhà chuyên môn nào cũng na ná nhau theo cách thức “tìm số ghế”.

Tình trạng còn nặng hơn trong các ngành xã hội, bởi lẽ các ngành tự nhiên ít hay nhiều đều phải hình thành thói quen nói – làm – nghiên cứu dựa trên các chuẩn mực của lý trí. Dẫu vậy, khoa học đối với dân tộc ta là một lĩnh vực còn khá ngỡ ngàng khá khiêm tốn. Trái lại, ngành xã hội nhân văn, đặc biệt với văn thơ, nở rộ như một vườn hoa dại. Hàng nghìn, hàng vạn tập thơ ra đời mỗi năm mà dường như chẳng ép nổi một vài hạt tinh dầu của lý trí phán định. Thế là, nạn kéo bè kéo cánh, tung hô có đi có lại diễn ra đại trà. Sinh ra khen vờ chê giả. Nói có sách mách có chứng, đã qua vài đại hội nhà văn toàn quốc, có cả nghìn người về dự, chỉ đếm được lưa thưa trên đầu ngón ta vài nhà phê bình miễn cưỡng “ép khung tuổi”. Và còn nghèo nàn hơn, tại các diễn đàn dành cho các cây bút trẻ, người ta vừa bói vừa nhặt chẳng gom nổi một vài hạt vàng tấm của ý tưởng hay phát kiến. Có rất nhiều, rất nhiều nhà văn, nhà thơ che chắn thủ thế từng lời nói, chiến thuật mỗi ứng xử, để làm gì? Để tìm cách thành đạt “ghế đánh số xã hội” hơn là vì chuyên môn văn học. Đây là kiểu mẫu khá điển hình cho trình độ sống của chúng ta. Đó là bằng mọi cách chúng ta vẫn tìm kế mưu sinh, cách tồn tại, cách hơn người nhiều hơn là tìm cách sống chuyên môn để nâng cao giá trị thực của mình.

Một xã hội hùng mạnh theo triết gia Socrates là mọi người cố gắng sống theo phẩm chất chuyên môn riêng biệt một cách cao nhất. Người chăn cừu, hãy nuôi đàn cừu cho thật nhiều, thật béo; người thầy thuốc hãy lo chữa chạy thật tốt cho bệnh nhân; và người viết văn hãy lo để viết thật hay… Trái lại một xã hội sẽ vô cùng yếu ớt nếu người ta chưa làm nghề gì đã lo kiếm được bao nhiêu và vị trí xã hội của mình sẽ đặt ở chỗ nào? Khi chúng ta đã giành độc lập, đã có tự do mà nhà văn vẫn tự chuốc vào mình, loay hoay ứng xử để kiếm ghế ưu tiên thay cho việc thể hiện ý tưởng cũng như chuyên môn thì có bé nhỏ không? Và chúng ta có thể ngẫm lại, ngay cả Từ Hi thái hậu có phẩm trật cao nhất Trung Quốc mà không trau dồi phẩm chất tinh thần thì mặc cảm tự tôn chưa vượt qua nổi mái tóc của đứa nô tì, thì số ghế chúng ta có lách lên thay vì nâng cao chuyên môn mĩ học cho ngòi bút có thấm tháp gì? Làm vậy chúng ta đã đổi cái đại trí, đại khôn, đại tài lấy cái tiểu trí, khôn vặt và tài mọn. Trong đối thoại, người Việt ít để ý và đi đến cùng vấn đề của nhận thức mà thường chỉ lưu tâm đến ảnh hưởng xã hội. Bởi thế khi đối thoại căng thẳng thì thường đem tâm lý xuê xoa chân lý, đem thái độ thay thế trình độ.

Đó là những cơ sở quốc tế và quốc nội để tôi viết cuốn sách này. Cả thế giới vẫn nói “Triết học là khoa học của khoa học”. Vì thiếu tri thức nền móng của triết học nên người châu Á nói chung, người Việt Nam rất ngại – thiếu vững tâm – thiếu sở cứ để đưa ra ý tưởng. Người Việt đa số rất ngại, rất sợ triết học bởi họ lầm tưởng rằng triết học là thứ cao siêu, chỉ để dành cho những ai buộc phải mang sứ mệnh cao siêu. Thực ra không phải vậy. Triết học là tình yêu sự thông thái. Nó là niềm say mê tư duy thông thái. Nó là con đường của tư duy. Ai muốn yêu thích tư duy tự nhiên yêu thích triết học. Và triết học là những gì cốt tử hết sức gần gũi với mọi vấn đề cơ bản của con người. Nhiệm vụ cuốn sách của tôi muốn đạt tới là trình bày hệ thống tư duy triết học, những thành tựu, những ưu tư của triết học theo chiều dọc, để mọi người có thể nhận biết triết học mạch lạc hơn, dễ hiểu hơn và không sợ hãi.

2. Không thể không học biết triết học

Chúng ra không thể không bám sát phương ngôn của Aristote: “Con người là động vật lý tính” (Man is animal rational). Nếu định nghĩa con người là động vật đứng trên hai chân thì chưa đủ, bởi con khỉ cũng đi hai chân, con Kăng-gu-ru cũng vậy, thậm chí cả con ếch cũng đỡ trọng lực toàn thân và di chuyển bằng hai chân sau. Nếu định nghĩa con người như đẳng cấp vượt trội của các giác quan thì than ôi, các nhà bác học đã xác nhận, mắt loài cú nhìn tinh gấp con người cả ngàn lần, tai loài dơi nhạy bén hơn con người cả vạn lần, và mũi loài chó thính hơn con người cả triệu lần.

Vậy chỉ còn cách định nghĩa con người vượt hẳn hơn con vật chỉ nhờ vào lý trí của mình. Nếu không hơn hẳn các động vật khác bằng khả năng lý trí thì con người cũng chỉ rơi xuống như một động vật chìm trong muôn vàn động vật. Vậy lý trí là gì? Có thể tạm phân biệt 3 tầng:

1. Giác quan – bản năng – xúc cảm
2. Trí tưởng tượng – trên giác quan bản năng trực tiếp nhưng chưa phải nhận thức
3. Lý trí: Là đời sống phán đoán đặt căn bản trên nhận thức

Nhà triết học Lép-nit-xơ đã lý giải như sau: “Cảm tính là một khối hỗn độn không có tính chất phê phán” (4). Còn triết gia Schopenhauer thì quả quyết: “Cuộc sống của chúng ta đều được dẫn dắt bằng cảm giác hay trí tưởng tượng sẽ là một cuộc sống thụ động, nó bày tỏ sự bất lực của con người” (5).

Lý trí – nhận thức – tư tưởng – công lý – chân lý, có thể coi như những vòng tròn đồng tâm, hay những hạt nhân cùng hệ - đẳng. Trái ngược lại với nó, những con người sống theo cảm tính thì chỉ cảm nhận cuộc sống bởi giới hạn nhỏ hẹp của giác quan, đành tự thu mình lại – vì không dám tự tin vào cái ta hiến cho người, cái ta chiếu vào đời, cũng như cái ta gia nhập cùng mọi người. Bởi thế tự thân họ xa lánh mọi giá trị phổ biến, cái chung, cái là công lý và chân lý.

Con người có nhận thức, như triết gia Platon từ trước công nguyên đã chỉ: “Nhận thức là tiến đến tư tưởng” (connaitre c’est atteindre l’Idée) (6). Không phải ai khác mà chính Platon đã đưa ra dẫn dụ nổi tiếng về “cái hang” của nhận thức. Mở đầu, trí tuệ con người sống tối tăm như người sống trong hang, không thấy rõ cái gì, bởi thế anh ta thắp lửa lên để thấy đường đi, và chỉ có khi nào ánh dương hiện ra minh bạch anh ta mới nhận rõ: cái gì đen – cái gì trắng, cái đỏ - cái xanh, cái xấu – cái tốt. Về điểm này triết gia Descartes cũng khẳng định con đường của triết học: “Triết gia, là bắt đầu đi từ nghi ngờ, nhưng vượt qua chủ nghĩa hoài nghi”.

Tri-tue-moi.jpg


Chỉ khi con người nhận rõ mọi thứ, thì anh ta mới có khả năng chọn cái hay, bỏ cái dở, dấn thân vào hành động. Trái lại, khi chưa nhận rõ hoàn cảnh xung quanh, cứ nhắm mắt lao vào hành động, thì đó là việc làm liều mạng, không mang nhận thức. Bởi thế, nhận thức tất yếu liên quan đến hành động. Không hành động thì không tạo nên thế giới này, không nhận thức thì cũng không hành động. Triết gia Lagneau cho rằng: “Quan niệm, phán đoán, lý trí: phán đoán là hiệp nhất của một hành động trí năng” (le jugement est l’unité de l’activité intellectuelle) (7). Khi con người hành động, nghĩa là anh tác động việc làm của mình vào thế giới, với mọi người, mà hành động đó khởi đầu bằng một phán đoán – lựa chọn của lý trí, được đặt trên cơ sở của nhận thức. mà như trên chúng ta đã bàn, lý tính bản thân nó gia nhập vào giá trị chung, chứ không phải riêng rẽ như tình cảm, bởi thế một hành động có phán đoán của lý trí mang nhận thức tự thân đã khoác lấy một tầm vóc cộng đồng – giữa mọi người – bởi mọi người – vì mọi người. Lagneau nói: “Tất cả phán đoán đều hình thành giữa một công thức nền tảng” (8).

Công thức, hàm nghĩa định lý chung được muôn người thừa nhận. Cảm tính có thể của riêng mỗi người, nhưng còn lý trí là đã khỏi khuôn viên cá thể bước vào ranh giới nhân loại. Bởi thế, theo triết gia Alain, ngay cả khi con người tư duy, anh ta đã không còn cơ hội thể hiện cái tôi mà đang buộc phải hòa mình vào nhận thức phổ quát. Ông viết: “Không có tư duy cô độc. Tư duy là công việc xã hội. Chân lý không phải là cái mà cả thế giới nghĩ đến nhưng là cái cả thế giới phải nghĩ đến. Thế giới quan chính là cái mang giá trị cho mọi tinh thần” (9).
Phán đoán là hành động hiệp nhất của trí năng. Không có trí năng con người không thể hành động. Bởi thế, từ triết học đến các khoa học, đến nghệ thuật, hay các ngành nghề xã hội, các chuyên gia rất coi thường những đầu óc không có khả năng tích lũy những kiến thức minh bạch, để từ đó đưa ra những phán đoán xác đáng cho hành động (nói đâu xa, ngay môn thể thao bóng đá chúng ta vẫn thường xem trên tivi, những cầu thủ có khả năng ghi bàn phải là những chân sút “quyết đoán”, “lý trí lạnh lùng”). Một người nếu không từng hiểu 1+1 = 2, thì làm sao có thể tin vào 2+2 = 4, và làm sao có thể đi xa hơn vào các phép lũy thừa hay phân tích… Nhận thức chắc chắn của mỗi người, có thể ví như những bánh răng của một chiếc đồng hồ, chỉ khi các bánh răng ăn khớp vào nhau thì đồng hồ mới vận hành, mới chắc chắn mấy giờ, mấy phút, mấy giây, rồi ngày, rồi tuần. Trái lại, nếu chiếc đồng hồ đó lỏng lẻo, mỗi mắt răng không ăn nhập vào nhau, thì người ta không thể nào tự tin vào những thông số mà chiếc đồng hồ đó đưa ra. Con người không có nhận thức, sẽ không dám phán đoán! Không dám phán đoán sẽ không dám hành động! Nếu không nhận ra điều đó, thì bất cứ xã hội nào cũng chỉ giống một chiếc xe cứ vận hành lại tuột xích – thành ra cứ ì tại chỗ. Đó cũng là đặc điểm lý giải nền văn học của nước nhà, ngót một nghìn năm trăm năm rồi, một bộ phận lớn cứ ì ra chầu rìa quanh mấy câu tứ tuyệt, còn lại những tác phẩm văn thơ khác thì chỉ ở tầm be bé – vừa vừa vì thiếu hẳn ánh sáng ở địa hạt nhận thức. Để chắc chắn về một đời sống mang giá trị có hành động của tinh thần, chẳng còn cách nào khác, chúng ta không thể chối từ phán đoán, như Lagneau xác nhận: “Phán đoán là hành động trọn vẹn của đời sống trí năng, và hành động hiệp nhất; không có trong đó phán đoán chỉ là quan niệm, hay là lý trí. Phán đoán vậy phải được nhìn nhận như sự bắt đầu và đặc trưng của tinh thần – giống chính tinh thần vậy” (10).

3. Duy niệm là gì?

Tại sao tôi có thể dám cầm bút viết “Hành trình nhận thức của nhân loại”? Tất nhiên là khó ai có thể tự tin đến mức dám tóm lược để khái quát hóa thấu suốt toàn bộ chiều cao lồng lộng, chiều rộng mênh mông của nhận thức nhân loại. Đó là nhận thức bao gồm vô vàn các cuộc khám phá, phát minh, sáng tạo thuộc các ngành vật lý học, thiên văn học, nhân văn học, xã hội học, thông tin học… Nhưng hành trình nhận thức nhân loại của tôi chỉ quy về DUY NIỆM. Nói sát hơn là hành trình của Hữu Thể Luận (Hữu Thể Luận là gì? Là đối tượng nghiên cứu của triết học, nó chưa phải hoàn toàn là vật chất, cũng chưa hẳn là tâm linh… điều này chúng ta sẽ khảo sát kỹ ở phần sau).

Một cách phổ thông, chúng ta biết, ý thức thâu nạp đối tượng bên ngoài, qua kinh nghiệm để biến thành hiểu biết. Nhưng sau đó ý thức tự vận động, tự cô thấu hình ảnh của đối tượng, tự sản sinh – làm trù phú thêm cho hình ảnh đó mà không cần đối tượng.

Có thể đưa ra lược đồ:

Chặng I- Thường nghiệm:



Từ Ý thức – bởi ý thức – cho ý thức
: Quá trình đó còn được đặt tên Duy ý thức, Ý thức thuần khiết, hay là Duy niệm. Để kiến giải vào nội dung của ý thức thuần khiết, chúng ta hãy tham chiếu quan điểm của các triết gia. Mở màn, một cách căn bản, Santre cho rằng: “Ý thức phải là ý thức có đề tài về cái gì đó” (la conscience doit être conscience thétique de quelque chose) (11). Hẳn là, ý thức không thể suy tư về cái gì trống rỗng, mà phải suy tư về đề tài của vật thể. Một khi, ý thức không suy tư thẳng vào vật thể mà suy tư qua “đề tài” nói về vật thể, như vậy có thể coi, ý thức đang manh nha bước trên nhịp cầu duy niệm.


Đó là lý giải sơ khai còn thấp thoáng sự rụt rè. Về lý trí thuần khiết, triết gia Lép-nit-xơ tuyên bố thẳng thừng: “Không có gì trong lý trí… nếu không phải bản thân lý trí” (12). Theo ông, trong não chẳng có gì ngoài não. Trong ý thức, nếu có hình ảnh của những dãy núi, con sông, hay những vì sao, thì cũng chỉ là ý thức mà thôi. Không thể có dù một viên sỏi hiện thực nằm trong não. Spinoza thì khẳng nhận: “tư duy chỉ có thể giới hạn bởi tư duy” (La pensée ne peut être limiteé que par la pensée) (13).

Đối tượng của các ngành khoa học rất cụ thể, như vật lý học nghiên cứu vật chất, hóa học tìm tòi hóa chất, thiên văn học dò tìm các thiên thể… Khi người ta nói một chiếc ấm ở bên cạnh một chiếc chén trông rất ngăn nắp, thì sự ngăn nắp đó chẳng của cái ấm, chẳng của cái chén, nó thuộc về một sắp đặt có trật tự nằm ngoài vật thể. Trật tự đó do ý thức tạo ra. Có thể nói, triết học là thứ nghiên cứu trật tự kiểu đó, nó là ý thức coi ý thức là đối tượng, nó là bộ môn nghiên cứu những mạch vữa siêu hình của ý thức gắn kết mọi vật, và thế giới vật thể lại với nhau. Đó cũng là một quan niệm về Duy niệm. Rudolf Carnap nói: “Triết học chẳng là gì cả nhưng là logic của khoa học” (philosophy is nothing but the logic of science) (14). Và Helgen đã xem xét một logic thuần túy như sự thuần túy của thuần túy nhất làm nền móng cho một ý thức tiến triển chỉ dựa vào ý thức: “Logic là khoa học thuần túy trong tất cả toàn bộ sự phát triển của nó”.

Đến đây, tôi muốn chỉ rõ hơn hàm nghĩa từ Duy niệm, đó là: Một ý thức – thiên về ý thức thuần khiết – lấy nền tảng của logic thuần khiết (bỏ qua vật thể) làm lộ trình để tiến bước về ý thức.

Để khép lại phần tìm tòi Duy niệm này, tôi xin dẫn lời của Russell tuyên bố về việc, dù thất bại, nhưng chỉ có ý thức triết học mới là phương tiện còn lại duy nhất đê cứu vãn chính ý thức về triết học. Ông viết: “Các triết gia thú nhận thành thực rằng trí năng con người không có khả năng tìm câu trả lời chung cuộc cho mọi câu hỏi có tầm quan trọng của nhân loại, nhưng họ cũng từ chối tin tưởng rằng có cách nào “cao cả” hơn (triết học) của nhận thức, nhờ đó chúng ta có thể tìm ra chân lý vẫn ẩn nấp trong khoa học về nhận thức của con người” (15).

4. Cách viết


Tại sao lại gọi là cấu trúc chiều dọc?

Hầu hết, nền giáo dục của người Việt không dạy triết học theo nền tảng cơ bản và cấp độ từ thấp lên cao, bởi thế, đa số tìm hiểu hay say mê triết học theo lối nghiệp dư, vớ phải cuốn sách nào đọc sách ấy, và thấy mình lạc vào nhiều rừng rậm, nào bản thể luận, nào siêu hình học, nào duy lý, duy chí, duy tâm, duy vật, hiện tượng luận, hiện sinh… bởi thế thấy ngại, và dễ chán khi tự cảm thấy mình bị bật ra ngoài.

Do vậy, bằng cách nhìn hệ thống, tôi cố gắng tạm tước bỏ những nhánh ngang, để vẽ chiều dọc con đường triết học, mong giúp ích độc giả. Sau khi đã lĩnh hội chiều dọc, có thể tham chiếu những chiều ngang khi đọc cuốn sách này, cuốn sách khai trong tư duy liên kết, móc nối chúng vào nhau. Đa số các cuốn sách triết học trên thế giới đều viết theo những học thuyết, các triết gia, các đề tài theo hết kích cỡ của chiều ngang khai triển, và chiều dọc của cuốn sách, chính là hệ thống khi người ta đem xếp liên tục các vỉa chiều ngang nối tiếp nhau. Nhưng tôi nghĩ, đó là những cuốn sách dành cho các độc giả có chuyên môn triết học – tự thân họ ít hay nhiều đã lĩnh hội quá trình “chiều dọc” của triết học. Ở ta, vì số độc giả như vậy còn quá ít ỏi, nên ý định của tôi là tạm hy sinh chiều ngang – phong phú – đầy tràn – nhưng cũng rườm ra – dễ lạc lỗi, để tiến theo chiều dọc mong ít ra giúp mọi người lĩnh hội hình hài của con đường.

Bạn đọc có thể đặt câu hỏi:

1. Biết đâu con đường chiều dọc của tôi không dẫn mọi người qua những nhà ga triết học, mà chỉ dẫn vu vơ xuống một đầm lầy?
Vậy bạn sẽ được khảo sát những vấn đề chính yếu từ: Triết học là gì? chân lý, hữu thể luận, siêu hình học, duy tâm của Descartes, duy lý trí của Kant, biện chứng pháp của Hegel, duy vật của Karl Marx, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, phân tâm học, không gian và thời gian…

2. Đường học đó liệu có phải con đường lạc lối, lạc đề, vô tích sự?

Phương ngôn La tinh có câu: “Từ cái không thì không sinh ra cái gì cả” (ex nihilo nihil fit) (16). Có một phương ngôn rất thấm thía vê lịch sử rằng: “Những anh hùng không làm nên lịch sử, nhưng họ là những nút thắt, khớp nối và giàn giáo cho lịch sử, không nhắc đến tên họ thì sử sách chỉ còn là những sự kiện vô danh”.

Vậy khi đọc cuốn sách của tôi, chí ít bạn cũng chắc tâm, tất cả mọi thứ không thể xuất hiện từ cái không có gì, hơn thế chúng xuất hiện như những chiếc đinh vàng trong giàn giáo nhận thức triết học của nhân loại. Bạn hãy chắc tâm, và chớ mảy may nghi ngờ về điều đó, bởi lẽ những “chiếc đinh vàng” tôi rút ra là những chiếc đinh được cô thấu từ cuốn sách này qua cuốn sách khác. Và tôi chỉ là người trưng bày lại trong hệ thống chiều dọc mà thôi.

Chiều dọc, đó là chiều của dự phỏng, của lý tưởng, của cái nhìn xa, của hệ thống, và cấu trúc, nó giúp người ta có một cái nhìn thấu thị toàn thể. Tất nhiên, một cây không thể vươn lên cao khi không trổ những cành ngang. Dẫu vậy, cầm một cành ngang đã chặt, người ta không thể suy đoán chắc chắn về thân cây. Trái lại, có được một thân cây người ta có thể dễ dàng hình dung ra những cành ngang đã bị cưa đi. Mục đích cuốn sách của tôi gần giống vậy: trình ra một thân cây đã lược bỏ những cành ngang. Cụ thể hơn, tôi sẽ viết:

1. Dẫn dụ
2. Lý giải hệ thống các vấn đề chính của triết học theo chiều dọc
3. Minh giải
4. Dẫn giải.

Cả 4 cách viết này sẽ được đan lồng vào nhau, làm sao để vấn đề tự thân của các nhà triết học nổi lên rõ rệt, và dễ hiểu. Theo cách đó, tôi chỉ là người cố giúp độc giả đọc sách.

Tại sao tôi có thể tự tin viết cuốn sách này? Như Saint Augustime đã từng lý giải: “ Nếu tôi nhầm vậy tôi có. Nghĩa là sở dĩ tôi nhầm vì tôi sẽ thiết yếu liên quan đến chân lý”. Tôi hy vọng, con đường tôi phác họa, nếu không rõ nét, thì bạn cũng sẽ thấy lờ mờ ở đó là một lộ trình triết học. Và ngay cả điều đó cũng không đạt được nốt, thì bạn sẽ từ chân móng con đường của tôi xác lập con đường đúng đắn hơn trong nhận thức của bạn. Khi đó, tôi chỉ là tấm giấy quỳ, một phép thử của chân lý mà thôi. Nhận thức tiến về nhận thức còn hơn không nhận thức gì cả. Và một hành động được tiến hành có thể phải gặt lấy kinh nghiệm chua xót bi thương còn hơn là chẳng làm gì để tạo dựng diện mạo cuộc đời. Triết gia Bergson có nói: “ Đặt câu hỏi tốt hơn là không có gì” (17). Bởi hy vọng, những vấn đề tôi minh giải, nếu không là những mũi tên chỉ đường trên lộ trình triết học, thì cũng cùng bạn đưa ra những câu hỏi, để tìm ra những mũi tên chỉ hướng con đường. Chính thế mà tôi viết cuốn chuyên luận này.

Mời bạn hãy cùng tôi bước tới lộ trình.
 
Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?

Triết học, từ Philosophy theo nghĩa khởi thủy của tiếng Hy Lạp (φιλοσοφία)“ Philein” có nghĩa là “yêu”, và “sophy” có nghĩa là “sự thông thái”. Vậy triết học có nghĩa là: tình yêu sự thông thái (1).
Định nghĩa này khá rõ, nhưng cũng gây hoang mang cho chúng ta, bởi lẽ, nếu con người được định nghĩa như động vật yêu trí khôn của lý trí, thì ở đâu, hay bất cứ chuyên ngành nào con người chẳng cần đến sự thông thái. Cần gì phải gia nhập vào triết học?

Vậy một cách riêng rẽ hơn, triết học bắt đầu từ đâu?

Hiển nhiên, khi con người có mặt trong vũ trụ, là con người sẽ vấn hỏi để tìm kiếm sự thật về vạn vật xung quanh liên đới đến cuộc sống thiết yếu của mình. Chẳng hạn, người ta hỏi tại sao mặt trời lại nóng – lại có thể phơi khô quần áo hay củi? Tại sao nước lại mềm và mát có thể uống để thỏa khát, song hãy cẩn thận không biết bơi sẽ bị chìm? Còn muôn vàn côn trùng, cây cỏ, động vật, tại sao lá này ăn được, lá kia thì ngộ độc, tại sao bằng cách này thì bắt được cá bằng cách kia thì không, tại sao có thể sống chung với cừu mà không không thể đùa cùng rắn độc? Tất cả mọi câu hỏi và dò tìm về vũ trụ trước mắt cũng như xung quanh đặt con người vào trong ngành vật lý. Đó là ngành nghiên cứu mọi nguyên lý hoạt động của vật chất. Đi xa hơn những câu hỏi thông thường, con người sẽ tìm kiếm vũ trụ hình thành từ đâu. Chẳng hạn, người Trung Quốc cho rằng thế giới được kết thành từ 5 nguyên tố : Kim – mộc – thủy – hỏa – thổ; người Ấn Độ thì nghĩ vũ trụ được tạo thành từ bốn chất : Đất – nước – gió – lửa. Còn ở Hy Lạp: Ông Thales (585 trước Jesus – Christ) quan niệm nước là nguồn gốc của cả vũ trụ. Sau đó đến ông Anaximene ( khoảng 570 – 526 trước Jesus – Chirst) lập thuyết: Không khí sinh ra nước – lửa và đất, để cấu thành thế giới.

Và giờ phút đỡ thai nhi triết học đã đến, từ người mẹ nhận thức vũ trụ. Các bạn hãy lắng nghe và hiểu, sự đặt tên hài nhi “triết học” vô cùng mạch lạc của Aristote: “Vật lý là môn khoa học đầu tiên. Nhưng nếu tồn tại một bản tính bất động khoa học về bản tính này phải đến trước và phải là triết học đầu tiên. Và nó sẽ xem xét hữu thể như là đang có”(2).

Socrate trước lúc chết...
Theo đó, Aristote lý giải thật rõ, nếu vật lý nghiên cứu những chuyển dịch, vận động, hoạt động vật thể. Thì triết học là môn nghiên cứu vật thể đó trước khi hoạt động, Chính bởi quan điểm cốt yếu này, giới triết học đã sản sinh 2 quan điểm mật thiết sau:

1- Triết học là môn khoa học về Bản Thể (substanse). Bản thể là gì? Đó là bản chất cốt yếu định nghĩa vật thể như là chính vật thể đó. Vì vậy nó còn có một tên gọi khác là “Yếu tính” (essence) dễ hiểu hơn triết gia Kant còn gọi bản thể là “Vật tự thể” (noumène)

2- Triết học là môn khoa học về Hữu Thể. Hữu thể là gì? Tiếng Pháp là Être, tiếng Anh là Be, tiếng Đức là Sein hay Dasein nghĩa là Cái đó, Cái là.

Hai quan điểm trên chia ra để dễ nhìn thôi, thực chất nó là một quan điểm đồng nhất. Trước hết, muốn xem xét vật thể nào, vấn đề nào, ta phải xem xét nó có hay không – đó là hữu thể của nó, sau đó ta xem bản chất quy định “gọi tên” nó là gì – đó là bản thể. Vậy ta có thể hợp nhất hai quan điểm trên thành một: Triết học là môn khoa học về hữu thể mang bản thể.

Như vậy có thể suy diễn, triết học không thể xem xét một vật thể không nội dung không bản thể làm nên nó. Hay nghiên cứu về cái đang có mà chẳng có gì. Hữu thể phải đựng bản thể, cũng như bản thể phải mặc lấy hữu thể, bởi thế, trong triết học, về tên gọi, người ta không quá phân rẽ hữu thể và bản thể. Có thể gọi tên hữu thể thay cho bản thể, và ngược lại, bản thể thay cho hữu thể (song chớ nên lầm lẫn hữu thể là vỏ bọc hình thể và bản thể là nội dung).

Khoa học về bản thể luận đầu tiên được manh nha bởi nền móng của Parmènide (khoảng 514 – 410 trước Jesus – Christ). Ông cho rằng: - Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có. Nghĩa là, không gì có thể biến đổi.
- Giác quan của chúng ta luôn bị đánh lui.

Song song và đối nghịch với ông là sự phản bác nổi tiếng của Héraclite (khoảng 540 – 480 trước Jesus – Christ). Ông quan niệm: 1. Tất cả đều biến đổi
2. Giác quan của chúng ta có thể tin cậy được.

Cách nhìn của Héraclite, với vũ trụ biến đổi của vạn vật vẫn thiên về vật lý. Trong khi đó cách nhìn của Parmènide đã lập nên nền móng cho triết học. Chẳng hạn, ngay về mặt tự nhiên, Parmènide khi nghĩ ngọn lửa muôn đời vẫn là lửa, nước cũng vậy mãi mãi là nước. Đặc biệt hơn các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh học thuyết về thế giới được dựng lên từ những hạt nguyên tử bất diệt, bất biến và bất khả phân của Democrite (khoảng 460 – 370 trước Jesus – Christ) là khá đúng. Hơn thế, các nhà vật lý hiện đại còn phát giác ra trong từng nguyên tử có những hạt cơ bản nhỏ hơn là proton, electon và neutron. Chúng có một giới hạn nào đó – bất biến – Bất phân để cấu thành vũ trụ. Dù vậy đó vẫn là cái nhìn của vật lý để tham chiếu vào triết học.
Triết gia Zang Will có nói: “Mọi sự thay đổi trừ sự thay đổi”.

Dòng sông chẳng hạn, nó luôn luôn chảy, nhưng nếu nó ngừng chảy nó không còn mang tên dòng sông nữa, việc luôn luôn chảy của nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Một đại dương cũng vậy, sóng vỗ suốt ngày, thủy triều lên xuống, nếu không luôn luôn như thế, nó sẽ là một chiếc ao, dù lớn.

Các hữu thể tuyệt đối bất biến không phải xét theo sự vật mà xét theo tính vấn đề của nó. Màu xanh chẳng hạn, lá cây có thể chuyển màu vàng khi mùa thu, có thể màu đỏ khi mùa đông, có thể rụng thành màu nâu, nhưng khi nói đến hữu thể màu xanh, vẫn phải là màu xanh ấy. Một đường thẳng được dựng qua hai điểm nó không thể biến đổi bằng cách cong đi, bởi khi nó cong nó sẽ không được xem như đường thẳng nữa. Một tam giác cũng thế, nó không thể được xem như một tam giác nếu vênh và hở. Cụ thể hơn, khi ta nói về những đứa bé, dù rằng nhất định mai kia chúng sẽ lớn lên nhưng không thể xem hữu thể tuổi trẻ là những ông già. Hoặc, mặc dù ai sống mà không phải chết, nhưng khi ta đem quà đến cho người sống nhất khoát không thể xem người đó đã chết. Chính vì tính bất biến của hữu thể, mà sau Parmenide, Aristote đã định ra tính đồng nhất của hữu thể: A phải là A, A không thể nào biến đổi để thành B.

Vậy chúng ta có những hữu thể bất biến nào?

Màu đỏ, màu xanh, màu vàng, đường thẳng, góc vuông, cuộc sống, cái chết… tất cả mọi vấn đề (hay đề tài) ở đời đều có thể coi là hữu thể. Sự nóng chẳng hạn, nó là một hữu thể, khi nó nguội dần đi ta có thể nhúng tay vào, vậy khi ta không đề phòng như nó nóng thì nó không còn nóng nữa, sự nóng ở chậu nước cụ thể trước mắt ta đã biến mất, nhưng tâm trí ta vẫn còn lưu giữ sự đề phòng về nước nóng. Nghĩa là hữu thể nóng không mất, không thể thay đổi bằng cách nguội đi. Hữu thể say đắm, chẳng hạn, ngày nào đó đôi tình nhân có thể ghét bỏ nhau, nhưng lúc đó họ sống trong hữu thể ghét bỏ, còn hữu thể say đắm vẫn còn lại với đời.

Triết học trước hết nhắm đến hữu thể – nghĩa là nó có không, sau đó nhắm đến bản thể – nghĩa là bản chất (yếu tính) của nó là gì? Như vậy, triết học lần về cái nhân lõi đầu tiên của vật thể, giống như từ cây lần về hạt – cái là nguồn gốc của cây. Đó là con đường nhận diện bản chất của vật thể trước khi nó vận động trong dòng vật lý. Bởi thế, triết học không thể được xem xét như một môn tự nhiên chỉ tìm kiếm những hữu thể vu vơ. Mà như Aristote xác định, triết học phải là con đường nhận diện những bản tính và nguyên lý tất yếu. Ông nói: “Chỉ khi nào người ta nắm được cái gì tất yếu… thì người ta mới chú ý đến nhận thức triết học”(3).

Muốn hiểu được cái tất yếu, quy luật tất yếu, hay nguyên lý của chúng, hầu hết các triết gia cho rằng, con người chỉ có thể hiểu biết bằng tư duy – tức lý trí – chứ không thể bằng cảm giác. Một khúc gỗ tươi chẳng hạn ném xuống nước, trước thị giác của chúng ta nó chìm, nhưng một khúc gỗ khô ném xuống nước thì nổi. Thị giác một lần chứng kiến gỗ chìm, lần hai chứng kiến gỗ nổi, chỉ có tư duy mới xâu chuỗi hai lần lại, để hiểu rằng, gỗ tươi khi khô thì nổi. Thế giới tự nhiên, từ hòn đá, đến con kiến, hay dòng sông, con người chỉ có thể hiểu chúng bằng tư duy. Con người có thể áp đặt, suy diễn cho một con rắn theo cách mình tư duy, nhưng không thể là chính con rắn để nắm bắt suy nghĩ của nó. Platon nói: “Vật tự thân không chu nào, chỉ có thể cảm nhận bằng tư duy”.

Theo Hegel, và nhiều triết gia, thì cảm giác chỉ là cái riêng cho mình. Chúng sinh ra bởi những giác quan giúp cơ thể tồn tại như một cuộc sống bản năng của động vật. Còn lý trí là cái đã vượt lên giác quan để tham dự vào đời sống phổ biến của cộng đồng. Một người sờ tay vào nước nóng chẳng hạn, anh ta hô to “nước nóng đấy”, thì đó không còn là cảm giác nữa, mà anh ta đã công bố một sự thật để mọi người cùng tránh. Sự thật đó tự thân đã mang ý nghĩa chúng, bởi lẽ, nếu người khác nhúng tay vào không thấy nóng, anh ta sẽ bị mang tiếng là bịp bợm. Theo cách nào đó, có thể nói “Triết học là khoa học của lý trí”. Triết gia Morfaux nói: “Lý trí sắp đặt những nhận thức trong những tương quan xác định, tương quan từ nguyên lý đến kết cục, từ nguyên nhân đến kết quả, từ mục đích đến phương tiện. Điều đó lý giải tại sao con người thường xác định lý trí giống như chuyên ngành của những nguyên lý”(4).

Để xác định khả năng lý trí chỉ con người mới có, Engel trong cuốn “Phép biện chứng tự nhiên”(5) khẳng định: “Con người là “con vật xương sống” mà trong nó cõi tự nhiên đi đến chỗ ý thức được chính mình”. Vạn vật không có ý thức, chúng sống trong tập tục thói quen của giác quan bản năng. Chỉ có con người mới có ý thức. Ý thức đó tìm tiếng nói chung - đó là công lý. Sự thật được mọi người đồng tình công nhận - đó là nền móng của chân lý. Và triết học là môn khoa học xây trên nền tảng đó, triết gia Wideband Vindhem nói: “Triết học là “học thuyết về những giá trị có ý nghĩa chung”(6). Còn triết gia Husserl thì nói: “Nhiệm vụ căn bản của triết học là nhận thức một cách lý tính toàn bộ thế giới bao gồm nhân sinh và tự nhiên”(7).
Chúng ta đã lần theo nguồn mạch, chức năng, nhiệm vụ của triết học. Nhưng có một câu “khởi đầu của mọi khởi đầu”, hay bao hàm toàn bộ hiện ra, đó là: “Triết học có phải là một trò chơi của lý trí vô thưởng vô phạt, đi tìm chân lý chơi vơi ngoài cuộc sống”? Không! Để trả lời triệt để - ráo riết - sinh tử, ông tổ triết gia Socrate đã nói: “Triết học là sự lo chết”. Nghe qua tưởng có vẻ phi lý, nhưng kỳ thực khi con người lo chết nhất là lúc thấy giá trị đáng yêu nhất của cuộc sống. Tại sao con người phải tới bệnh viện, phải lập các phòng khám, phải đi tìm thuốc trường sinh bất lão… vì con người muốn gạt bỏ nỗi lo chết ra khỏi cuộc sống.

Về điểm này, triết gia Sartre xác định “nhận thức tự xác định nó bởi sự phủ định của nó”. Cái chết – là cái phủ định tuyệt đối, bởi thế chính nó là cái có sức mạnh nhất dạy người ta khao khát sống. Như người đời nói, chỉ khi nào một đồ vật bị mất người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Cũng vậy, một con người vắng mặt nhiều khi lại công bố toàn vẹn về giá trị có mặt của anh ta. Lo chết chính là khát sống. Về điểm này, Marx cũng lý giải về tương quan song hành của sinh tử như sau: “Cái chết túm chặt lấy cái đang sống”. (Le mort saisit le vivant).

Vì muốn sống, con người phải học biết sự thông thái để sống, giống một con vật học biết đường đi của con mồi mong rình bắt. Nhưng sự sống của con người lớn lao, cao cả, mênh mông, ý nghĩa, không chỉ hơn con vật gấp triệu lần, mà con người còn vươn lên làm ý nghĩa thống soái của cả vũ trụ này. “Thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần” (le monde n’a de sens que dans et par l’esprit)(7).

Bởi thế con người cũng phải học biết lẽ thông thái muôn vạn lần hơn để trở thành ý nghĩa – là vương miện tinh thần đội lên đầu vũ trụ. Để lý giải sự mở màn của nhận thức như năng lực tất yếu của cuộc sống, triết gia Aristote có nói: “Tôi sinh trong mê muội, sống trong hồi hộp, chết trong hoài nghi”. Sinh trong mê muội thì đúng rồi, có ai biết được lúc mình sinh ra, vì lúc đó mọi người chỉ là những hài nhi vô tri. Sống trong hồi hộp, thì hẳn rồi, nào bệnh tật, mưu sinh, chiến tranh, âm mưu, lo chết. Còn khi chết thì hoài nghi mọi sự, ít nhất là sự liệu ta có được phục sinh, hay bất tử? Tất cả những hoài nghi – lo âu – mê muội đó khiến con người phải mở trí tìm tòi những chìa khóa để mở vào cuộc sống. Và triết học, môn khoa học của sự thông thái đã ra đời, không viển vông chút nào, nó chính là khao khát sống, hơn cả thế là sống đời chân lý, sống cuộc đời lý tưởng về chân lý – toàn năng – toàn thiện – toàn bích và vĩnh cửu. Triết gia Platon nói: “Điều cao cả nhất của cuộc sống là học làm người, và học biết điều con người phải tìm kiếm”.
Để kết thúc chương này, tôi xin dẫn ra hai lời khuyên: 1. Nhà triết học A.Ben Rây phân biệt giữa khoa học và triết học: “Khoa học là thành quả của trí tuệ và của lý tính chỉ dùng để đảm bảo cho chúng ta thực tế chi phối được giới tự nhiên. Nó chỉ cho chúng ta biết cách sử dụng sự vật; nó không nói cho chúng ta biết gì về bản chất của sự vật”(8).
Nói vắn tắt khoa học chỉ để tâm đến dụng thể (nghĩa là chi phối, sử dụng, sắp đặt vật thể), chứ không để tâm đến Bản thể của sự vật. Bản thể - đó là triết học.
2. Bước vào triết học, là bạn bước vào những học thuyết cực điểm – cực đoan, để hiểu nó bạn hãy lao về tột cùng cực này rồi sang cực khác để lĩnh hội nhận thức về nó. Trong khi đó, bạn đừng cố chấp vào những suy lý hợp lý, bình thường – vụn vặt, mà quên đi việc đón nhận những ánh sáng chói gắt từ nguồn phát. Thi sĩ Paul Valery nói: “Giá trị của thế giới đặt ở những cực điểm, sự vững chãi của nó đặt ở những điểm trung bình”.
Chúng ta đã nhận ra, và bước qua cổng chào triết học. Nào chúng ta hãy dấn bước đi tiếp lộ trình của nó!
 
Chân Lý

Trước khi đi vào nhận thức triết học, con người luôn luôn phải bước qua cổng thành Chân lý. Nói thế không có nghĩa, chân lý là đặc ân hay nguyên tắc riêng có của triết học. Một chiếc tên lửa của ngành vật lý chẳng hạn, nó không thể bay khi không đảm bảo những sự thật về trọng lực – vận động – và nhiên liệu. Ngành hóa học cũng sẽ không thể tác thành nổi dù một phân tử nước (H2O) nếu họ trộn 2 nguyên tử chưa thành Hydro với một nguyên tử Oxy rởm. Ngay trong đời sống hàng ngày từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất cũng đều phải bám sát chân lý. Một người đến cửa hàng dây điện cầm vào cả cuộn dây cũng không hề sợ, vì anh biết rằng ở đó không có điện; nhưng vào trường hợp chỉ có một mẩu dây điện đính trên tường, thì anh lại cầm bút thử điện thử xem có điện không? Bởi nếu anh không thận trọng sẽ bị điện giật. Nước chưa sôi không thể pha trà, bởi thế, khi sản xuất những bình đun kín người ta phải gắn đồng hồ đo nhiệt độ để xem nước đã ở khoảng 100o. Hai người va chạm nhau, kéo nhau ra tòa, người nói thế này, người nói thế kia, bởi thế tòa mới cần đến người thứ ba làm chứng cho sự thật, để phân giải theo sự thật.

Con người sống, làm việc, hay nghiên cứu các ngành khoa học hiển nhiên điều phải tuân thủ những điều kiện và nguyên tắc chân lý. Nhưng đó là chân lý tự thân. Có thể so sánh các loài vật đều có sinh dục thì mới sản sinh – duy trì – phát triển, nhưng đó là sinh dục bản năng, và chúng chưa bao giờ có bộ môn “khoa học tình dục”. Các ngành khoa học nhắm đến những mục đích đặc thù, và chân lý là nguyên tắc hiển nhiên để lần tìm chân lý. Bởi thế, có thể nói, chỉ có triết học mới là ngành khoa học gần như trọn vẹn và duy nhất tìm tòi thẳng vào bản chất của chân lý. Cũng có thể nói, triết học là khoa học về chân lý (trong khi đó, các ngành khoa học khác là những khoa học nhắm đến những đối tượng riêng rẽ của mình dựa trên tinh thần chân lý.)

Vào lúc khởi đầu triết học Hy Lạp, trước Công nguyên, triết gia Aristote đã nói: “Tình yêu chân lý là đức hạnh lớn nhất”. Theo ông, chân lý không chỉ là tiêu chuẩn thiết yếu của nhận thức, mà mở màn, đó là đức hạnh. Tại sao là đức hạnh? Trước ông, triết gia Platon đã lý giải, mọi chân lý, mọi vẻ đẹp, mọi cao thượng ở đời sẽ trở nên vô nghĩa nếu không mang đức hạnh. Hai nhà triết học cùng nghiên cứu chân lý chẳng hạn, cái gì sẽ xảy ra, nếu vào ngày cuối cùng phát giác ra vấn đề mới của chân lý, một nhà triết học hất bỏ đồng nghiệp của mình công bố phát minh của người kia thành của mình? Hai họa sỹ cùng treo tranh lên tường triển lãm, giá trị cái đẹp sẽ ra sao nếu ngày trao thưởng người ta đánh thó trao cho bức tranh xấu hơn giải cao hơn và ngược lại? Trước tòa án cũng vậy, công lý ở đâu, nếu quan tòa hay kẻ làm chứng bị mua chuộc đã công bố cái không xảy ra là sự thật? Điều đó, cho thấy phát minh ư, tài năng ư, sẽ chẳng là gì nếu con người sống ngoài đức hạnh về chân lý? Chính bởi đức hạnh về một chân lý tối cao, mà Boileau quả quyết: “Không gì đẹp bằng sự thật, chỉ cái thật mới đáng yêu”.

Cái thật – đó là chân lý – là cái khởi đầu mọi sự - và chính sự khởi đầu đặt căn bản trên sự thật đó, là cái duy nhất có thể đạt đến tột cùng. Nhà tư tưởng Krisnamurti nói: “Người ta không thể nào phủ nhận một sự kiện. Người ta chỉ có thể phủ nhận ý kiến về sự kiện”. Một cách tràn đầy hơn, trong Kinh Thánh, Chúa Trời phán bảo: “Không có gì bưng bít mà không bị lộ tẩy, không có gì dấu diếm mà chẳng bị vạch trần. Điều gì thầy nói cho chúng con trong bóng tối hãy công bố nơi sáng sủa. Sự gì chúng ta nghe thì thầm trong tai hãy nói trên mái nhà”. (Kinh Mathews)

Vậy chân lý là gì? Tiếng Latin là Véritas, tiếng Pháp bắt nguồn từ đó là Vérité, một cách giản dị hơn tiếng Anh gọi là Sự thật với từ Truth.
Chân lý là sự thật! Một cách giản dị trực tiếp và hiện thực, trí óc con người (cả loài vật) chỉ tiếp nhận cái gì là thật. Chẳng hạn, kiến trúc là ngành cổ nhất của con người vì việc đầu tiên con người phải tìm chỗ trú hay xây dựng tổ ấm, người ta buộc phải chọn hang nào không quá ẩm mốc để khỏi viêm phổi, nơi nào an toàn không bị thú dữ, rắn rết bọ cạp tấn công, nếu dựng nhà thì phải biết cách dựng cây cột cho thẳng để nhà không xiêu vẹo, đổ nát. Khi tìm thức ăn cũng vậy, người ta buộc phải nhận biết lá nào độc, cây nào ăn được. Gặp thú hoang thì con nào vô hại, con nào phải tránh. Hoặc nước mát nhưng có thể gây chết đuối, lửa nóng lại làm chín thức ăn.

Tóm lại, một cách thiết thân, trí óc chỉ thâu nạp những gì là thật, những bản tin thật, và những gì đã lấy ra khỏi những lớp hình thức đánh lừa, giả ngụy. Triết gia Lagneau nói: “Tư duy chỉ có thể có được đối tượng là thực tại”(1). Morfaux lý giải như sau: “Tư tưởng chỉ có thể đạt tới từ một trực giác đơn giản, cái thể hiện như “thật” trong một “hiển nhiên”, cái là riêng rẽ trong khi nó là “tư tưởng” hay hình ảnh của yếu tính”(2).
Chân lý là sự thật. Nhưng sự thật đó thế nào? Chẳng hạn như triết gia Descartes minh giải, khi chúng ta nhúng một chiếc que xuống nước, thấy nó bị cong to ra, và ngắn lại. Nhưng sự thực không phải vậy, chiếc que vẫn thẳng, nghĩa là sự thật của nó vẫn thẳng, chỉ có con mắt của ta bị tính khúc xạ của nước đánh lừa. Hay từ xa, chúng ta nhìn thấy một tháp chuông nhà thờ, trông nó tròn, nhưng lại gần thì nó vuông góc, sở dĩ có sự nhầm lẫn đó vì từ xa mắt chúng ta không nhìn ra nổi cạnh góc vuông. Sự thật của một chiếc gậy trong tầm tay, của một tháp chuông trong tầm mắt còn có khả năng gây lạc hướng như vậy, thử hỏi những sự thật tinh vi dấu sau vô vàn hiện tượng phức tạp, hay xa xôi vời vợi như các vì tinh tú, thì còn dễ lạc hướng đến đâu? Bởi thế muốn tìm đến chân lý, trí óc con người phải biết gạt bỏ những ảo ảnh lạc hướng, những giả trang che đậy, để tìm ra cốt lõi của sự thật. Hegel nói: “Bản chất là chân lý của tồn tại” (3). Có thể hiểu, bất cứ sự vật nào, sự thật đích thực về nó phải quy về bản chất mang sự thật của nó – đó chính là cái làm cho nó tồn tại như là chân lý- và trong chân lý.

Mahatma Gandhi (1869-1943)
Nhưng muốn tiến đến sự thật, đặc biệt là sự thật bởi chủ tri con người và cho con người. Con người không còn cách nào khác hơn là xúc tiến lý trí của mình mong tiếp cận – thâu tóm sự thật của đối tượng. Các nhà thực chứng, nghĩa là những con người chủ trương nắm bắt sự thật bằng Chứng – Nghiệm – Thực, như Leibniz và Hume đã đưa ra hai điều thật: 1. Những cái tiên thiên (priori) được hiểu nhắm đến kinh nghiệm và sự phân tích (analytic).
2. Những cái hậu thiên (prosterior) và còn là sự tổng hợp (synthetic) (4)
Nghĩa là đứng trước một sự vật, bằng giác quan, như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, con người mở đầu tiếp nhận nó, sau đó có kinh nghiệm về nó và trí óc phân tích để phân loại, phân hạng, phân biệt… Còn “hậu thiên”là con người tổng hợp mọi phân tích của mình để tìm ra sự thật. Từ những nhà thực chứng, có thể rút ra: Thí nghiệm, thể nghiệm, ứng nghiệm, trải nghiệm là cách mà con người muốn đi vào để tìm ra chân lý.

Nghị viện La mã
Con người dùng nhận thức của mình để tìm hiểu sự vật – thật sự như là sự vật, là con đường từ lý trí chủ quan gặt lấy chân lý khách quan. Trong “Từ điển triết học phương Tây hiện đại”, triết gia Moore chỉ ra: “Chân lý phải là sự phù hợp của phán đoán với bằng chứng và nhiệm vụ của triết học là phân tích bản chất của sự phù hợp đó” (5).

Đến đây, chúng ta đang đi vào trung tâm của vấn đề chân lý. Ngay buổi rạng sáng của triết học Hy Lạp, Parménide đã xác định: “Trên con đường chân lý, người ta tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy” (6)
Theo cách đó, thì khi tư duy có khả năng đồng nhất nhận thức của mình với bản chất của sự vật, nói cách khác, khi tư duy và sự vật tìm được tiếng nói chung về bản chất của sự vật, thì chân lý xuất hiện. Một cách đồng tình, Aristote cũng xác định: “Chân lý tương xứng, xứng thể giữa thức và thể”

Kế tiếp đó Hegel cũng khẳng định tính tất yếu của tồn tại chân lý trong và với ý thức: “Cái gì thực là cái có lý, cái gì có lý là thực”.
Hegel còn chỉ rõ hơn, ngay cả khi ý thức chưa xuất hiện để thấu hiểu bản chất sự vật, thì bản thân sự vật vẫn thai nghén chân lý tự thân của nó.

“Chân lý và thực tại luôn luôn song hành.” (La vérité et la réalité sont toujours marche)(6).

Còn Boieau thì diễn giải cụ thể hơn về chân lý: “Chân lý sự hòa hợp giữa tư tưởng với đối tượng của nó”.

Trong “Bút ký triết học”, Lenin đã lĩnh hội về chân lý như sau: “Chân lý đó là cái khách quan, đó là quan hệ độc lập với người quan sát. Trên thực tế đó là cái được mọi người thừa nhận, đó là cái làm đối tượng cho kinh nghiệm phổ biến, cho sự đồng ý phổ biến” (trang 494)

Tại sao chân lý luôn đòi hỏi hai thành phần sự vật và chủ tri? Bởi vì:

1. Sự vật: Là đối tượng tự thân cung cấp cho con người “địa chỉ” hiểu biết về chính nó.

2. Chủ tri: Là nhận thức của con người định hướng tìm hiểu bản chất của sự vật. Thế giới không có con người, thế giới vẫn tồn tại một cách khách quan, nhưng vô cảm – vô tri, bởi vì theo các triết gia thì “thế giới chỉ có ý nghĩa trong và bởi tinh thần” (le monde n’a de sens que dans et par la’esprit) (7). Một cách rõ ràng, Lenin diễn giải: “Con người cần phải công nhận: Chân lý mà con người có thể đạt được là một chân lý của con người. Với chữ này, chúng ta không muốn nói rằng chân lý đó là tương đối, theo ý nghĩa hoài nghi chủ nghĩa của chữ ấy. Mà muốn nói rằng chân lý phụ thuộc vào kết cấu của loài người và chỉ có giá trị đối với loài người mà thôi”(8)

Chân lý, đến đây, với chúng ta tưởng đã lộ hiện ra khá rõ ràng đó là: nhận biết đan kết đồng nhất với sự vật hay thực tại. Nhưng con đường của chân lý còn gian nan lắm, mà dường như mọi nỗ lực trên mới chỉ là bước khởi đầu. Pascal nói: “Chân lý bên này dãy Pyrénees là ngộ nhận ở bên kia”. Các nhà triết học thường dẫn dụ, người ở bên này con sống thường gọi người bên kia là “bên ấy”, người bên kia lại gọi nói họ đúng là “bên này”. Bên này hay bên ấy, bên ấy hay bên này không tùy thuộc thực thể địa lý mà phụ thuộc vào chỗ đứng của mỗi bên. Và có một chuyện rất điển hình về chân lý: Ngày kia, có hai hiệp sĩ tới từ hai phía đối diện, lúc gặp nhau, cùng lúc họ đều thấy một chiếc gia huy treo trên cành cây. Hiệp sĩ bên này nói “mặt nó bằng vàng”. Hiệp sĩ bên kia nói “mặt nó bằng bạc”. Hai bên cãi nhau, rồi lăn vào hỗn chiến. Sau nhiều hiệp hai người cùng ngã ngựa và ngã về hai hướng của nhau. Nhìn lên, hiệp sĩ “bạc” thấy gia huy mặt vàng, và hiệp sĩ “vàng” thấy gia huy mặt bạc. Thế là chiếc gia huy có hai mặt cả vàng lẫn bạc. Nhưng do chưa kịp nhìn kỹ cả hai phía, hai bên đã vội vàng cãi cọ và ẩu chiến lẫn nhau. Họ đánh nhau để bảo vệ “cái đúng” từ phía mình. Các triết gia cũng xác định, chưa nói đến những gì to tát và huyền bí, chỉ cần đặt một bao diêm trước mặt, chúng ta cũng không thể nào nhìn thấu cả sáu mặt của bao diêm, bởi lẽ ánh mắt của ta chỉ rọi từ một phía. Vậy thì chân lý dù chỉ là nhận thức của chúng ta đồng nhất với hữu thể, nhưng chính chúng ta còn chưa đồng nhất với nhau – nghĩa là chưa mang “giá trị có ý nghĩa chung” thì làm sao có thể thâu hái chân lý phổ quát như là công lý?

Đó mới chỉ là thái độ sai lầm tự nhiên, nông nổi, bồng bột, tuy vậy vẫn là vô tư. Nhưng có một thái độ nguy hiểm hơn, đó là cách con người cố tình che đậy chân lý, đánh lạc hướng sự thật, thậm chí giết người diệt khẩu mong vùi chôn chân lý. Nhà văn Exupéry nói: “Chân lý cho kẻ này là xây dựng, nhưng cho kẻ kia nó lại là sử dụng”. Chẳng hạn, như chúng ta biết ngay khi phát hiện về nguyên tử được tìm kiếm, thì nhiều thế lực chưa vội vàng xây dựng nó cho dân sinh mà lập tức sử dụng nó như một thuốc nổ siêu công phá để tàn hại con người, răn đe đối phương. Trước một tòa án cũng vậy, không phải lúc nào sự việc cũng được xử theo công lý, đúng người, đúng tội, mà sự thật đã bị rất nhiều thế lực của tiền tài, quyền vụ khủng bố bóp méo. Rõ hơn, trong tương quan giữa ông chủ và người làm thuê, ông chủ thì muốn bóc lột nhiều hơn, người làm thuê thì muốn ăn bớt công đoạn, bớt nguyên liệu… giá trị sản phẩm là cái hai bên hội tụ nhưng bị phân thân thành hai vụ lợi, thử hỏi làm sao họ có thể nhất trí được về sự thật “công ăn việc làm”? Trong chiến tranh, người ta thấy không ít lần, hai bên đều gõ trống khua chiêng về sự chiến thắng của mình, để tìm cách khích lệ các chiến binh hãy đánh nhau tiếp. Đặc biệt với quân đội Đức trong chiến tranh thế giới II chỉ còn mấy ngày nữa là đội quân tan rã, vậy mà Hitle, giới Chóp bu và tướng tá vẫn bưng bít và làm ra vẻ một sự thật; quân ta đang chiến thắng, sắp khải hoàn. Trong văn chương, nghệ thuật, hay các ngành kinh doanh tồn tại không ít thói “khen vờ chê giả” mong tạo ra những giá trị giả ngụy, và chôn vùi những giá trị thật. Những dẫn dụ trên rất ít ỏi để minh chứng sự khó khăn của con người khi muốn đồng nhất với chân lý, bởi chính con người là cái tạo ra giá trị công lý, do vụ lợi, ngụy trá, ngụy biện cho mình, đã muốn biến sự thật không phải thành chân lý, mà thành miếng mồi cho mình sử dụng. Không chỉ chân lý xã hội cái bị mưu cầu lợi ích của người nay lẫn người kia, nhóm này hay nhóm khác, quốc gia này và quốc gia nọ bị bóp méo thành sử dụng mà với tự nhiên cũng vậy. Chúng ta thử hình dung, loài người cần bảo vệ môi trường sống, nhưng những kẻ săn ngà voi, đàn gỗ quý và lấy mật cá heo sẽ biện hộ thế nào để tiếp tục tàn phá thiên nhiên vụ lợi cho mình?

Chân lý không chỉ hiện ra một cách khó khăn khi chính chủ tri con người nhiều khi vụ lợi đã tự đánh lạc hướng mình. Mà khó khăn hơn, một cách thành thật, con người bị mắc vào những éo le, những mâu thuẫn, những nghịch lý trong việc nhìn ra chân lý. Chẳng hạn, một vấn nạn rất lớn của đức tin, đó là Thượng Đế. Có nhà triết học nói: Cái tôi nhìn thấy thì tôi tin, điều đó chẳng có nghĩa gì. Chỉ khi nào tôi không thấy mà vẫn tin, thế mới là Đức Tin. Thêm nữa, nếu như phải tin về một Thượng Đế vô lượng, vô biên, toàn văn thì cách chi để con mắt giới hạn của ta có thể thấy ngài. Vả lại muốn thấy ngài như thấy một muôn mặt của trần gian là vô hình trung đã kéo phẩm chất thánh thần xuống phẩm chất thế tục. Những người uyên bác như Newton và Einstein, rút cục đều tin vào Chúa khi so sánh cái giới hạn của Khoa học với vũ trụ vô biên. Newton nói: “Khoa học chỉ là một chút đá cuội và vỏ sò trên bãi biển”. Còn Einstein thì bảo: “Mọi nghệ thuật và khoa học chân chính đều bắt đầu từ đức tin.” Như vậy, chân lý không chỉ đến từ lý trí phổ quát, khả nghiệm, khả giác, khả lý mà như nhà bác học Pascal đã vạch ra một con đường khác của chân lý: “Chúng ta đi đến chân lý không phải bằng lý trí mà bằng con tim”.

Chưa hết, chân lý không phải chỉ là cái bộ phận, nó còn là cái toàn thể. Dòng sông khởi từ nguồn nhưng chảy về biển cả, ở nguồn hay ở cửa biển nó vẫn là sông. Một bé gái xét toàn thể sẽ là một bà già, vậy cô bé là lúc nào đây? Hay là tất cả? Và bé đó tất nhiên phải chết, vậy cuộc sống của bé có bao gồm cả cái chết? Nếu nói, cuộc sống của bé không bao hàm cái chết, thì tại sao khi chết, ảnh của “bé – bà” được treo trên bàn thờ, được nhớ, được cúng, được tham dự vào suy nghĩ, sinh hoạt của người sống? Một con người đang sống, không phải chết đứng, mà đang vận động, một sợi tóc hôm nay còn xanh mai đã bạc là bởi nó vận động trong từng tích tắc. Chính thế, mà mở màn “định lý vạn vật”, Heraclite đã nói: "Tất cả đều vận động, không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông, vì lần hai ta bước xuống, nước đã chảy khác đi." Và chính bản thân ta cũng thay đổi khác trước, để không còn giống mình lần một khi bước xuống dòng sông. Nếu Aristote cho rằng: “Hữu thể là hữu thể đang có”, thì đến Hegel cho rằng: “Hữu thể là quá trình toàn thể”. Bởi thế, theo Hegel chân lý không chỉ đang có mặt, mà còn đang trở thành (có lẽ giống một cô bé sẽ trở thành thiếu nữ). Hegel nói: “Tất cả chân lý đều đang trở thành” (9). Và Lenin đã lĩnh hội ý của Hegel như sau: “Lịch sử khoa học cho chúng ta thấy chân lý trong cái sinh thành của một sự phát triển; chân lý chưa hình thành nhưng nó đang hình thành (có lẽ) chân lý không bao giờ hình thành, nó sẽ hình thành thêm mãi?” (10)

Chân lý không phải chỉ là sự thật của sự vật trong khoảnh khắc nó là, mà là toàn bộ quá trình nó hình thành để hoàn thành, giống như dòng sông không thể chỉ chảy chỗ nọ không chảy chỗ kia, mà chảy trọn vẹn cả dòng trôi, sau khi phát kiến mọi chân lý đều đang trở thành, Hegel tổng quan: “Chân lý là toàn thể” (Das wahr is’t das gang) (10)

Oliver Cromwell (1599–1658)
Vì chân lý là quá trình trở thành, là toàn thể từ đầu đến cuối, nghĩa là vô hạn, trong khi đó con người chỉ là giới hạn không thể có nổi toàn năng – toàn trí để nắm bắt chân lý toàn bộ. Husserl nói: “Lịch sử của chân lý là lịch sử của nhận thức chân lý”. Theo đó, có thể coi, chân lý cũng vận động tiến triển như lịch sử của loài người. Emile Bréhier có một cách nói tương tự: “Bản chất của triết học là tìm kiếm chân lý chứ không phải nắm giữ chân lý”. Và có một quan điểm chia sẻ tính vận động của chân lý: “Chân lý không còn là chân lý khi ta cho rằng đã nắm được nó. Thực sự chân lý chính là cái thoát khỏi sự chiếm đoạt của ta” (11)

Đến đây, sau một hành trình, chân lý có vẻ đang nở rộ để thoát khỉ chính bản thân nó. Chân lý là hữu thể? Là thực tại? là đang hình thành? Hay toàn thể? Là những vấn nạn không dễ chút nào. Nhưng con người không thể lẩn trốn cuộc hành hương chân lý, bởi như Saint Augustine nói: “Chúng ta sẽ chẳng thu lượm được gì nếu không quên mình tìm đến mùa gặt chân lý”. Hay như Nietzsche công báo: “Một lôi cuốn vì đại sát cánh với chúng ta có thể là lôi cuốn to lớn nhất: lôi cuốn về chân lý”.

Con người không thể không muốn sống thật, yêu thật, hạnh phúc thật, nhận thức thật, có phẩm chất thật, mang giá trị thật; bởi thế con người chắc hẳn luôn luôn tìm tòi sự thật, bản chất thật, ý nghĩa thật, nội dung thật. Nhưng cái gì là thật? Khi mà từ nội dung cho đến hình thức, từ chủ tri con người đến đối tượng luôn chòng chành – biến dịch – vận động – thay đổi – đang hình thành mà chưa hoàn thành? Về câu hỏi này Descartes đã giúp chúng ta. Ít nhất, để khởi sự, ông nói: “Ý chí là chân lý”. Đúng vậy, con người không thể tìm ra sự thật nếu mở mà không có ý chí đi tìm sự thật. Sau đó phải là thái độ dấn thân kiên trì để tìm ra sự thật. Không một phát minh nào không cố gắng tìm tòi mà có được, không một định lý nào có thể hạ sinh trước nhận thức không cố gắng của con người, không một chân lý nào tự bóc trần lộ hiện trước thái độ thờ ơ không bóc vỏ của nhận thức con người. Bởi thế, Saint Augustine đã công bố một thái độ không sợ sai dấn thân vì chân lý: “Nếu tôi nhầm vậy tôi có. Nghĩa là sở dĩ tôi nhầm là vì tôi sẽ thiết yếu liên tục đến chân lý”. Và giáo hoàng Pius XII cũng chia sẻ quan điểm tương tự: “Ngay cả trong chủ nghĩa sai nhầm, vẫn có thể ẩn giấu một yếu tố chân lý”.

Để kết thúc chương chân lý, để làm minh bạch phần nào giúp tâm trí không bị trôi dạt qua hệ thống ốc đảo phức tạp của chân lý, tôi xin tóm lược toát yếu sau:

I - Về tinh thần chủ tri, tính chất công lý, hay phạm vi xã hội, không gì hơn lời phán sau của người Latin: Sự đồng ý của những kẻ khôn ngoan là bằng chứng của chân lý.

II – Về tính kỹ thuật chân lý được mở màn từ:

1. Hữu thể và chân lý là một (triết kinh viện)
2. Thực tại là chân lý.

Platon nói: “Thực tại là thế giới của phân nửa chân lý” (La réalité était un monde de demi vérités) (12)
Và sau cả quá trình hình thành triết học hơn hai thiên kỷ, Hegel vẫn cùng quan niệm: “Chân lý và thực tại luôn luôn song hành” (La vérité et la réalité sont toujours en marche) (13)

3. Chân lý biến thiên

Về một chân lý đang vận động, chúng ta hãy tham chiếu một ý tưởng trong Bách khoa thần học: “Chân lý là tương quan bộ phận và khả biến, nó phụ thuộc vào cách thức trong đó chủ thể lĩnh hội nó; và nó đổi thay tùy theo hoàn cảnh của nơi chốn và thời gian” (14)
4. Chân lý đang trở thành và hoàn thành trong toàn thể: đây là ý tưởng của Hegel mà chúng ta đã đề cập bên trên.
 
Nhận thức luận - với Socrate

Chương III: Nhận thức luận, hữu thể luận, đồng nhất luận, tam đoạn luận, phép loại suy với Socrate, Platon và Aristote
--------------------------​

Một cách chính yếu, triết học lấy Socrate làm khởi điểm cho lịch sử triết học. Triết học tiền Socrate, ngoại trừ Parménide đặt ra vấn đề của hữu thể luận, các nhà bác học khác, như Thalès, Anaximène, hay Héraclite…thiên về nghiên cứu thế giới tự nhiên hay vật lý. Như chính Aristote đã diễn giải, khởi nguồn, tất yếu nhận thức con người nhằm tìm hiểu sự vận động của vũ trụ, đó là vật lý. Nhưng nếu người ta phải bàn về một bản chất của sự vật trước khi nó vận động - nghĩa là môn bản thể luận ra đời - cũng là hữu thể luận, thì môn triết học sẽ phải chào đời. Socrate được xem là ông tổ của nhận thức luận (Espistémology), là người đầu tiên đưa “con người là thước đo vạn vật” vào chân lý của nhận thức để tìm kiếm sự thật. Platon là người dùng thước đo đó, tiếp theo Parménide, bàn định nhà nghề hóa rộng hơn - cao hơn - ý nghĩa hơn về hữu thể luận (Outologie). Còn Aristote là người khởi xây kỹ thuật nhà nghề cho triết học với luật Đồng nhất (Le principe d’Identite) và Tam đoạn luận (Syllogisme).

Ba triết gia vĩ đại nhất này đã tạo nên nền móng căn bản cho môn triết học. Có thể nói lịch sử triết học bản thể luận chính thống chỉ là sự khởi nguồn chảy tiếp từ ba mạch nước này. Và mọi cuộc cách mạng của triết học hiện đại cũng không thoát khỏi dấu vết tìm cách nhảy qua ba bức tường trên. Cho dù, sau này Descartes có tuyên ngôn một luồng gió mới cho cái tôi chủ trị Cogito “Tôi tư duy nghĩa là tôi hiện hữu” thì vẫn có bóng dáng của nguyên lý “Hãy tự hiểu mình”. Hay Kant thiết lập hệ thống lý trí thuần lý (raison pure) thì vẫn còn đó tính suy lý thuần khiết của Socrate hay luật đồng nhất của Aristote. Hoặc Husserl phát minh ra hiện tượng luận, chỉ là cách bóc vỏ bản thể luận mà thôi…Về tầm vóc của ba triết gia này, chính con người đầy phá phách như Nietzsche đã phải thốt lên: “Chúng ta chẳng làm được gì nhiều hơn so với công cuộc các tổ sư đã làm”.

Chính bởi nền móng căn bản, bao trùm, xuyên suốt và liên đới mật thiết của ba triết gia này, mà tôi có ý định sắp xếp họ vào chung một chương.

Phần một: Nhận thức luận - Với Socrate (470 - 399 trước Jésus-christ)

I- Socrate - Con người là thước đo chân lý

Trước Socrate, phương Đông cũng như phương Tây chưa hình thành một thước đo cụ thể nào khả dĩ để tiến bước. Chẳng hạn, tư duy phương Đông lúc nào cũng đang chìm ngập trong một màn sương tương đối. Hòn đá ư? Tưởng nó nhỏ à, so với con sâu cái kiến nó có thể là cả một quốc gia lớn. Đỉnh núi ư? Con người thấy nó lớn nhưng so với con chim Bằng đầu chạm đỉnh trời đuôi tận cùng đất thì hòn núi có khác nào hòn sỏi. Và ông Hà Bá tưởng có thể vỗ ngực về những dòng sông mênh mông tràn lũ mùa mưa, nhưng than ôi bé bỏng làm sao khi những con sông của ông bị nuốt chửng vào giữa lòng biển cả.

Bùn lạnh ư? Những con Trạch vui vẻ chui luồn sâu trong đó có thấy lạnh đâu! Tuyết lạnh ư? Những con gấu Bắc Cực xát tuyết lên làn da nào có thấy gì. Người Trung Hoa còn có câu chuyện nổi tiếng về hai học giả lớn. Bên bờ sông Hào, Trang Tử nói: “Đàn cá xanh bơi lội thung dung, cá vui đó”. Huệ Tử hỏi: “Ông không phải là cá, sao biết cá vui”? Trang Tử nói: “Ông không phải tôi, sao biết tôi không biết…!”

Nếu lên không khí này để thấy, nếu con người không đặt nền móng duy niệm tuyệt đối (cuộc sống có thể không có tuyệt đối, nhưng con người có thể tạo ra quan niệm tuyệt đối của mình) thì chẳng thể nào vận hành lý trí. Trước Socrate, Protagoras (khoảng 285 - 410 trước Jésus - Christ) đã nói: “Con người là thước đo vạn vật” (L’homme est la mesure de terctes choses). Con người là một chủ tri, là người duy nhất công bố ý nghĩa của thế giới, con người không thể nhân danh ai khác ngoài nó để nhận thức vũ trụ. So với tầm vóc con người, hòn sỏi được coi là nhỏ, và đỉnh núi được coi là lớn, tuyết lạnh so với khả năng, khả giác của con người chứ không thể so với bộ lông dầy của gấu Bắc Cực, nước sôi dù có thể mới là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại vi trùng, nhưng với làn da con người đó là nhiệt độ gây bỏng…

Khi con người khởi sự xác định con người là thước đo vạn vật” thì là lúc con người khai sinh mình lần thứ hai, vượt qua sự sinh đẻ bản năng của thế giới tự nhiên, đặt mình vào trung tâm vũ trụ với thước đo từ mình. Và cái giờ phút khai sinh lần hai đó, có tên là Socrate. Bởi ông không chỉ tái sinh thước đo của Protagoras, mà còn phát triển cả một hệ thống thước đo, lấy con người công lý làm trung tâm. Muốn biến chính mình trở thành thước đo, Socrate, đã tìm đến châm ngôn ghi trên khung cửa đền Delphes: “Hãy tự hiểu mình” (connais - toi toi même).

Tự hiểu mình”, đó là lúc con người dò tìm khả năng đầu tiên của chính mính, là thái độ phản tỉnh đầu tiên của nhận thức, là phút đầu tiên con người tạm quay mặt không ngắm nhìn vũ trụ nữa, mà ngắm nhìn chính mình, để xác định thước đo khởi thủy. Chính giây phút ấy, Socrate đã quan niệm: Vũ trụ luận thì không giúp ích gì cho tâm hồn con người, còn ngụy luận thuyết thì tuy có thực hiện được nhiều điều vĩ đại bằng cách nêu lên những tra vấn, thắc mắc những cách thức đặt vấn đề của họ lại đẩy nó lạc vào một kiến thức khác sai lạc (1).

Chính sự phản tỉnh đầu tiên của “Hữu chủ tri tự hiểu mình”, Aristote đã tấn phong Socrate là nhà tri thức luận đầu tiên: “Socrate không triết lý về vũ trụ thiên nhiên theo toàn diện như các triết gia Tonierrs đã làm. Họ thì chú trọng đến tri thức thể chất, ngược lại Socrate theo lối tra vấn của phương pháp luận lý, như ngày nay chúng ta tiến tới tri thức khắt khe và chính xác. Vì thế Socrate quả là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên và đồng thời là một triết gia thời nay”(2).
Tầm vóc của Socrate, theo Nietzche đó là bản lề duy nhất đầu tiên mở vào lịch sử triết học. Ông nói: “Socrate là khúc quanh quyết liệt và then chốt của lịch sử thế giới”. Tại sao vậy? Chúng ta đã bàn, nhận thức đầu tiên của con người, giá trị đầu tiên của thế giới là chân lý. Bởi một lẽ hiển nhiên, nếu toàn thể vũ trụ này, mặt quả đất, mặt trời, mặt trăng, những vì sao, những dòng sông, không có thật, chỉ là ảo ảnh thì vũ trụ sẽ vô nghĩa, vô giá trị biết bao. Bởi thế, muốn tiến hành nhận biết chân lý về thế giới, chính Socrate đã thực thi mình như bản mẫu chân lý đầu tiên khơi từ mình - con người - hữu chủ tri vạn vật. Cuộc đời Socrate là bản mẫu chân lý đến mức, suốt ngày ông tiến ra quảng trường, phố xá, nơi công cộng để cùng mọi người vấn hỏi giải đáp những vấn đề ở tầm công lý. Những vẻ ngụy biện căm ghét những luận lý chính đáng đanh thép của ông. Năm 399 (Trước Jesus Christ), ông bị nhà cầm quyền kết tội “dẫn nhập những thần linh mới”“làm hư hỏng thanh niên”. Lẽ ra ông có thể xin ân xá, nhưng ông vui vẻ chọn cái chết như chọn một bằng chứng chân lý, coi lương tâm và chân lý lớn hơn cái chết. Ông cầm bát thuốc độc vui vẻ nói: “Quý vị đừng tưởng tiếng hót của những con chim thiên nga là tiếng hót của đau đớn, là con cái của thần Apollon chúng là những tiên tri nên chúng tiên đoán được những hạnh phúc mà chúng sẽ được hưởng thụ ở cõi đời sau, sở dĩ chúng vui hót trước khi chết hơn khi nào hết là vì chúng vui mừng sẽ gặp lại được vị thần chúng phụng sự. Thì đối với tôi cũng vậy, tôi phụng sự thần Apollon, và tôi cũng được đặc ân tiên đoán không kém gì chúng, vì thế cũng như chúng, tôi phải vui mừng trước khi chết” (Phé don 84-d-85b)(3)

Chính Socrate đã khởi xây vị trí xuất phát đầu tiên của con người. Một khi điểm cốt tử như Pie- tơ rô - A rê ti nô đã thấu hiểu: “Tất cả đều là vô nghĩa, trừ khi ta dám là ta” (4) (84 - 21). Dám là ta, dám chịu trách nhiệm về ta, dám phản tỉnh ta, dám đo lường ta: đó hẳn là thước đo chính đáng đầu tiên của con người trước khi đem vào thế giới. Socrate đã dám làm vậy. Là con người đầu tiên làm vậy và ông đã trở thành bản mẫu chân lý tự thân đầu tiên theo cách mà Saint Augustine quan niệm: “Làm cho chính mình trở thành chân lý” (Vé rum tacere se ipsum)

Để trở thành con người công chính, con người của công lý và chân lý, chính Socrate là người đã tuyên xứng một lối sống hất bỏ lòng mưu lợi đổi lấy lương tâm công chính, ông nói: “Chịu đựng sự bất công còn hơn phạm sự bất công, khi đã phạm sự bất công thì đền bù tội lỗi còn hơn là không đều bù tội lỗi”.

Chính tinh thần công chính của Socrate mà Platon người học trò kế tục tinh thần đó đã nói: “Công chính là mẹ đẻ của mọi đức hạnh” (la justice comme la mè re de tontes les nertus)(4). Và ông đã đổ khuôn cái thước của thầy: “Người nào nhận biết lẽ công chính thì mới đo được sự vật” (L’homme qui voit la juste mesure des choses)(5).

Socrate đã không ngừng giảng giải về phẩm chất của người công chính. Phẩm chất đó phải có trong mọi người dù một kẻ chăn cừu, một bác sĩ, hay một người lính. Người chăn cừu, chẳng hạn, việc chăn nuôi của anh ta không phải ngay tức thời ngắm đến túi tiền của những người mua thịt, mà trước mắt anh ta phải chăn nuôi chúng một cách chu đáo, cho ăn no, giữ ấm, và phòng bệnh cho tốt. Khi đàn cừu của anh vừa béo vừa sinh sôi nhiều, thì tự nhiên đó là nguồn lợi. Nguồn lợi đó tất nhiên không rót thẳng vào túi anh ta, mà nó chỉ rót qua đức tính chu đáo, cần mẫn, nhân lành, tận tâm tận lực của anh ta phủ trên mỗi đầu gia súc.

Một bác sĩ tài giỏi, giàu có cũng vậy. Bác sĩ giỏi - vì có chuyên môn cao. Nhưng phải có nhân đức thì mới đưa chuyên môn của mình vào mọi tế bào mạch máu cần chăm sóc của người bệnh. Vị bác sĩ đó nổi danh, vì tay nghề của ông, còng đức nhân ái của ông dành cho người bệnh, và một kết quả tất yếu sẽ đến, những người bệnh sẽ đền công ông xứng đáng-trả ơn những gì ông gieo cho họ. Trái lại, nếu vị bác sĩ đó chưa chữa bệnh, vừa nhìn thấy bệnh nhân đã nghĩ ngay đến cách moi tiền, chuyên môn không được lưu tâm sẽ kém cỏi, nhân đức chỉ tìm cách rót qua lỗ đồng xu sẽ chẳng thể nào lớn được. Rút cục sẽ chẳng ai đến thăm và khám bệnh.

Làm nghề thầy giáo cũng vậy. Khi chuyên tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh, thì vừa được chuyên môn, vừa được kính trọng, vừa được đền đáp xứng đáng. Trái lại, chưa dạy đã nghĩ đến cách lấy tiền học trò, rút cục trở thành kẻ buôn mấy chữ quèn.

Đó là đức nghề nghiệp của mỗi chuyên môn, tự thân mỗi nghề nghiệp đó đã phải chứa đựng nhân đức giành cho người khác. Người chăn cừu phải nhân đức với cừu thì đàn cừu mới sinh trưởng đông đúc và đó chính là mối lợi. Người bác sĩ phải chạy chữa bệnh nhân bằng nhân đức “lương y như từ mẫu” mới mong chữa lành họ. Và người thầy phải trao cho học trò chữ nghĩa của nhân đức mới mong học trò tiến bộ. Học trò tiến bộ thì thầy mới được xem như thầy giỏi.

Đặc biệt về lẽ công chính, Socrate đã khẩu chiến quyết liệt với những con người vụ lợi. Theo họ thì, cái gì có lợi là tốt, cái gì có hại là xấu. Cái gì của ta là tốt, mọi cái của kẻ thù thì xấu. Socrate đã minh định rõ ràng: Nhiều cái có lợi là xấu, vì giống vị bác sĩ kia chẳng hạn có thể lấy tiền mà vẫn thiếu trách nhiệm với bệnh nhân, hay thầy giáo dạy không hết mình nhưng vẫn lấy đủ tiền của học trò. Và rất nhiều cái có hại cho mình, nhưng vì danh dự, vì lương tâm, vì mọi người, vì lợi ích chung, vì công lý ta vẫn phải làm. Còn về quân thù, Socrate chỉ ra, ở phía kẻ thù có thể vẫn có những đức tính tốt như: trung thực với nhau, đùm bọc lẫn nhau, khoan hồng với tù binh đối phương. Ngược lại, quân ta không có nghĩa là không còn dối trá, coi tội của đồng đội là công của mình, tàn sát tù nhân đối phương…Rút cục, ông kết luận, công lý không phụ thuộc vào lợi hay hại, quân ta hay quân địch. Mà công lý tồn tại trên lương tri và chân lý. Và có lợi cho mình mà hại đến công lý thì vẫn không làm, ngược lại có hại đến mình mà sáng tỏ công lý thì vẫn làm - làm bằng mọi giá.

Socrate là người luôn tin chắc: chân lý là yếu tố qui tụ loài người lại với nhau. Loài người không thể qui tụ lại với nhau bằng ý thích, số này thích ăn thịt lợn, số khác lại kiêng như những người theo đạo Hồi chẳng hạn. Số này muốn mưu lợi giành chiến lợi phẩm từ thắng trận, số khác cũng muốn thế và tiến hành mọi thủ đoạn chống lại. Ra chợ, người bán cá khuyên người ta ăn cá thì bổ, người bán thịt khuyên ăn thịt có nhiều ca-lo, người bán rau thì lại chê bai thịt lẫn cá đều mắc chứng khó tiêu. Như người Trung Hoa bảo: Cùng làm thợ mộc, người đóng xe mong người ta giàu, kẻ đóng quan tài mong người ta chết. Than ôi, cùng một nghề mà con khác nhau đến vậy. “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”… nhưng đứng trước sự thật, thì từ quan tòa, đến nạn nhân, từ người làm chứng đến kẻ cướp không thể nào chối cãi. Và chính Socrate đã tạo dựng hạt nhân chân lý được sản sinh từ lý trí: “Theo tôi cái phải là chân lý phải là chính nghĩa, đó là tinh thần của tinh thần tôi. Nhưng cái mà tinh thần tạo ra từ bản thân nó như vậy, thì cái đó phải sinh ra từ tinh thần như là từ cái phổ biến, như là tinh thần hoạt động với tính cách là cái phổ biến, chứ không phải từ những dục vọng, lợi ích, hứng thú, ngông tưởng, sở thích, mục đích, khuynh hướng của nó” (6)

Theo Socrate, chỉ có tinh thần mới là cái chính nghĩa- mới đến được cái phổ quát- nghĩa là công lý- và chỉ có vậy nó mới đạt đến chân lý. Trái lại tất cả những dục vọng, hứng thú, mục đích chỉ là những cái vị kỷ, qui về lợi ích cá nhân không thể nào đạt tới chân lý. Theo ông, đó cũng là cách mà các triết gia sau này nhìn nhận. Spinoza nói: “Trực cảm là nguồn gốc của lầm lạc”(7). Mortaux viết: “Cảm giác không phải là khoa học vì trong những hoàn cảnh giác quan khác nhau tạo cho chúng ta những cảm giác khác nhau”(8). Còn Hegel thì xác định, cảm giác chỉ là thứ bị động không thể bước lên ranh giới chủ tri để thâu hái chân lý: “Không nghi ngờ gì cả “tính bị động” tồn tại trong cảm giác”(9).
Từ khởi điểm “Hữu chủ tri tự hiểu mình”, Socrate đã dựng lên con đường của tinh thần - cái sẽ tìm đến sự phổ quát - nơi hội tụ cùng chân lý. Cuộc hành trình cốt tử này sẽ được chúng ta tìm tòi tiếp ở phần sau, nay để nhấn mạnh tầm quan trọng của Hữu chủ tri, tôi xin trích dẫn. Lê-nin đã nói về Socrate như sau: “Socrate coi con người như một sinh vật đang tư duy, là thước đo vạn vật” (10) . Và triết gia Kierkégaard đã tái nhìn nhận tầm vóc của chủ thể tư duy như sau: “Tư duy phải là tư duy của chủ thể: người tư duy là người tư duy chủ quan. Và nhiệm vụ của người tư duy chủ quan bao gồm tự hiểu mình trong tồn tại”(11) HM142.


II- Socrate, người nghĩ ra công thức nhân văn cốt tử lý trí = Đức hạnh = Hạnh phúc

Theo công thức nổi tiếng này, Socrate quan niệm, chỉ có lý trí mới nhắm đến cái phổ biến, chỉ có đức hạnh mới nhắm đến người khác, vì đức hạnh cho bản thân là một đức hạnh vô nghĩa, và chỉ khi lý trí cầm giữ được bản năng như điều khiển con thuyền không đắm giữa dòng sông cuộc đời, con người mới được xem như hạnh phúc.
Ông giải thích cụ thể, nếu con người không biết cầm giữ mình khi ăn uống sẽ mắc chứng tháo chảy, không những đào thải mọi cái mình ăn, còn đau ốm, gầy mòn. Trong khoái lạc tình dục cũng vậy, nếu con người không biết cân bằng giữa lạc thú và việc giữ gìn sức khỏe cường tráng, thì ngay cả thú vui đó sẽ chóng tiêu vong vào bệnh tật.
Phái ngụy biện gia, đã ào ào phản ứng, họ cho rằng: Ăn kiêng khem là khẩu hiệu của một chiếc dạ dày yếu đuối. Trong khi đó, với những con người hùng mạnh là ăn, cắn xé nhồm nhoàm những gì ngon, uống xả láng những nguồn men trong tiếng la hoan hỉ, đó, đó mới là sống, mới là thưởng thức hết cỡ hương vị cuộc đời, mới là hạnh phúc. Còn lạc thú ái ân cũng vậy, nếu không biết tận hưởng sắc đẹp - khoái lạc một cách nồng cháy thì chỉ là cách sống của mấy kẻ còm nhom bạc nhược.

Socrate luận chứng, cứ cho rằng, con người như một chiếc thùng, càng đựng được nhiều nước thì càng hạnh phúc.

Phái ngụy biện: đồng ý.

Vậy mọi chiếc thùng đều có giới hạn, và muốn đựng thêm nước thì người ta phải đục thủng thành thùng để nước chảy vọt ra (đó cũng là hình ảnh phóng thể của khoái lạc). Và càng đục thủng nhiều lỗ, nước chảy ra càng nhiều (khoái lạc càng nhiều), thì càng đựng được nhiều hơn nước đổ vào.
Phái ngụy biện: đồng ý
Và Socrate bảo: như vậy một chiếc thùng không đáy là chiếc thùng đựng được nhiều nước nhất. Nước đổ vào bao nhiêu tùy ý, đổ vào bao nhiêu ra bấy nhiêu. Và một chiếc thùng không đáy không còn là một chiếc thùng nữa.

Phái ngụy biện: im lặng

Socrate phát triển tiếp. Một con người cũng không còn là người nữa khi anh ta phóng thế tất cả những gì mình có để trở thành trống rỗng tuyệt đối. Vì thế, con người có lý trí, là kẻ cân bằng được lượng nước đổ vào với những vòi chảy ra. Làm sao để nước trong thùng luôn luôn còn. Một kẻ không lý trí, nhìn thấy miếng ăn, đã ăn hết mình, đến mức tháo chảy, làm hỏng dạ dày, lần sau nhìn thấy miếng ăn đã sợ, là kẻ ăn ít nhất, chứ không phải ăn nhiều. Kẻ tham khoái lạc tình dục cũng vậy, không biết giữ thân, chỉ là kẻ chóng suy tàn, yểu mệnh. Cuộc đời con người như một con đò, không những cần bánh lái của lý trí, mà còn cần lý trí điều tiết cân bằng giữa dục vọng và sự sống còn. Đó mới là hạnh phúc, sao có thể coi một con đò là hạnh phúc, ngay khi hạ thủy. Vì thiếu lý trí đã chiêm nghiệm ngay giữa thác ghềnh dục vọng?
Socrate được coi là người tiên phong mở màn tạo đạo đức duy lý. Bởi, trước ông mọi đạo đức được các tôn giáo, các lề luật các quy tắc xã hội áp đặt như những chuẩn mực võ đoán, ép buộc. Trái lại, Socrate dùng chính dục vọng để tìm kiếm đạo đức. Ở đó, khi con người muốn duy trì sống, hưởng thụ nhiều dục vọng hơn, thì con người phải tìm ra nguyên lý tồn tại của nó - nguyên lý đó là lý trí - lý trí đó là đạo đức. Nietzsche đã loan báo về con người duy lý Socrate như sau: “Socrate là tiêu biểu con người không có tính cách thần bí” (Socrate st le type de l shomme non mystque ) (la naissance de l tragadie,tr 71)(12)

Về lý thuyết Socrate quan niệm: trí thức là nhân đức (la science vertu) ông cho rằng “người ta không thể muốn làm người ác nếu người ta có trí thức chính xác về điều thiện” (on ne fent pas vanloir son mal quand on sait de scien certaine que est le lien)(13)

Theo Socrate thì con người không thể sống tạo đức nếu không dựa trên nền móng của chân lý. Như chiếc thuyền kia muốn nói, muốn vận động thì phải nắm bắt tuân thủ những nguyên lý thật của tự nhiên về trọng lực sức đẩy của nước, bánh lái và động lực. Mà chân lý, là cái mà chỉ có tinh thần mới đạt đến. Bởi thế mà ông đã thiết lập “tinh thần là lý tính của vạn vật”. Ông lý giải: “Tinh thần là nguyên nhân xếp đặt mọi sự và tôi rất hoan hỉ về bài học cao siêu ấy và thầm nghĩ rằng: nếu là nguyên nhân xếp đặt mọi sự một cách hoàn hảo hơn hết đặt để mọi sự vật vào vị trí hoàn hảo nhất. Và tôi lý luận rằng: nếu muốn khám phá ra nguyên nhân gây ra sinh trưởng hay hủy diệt hay tồn tại của một sự vật gì người ta đều phái khám phá phá ra trạng thái tồn tại hay hoạt động hay đau khổ nào hoàn hảo nhất cho sự vật ấy” (phé don 96a – 99d)(14).

Chưa dừng ở mức tinh thần là cái xếp đặt mọi sự. Socrate còn đẩy tinh thần lên rất cao. Ông cho rắng: “Linh hồn tham dự vào đời sống thần minh và con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh”(15). Và “Con người phải nhận thức linh hồn mình là tinh thần và như thế nó tương tự với thần minh”(16)
Lý trí tìm đến sự thiện và chỉ có sự thiện mới là hạnh phúc đó là công thức Socrate muốn nhắc đi nhắc lại sao giảng ở mọi lúc mọi nơi ông khuyên mọi người: “Phải tự lo lắng cho mình và tìm kiếm nhân đức, sự khôn ngoan hơn là tìm kiếm lợi ích riêng tư”. Ông trình bày: “Chỉ trong linh hồn tức lý trí cuả ta mới khám phá ra được chân lý mà chân lý cùng sự thiện”(17).


Và chính Socrate là bản mẫu kiệt cùng của chân lý và sự thật đến mức vào lúc ông chết, người học trò của Platon của ông đã khơi lời chảy và miệng ông trôi theo lời độc dược: “Một người suốt đời thực hiện nhân đức thì sẽ chết trong hy vọng tràn ngập.”

Và Nietzsche đã khao khát reo lên: “Không! Không phải bát thuốc độc được trao cho Socrate mà chính Socrate đã trao mình cho thuốc độc một cái chết thật đẹp, chết như bông lúa của ánh sáng ươm mần cho cả vụ mùa. Lịch sử nhận thức chân lý của nhân loại chết như cái chết tuần nạn của chúa ZESUS đóng đinh trên thập giá mong cứu chuộc cả linh hồn nhân loại ra khỏi cõi u mê lầm lạc tiến về vương chiều ánh sáng.

III - Socrate người đầu tiên tạo ra nhận thức luận cái là ý thức thuần lý


Không ai khác chính Aristote cho rằng “Socrate là một lý thuyết gia về tri thức luận đầu tiên”. Tại sao vậy? Khác hẳn những nhà bác học trước và cùng thời với ông chỉ chú tâm nghiên cứu tìm hiểu vũ trụ, trái lại ông là người ông là người đầu tiên quay vào trong chính tinh thần mình cùng mọi người tra vấn, rút từ tinh thần bên trong ra những chân lý đó là cách ông đã dựng nên khoa biện chứng pháp. Ông luôn luôn bắt đầu từ điểm xuất phát “Người thông minh nhất là người biết mình không biết gì cả”. Ông cũng cần buộc mọi người bắt đầu từ điểm ấy và ông quan niệm: “Cái biết thực sự là từ ở bên trong”. Bởi thế trong tranh luận ông tự thú mình như một người thực hành nghề hộ sinh của mẹ ông thực hiện đỡ đẻ những ý tưởng của người khác cho đến khi họ nhận ra vấn đề bằng chính cơn đau đẻ sinh ra hài nhi ý tưởng cuả mình ông gọi đó là nghệ thuật “sản ý”. Đó là cách sống cho trí tuệ. Về mặt lý thuyết ông được đánh giá rất vĩ đại qua hai công trình chính:

1- Nhiệm vụ đặc biệt của linh hồn là tri thức như khoa học, tức là, trí thức có tính cách suy lý. Tri thức đó có tính cách bẩm sinh (inné) trong linh hồn. Đó là cách thể hiện chính bản tính của linh hồn có lý trí. Trí thức không thể từ ngoại tại mà đến được, trái lại nó phải được tiềm chứa trong nội tại của linh hồn ngay từ nguyên thủy, như một sản phẩm của thần thánh.

Theo nhiều triết gia, việc Socrate coi đặc tính căn bản nhất của tri thức bẩm sinh, đã làm cho Socrate trở thành người sáng lập ra triết lý có tính cách sang lý vĩ đại nhất, vì theo chủ trương ấy trong tác động trí thức trí khôn không lệ thuộc những sự vật ngoại tại mà lại tiềm chứa trong chính mình nguyên tắc của chân lý.

Lý thuyết ấy của Socrate đã được Platon khai triển rồi được Dercartes, Leibniz, Kant lập lại với nhiều hình thức.

Do đó có thể nói rằng lý thuyết ấy đã chi phối tất cả quá trình triết lý xưa nay (Charles Werner Pr.Gr.tr52)(19).

2-Tri thức phải có đối tượng là cái phổ biến nói khác đối tượng của tri thức không thể là những sự vật đặc thù mà phải là yếu trình chung cho tất cả những sự vật nào thuộc về cùng một chủng loại qua như sau này Aristote thiết định: chỉ có tri thức về cái gì tổng quát, chứ không có trí thức về những gì đặc thù (De science que du général, il n’ya pas de science du particulier)(20)

Trở lại tinh thần suy lý tại sao khi Socrate coi tri thức là bẩm sinh lại trở thành triết lý có cách suy lý vĩ đại nhất? Bởi đó chính là lúc mở màn khoa lý luận cùng như tiến trình suy lý thuấn khiết của nhân loại đó cũng chính là lý do đầu tiên ta mở màn đi vào đề tài chuyên luận của cuốn sách này: Hành trình nhận thức duy niệm. Để xác định tính thuần lý cốt tử của tư duy, sau này Descarte cho rằng những chân lý toán học là tuyệt đối, chẳng hạn một tam giác không thể tương đối thành tứ giác, hoặc 2+2=4 không có gì tương đối ở đó. Còn Kant cũng xác lập nền tảng mở màn triết học của ông là không có tính thuần khiết không thể có tự do khoa học chẳng hạn khi khoa học nghiên cứu một giọt rượu thì đó đích xác phải là giọt rượu, chứ không thể coi trong rượu có 50% nước, để đem một giọt nước vẩn đục một nửa vào nghiên cứu.

Suy lý bẩm sinh của Socrate là vĩ đại nhất, vì ông là người loại bỏ cái ngoại tại của thế giới bên ngoài, để tạo dựng khả năng thuần lý của tư duy. Nói một cách dễ hiểu, tư duy con người như cái thước, muốn đo vạn vật thì trước hết nó phải thẳng. Và việc thiết định nên nó thẳng là việc đào luyện chỉnh đốn đầu tiên của chính cái thước. Ông luận lý rằng:
Xưa nay, nhìn một người thấp, chúng ta luôn bảo, anh ta thấy vì so với những người cao, chúng ta liền bảo anh ta gầy vì so với người béo thì gầy. Và cụ thể hơn, chúng ta luôn chứng minh 6 nhỏ hơn 8, bằng cách đem 8 – 6 = 2. Thế là thay vì chứng minh 6 nhỏ hơn 8 hai đơn vị, chúng ta luôn chứng minh 8 lớn hơn 6.

(Bên trên chúng ta đã đề cập, phương Tây trước Socrate và phương Đông sau nhiều thế kỷ không phát triển được tư duy khoa học khi luôn luôn lùng nhùng trong suy lý duy niệm tương đối).

Socrate phát triển tiếp một người thấp so với người cao coi như là thấp vậy người cao so với đỉnh tháp sẽ thấp hay cao? Và đỉnh tháp so với các vì sao thì sẽ thế nào? Nếu cứ so sánh mãi vậy chúng ta chẳng đi đến kết quả nào. Vậy giờ chúng ta nên nghĩ người thấp - bị coi là thấp - bởi vì nhân danh cái thấp anh ta thấp. Người cao được coi là cao - vì nhân danh cái cao - anh ta cao và 6 nhỏ hơn 8, vì nhân danh cái nhỏ, số 6 nhỏ hơn và 8 lớn hơn 6, vì nhân danh cái lớn hơn, 8 lớn hơn.

Chính quá trình thuần khiết tuyệt đối này đã có công giúp Aristote sau đó xác định lập tính độc nhất tuyệt đối A = A. A là A vì chính nó là nó trong tận căn đế cũng như mọi cái thuộc về nó, chứ không phải so với cái gì khác nó ngoài nó. Và chính nguyên lý đồng nhất này đã đặt nhận thức nhân loại lên khởi điểm đầu tiên để hành trình tiến về phía trước. Và Aristote đã ghi công trạng cho Socrate rằng: Socrate đã ghi được hai điểm quan trọng một là những chứng lý diễn dịch, hai là những định nghĩa tổng quát và phổ biến (21) .

Và để hiểu rõ thêm về Socrate chúng ta hãy nghe E.Boutroux nhận định:

“Kỳ cùng, tuy Socrate thất bại phần nào trong công việc ông đã khởi sự, nhưng đối với ông, không phải là một công trạng nhỏ bé khi là người đầu tiên, ông đã am hiểu rằng một tri thức đạo đức phải như thế nào và đặt những viên đá đầu tiên cho tòa nhà mà các môn đệ trứ danh của ông sẽ hoàn tất.

Như thế cũng đủ để nói lên vì sao Socrate đã chiếm một chỗ đứng vĩ đại trong lịch sử tinh thần của nhân loại và sự thán phục của biết bao thế hệ liên tiếp đối với ông”(22)

Và chúng ta hãy nghe người học trò vĩ đại nhất Platon nói về người thầy vĩ đại nhất: “Socarte là người thông thái nhất trong thời đại của mình. Tôi có thể nói chắc chắn rằng tất cả những con người mà tôi biết cùng thời ông, ông là người thông thái nhất, công chính nhất và tốt nhất” (il 'etait le plus sage, le plus just, et le meilleur)(23)
 
Hữu thể luận - Với Platon

Phần hai: Hữu thể luận với Platon (427 - 347 trước Jesus Christ)

I - Toát yếu về con người và tư tưởng

Platon là học trò của Socrate ông chăm chú theo dõi vụ án của thầy mình. Khi Socrate uống độc dược thì rủi thay, Platon lại không có mặt ở đó, chính thế ông càng hun đúc dựng lại sự nghiệp của mình. Socrate không viết sách. Hầu trọn sự nghiệp đối thoại triết học của ông với mọi người được Platon làm sống lại trong 25 cuốn sách và vô số thư từ đặc biệt có cuốn “Biện hộ cho Socrate” (Aplogie de Socrate) và Phédon khá đồ sộ và trọn vẹn chính nhờ những cuốn sách của mình, Platon đã sáng lập mái trường triết học của chính mình ở bên ngoài thành phố Athènes. Mái trường đó đã ra đời trong khu vườn mang tên người anh hùng Hy Lạp Académos nhờ thế nó có tên gọi là Académie - Viện hàn lâm. Tại viện hàn lâm của Platon, người ta giảng dạy triết học, toán học và thể dục. Tranh luận là mũi nhọn của viện hàn lâm. Bởi thế, thể loại văn học cải tiến với Platon là đối thoại.

Về vũ trụ quan nói chung, Platon chấp nhận mọi thứ có thể biến đổi nhưng ông quan niệm có một thứ bất biến vĩnh hằng, đó là khuôn mẫu của vạn vật. Chẳng hạn loài chim, loài chó, loài ngựa, các vật chất, các nguyên tử của vũ trụ có thể được ra đời từ những khuôn mẫu có trước chúng. Những khuôn mẫu đó là tinh thần, theo cách quan niệm của Kant là cái “tiên thiên” hay của Hegel là “ý niệm tuyệt đối”. Như vậy tiếp theo Socrate, Platon chủ trương nhắm tìm một thế giới của linh hồn bất tử. Ông quan niệm, con người có phần xác và phần hồn. Phần xác gắn chặt vào thế giới giác quan và có chung định mệnh với trần gian (một cái bọt xà phòng chẳng hạn). Theo đó, vì giác quan gắn với thể xác nên ít đáng tin cậy. Phần hồn là chúng ta có một linh hồn bất tử là trụ sở của lý tính. Chính vì linh hồn không có tính vật chất nên nó có thể thấy được thế giới ý tưởng.

Về tư tưởng căn bản của Socrate - lý trí - sự khôn ngoan và đức hạnh, Platon cũng phát triển tư tưởng của mình theo hành trình đó. Ông phúng dụ về “cái hang” tất yếu của nhận thức con người. Theo ông khi con người phải đi trong hang tối, họ sẽ không thể phân biệt rành rẽ để làm bất cứ điều gì. Khi họ thắp đuốc lên, họ nhìn thấy lờ mờ và họ lần mò hành động một cách lờ mờ. Chỉ khi nào ánh dương chiếu vào soi tỏ mọi thứ, lập tức giác quan của họ phân biệt chắc chắn, lý trí phân định minh bạch. Và người ta quyết định hành động một cách đàng hoàng. Khi lý trí được soi tỏ - để lựa cái tốt bỏ cái xấu - con người quyết định hành động xác đáng: đó chính là đạo đức. Về đạo đức, người Trung Hoa vẫn nói “Thiện - Hảo”, người Việt nói “Tốt - lành” là phần nào cũng hàm chứa ý nghĩa của đạo đức.

Một cách tất yếu hơn, khi mọi vật được tồn tại như sự thật về nó, khi con người được sống - phải sống như sự thật về mình: đó là chân lý - công lý - cũng là đạo đức. Người Việt vẫn nói về sự sáng tỏ của đạo đức như sau: “Hai năm rõ mười”. Và nói về tính công lý sáng tỏ của mọi giá trị và hành động: “Thanh thiên bạch nhật”. Cái trái ngụy, cái giả tạo, cái tội lỗi chỉ là cái hành động trong bóng tối (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) người ta tìm cách đánh tráo một sự thật hay một chân giá trị.

Platon nghiệm rằng cơ thể con người chia làm ba phần: đầu, mình và phần dưới cơ thể. Đầu là trung tâm của lý tính, mình của ý chí và phần dưới của những thèm muốn hoặc ước vọng. Mỗi tính chất của linh hồn (nằm theo bộ phận) tương ứng với một lý tưởng hay một đức hạnh. 1- Lý tính phải hướng đến sự khôn ngoan
2- Ý chí phải thể hiện sự dũng cảm
3- Và con ngươì phải kiềm chế ước muốn để biểu thị sự điều độ.
Trong toàn bộ triết học của Platon, triết học về Nhà nước của ông thiên về chủ nghĩa thuần lý. Một quốc gia tốt đẹp nhất thiết phải được thống trị bằng lý tính. Như cái đầu điều khiển cơ thể. Các nhà triết học phải nắm quyền điều hành xã hội.

Ông lập ra một bản sơ lược về sự tương đồng giữa ba phần cơ thể và quốc gia:
Cơ thể​
Linh hồn​
Đức hạnh​
Quốc gia​
Đầu​
Lý tính​
Khôn ngoan​
Bảo vệ​
Tim​
Ý chí​
Dũng cảm​
Chiếm hữu​
Bụng​
Nhu cầu​
Điều độ​
Cần lao

II - Platon và vấn đề hữu thể luận

Chúng ta đang đi vào đối tượng chính yếu nhất của triết học, nó là xương sống, là hành trình xuyên suốt, là vấn đề cốt tử, là ánh sáng bao trùm của triết học. Cơ thể nói: Triết học là khoa học về hữu thể. Hữu thể là gì? Chúng ta đã bàn định ở chương I “Triết học là gì”? Nay chúng ta sẽ rà soát kỹ lưỡng về bản tính của hữu thể.

Nói một cách giản dị, khi chúng ta muốn bàn đến, nói đến bất kỳ một sự việc gì trên đời, trong vũ trụ thì chúng ta phải nên “cái đó” ra - đó chính là một hữu thể. Nó là: cái có, cái là. Về tầm quan trọng của hữu thể chúng ta hãy nghe các triết gia bàn định.

Trước hết người Hy Lạp cho rằng: “Tất cả là hữu thể” (tout est être)
Tất cả vũ trụ, cho đến đời sống của chúng ta mỗi ngọn cỏ, mỗi cá nhân, mỗi ý nghĩa… nếu không có thật - như là thật, thì có gì để bàn, để nghiên cứu, để ứng dụng? Và hữu thể cần có thật - hiện diện thật và đòi hỏi một bản tính thật cho nó, cho dù cái hão huyền có thể là giả tạo với người này hay người khác nhưng chính sự giả tạo cũng đã xuất hiện, có bản tính thật của nó, giống như một kẻ dối trá cũng hiện diện ở trên đời. Bởi thế, hữu thể là con đường tất yếu dẫn đến chân lý.
Như ngạn ngữ Latinh nói: “Hữu thể và chân lý có thể đảo ngược cho nhau” (Ens et verum convertunture hay l’être et le vrai sont convertibles)

Hay như Triết kinh viện nói “Hữu thể và chân lý là một”.

Triết gia Jean Paul Sartre nói “Chẳng có gì trong nhận thức cái không phải là nhận thức về hữu thể” (rien n’est dans la conscience qhi ne soit conscience d’être). (21)

Và hữu thể chính là cả trong và ngoài bản tính của chính nó. Đó là cái duy nhất chứa đựng sự thật về nó. Hegel nói: “Bản chất là phản ánh của chính nó và trong bản thân nó” (24). Còn Sartre chỉ ra: “Bản tính ít ra là nguồn gốc khả chân, hữu thể về nền móng của nó, hữu thể trải qua trong bản tính”(31)

Triết gia Heidegger nói về hữu thể như sau: “Con người là mục tử của hữu thể” (le berger de l’être)(4). Và “Hữu thể là chủ yếu trong chân lý” (L’êt - la est essentiellement dous la vérité)(5).

Và Platon là người hơn ai hết chủ trương “Chân lý trước hết là hữu thể luận (la verité est d’abord “on to logique”), vậy thì, chân lý là song hành, dựng lên từ đối thoại và hữu thể (6)

Chúng ta đã bàn đến sự thiết yếu của hữu thể. Nói đến hữu thể, nghĩa là nói đến bản tính (bản thể) và chân lý. Vậy để nắm bắt vấn đề một cách hệ thống chúng ta hãy lần trở lại với Parménide người đầu tiên xếp nền móng cho hữu thể. Để mở màn cho con đường của hữu thể, ông xác định: “Trên con đường chân lý, người tuyên bố sự đồng nhất của hữu thể và tư duy”(7)

Trước hết để khởi đầu cho khoa học về hữu thể, Parménide quan niệm: “Không gì trở thành cái gì khác với cái nó vốn có”(8)

Quan niệm này của ông không chỉ dành cho hữu thể duy niệm, hoặc tính vấn đề của hữu thể mà là dành cho hữu thể hiện thực, ông nói: “Hữu thể tương ứng với thực tại” (Être qui corresponde à la réalité)(9)

Ông lý giải: Thiên nhiên mang lại những hình dạng biến đổi không ngừng. Giác quan của ông nhận ra sự biến đổi đó thế nào. Nhưng lý tính của ông lại giải thích cho ông cách khác. Và bởi khỏi phải chọn lựa giữa giác quan và lý tính, ông thích tin vào lý tính của mình hơn. Nước chẳng hạn muôn thủa vẫn là nước. Ngọn nửa cách đây triệu năm chẳng lẽ lại không mang thuộc tính gây cháy như ngày nay?

Sau ông, nhà bác học Empédocle (khoảng 490 - 430 trước Jésus Christ) cho rằng Thiên nhiên có bốn chất cơ bản, ông gọi là “rễ”. Bốn cái rễ đó là đất, không khí, lửa và nước. Tất cả những gì chuyển động trong thiên nhiên đều do sự trộn lẫn và sự tách biệt của bốn nguyên tố đó. Bốn chất không thay đổi chỉ có tỉ lệ thay đổi. Khi một cánh hoa hay một con vật chết, nguyên tố đó lại tách ra. Điều đó có thể trông thấy bằng mắt trần. Nhưng đất, không khí, lửa hoặc nước tự chúng không thay đổi, chúng bình yên vô sự trước mọi cuộc hóa thân đó, nói rằng tất cả đều biến hóa là không đúng. Thật ra không có gì thay đổi, chỉ có 4 nguyên tố hợp nhất và tách biệt nhau trước khi lại trộn lẫn vào nhau(10)

Hữu thể duy thực đã không biến đổi thì hữu thể duy niệm cũng lại càng không thể biến hình Parménide nói: “Hữu thể không thể bị chia cắt, bởi vì nó là tất cả sự đồng nhất trong chính mình. Nó không chịu đựng sự gia tăng của cái gọi là trái nghịch trong sự kết hợp của nó, cũng chẳng chịu giảm đi, nhưng trong tất cả nó làm đầy hữu thể, nó cũng hoàn toàn tiếp diễn bởi vì hữu thể là tiếp cận với hữu thể”(11)

Và: “Hữu thể là phi tạo, không mục ruỗng bởi vì nó là hoàn hảo, bất động và vĩnh cửu bởi vì người ta chỉ có thể nói nó đã là hay nó sẽ là bởi vô cùng nó nằm trong tất cả thời khắc hiện tại, một thứ, kế tục… hữu thể không có sinh ra, cũng không có bắt đầu”(12)

Để hiểu quan niệm “hữu thể không có sinh ra và không có bắt đầu”, chúng ta thử diễn giải: Hữu thể thời gian chẳng hạn, nó bắt đầu từ đâu? Hữu thể không gian sinh từ lúc nào? Đơn giản hơn, nếu tôi vẽ một tam giác, sự vẽ của tôi được bắt đầu nhưng cái tam giác 1800 đó luôn luôn có trước rồi, nó như một hữu thể cố định mà nếu tôi chỉ vẽ hai đường gặp nhau thì là một góc hở chứ không phải tam giác. Ánh sáng và bóng tối cũng vậy, khi tôi bật diêm tôi có thể tạo ra ánh sáng, song không thể nào làm ra hữu thể ánh sáng, vì bản thể của ánh sáng đã hằng có chủ nhân trước muôn đời.

Khi một đường thẳng bị cắt hở - gián đoạn nó sẽ tạo thành vô số đoạn thẳng chứ không phải hữu thể đường thẳng liên tục mà chúng ta muốn xem xét đó là cách mà Parménide muốn khẳng nhận hữu thể không thể bị biến dạng để không còn là chính nó ông nói: “Hữu thể theo cách thức phủ định bởi một chuỗi trước từ không sáng tạo ra không kết cục, không thời gian, không giai đoạn, không trở thành” (13)
Và ông xác định hữu thể không thể rằng hữu thể là vô hạn, quả vậy hữu thể nó chẳng thiếu gì cho nó, và nếu nó là vô hạn nó sẽ thiếu tất cả (14)
***

Từ nền móng Parménide chúng ta hãy xem Platon thừa kế và xây dựng quy mô nhận thức về hữu thể ra sao. Trước hết Platon quả quyết hữu thể nhận thức như các quan hệ toán học chẳng hạn, không bao giờ biến đổi. Tổng các góc trong một hình tròn phải mãi mãi là 3600 và một tam giác luôn luôn là 1800. Nhưng Platon không phải là một chuyên gia về hữu thể một chiều, ông còn là chuyên gia của mặt trái của hữu thể, tức phi hữu thể. Ông tuyên bố một câu nổi tiếng, một lời chưa từng có: “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”.

Chúng ta hãy giả dụ, một cái ao đầy nước, trong đó có hữu thể nước. Đến một ngày cái ao cạn sạch nước nghĩa là trống rỗng nước có thể coi là hư vô của nước, hay phi hữu thể của nước, vậy sự trống rỗng đó vẫn có. Nói một cách bao hàm hơn, mọi hữu thể ở trên đời đều có, mọi thứ vô -phi hữu thể về nó vẫn có. Chẳng hạn, theo quan niệm của Sartre “Cơn khát” khi không được uống nước - nếu coi là hư vô của việc "thỏa khát" vẫn tồn tại trong con người chúng ta "đồng đẳng" với cảm giác đang uống nước. Và Platon phát biểu về phi hữu thể: “Giữa hữu thể và phi hữu thể thuần lập một chuyển đổi” (entre l’ être et le non-être s’etablit une sorte d’échange) (15)

Platon quan niệm, thế giới vật thể “biệt ly” ngoài ý thức của con người “Vật tự thân chẳng có gì ngoài việc có thể cảm nhận bằng tư duy” (ces choses en soi que nul ne pent apercevoir que par lapensé)(16). Ông tuyên bố về cách thức nhận biết hữu thể “Cần thiết thấy rằng chính linh hồn là cái cảm nhận và lý trí dựa trên những tự giác trong quan hệ với hữu thể và việc sử dụng”(17). Và ông là người đầu tiên xác định cấp độ của hữu thể và nhận thức:

Cấp độ hữu thể: Degrés de l’ être
1- Khả thị: images copies
2- Khả giác: choses sensible
3- Đối tượng toán học: objets
4- Ý tưởng: idées
Cấp độ của nhận thức: Degrés de la connaissance 1- Phỏng đoán: Conjecture
2- Tin tưởng: Crogance
3- Suy lý: Pensée discarsive
4- Biện chứng: Pensée dialectique


Theo lộ trình ý thức của Platon thì ngay khi con người nhìn nhận bất cứ sự vật nào, đầu tiên, người ta sẽ phỏng đoán. Sau khi “Trăm nghe không bằng mắt thấy” người ta xác lập sự tin tưởng sau đó người ta trên tinh thần nguyên lý đối thoại chà sát qua chính biện và phản biện của tâm hồn. Cuối cùng người ta tự đối thoại với mình trên tinh thần biện chứng của công lý, nghĩa là con người đối thoại với mình như đối thoại với người khác để tìm giá trị phổ quát. Quá trình tư duy tiếp cận hữu thể của Platon đã được Hegel tôn sùng rằng: “Platon là người đầu tiên tuyên bố rằng chỉ có ý niệm là chân thực và phổ biến và chính nó là cái cụ thể phổ biến” (20)

Theo nhận định của Hegel, thì ý niệm là cái xông xáo vào hữu thể, và chẳng cái gì khác ngoài nó sẽ đo lường bản chân của hữu thể thật hay giả và chính điều kiện chân lý của nó luôn luôn phải dính mắc vào cái phổ biến - tức suy tư cách chung - cách là công lý. Bởi thế mọi người dù suy tư sự vật riêng rẽ của mình, muốn đạt tới sự thật, người ta luôn phải mật thiết liên hệ đến cái chung và tự thân luôn đóng vai “cái cụ thể phổ biến”.

Platon bàn về hữu thể tự thân: “Một hữu thể thuần khiết không thể ngừng hiện hữu: một hữu thể như vậy không phải là hữu thể bị giảm trừ, ông nói, tóm lại nó chẳng thể mất dần cái gì đó thuộc hiện hữu của nó, cũng như thuộc cách thức khiến nó trôi tuột thành trống rỗng” (21)

Ông quan niệm bản tính của vật thể trước hết là: Khả thị tính của nó phát giác nó cho đến khi nào yếu tính của nó lộ ra bằng thị giác “Yếu tính là khả thị tính của các vật thể. Những vật thể chỉ có thể gặp gỡ được là khi yếu tính giúp nhìn được chúng” (22)

Và ông là người theo Gewindment nói đã khai trương khoa siêu hình học cổ điển đầu tiên khi đưa vật thể từ khả giác qua siêu vượt: “Platon là người đầu tiên đã quan niệm rằng phải suy tư về hữu thể bằng cách siêu vượt từ vật thể khả giác để vươn tới vật hữu tính của chúng” (23)

Platon còn được coi là người cha của duy niệm tuyệt đối, khi tìm cách đặt lý trí và hữu thể vào trong dòng chảy về lý tưởng: “Vật khả giác là tương đối hiện thực với khả trí chỉ khi nó tham dự vào một hiện thực lý tưởng và một mô thức khả trí” (24) . Ông đã nói một câu nổi tiếng: “Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào cái đẹp lý tưởng”. Chúng ta đã bàn định cấp độ về hữu thể và nhận thức của Platon nay xin bàn tiếp mang tính kỹ thuật khá chi tiết sang cõi bên kia rất quan trọng của hữu thể đó là phi hữu thể. Để làm sáng tỏ phần này, tôi xin nếu ra những ý kiến quan trọng của các triết gia khác vì đây chính là lúc đề tài xuất hiện để mọi triết gia cùng bàn định (các phần khác của cuốn sách cũng viết theo lối này).

Hữu thể là être. Phi hữu thể là non-être, có nghĩa “Không là”. Phi hữu thể ở mức quan niệm nào đó đồng nghĩa với hư vô (néant), nhưng để tránh sự xa lạc nhiều người quan niệm “hư vô là cõi không có tất cả” trong cuốn “Hữu thể và hư vô” (l’être et le néant) của mình. Sartre minh định: không có hư vô là cõi không có tất cả, chỉ có hư vô là hư vô của hữu thể. Về điểm này, để xứng đáng là người sáng lập hữu thể và phi hữu, Platon minh giải: "Có phi hữu thể của hữu thể nhưng không phải với ý nghĩa của phủ định tuyệt đối, một hư vô, cái mà chúng ta phán xét không đẹp chỉ là cái khác liên quan đến cái đẹp. Không phải là liên quan đến bất cứ cái gì xa lạ". (25)

Từ quan điểm của Platon có thể suy diễn: hữu chiều cao chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là chiều thấp nhưng có thể vẫn có độ dài, “giàu”chẳng hạn, phi hữu của nó có thể là “nghèo” nhưng không phải không có một xu dính túi. Để tránh lạc hướng chúng ta hãy xét thẳng vào quan niệm của Platon: Nếu hữu thể là đẹp thì cái phi hữu của nó không thể là cái nghèo, cái thô lỗ, mà là cái không đẹp xét theo hệ quy chiếu của chính cái đẹp. Về điểm này Sartre cũng bày tỏ quan điểm khá đồng tình: “Hư vô là khả tính riêng rẽ của hữu thể và khả năng độc nhất của nó” (26). Và “Khả tính riêng rẽ của hữu thể - cái tự phát hiện trong hành động hữu vô hóa… cái vị thân (tức cái cho nó “pour soi” đó là cái tự thân (en soi) đang tự đánh mất mình để tự xây lên mình giống như ý thức" (27)

Phi hữu thể là cái phi của chính hữu thể chứ không phải tất cả những gì khác nó, bên ngoài nó. Bởi thế hư vô cũng là hư vô từ đó hữu thể đi ra, chứ không phải là một hư vô trống rỗng chung chung. Platon bàn: “Cái không tham dự là lý do hữu thể tối hậu của cái tham dự” (the unparticipating is the ultimate raison d’être of the participating). Và triết gia kant đã nhúng vào cuộc theo cách quan niệm về một hư vô xác định. Ông nói “Nhìn hư vô từ đó sự vật được rút ra” (de voir le nesant d’ont il ét tiré) (28)

Sartre cũng viết: “Hữu thể bởi nó hư vô đến thế giới phải là hư vô của riêng nó”(29), ông bàn tiếp: “Vậy thì hư vô hóa là hư vô hóa của hữu thể, thể hiện sự liên lạc nguyên nguồn giữa hữu và cái vị thân và hữu của cái tự thân” (30)

Bên trên, chúng ta đã nghe Kant bàn về một hư vô từ đó sự vật được rút ra. Giờ chúng ta hãy nghe Descartes và Hegel quan niệm về hư vô.

Descartes diễn giải: “Hư vô của con người là tự do” (c’est la liberté) (31)

Tự do của con người là khả tính gần như tuyệt đối để con người quyết định mọi việc, và trở thành mọi sự. Vậy trước khi con người giống cái mà anh ta quyết định, tự do là một hữu vô. Từ đó, hữu thể đi ra để trở thành hữu thể. Về điểm này, Sartre quan niệm con người là diện mạo mà anh ta đã làm nên. Muốn vậy, trước hết con người phải quyết định việc sẽ làm và trước cả quyết định đó, con người phải được tự do. Mà hữu con người là hữu tự quyết, hữu hành động, hữu trở nên mình. Vì thế, hưu vô của con người phải là tự do, đó là điều kiện để con người bước ra quyết định diện mạo của chính mình.

Về điểm này, Hegel tìm cách lý giải kỹ hơn: “Tự do của tinh thần, theo cách tinh thần là mực thước trung gian và có nghĩa là phủ định” (Hegel affirme la liberté de l’esprit, dans la mesure ou l’esprit est la médiation, c’est-à-dire le Négatif) (32)

Theo quan điểm của Hegel, tự do nghĩa là lựa chọn, ở đó nó có thể chọn cái đó, hoặc phủ quyết chính cái đó. Nhưng quyền tối cao của tự do, khi phủ định chính một hữu thể, nó làm ra hư vô của hữu thể ấy. Như vậy, quan điểm của ông cũng khá đồng tình với Descartes, ở chỗ tự do có thể phủ định - như vậy nó là điều kiện “trái chiều” làm nên hữu thể, nó là một hư vô.

Sartre bàn về một sự phủ định như sau: “Sự phủ định giống như cấu trúc của mình để xác nhận nó có phải là nguồn gốc của hư vô hoặc là trái lại, hư vô có phải là cấu trúc của cái thực, cái là nguồn gốc và nền móng của cái phủ định” (33)

Để diễn giải và dễ hiểu hơn, Sartre quan sát sự vắng mặt của một con người hay một sự vật, như là một hữu thể vắng mặt, để phát giác chính nó. Chúng ta vẫn thường biết một phương ngôn nổi tiếng “Chỉ khi một vật mất đi chúng ta mới nhận ra hoàn toàn nhận ra sự cần thiết của nó”. Chẳng hạn một học sinh vắng mặt trong lớp học, sự vắng mặt của anh ta không phải sự vắng mặt của một sĩ số vô cảm mà là một nhân tính - một cá tính - một mối ưu tư cụ thể liên quan đến người khác (có thể một cô học trò nào đó nhớ anh ta, một bạn trai muốn rủ sau giờ học đi đá bóng hay một người muốn đòi nợ). Sự vắng mặt của anh giống như một phi hữu của chính anh liên quan mật thiết với hữu thể hiện diện của mình. Sartre nói: “Sự vắng mặt cũng phát giác hữu thể bởi nó không phải là hữu thể đó, nhưng vẫn còn là hữu thể đó” (34)

Ông lý giải: “Trong trường hợp vắng mặt quả thực tôi tự tạo nên xác định bởi một hữu thể mà tôi không là, và là cái không là, hoặc không là đó nói lên xác định tôi giống như một lỗ hổng nhờ đó tôi sẽ gọi lên đầy ắp sự thực nghiệm của mình” (35)

Sartre bàn tiếp về hữu thể: “Hữu thể và hư vô là những trừu tượng trống rỗng và cái này cũng trống rỗng như cái kia ở trong cặp của nó” (36).

Và: “Chúng ta phải từ chối đặt hữu thể và phi hữu thể trên cùng một mặt bằng, nhưng chúng ta cũng luôn chú tâm rằng không bao giờ đặt hư vô giống như một vực thẳm nguyên ủy từ đó hữu thể đi ra” (37)

Chúng ta vừa đi qua chặng đường chính yếu nhất, khó nhất, chuyên biệt nhất của triết học, đó là: Hữu thể luận, kèm theo, phi hữu thể luận. Hành trình, mở màn của Parménide. Tiếp theo, Platon là người đã có công khai nguồn hữu thể với “kỹ thuật” dùng lý trí thâm nhập hữu thể. Tiếp đó, ông khai sinh “mặt trái” của hữu thể, với phương ngôn chí tử: “Phi hữu thể tự thân cũng là hữu thể”. Và đặt nền móng cho tương quan thâm nhập lẫn nhau giữa hữu thể và phi hữu nay để kết thúc chương này thêm một lần nữa chúng ta lại rà soát thêm về hành trình gian khó nhất này qua các triết gia.

Triết gia Heidegger cho rằng: “Hữu thể là ý niệm phổ quát nhất không thể định nghĩa được là một ý niệm hiển nhiên”.
Để tránh lạc lối vào những tư duy trừu tượng xa lánh hữu thể cần quan sát, Bakeley nói: “Hữu thể là một hữu thể cầm nắm” (être est un être tenu) (38)

Và Aristore thì chú mục: “Hữu thể là vật thể xét theo vật thể”.
Hữu thể ít nhất phải mang bản tính cố hữu bất động tương đối của nó. Hữu thể thiếu chẳng hạn nó không thể vận động để làm đầy lên, cũng không thể khao khát thành đầy hơn, cũng không thể tiêu dùng mình thành thiếu thốn hơn. Sartre nói về hữu thể thiếu: “Nó là cái thiếu tất cả những gì nó thiếu nhưng không phải chính sự thiếu” (39)

Sartre bàn về hữu tự thân: “Hữu tự thân đầy ắp chính nó và người ta không còn biết tưởng tượng nhiều hơn nữa về cái toàn thể, nó đầy đủ vẹn toàn từ nội dung đến cái chứa đựng nó, không có trống rỗng dù nhỏ trong hữu thể và một chút kẽ hở để hư vô có thể lọt qua” (40)

Về phi hữu thể, Sartre cho rằng, nó đan cài và sửa soạn hạ sinh cho hữu thể đến mức: “Nếu tôi đợi sự phát giác của hữu thể thì cùng lúc tôi chuẩn bị cái phi hữu thể” (41)
Hữu thể - phi hữu, đó là đề tài được sửa soạn hạ sinh ngay từ trong nhận thức: “Đối lập giữa hữu thể và hư vô giống như giữa tiền đề và phản đề” (42) hoặc là: “Nhưng cái phi hữu không phải là cái trái ngược với hữu thể mà là sự mâu thuẫn của nó” (43)

Sartre chỉ rằng “Chỉ có phi hữu thể hiện trên bề mặt hữu thể” (44)

Một cách kỹ lưỡng hơn, Sartre bàn: “Mối liên hệ của hữu thể và phi hữu thể chỉ có là nội tại. Đó là hữu thể theo cách mà hữu thể pha nổi colên trên phi hữu thể trong cái phi hữu thể thì hữu thể phải chỉ ra và điều đó không phải là một công việc, một lề luật tự nhiên mà chỉ là công cuộc nổi lên của hữu thể cái là hư vô riêng rẽ của nó về hữu thể” (45)

Để kết thúc phần hữu thể và phi hữu thể tôi xin dẫn ra một câu nói rất bao trùm của Hegel: “Chẳng có gì trong bầu trời và mặt đất không chứa đựng hữu thể và hư vô. Nó chỉ là ý tưởng thuần túy” (Grand logic chap 1) (46)

Anh A có thể vắng mặt trong lớp học nhưng vẫn có mặt ở ngoài cuộc đời. Nghĩa là xét tổng quan trên phương diện thuộc tại tự thân anh A luôn luôn có mặt chính mình ngay cả khi ngủ. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể như lớp học chẳng hạn, sự vắng mặt của anh A có thể được tham xét như một phi hữu của chính hoàn cảnh đó. Việc ấy rất cần thiết cho tư duy. Bởi thế dù là hữu hay phi hữu, cho dù chúng rất chìu tượng và khó nắm bắt, nhưng chí ít, chúng ta hãy nắm bắt chúng trong tư duy của mình theo cách của Hegel "Nó chỉ là ý tưởng thuần túy", một sự phân biệt duy niệm thuần lý, để chúng ta tra xét về một đề tài hữu thể của vật nào đó và cái phi hữu của chính nó khiến nó nổi lên hoặc là biến mất.
 
Linh hồn, lý trí và hữu thể với Aristote

Phần III: Đồng nhất luận và tam đoạn luận, phép loại suy với Aristore

(384 - 322 trước Jesus Christ)

Aristore - người thầy của những nhà thông thái (le maitre de ceux qui savent)(1) sinh tại xứ Thrace Hy Lạp. Năm 17 tuổi đến Athène thụ giáo Platon. Sau khi Platon mất (347) được mời đến triều đình vua Philippe xứ Macesdoine, trông coi việc giáo dục hoàng tử sẽ trở thành Alexandre Đại đế sau này. Từ năm 335, ông trở lại Athène dựng ra trường học gọi là Lycée. Mới đầu ông dạy theo lối vừa đi dạo vừa giảng cho học trò (do đó có danh từ Perita testisme, tiêu dao chủ nghĩa để chỉ cái phương pháp dạy ấy cũng như cái học phái của ông).

Ông là thiên tài bác học đa dạng đầu tiên trong lịch sử. Ông là cha đẻ của khoa luận lý học. Ông dựng ra khoa Siêu hình học và nghiên cứu đủ các vấn đề luân lý, chính trị, khoa học tự nhiên (2).

I - Aristote với linh hồn, lý trí và hữu thể

Mở màn Aristote đánh giá rằng: “Mục đích của đời sống nhân loại là suy tưởng, đó là khi sống bằng cuộc sống của tư duy con người sống một cách thánh thần” (Aristote es time aussi que le lnt de la vie humaine est la ontemplation, c’est en vivant de la vie de la pensée que l’homme vit divinement(3)

Thầy - trò Platon và Aristote
Kế tục Socrate và Platon, Aristote cho rằng điều kiện đầu tiên để bước vào triết học là con người phải luôn biết ngạc nhiên trước thế giới. Đó là: “Khao khát hiểu biết sinh ra từ nỗi ngạc nhiên trước sự kỳ diệu của thiên nhiên dẫn con người vào con đường triết học” (The desire to know, begotten by wonder at the marvels of nature led men to philosophy) (4)

Và Aristote coi lý trí là nguồn động lực đầu tiên, xuyên suốt nhắm tới chân lý. Ông nói, ”Lý trí không bao giờ hài lòng trong khát vọng hướng về chân lý” (La raison n’est jama satisfaire dans ses aspiration ver le vrai)(5)

Khởi nguồn, Aristote tìm đặt nơi cao nhất cho ngọn đèn của linh hồn, đó cũng là cách mở đầu thiết lập ánh sáng chủ tri. Ông cho rằng, linh hồn tồn tại như một nguyên lý sống tất yếu trong mọi cơ thể: “Linh hồn là thực tại nền tảng của một cơ cấu cơ thể tự nhiên” (Soul is the basic actuality of a natural organic body) (5)

Hơn cả thế, ông cho rằng: “Linh hồn là mô thức của cơ thể” (L’ame et la forme du corps). Mô thức (la forme), có bóng dáng Platon đã chỉ ra, muôn loài, muôn vật, được tạo ra từ một khuôn mẫu có trước chúng. Khuôn mẫu đó, ở trên chúng, nằm ngoài chúng, tất yếu hơn chúng. Sự sắp đặt đó giống như lề luật của linh hồn vượt qua cả Platon, Aristote nhìn thấy tại mỗi sự vật một mô thức của riêng nó, ông gọi đó là linh hồn. Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy tham chiếu ý tưởng của David Hume sau này, ông coi mọi sự vật chỉ là chất liệu thì cũng luôn có:

1/ Vật chất thứ nhất.
2/ Vật chất thứ hai.

Chẳng hạn, một ngọn nến chưa được thắp, nó mang đầy đủ nguyên liệu về nó, đó là ”vật chất thứ nhất”. Nhưng khi ngọn nến đó được thắp lên, nó đã trở thành”vật chất thứ hai” vô cùng huyền diệu. Một chiếc xe cũng vậy, tình trạng”vật chất thứ nhất” của nó khi đứng im, cách gì có thể sánh với lúc nó là”vật chất thứ hai” đang chuyển động. Từ quan niệm đó có thể chuyển dịch cái nhìn sang Aristote, ông cho rằng, mỗi cơ thể không chỉ có da thịt làm nên nó, mà có thể còn mang một mô thức cơ cấu cho mình đó là linh hồn. Ông phân định: “Trong con người trí năng được gọi là một phần của linh hồn và bị chia ra thành trí năng sản sinh. Trí năng thụ động sẽ lụi tàn trong cái chết. Trí năng tác thành không chỉ bất diệt mà còn ly thân khỏi vật chất như mô thức tách dời khỏi vật chất” (6)

Sau khi minh định trí năng thụ động và trí năng tác thành, Aristote xác định vai trò của cảm giác và nhận thức. Theo chân các tiền bối vĩ đại, một lần nữa ông lần tới nguồn mạch lý trí -xác định chỉ nó là phổ quát và tiến về chân lý. Ông nói: “Sự khác nhau (giữa cảm giác và nhận thức) là ở chỗ cái sản sinh ra cảm giác là ở bên ngoài. Nguyên nhân là ở chỗ hoạt động của cảm giác lấy cái đơn nhất làm đối tượng, còn nhận thức thì trái lại, lấy cái phổ biến làm đối tượng. Và cái phổ biến này ở mức độ nào đó, tồn tại ngay trong linh hồn như là vật chất. Vì vậy, mỗi người nếu muốn thì tự bản thân mình có thể tư tưởng được… nhưng cảm giác thì lại không phụ thuộc vào anh ta -muốn cảm giác thì cần phải có sự tồn tại của đối tượng được cảm giác” (7)

Về quan niệm này của Aristote, Hegel đã hết lời tán thưởng: “Như vậy, Aristote ở vào quan điểm cao nhất, người ta không thể hy vọng hiểu biết cái gì sâu sắc hơn nữa” (8)

Cảm giác luôn luôn cần có đối tượng, còn tư duy, nó có thể suy lý thuần túy, không nhất thiết lúc nào cũng cần có đối tượng. Hơn thế, Aristote xác định tư duy là bộ tham mưu tối cao vừa có thể chấp nhận, vừa có thể lảng tránh chính đối tượng. Đây có lẽ là phút khai sinh linh hồn nhận thức vô cùng trọng đại, ông nói: “Linh hồn tạo ra cả xác nhận hay phủ định và theo đuổi hay lảng tránh đối tượng” (the soul makes a quasi affirmation or negation and pursues or avoids the object” (9)

Sau khi đặt xong đỉnh tháp đời sống suy tưởng là đời sống thánh thần cho nhân loại và đặt xong nền tảng tư duy khả lý (bên trên cảm xúc khả giác), Aristote đưa đời sống suy tưởng vào tiếp cận với hữu thể. Ông xác định: “Suy tưởng là hoạt động cao nhất của nhân loại, suy tưởng nằm trên đối tượng khả tri dù là cao nhất” (Contemplation is the highest human activity, thinking on the highest knowable objects”(10)​
Sau đó Aristote xác lập, muốn hiểu biết hữu thể thì dứt khoát phải tiến đến sự đồng nhất giữa chủ thể nhận biết (knowing subject) với vật muốn nhật biết (thing known) và theo cách đó, ông cho rằng: “Linh hồn là con đường xác định của mọi vật thể” (the soul is in a certain all thing) (11)

Chính vì nguyên lý chính thấy”linh hồn đồng nhất với hữu thể” của Aristote mà Anaxagore đã tôn vinh rằng, “Aristote là người đưa linh hồn vào triết học” (Aristote est l’introduteur de la philosophic de l’esprit) (12)

Aristote cũng vạch ra con đường chắc chắn của suy niệm tâm hồn. Theo ông, lẽ sống suy tưởng về mô thức của tâm hồn chắc chắn như có thể cần hoạt động. Ông nói: “Bàn tay là một phương tiện của phương tiện, bởi thế tâm trí là mô thức của vật thể giả giác” (the hand is a tool of tool, so the mind is the form of forms and sense the form of sensible things) (13)

Tâm trí suy tưởng tất yếu như phương tiện của tinh thần và nó là giác quan mô thức của vật thể khả giác, quả là một nhịp cầu vô cùng quan trọng bắc từ ý thức sang hữu thể.

Aristore đã vạch ra một hành trình rất căn bản và rành mạch: Tinh thần là đời sống tối cao của nhân loại, nó duy nhất là cái có thể không cần đối tượng, có thể thuần lý và để tri thức vạn vật nó ở bên trên vạn vật -dù là sự vật cao quý, tinh vi đến đâu. Sau khi xác lập chủ tri tinh thần, Aristore xác định rằng, triết học là khoa học về bản thể của vạn vật. Đó là cái không thể nhầm lẫn với môn vật lý. Chúng ta hãy trở lại với cách nhìn của ông: “Vật lý sẽ là môn khoa học đầu tiên. Nhưng nếu tồn tại một bản trình bất động, khoa học về bản tính này phải đến trước và phải là triết học đầu tiên.

Bản thể luận cũng chính là hữu thể luận (chúng ta đã giải quyết ở chương I). Và chúng ta hãy xem Aristore bàn về hữu thể luận con đường chính yếu của triết học: “Hữu thể học là môn nghiên cứu về hữu thể xét như hữu thể và những thuộc tính của nó xét như nó là hữu thể" (Meta, T1-1003a 21 -22).

Ông nói về hữu thể: “Hữu thể tự phát lộ nó (trong tương quan với hữu của nó) bằng nhiều cách thái khác nhau” (L’ être se révele à son être de multiples station) (14)

Ông xác lập: “Bốn cách thái xuất hiện của hữu thể như sau:

• Hữu thể là thuộc tính
• Hữu thể là tiềm thể và hiện thể
• Hữu thể là chân lý
• Hữu thể là sơ đồ của những phạm trù (15)​
Aristore tìm cách xác định cách thức mà hữu thể hiện diện, ông nói:

• Sự vật như chúng đã hay đang là
• Sự vật như chúng được nói tới hay nghĩ tới phải là
• Sự vật như chúng chắc chắn phải là (things as they were or are, things as they are said or thonght to be or things as they onght to be)(16)​
Để hiểu, chúng ta có thể diễn giải như sau:

• Thứ nhất, sự vật như đã hay đang là đó là sự vật tồn tại tự thân trong quá khứ hay hiện tại.
• Thứ hai, sự vật như chúng chắc chắn phải là, đó là, sự vật của nguyên lý hay thực tại tất yếu.​
Với Aristore, lần đầu tiên giới triết học được biết tường tận, chi tiết về các”kỹ thuật” của hữu thể. Ông xác định 4 thuộc tính của hữu thể:

1- Bản thể - subtance
2- Phẩm tính -quality
3- Tương lai -relation
4- Tồn tại (cái còn lại) -the rest

Chúng ta thử tra xét 4 thuộc tính này, giả sử chúng ta có một chiếc nhẫn vàng:

- Bản thể của nó: là vàng
- Phẩm tính của nó: là vàng 60% hay 99%
- Tương quan: trong hợp kim của nó có chất gì làm giảm phẩm tính của nó, thêm nữa, nó là nhẫn thì sẽ mang thêm giá trị khi được tạo đúng mốt…
- Còn lại: dù vật thể có biến đổi cái gì, nó cũng phải còn lại để làm nên nó. Vậy cho dù biến đổi theo thời tiết, xã hội ra sao, vẫn còn lại chiếc nhẫn vàng để chúng ta xem xét -chính nó.​
Ngoài 4 thuộc tính trên, Aristore còn xác lập 4 nguyên nhân vô cùng trọng yếu của mọi vật thể:

1- Nguyên nhân mô thể - form
2- Nguyên nhân chất thể - matter
3- Nguyên nhân thực hiện -efficient hoặc agent
4- Nguyên nhân cứu cánh -final hoặc end (17)​
Bốn nguyên nhân này, Aristore dùng để tra xét tự nhiên nhiều hơn, nhưng có lẽ nó rất quan trọng để tham chiếu vào mọi sự vật ở đời. Chẳng hạn, chúng ta quan sát một cái nhà:

- Nguyên nhân mô thể của nó: là nhà có móng và tường
- Nguyên nhân chất thể của nó: có thể làm bằng gạch ngói hay gỗ đá hay phên tre.
- Nguyên nhân cứu cánh của nó: để ở hay để trưng bày, hay để chờ khách…
- Nguyên nhân thực hiện của nó: người ta sẽ thực hiện nó theo cứu cánh đã định và theo nguyên liệu đã giành cho nó…


Bây giờ xét đến một cây đàn:
- Nguyên nhân mô thể: dáng đàn.
- Nguyên nhân chất thể: gỗ thông, dây thép…
- Nguyên nhân cứu cánh: tạo ra âm thanh.
- Nguyên nhân thực hiện: tác thành đàn.[/LEFT]
Từ bốn nguyên nhân chính chúng ta có thể tra xét mọi việc. Chẳng hạn một cái nhà để ngụy trang và cái nhà để ở, chúng sẽ rất khác nhau ở nguyên nhân cứu cánh.

1- Nhà để ở: che nắng, che mưa…
2 - Nhà ngụy trang: đánh lừa đối phương bằng hình dáng, dẫn dụ đối phương…​
Như vậy, đến đây chúng ta đã theo dõi quá trình nền tảng của Aristore , bao gồm:

1 -Tinh thần duy lý, khả năng thượng đẳng nằm trên đối tượng.
2 - Hữu thể khả giác, hữu thể khả tri tồn tại tự thân nhưng phải đi vào đường của linh hồn để biến thành nhận thức.
3 -Cách thái của hữu thể, thuộc tính của hữu thể và nguyên nhân của hữu thể.​
Aristore đã vạch ra bản thể của tinh thần, cũng như bản thể của hữu thể để sửa soạn đi vào lộ trình của nhật thức, xa hơn, cao hơn nhằm tiến về chân lý. Ông cho rằng, nhận thức của con người phải bắt đầu từ một nguồn sáng đến trước kinh nghiệm, đó là linh hồn. Ông nói: “Con người của kinh nghiệm hiểu vật thể là gì, nhưng không hiểu tại sao, trong khi đó người khác hiểu được”tại sao” và nguyên nhân nữa” (18)

Về căn bản, từ tự nhiên đến triết học, con người phải xác định được nguyên lý, đó là sức sống vĩnh cửu trôi chảy trong vạn vật. Về điểm này, mở màn Platon đã hình dung ra khuôn mẫu”tất yếu” của muôn vật. Nhưng như trên chúng ta đã bàn, Aristore đã tìm đến nguyên lý giống cái mô thức của mô thức. Đó là mô thức thuần khiết, giống như con đường của nguyên lý hay của linh hồn thuần khiết. Chẳng hạn, Aristore cho rằng, thể chế chính trị của mỗi quốc gia là một lề luật tức mô thức thuần”bút mực” - phi vật chất vậy mà mô thức đó là cái quyết định nhất đến phẩm chất của mỗi quốc gia. Ông nói ”Sự tồn tại của một xã hội toàn thể với một lề luật phi bút mực được áp dụng cho toàn thể mọi người” (The existence of an universal society with unwritten law applying to all people).

Khi Aristore đề cập đến lề luật ”phi bút mực”, nghĩa là ông muốn ám chỉ, quy luật tồn tại của một xã hội dựa trên cả lề luật thành văn, thậm chí cả lề luật bất thành văn, đó là giá trị là sức mạnh, là nguyên lý siêu hình (phi vật chất) nhưng lại quy định phẩm tính của tồn tại xã hội.

Chính vì coi trọng nguyên lý ”phi vật chất của vật thể” mà Aristore đi đến xác lập những con đường phi vật chất của nhận thức. Ông xác định: “Chúng ta nghĩ rằng nhận thức và hiểu biết thuộc về nghệ thuật nhiều hơn là kinh nghiệm” (we think that knowledge and understanding be long to art rather than to experience) (19)

Kinh nghiệm nghĩa là cách tiếp xúc trực tiếp với đối tượng để nhận biết nó. Nhưng Aristore quan niệm, nhận thức mở màn - triển khai, hiểu biết, dựa trên nghệ thuật nhiều hơn kinh nghiệm. Trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy rõ một điều, kẻ có học là kẻ nắm được những hệ thống nghệ thuật hay khoa học để nắm bắt vấn đề. Đó là người có tri thức nhà nghề, có chuyên môn. Ngược lại, nhiều kẻ sống lâu lên lão làng, kinh nghiệm về rất nhiều thứ nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm tản mạn, không thể tạo thành một nhà chuyên môn trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Và chính vì quan niệm cốt tử đó, Aristore đã tạo dựng các nghệ thuật để nắm bắt hữu thể.​
Chúng ta hãy lần lượt khảo sát các nghệ thuật nhận thức của ông:
1) Luật đồng nhất
2) Tam đoạn luận
3) Phép loại suy


Thầy và Trò vua Alexander Đại đế
 
I - Luật đồng nhất (le Principe/d’identité)

Luật đồng nhất A là A hay A = A là giờ phút khai sinh vô cùng quan trọng của nhận thức triết học. Với Parménide chúng ta đã biết đến hữu thể bất dịch, với Socrate là duy niệm thuần khiết, với Platon là trở về hữu thể xác định nhưng suy chuyển ngay trong lòng nó, tất cả mới là những định hướng hay quan niệm.

Nhưng Aristote đã mở màn khai sinh một “định chế kỹ thuật” - một thao tác tư duy - một phương pháp cụ thể mã hóa hầu trọn tất cả những quan niệm trên. A = A phải nói là mở màn chân lý chắc chắn nhất của nhận thức. Bởi lẽ A ≠ A thì làm sao có thể tin 2 =2, và như vậy làm sao có thể tiến đến việc tin tưởng 2 + 2 = 4? Các tam giác dù to dù bé nhưng tổng các góc trong bất kỳ tam giác nào đều bằng 1800 và chúng ta sẽ có hệ luận: tam giác thường = tam giác vuông = tam giác đều. Như vậy A = A đã được khai triển một bước rất xa.

A là A, phải nói, như nhiều triết gia là một mở màn quan trọng cho lộ trình của triết học. Cho dù sau này Hegel có phản bác rằng, A = A là một mệnh đề trống rỗng, vô nghĩa thì chính ông cũng dùng A là A để tiến đến một triết lý mới mong chứng tỏ A là cả phi A.

A là A, nghĩa là một bản thể là chính nó, giống như tôi là tôi, nếu tôi không được là tôi, như vậy cả về bản thể thể chất, cả bản thể tự do tôi đều không có nổi, hòng gì chỉ ra quyết định đi tìm chân lý?
Mọi sự có thể vận động, đổi dời nhưng ngay cả A không được bằng A thì còn đích nào để bàn tiếp, để suy luận tiếp, để vận hành tiếp?

Để đi vào luật Đồng nhất, chúng ta hãy tìm hiểu. Để tiến đến nó, Aristote đã xác định về bản tính của hữu thể: “Hữu thể bao hàm trong nhiều chấp thuận, nhưng nó luôn tương quan vào một cách thức hợp nhất và một bản tính xác định” (20)

Để rõ hơn, chúng nghe Kant minh giải sau khoảng 2000 năm: “Vật thể là cái này hay cái kia, nhưng không thể là cái khác” (non pas qu’elle ne puise être autrement) (21)

Không những tìm cách đồng nhất vật thể vào vật thể, A bằng A, Aristote còn tìm cách đồng nhất ý thức vào vật thể, như đong khít chân lý chủ quan vào chân lý khách quan, để tìm công lý của chân lý. Ông nói: “Tư duy và vật thể của tư duy là giống hệt nhau” (that thought and object of thought are the same) (22)
Và ông bàn định: “Tư duy không mang lại gì khác hơn là hình thức của tính phổ biến và của tính đồng nhất với chính mình. Như vậy, tất cả đều có thể phù hợp với tư duy của tôi” (23)
Bây giờ chúng ta hãy đi vào trung tâm của luật Đồng nhất. Aristote nói:

“Tổng quát có hai nguyên lý lý trí dẫu đến hai nguyên lý căn bản: Nguyên lý đầu tiên là nguyên lý đồng nhất (le principe d’identite) đó là: A là A. Từ đó người ta có thể rút ra nguyên lý trái ngược (le principe de contradiction) hoặc không trái ngược (non-contradiction) cái chỉ là mô thức phủ định: một vật không thể cùng lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó, và xuất hiện nguyên lý loại trừ cái thứ ba, hay loại trừ cái giữa, hai mệnh đề trái ngược, cái này đúng, cái kia sai, không có cái thứ ba giải pháp khả dĩ”. (24)

Để thâu tóm luật Đồng nhất một cách dễ hiểu chúng ta thử lược kê: - Thứ nhất đồng nhất: A là A
- Thứ hai loại trừ để thuần khiết: A không chứa cái gì ngoài nó, cũng không thể trở thành cái khác.
- Thứ ba khử tam: cái thứ nhất là A, cái thứ hai không phải A thì là B, không có cái thứ ba vừa là A vừa là B.
Bằng nguyên lý đồng nhất, Aristote đã cự tuyệt với thái độ tâm lý lùng nhùng của nhận thức, theo cách”nửa nạc nửa mỡ”, “dở ông dở thẳng”, “tháng ba cũng ừ, tháng tư cũng gật”, “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay” hoặc cách tư duy cầu toàn cả gói “trong âm có dương - trong dương có âm”, những cách chỉ tạo nên những cuộc tranh cãi vô bổ, không thể nào có thể dẫn đến một tiếng nói phổ quát, làm bằng chứng cho chân lý. Từ, hoặc A hoặc B, không có cái nửa A nửa B, Aristore còn vạch ra cả tầm mệnh đề hay giải pháp, không thể có một mệnh đề vừa đúng vừa sai. Chỉ có thể, hoặc nó đúng, hoặc nó sai! Để nắm trúng, nắm kỹ hơn hơn, chúng ta hãy tra cuốn Aristote của Nxb Tư Tưởng Matxcơva trang 126:

“Không thể cùng một lúc vừa tồn tại lại vừa không tồn tại.
Không thể cùng một cái gì đó, vừa có lại vừa không có.
Không thể tư duy về một cái gì đó nếu không tư duy thường xuyên về chính cái đó.
Không thể có một tính chất nào đó xét cùng trong một thời điểm và cùng một mối quan hệ, vừa là vốn có vừa là không vốn có của một cái gì đó”.


III -Tam đoạn luận (syllogisme)


1. Phép diễn dịch (deductive reasoning)
Đây là môn luận lý học hình thức có sớm nhất trong lịch sử. Nó được Aristote giảng dạy trong cuốn Organon. Chữ này nghĩa đen là dụng cụ, ám chỉ, là dụng cụ cần cho việc suy tư và lý luận. Theo Aristote, tư tưởng người ta diễn đạt ra ngôn ngữ có thể dưới 4 hình thái: 1- Đơn giản nhất là: Ý tưởng
2- Nhiều ý tưởng hợp thành: Phán đoán
3- Nhiều phán đoán hợp thành: Suy luận
4- Nhiều suy luận hợp thành: Lập luận hay chứng minh



Luận lý học nghiên cứu những hình thái ấy của tư tưởng và thiết định những quy tắc mà các hình thái ấy phải tuân theo để đưa sự suy tư và lý luận đến nhận thức được chân lý, loại bỏ được sai lầm. Sở dĩ gọi là luận lý hình thức vì nó nhắm việc ổn định, kiểm soát hình thức bề ngoài và các mối nối của lý luận, nó chú mục vào những hình thái diễn tả của ngôn ngữ, chứ không để ý đến nội dung tư tưởng, bởi vì người ta cho rằng khi hình thức đã kiến tạo chặt chẽ, thì tư tưởng tự nhiên có giá trị.
Trong luận lý hình thức có một phép lý luận cơ bản, đó là phép Tam đoạn luận, đây là một thí dụ cổ điển:
  1. Tất cả mọi người đều phải chết
  2. Thế mà Socrate là một người
  3. Vậy thì Socrate cũng phải chết
Theo thuật ngữ, mệnh đề một gọi là Đại tiền đề (Prémisse majeure), mệnh đề hai gọi là Tiểu tiền đề (Prémisse mineure), mệnh đề chót gọi là Kết luận (conclusion). Đại tiền đề chứa đại từ (phải chết) có ngoại trương lớn nhất. Tiểu tiền đề chứa trung từ (người) có ngoại trương trung gian. Kết luận chứa tiểu từ (socrate) có ngoại trương nhỏ nhất. Ý niệm về Socrate nội hàm trong ý niệm về người, ý niệm về người nội hàm trong ý niệm về phải chết.
Khi một tam đoạn luận được tạo dựng phải phép như trên, kết luận nó đưa tới mới không thể sai (25)
Chúng ta hãy xem xét một tam đoạn luận khác trong Bách khoa Compton’s (26) 1- Những người thật thà không nói dối (Honest men do not lie)
2- Jones là một người thật thà (Jones is an honest man)
3- Bởi vậy Jones không nói dối (There for Jones does not lie)
Điều kiện để một phép tam đoạn luận tiến triển đúng, theo Bách khoa chỉ ra, kết luận chỉ đúng khi cả hai tiền đề trên buộc phải đúng.
Chúng ta thử lần lượt kiểm tra phép sai với tam đoạn luận trên:
Mệnh đề thứ nhất sai: 1 - Tất cả mọi người đều không nói dối.
2 - Jones là một người
3 - Jones không nói dối
Tam đoạn luận này sai, vì không thể có được “Tất cả mọi người đều thật thà”, vì thế kết luận Jones cũng là người không nói dối, là không đáng tin, cũng không có bất cứ cơ sở nào để tin.
Mệnh đề thứ hai sai: 1- Những người thật thà không nói dối
2- Jones không phải một người thật thà
3- Jones không nói dối
Tam đoạn luận này sai vì tiểu tiền đề mâu thuẫn với kết luận.
Để kết luận về phép Diễn dịch, chúng ta có thể gói gọn lại trong một câu “Từ điển và danh từ Triết học” viết: “Diễn dịch là kiểu suy luận từ Chung tới Riêng”(27)
Từ phép diễn dịch hình thức, chúng ta có được phép diễn dịch toán học.
Tam đoạn luận hoàn toàn, hay cũng gọi là tam đoạn luận tuyệt đối (syllogisme comple or absolue): A = B
B = C
A = C
Từ tam đoạn luận tuyệt đối, ta có tam đoạn luận tương quan: A > B
B > C
Vậy, A > C
Và tam đoạn luận kép được khai triển từ tam đoạn luận tuyệt đối (syllogisme composé): A = B
B = C
C = D
D = E
Vậy A = E
Theo “Từ điển và danh từ triết học” của Trần Văn Hiến Minh, từ phép tam đoạn luận tuyệt đối của Aristote đã phái sinh ra cả loạt các tam đoạn luận khác như: tam đoạn luận đơn, tam đoạn luận hình thái, tam đoạn luận có điều kiện, tam đoạn luận bất toàn, tam đoạn luận giả định, tam đoạn luận liên tiếp, tam đoạn luận liên tiếp… (trang 214, 215, 216).

Theo Giáo sư triết học Phạm Thế Ngũ, trong cuốn “Triết học lớp mười hai”, ông cho biết từ phép tam đoạn luận hình thức của Aristote, người ta đã triển khai, phân biệt đến 192 mẫu tam đoạn luận (tr 389). Vậy để hiểu sâu vấn đề hết sức căn bản này, các bạn đọc cần đọc thêm nhiều sách để tham khảo. Dẫu vậy, bạn hãy chắc tâm một điều: Nguyên lý đồng nhất chính là nền tảng của phép diễn dịch. Tam đoạn luận tuyệt đối làm nhân lõi của mọi phép tam đoạn luận.

2 - Phép quy nạp (inductive reasoning)

Bách khoa toàn thư Compton’s (cuốn 13 trang 334) cho rằng: "Những nguyên tắc của phép diễn dịch được thiết lập bởi nhà triết học Hy Lạp Aristote (The principles of inductive reasoning were stated by the Greek philosopher Aristotle)". Cũng theo bách khoa này: khi một người tập hợp nhiều dự liệu hiện thực để từ đó rút ra kết luận cuối cùng đó là quy nạp.

Chẳng hạn, tôi có thí dụ, một nhà y học nhận định rằng: - Ở Châu Á, muỗi gây ra bệnh sốt rét
- Ở Châu Phi, muỗi cũng gây ra bệnh sốt rét
- Ở Châu Âu, muỗi cũng gây bệnh sốt rét
Từ đó, anh ta có thể rút ra kết luận: Muỗi gây ra chứng sốt rét trên toàn thế giới.
“Từ điển và danh từ triết học” của Trần Văn Hiến Minh, định nghĩa như sau:
  1. Phương pháp suy luận từ kết luận (đặc thù) tới nguyên lý (tổng quát).
  2. Suy luận tiến từ tất cả các trường hợp riêng để ra định luật chung (trang 196).
Thí dụ của từ điển này đưa ra như sau: thanh sắt (đặc thù) giãn nở ở dưới tác dụng của nhiệt (có thể thấy vàng hay bạc nữa), người ta có thể đi tới kết luận quy nạp: nhiệt làm giãn nở các kim loại.

Về phép quy nạp, Bách khoa Compton’s cho rằng: “Luận chứng quy nạp tuy nhiên không bao giờ có kết luận cuối cùng. Nó dựa trên những dữ liệu đã hiểu biết, nhưng vấn đề luôn luôn được xem xét lại, nếu dữ liệu mới được tìm thấy” (It is based upon known facts and is always subject to revision if new facts are discovered) (Cuốn 13 tr3)
IV - Phép loại suy (analogy)
Theo Bách Khoa thần học New Catholic (cuốn A tr 466) có gọi, Aristote cũng là cha đẻ của phép loại suy (the father of analogy).
Loại suy là gì? Theo từ điển, thì đó là cách suy luận dựa trên những điểm giống nhau hay tương tự giữa hai vật.

Cũng theo Bách khoa New Catholic, Aristote chỉ ra ba thuộc tính của phép loại suy:
  1. Thứ nhất là chủng loại dựa trên thuộc tính của nhiều vật có ý nghĩa giống nhau gọi là đồng nghĩa (univocal).
  2. Thứ hai là những vật có thuộc tính mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau gọi là dị nghĩa (equivocal)
  3. Thứ ba là những vật có thuộc tính mang ý nghĩa phần thì giống, phần thì khác.
Từ căn cứ của phép loại suy này, tôi có thể áp dụng vào việc quy chủng loại cho ngành động vật:
  1. Đồng nghĩa: mèo rừng và mèo nhà, cũng họ mèo vì theo chủng loại có rất nhiều điểm giống.
  2. Dị nghĩa: mèo không cùng chủng loại với gà, vì chúng khác nhau về mọi mặt.
  3. Bán giống - bán khác: hổ có thể cùng chủng loại với mèo vì mặc dù có nhiều điểm khác nhau, chúng cũng có rất nhiều điểm giống nhau.
Về phép loại suy, chúng ta sẽ còn bàn kỹ thêm ở phần luận lý. Đến đây, xin khép lại bằng một lời chào biết ơn Aristote -cha đẻ của khoa luận lý học.


Theo Nguyễn Hoàng Đức - Chungta.com

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top