Trong cuộc sống gia đình, để có hạnh phúc thực sự quả thực không đơn giản! Có lẽ, không ở đâu con người lại gặp nhiều nghịch lý trớ trêu như trong lĩnh vực này. Không phải ngẫu nhiên mà đại văn hào Nga Lép Tônxtôi cho rằng: “ Con người đã sống qua những trận động đất, những cơn dịch tả, những chứng bệnh khủng khiếp và đủ các thứ thống khổ về tâm hôn, nhưng xưa nay tấn bi kịch đau đớn nhất vẫn là và vẫn sẽ là là tấn bi kịch của buồng ngủ…”. Nhìn vào thực tế chúng ta cũng thấy rằng những bi kịch này có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, luôn luôn ám ảnh, đe doạ người đời như những “định mệnh nghiệt ngã”.
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng có học, có đủ các tiện nghi vật chất, nhìn bề ngoài tưởng như không có lý do gì để bất hạnh, ấy thế mà hạnh phúc gia đình cuả họ lại luôn tỉ lệ nghịch với sự giàu sang phú quí đó.
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng đã từng có một thời kỳ vàng son rực rỡ với một quyết tâm sắt đá là “ nếu có hai cuộc đời ta còn yêu nhau mãi” thế mà “hậu vận” lại đầy bi thảm.
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng, thuở hàn vi còn có được những niềm hạnh phúc đơn sơ thì bỗng nhiên sau một cuộc “đổi đời” hạnh phúc lại rơi vỡ tan tành…
Và điều đáng tiếc là mặc dù đã có không ít những “lý thuyết”, “bí quyết”, “nghệ thuật” gìn giữ hạnh phúc ra đời – kể cả những lý thuyết chặt chẽ nhất không chỉ có những phần “định lý thuận” mà còn có cả “những định lý đảo” chỉ ra “cách chôn sống hạnh phúc như thế nào là nhanh nhất..”- mà phần lớn nhân loại vẫn chưa thoát khỏi nỗi bất hạnh. Thậm chí những nỗi bất hạnh đó cũng không buông tha cả những lý thuyết gia và cả những diễn giả đã từng nhiều lần rao giảng các “nghệ thuật”, các “bí quyết” nói trên!!!
Vậy nguyên nhân của những bi kịch trên là do đâu? Trong các cuộc trao đổi với những người đã từng ít nhất có một lần làm vợ làm chồng, chúng tôi nhận được những câu trả lời rất phong phú:
- Có thể do quan niệm khác nhau về hạnh phúc, khiến hạnh phúc của người này không dung hoà với hạnh phúc của người kia, hay thậm chí đồng nghĩa với bất hạnh của người kia.
- Do hậu quả của sự thái quá trong quan niệm bình đẳng giữa nam và nữ.
- Do ảnh hưởng của lối sống phương Tây.
- Do cá tín của mỗi người ngày càng được phát huy và tôn trọng.
- Do không được chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống gia đình.
- Do bỏ rơi đạo lý truyền thống trong lĩnh vực đời sống gia đình.
- Do thiếu đức tinh, thừa duy lý.
- Do định mệnh, không thể tránh khỏi dù cho “ tài trí bậc nào” …
Trong số những nguyên nhân đó, có một nguyên nhân bao trùm và rất cơ bản là những người trong cuộc thường chưa có đủ một công cụ đích thực cần thiết, thường trực để ứng xử một cách có kết quả trong mối quan hệ giữa con người với con người nói chung và trong mối quan hệ vợ chồng nói riêng. Cho nên dẫn đến tình trạng:
Vợ chồng là cái gì?
Chưa tìm ra định nghĩa
Chỉ biết đời buồn tẻ
Từ khi sống có nhau.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Công cuộc “ghép nối” hai tâm hồn thành một chỉnh thể vợ chồng- “ tuy hai mà một” ngày càng khó khăn phức tạp, bởi sự ràng buộc của các luật lệ, phong tục tập quán, dư luận ngày càng trở nên lỏng lẻo và bởi mỗi người ngày càng làm chủ nhân sinh của mình, ngày càng trở thành chính mình hơn hay nói cách khác, khoảng cách giữa các cá tính, kể cả trong quan hệ vợ chồng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Do vậy, nếu không có một công cụ lý luận thật sắc bén đủ sức thâm nhập vào thế giới tâm hồn của người khác thì cho dù hai người sống tốt với nhau cũng có thể luôn luôn bị đe doạ bởi bản án ly hôn mà lý do đơn giản chỉ là “Tính tình không hợp nhau”.
Xung quanh vấn đề này, lâu nay những người trong cuộc- nhất là phái nữ- thường có những sai lầm phổ biến sau:
- Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta ít khi tách ra được, dù chỉ là tương đối đầy đủ, những ưu khuyết điểm của họ và lại càng không xác định việc giới hạn cũng như những diễn biến có thể có của những ưu khuyết điểm đó. Những sự đánh giá đúng đắn này nếu có, thường cũng chỉ thoáng qua chứ không trở thành một công cụ thường trực, do vậy những cảm nhận của chúng ta nhiều khi chính xác, song lại bị nhấn chìm bởi quy luật cảm xúc khắc nghiệt:
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng…
Lôgich cảm xúc này khắc nghiệt đến mức có những cô gái cũng rơi vào tình trạng như cô Jenny Ghechác( Trong truyện Jenny Ghechác)- mặc dù đã nghe được màn đối thoại giữa chàng Lextơkên với bà cô của anh ta và biết được rằng anh ra chỉ có ý định là đùa giỡn tình yêu, chứ không có ý định yêu mình một cách nghiêm chỉnh và mặc dù lúc ấy đã có ý nghĩ: “Giá như có cách nào để tránh mặt chàng…” nhưng khi bị chàng ráo riết tấn công thì lại không đủ sức để chống đỡ, nói đúng hơn, ở đây Jeny không thể chạy thoát khỏi những cảm xúc rạo rực, mãnh liệt đang dâng lên trong chính mình.
- Không thấy được tính biện chứng: “Nghiệt ngã” trong từng nét cá tính, tính cách cụ thể:
Ở đây, chúng ta thường nhìn những nét tính cách tốt như một cái gì đó cực kỳ hoàn hảo, không hề có chút gợn mờ ảo của những giá trị âm trong đó; ngược lại chúng ta thường nhìn thấy những nét xấu cũng như những cái gì đó không thể vớt vát lấy do những định kiến, những ấn tượng ban đầu làm méo mó nhận thức rất nhiều. Vì vậy, trong đời thường, chúng ta thường lạm phải những từ như: “rất tốt” “ rất hiền lành” “ hoàn toàn không ghen” “ miễn chê” “ cực kỳ”…hay “ không thể nào chấp nhận được” “ hết chỗ nói”…và kèm theo đó là những niềm tin quá lớn so với giới hạn của người đời thường hay ngược lại…
Có lẽ ít ai biết thực hiện một điều đơn giản là đi tìm dấu cộng trong cả “khối dấu trừ” và phát hiện kịp thời “dấu trừ” trong “vô số dấu cộng” để kịp thời cảnh giác, dự báo, phòng ngừa…Chính do không nắm được phép biện chứng “nghiệt ngã” này nên không ít người đã để tuột tay hạnh phúc của mình.
Ai có thể đoán được rằng người đã làm cho nàng Adèle kiều diễm và quí phái phải xiêu lòng không chỉ bằng tài năng mà bằng cả sự đứng đắn, nghiêm túc trong tình yêu như đại văn hào Pháp Vichsto Huygô- với quan niệm nổi tiếng: “Tôi xem thường một thiếu nữ bằng lòng kết hôn với một người đàn ông mà không biết chắc rằng người ấy còn trinh hay không, trinh như chính nàng vậy”- lại có thể đánh mất hạnh phúc đẹp đẽ sau mười năm chung sống của mình chỉ bởi một lý do rất đơn giản là có một người thứ ba kém tài và xấu trai hơn mình đang say mê vợ mình một cách đơn phương mà Adèle chưa có điều kiện khuyên bảo gã si tình đó? Ai mà đoán trước được sự ghen tuông và lòng hận thù trong cái tình yêu đích thực và mãnh liệt của Ôtenlô?...
Đó chính là sức công phá của mặt trái, của dấu trừ mà khởi thuỷ nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trên cả khối “dấu cộng”, khiến bao độc giả phải thốt lên những mệnh đề giả định như: “Giá mà nàng Adèle kịp thời ngăn chặn sớm hơn…!”, hay “ Giá mà nàng Đextêmôna đừng sơ suất…!!”
Và cũng có ai đoán trước được rằng chàng Rét- Bớtlơ trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió nổi tiếng của Magơrít Michel đã từng bị coi là kẻ ăn chơi trác táng, phóng đãng số một và đã nhiều lần bị Scarlet gọi là đồ đểu cáng, đê tiện..lại chính là người rất biết yêu, rất thương con, có thể bỏ qua được những lỗi lầm của Scarlet, vượt qua những ghen tuông vặt vãnh…để cuối cùng trở thành một hình mẫu lý tưởng mà Scarlet phải nuối tiếc khi “tuột” khỏi tay mình. Đó chính là sự lớn mạnh của “dấu cộng” bé nhỏ ban đầu trong “vô khối dấu trừ”…mà con người đời thường khó nhận thức.
- Cũng do chưa khắc phục triệt để được cách nhìn sự vật, nhìn người khác một cách tỉnh táo, xơ cứng, máy móc, thậm chí đầy định kiến mà chúng ta ít khi dự báo được khá chính xác lôgich phát triển các nét cá tính cụ thể trong người bạn đời của mình, kèm theo đó là chưa chuẩn bị được những phương án ứng xử cần thiết. Bởi vậy chúng ta luôn gặp phải những bất ngờ kỳ lạ, những nghịch lý trớ trêu: “ Quái lạ, từ xưa đến nay anh ta chưa bao giờ như vậy mà!...” “ Thật không thể tưởng tượng nổi, tại sao mình lại dại dột như vậy!...” “ Không thể chấp nhận được một người chuyên đi dạy người khác phải ăn ở thế nào và cứ mở miệng ra là nhân văn nhân đạo…mà lại đánh vợ!”…
Cuộc sống đời thường vừa giản đơn lại vừa phức tạp như vậy đó, bởi mọi khả năng đều có thể xảy ra và mỗi con người dù vĩ đại đến đâu đều có thể phạm sai lầm. Và dù có phải trả giá cho những dại dột, đắng cay, thất bại, con người vẫn luôn luôn khát khao tìm về với những giá trị tốt đẹp, với những niềm hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc trong tay ta, nếu ta có đủ trí tuệ để xử lý tất cả những cái phức tạp tưởng như đầy nghịch lý của cuộc sống thường nhật!
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng có học, có đủ các tiện nghi vật chất, nhìn bề ngoài tưởng như không có lý do gì để bất hạnh, ấy thế mà hạnh phúc gia đình cuả họ lại luôn tỉ lệ nghịch với sự giàu sang phú quí đó.
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng đã từng có một thời kỳ vàng son rực rỡ với một quyết tâm sắt đá là “ nếu có hai cuộc đời ta còn yêu nhau mãi” thế mà “hậu vận” lại đầy bi thảm.
Biết bao nhiêu cặp vợ chồng, thuở hàn vi còn có được những niềm hạnh phúc đơn sơ thì bỗng nhiên sau một cuộc “đổi đời” hạnh phúc lại rơi vỡ tan tành…
Và điều đáng tiếc là mặc dù đã có không ít những “lý thuyết”, “bí quyết”, “nghệ thuật” gìn giữ hạnh phúc ra đời – kể cả những lý thuyết chặt chẽ nhất không chỉ có những phần “định lý thuận” mà còn có cả “những định lý đảo” chỉ ra “cách chôn sống hạnh phúc như thế nào là nhanh nhất..”- mà phần lớn nhân loại vẫn chưa thoát khỏi nỗi bất hạnh. Thậm chí những nỗi bất hạnh đó cũng không buông tha cả những lý thuyết gia và cả những diễn giả đã từng nhiều lần rao giảng các “nghệ thuật”, các “bí quyết” nói trên!!!
Vậy nguyên nhân của những bi kịch trên là do đâu? Trong các cuộc trao đổi với những người đã từng ít nhất có một lần làm vợ làm chồng, chúng tôi nhận được những câu trả lời rất phong phú:
- Có thể do quan niệm khác nhau về hạnh phúc, khiến hạnh phúc của người này không dung hoà với hạnh phúc của người kia, hay thậm chí đồng nghĩa với bất hạnh của người kia.
- Do hậu quả của sự thái quá trong quan niệm bình đẳng giữa nam và nữ.
- Do ảnh hưởng của lối sống phương Tây.
- Do cá tín của mỗi người ngày càng được phát huy và tôn trọng.
- Do không được chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống gia đình.
- Do bỏ rơi đạo lý truyền thống trong lĩnh vực đời sống gia đình.
- Do thiếu đức tinh, thừa duy lý.
- Do định mệnh, không thể tránh khỏi dù cho “ tài trí bậc nào” …
Trong số những nguyên nhân đó, có một nguyên nhân bao trùm và rất cơ bản là những người trong cuộc thường chưa có đủ một công cụ đích thực cần thiết, thường trực để ứng xử một cách có kết quả trong mối quan hệ giữa con người với con người nói chung và trong mối quan hệ vợ chồng nói riêng. Cho nên dẫn đến tình trạng:
Vợ chồng là cái gì?
Chưa tìm ra định nghĩa
Chỉ biết đời buồn tẻ
Từ khi sống có nhau.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Công cuộc “ghép nối” hai tâm hồn thành một chỉnh thể vợ chồng- “ tuy hai mà một” ngày càng khó khăn phức tạp, bởi sự ràng buộc của các luật lệ, phong tục tập quán, dư luận ngày càng trở nên lỏng lẻo và bởi mỗi người ngày càng làm chủ nhân sinh của mình, ngày càng trở thành chính mình hơn hay nói cách khác, khoảng cách giữa các cá tính, kể cả trong quan hệ vợ chồng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Do vậy, nếu không có một công cụ lý luận thật sắc bén đủ sức thâm nhập vào thế giới tâm hồn của người khác thì cho dù hai người sống tốt với nhau cũng có thể luôn luôn bị đe doạ bởi bản án ly hôn mà lý do đơn giản chỉ là “Tính tình không hợp nhau”.
Xung quanh vấn đề này, lâu nay những người trong cuộc- nhất là phái nữ- thường có những sai lầm phổ biến sau:
- Khi đánh giá con người cụ thể chúng ta ít khi tách ra được, dù chỉ là tương đối đầy đủ, những ưu khuyết điểm của họ và lại càng không xác định việc giới hạn cũng như những diễn biến có thể có của những ưu khuyết điểm đó. Những sự đánh giá đúng đắn này nếu có, thường cũng chỉ thoáng qua chứ không trở thành một công cụ thường trực, do vậy những cảm nhận của chúng ta nhiều khi chính xác, song lại bị nhấn chìm bởi quy luật cảm xúc khắc nghiệt:
Yêu nên tốt, ghét nên xấu
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng…
Lôgich cảm xúc này khắc nghiệt đến mức có những cô gái cũng rơi vào tình trạng như cô Jenny Ghechác( Trong truyện Jenny Ghechác)- mặc dù đã nghe được màn đối thoại giữa chàng Lextơkên với bà cô của anh ta và biết được rằng anh ra chỉ có ý định là đùa giỡn tình yêu, chứ không có ý định yêu mình một cách nghiêm chỉnh và mặc dù lúc ấy đã có ý nghĩ: “Giá như có cách nào để tránh mặt chàng…” nhưng khi bị chàng ráo riết tấn công thì lại không đủ sức để chống đỡ, nói đúng hơn, ở đây Jeny không thể chạy thoát khỏi những cảm xúc rạo rực, mãnh liệt đang dâng lên trong chính mình.
- Không thấy được tính biện chứng: “Nghiệt ngã” trong từng nét cá tính, tính cách cụ thể:
Ở đây, chúng ta thường nhìn những nét tính cách tốt như một cái gì đó cực kỳ hoàn hảo, không hề có chút gợn mờ ảo của những giá trị âm trong đó; ngược lại chúng ta thường nhìn thấy những nét xấu cũng như những cái gì đó không thể vớt vát lấy do những định kiến, những ấn tượng ban đầu làm méo mó nhận thức rất nhiều. Vì vậy, trong đời thường, chúng ta thường lạm phải những từ như: “rất tốt” “ rất hiền lành” “ hoàn toàn không ghen” “ miễn chê” “ cực kỳ”…hay “ không thể nào chấp nhận được” “ hết chỗ nói”…và kèm theo đó là những niềm tin quá lớn so với giới hạn của người đời thường hay ngược lại…
Có lẽ ít ai biết thực hiện một điều đơn giản là đi tìm dấu cộng trong cả “khối dấu trừ” và phát hiện kịp thời “dấu trừ” trong “vô số dấu cộng” để kịp thời cảnh giác, dự báo, phòng ngừa…Chính do không nắm được phép biện chứng “nghiệt ngã” này nên không ít người đã để tuột tay hạnh phúc của mình.
Ai có thể đoán được rằng người đã làm cho nàng Adèle kiều diễm và quí phái phải xiêu lòng không chỉ bằng tài năng mà bằng cả sự đứng đắn, nghiêm túc trong tình yêu như đại văn hào Pháp Vichsto Huygô- với quan niệm nổi tiếng: “Tôi xem thường một thiếu nữ bằng lòng kết hôn với một người đàn ông mà không biết chắc rằng người ấy còn trinh hay không, trinh như chính nàng vậy”- lại có thể đánh mất hạnh phúc đẹp đẽ sau mười năm chung sống của mình chỉ bởi một lý do rất đơn giản là có một người thứ ba kém tài và xấu trai hơn mình đang say mê vợ mình một cách đơn phương mà Adèle chưa có điều kiện khuyên bảo gã si tình đó? Ai mà đoán trước được sự ghen tuông và lòng hận thù trong cái tình yêu đích thực và mãnh liệt của Ôtenlô?...
Đó chính là sức công phá của mặt trái, của dấu trừ mà khởi thuỷ nó chỉ là một chấm nhỏ rất mờ nhạt trên cả khối “dấu cộng”, khiến bao độc giả phải thốt lên những mệnh đề giả định như: “Giá mà nàng Adèle kịp thời ngăn chặn sớm hơn…!”, hay “ Giá mà nàng Đextêmôna đừng sơ suất…!!”
Và cũng có ai đoán trước được rằng chàng Rét- Bớtlơ trong tác phẩm Cuốn theo chiều gió nổi tiếng của Magơrít Michel đã từng bị coi là kẻ ăn chơi trác táng, phóng đãng số một và đã nhiều lần bị Scarlet gọi là đồ đểu cáng, đê tiện..lại chính là người rất biết yêu, rất thương con, có thể bỏ qua được những lỗi lầm của Scarlet, vượt qua những ghen tuông vặt vãnh…để cuối cùng trở thành một hình mẫu lý tưởng mà Scarlet phải nuối tiếc khi “tuột” khỏi tay mình. Đó chính là sự lớn mạnh của “dấu cộng” bé nhỏ ban đầu trong “vô khối dấu trừ”…mà con người đời thường khó nhận thức.
- Cũng do chưa khắc phục triệt để được cách nhìn sự vật, nhìn người khác một cách tỉnh táo, xơ cứng, máy móc, thậm chí đầy định kiến mà chúng ta ít khi dự báo được khá chính xác lôgich phát triển các nét cá tính cụ thể trong người bạn đời của mình, kèm theo đó là chưa chuẩn bị được những phương án ứng xử cần thiết. Bởi vậy chúng ta luôn gặp phải những bất ngờ kỳ lạ, những nghịch lý trớ trêu: “ Quái lạ, từ xưa đến nay anh ta chưa bao giờ như vậy mà!...” “ Thật không thể tưởng tượng nổi, tại sao mình lại dại dột như vậy!...” “ Không thể chấp nhận được một người chuyên đi dạy người khác phải ăn ở thế nào và cứ mở miệng ra là nhân văn nhân đạo…mà lại đánh vợ!”…
Cuộc sống đời thường vừa giản đơn lại vừa phức tạp như vậy đó, bởi mọi khả năng đều có thể xảy ra và mỗi con người dù vĩ đại đến đâu đều có thể phạm sai lầm. Và dù có phải trả giá cho những dại dột, đắng cay, thất bại, con người vẫn luôn luôn khát khao tìm về với những giá trị tốt đẹp, với những niềm hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc trong tay ta, nếu ta có đủ trí tuệ để xử lý tất cả những cái phức tạp tưởng như đầy nghịch lý của cuộc sống thường nhật!
Sưu tầm