Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng có phải là một công thức hay?

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Khi tôi còn bé, bà của tôi liên tục cảnh báo tôi về sự nguy hiểm khi có những kì vọng quá cao. Bà tôi là một fan lớn của công thức Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng.


Theo công thức này, một cách an toàn để duy trì mức hạnh phúc cao đó là duy trì những kỳ vọng thấp. Công thức này dựa trên quan điểm cho rằng những cấp độ hạnh phúc của một người là tỷ lệ nghịch với những kỳ vọng của người đó.




142218-144882.jpg

Nhiều người tin vào công thức Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng






Một mặt, dường như công thức này khá hay. Ví dụ, những phát hiện trong marketing cho thấy sự thỏa mãn của khách hàng tỷ lệ nghịch với những kỳ vọng của khách hàng. Nói chung, một khách hàng càng kỳ vọng từ một công ty hoặc thương hiệu thì anh ta càng ít thỏa mãn với công ty hoặc thương hiệu đó. Suy ra từ những phát hiện đó, dường như cách tuyệt vời để nâng cao cấp độ hạnh phúc là bằng cách hạ thấp những kỳ vọng.


Tuy nhiên, có ít nhất 2 lí do giải thích tại sao công thức Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng có thể không đúng. Thứ nhất, dù đặt ra những kỳ vọng thấp có vẻ dễ dàng về mặt quan điểm, thì nó gần như bất khả thi về mặt thực hành. Đó là do phần lớn những kì vọng của chúng ta được hình thành bởi các quá trình tiềm thức.


Có một lí do quan trọng có tính thích nghi giải thích tại sao những kì vọng của chúng ta được hình thành trong tiềm thức. Những kỳ vọng được hình thành trong tiềm thức đem đến một sự đánh giá nhanh và chính xác về cái chúng ta có thể gặp trong thế giới xung quanh chúng ta. Những kỳ vọng đó cho phép chúng ta đưa ra các quyết định một cách tương đối dễ dàng. Ví dụ, không phải nghĩ về nó, chúng ta kỳ vọng thức ăn được đem đến nhanh hơn ở một nhà hàng thức ăn nhanh hơn là ở một nhà hàng bình thường. Tương tự thế, chúng ta kỳ vọng, mà không cần suy nghĩ về nó, rằng những người lái xe sẽ dừng lại khi thấy đèn đỏ, học sinh sẽ không hút thuốc trong lớp học…


Nếu chúng ta không có những kỳ vọng được sinh ra từ tiềm thức thì chúng ta sẽ tốn thời gian lâu hơn để đưa ra các quyết định – thậm chí cả những quyết định đơn giản.


Những kỳ vọng được sinh ra từ tiềm thức của chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng: chúng giúp chúng ta hoạt động một cách hiệu quả trong 1 thế giới phức tạp. Tất nhiên, một hạn chế quan trọng của những kì vọng được sinh ra từ tiềm thức là chúng ta thấy khó mà thay đổi những kỳ vọng của chúng ta một cách có ý thức. Điều này có nghĩa là chúng ta không thể dễ dàng kiểm soát cấp độ hạnh phúc của chúng ta thông qua việc kiểm soát những kỳ vọng của chúng ta.


Lí do thứ hai tại sao việc kiểm soát những kỳ vọng không phải là một cách đáng tin để nâng cao cấp độ hạnh phúc đó là, ngay cả nếu chúng ta bằng cách nào đó học được cách kiểm soát những kì vọng của chúng ta, thì nó không rõ ràng liệu có những kỳ vọng thấp thì sẽ nâng cao hạnh phúc.


Hãy xem một ví dụ sau. Tưởng tượng có 2 người, người A và người B. Người A luôn luôn nghĩ đến những cách mà một việc gì đó có thể bị trục trặc. Trước khi bước chân lên máy bay, anh ta ngay lập tức tưởng tượng về khả năng máy bay rơi. Hoặc, khi đi nghỉ mát ở một bãi biển vào một ngày nắng đẹp, anh ta nghĩ ngay đến khả năng trời sẽ đổ mưa. Ngược lại, người B luôn nghĩ đến những cách mà mọi việc sẽ xảy ra tốt đẹp. Trước khi bước lên máy bay, cô ấy nghĩ về cuộc trò chuyện thú vị với người ngồi cạnh; khi trời nắng đẹp, cô nghĩ về những điều tích cực như có được làn da rám năng hoặc chơi bóng chuyền trên bãi biển.


Bạn nghĩ ai sẽ hạnh phúc hơn – Người A hay người B?


Câu trả lời tất nhiên là người B. Và cũng có thể là người A, người có những kỳ vọng thấp.


Ví dụ này minh họa cho một cạm bẫy trong công thức Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng. Nó chỉ ra việc luôn nghĩ về “những tình huống tồi tệ nhất” (tức là, có những kỳ vọng thấp) làm bạn liên tục có những ý nghĩ tiêu cực. Và đào sâu trong những suy nghĩ tiêu cực làm bạn cảm thấy tiêu cực.


Do đó, thay vì nâng cao hạnh phúc, chiến lược kiểm soát kỳ vọng thực sự có thể hạ thấp mức độ hạnh phúc!


Còn có một ảnh hưởng tiêu cực khác của việc liên tục có những kỳ vọng thấp: bạn được người khác biết đến như một người phá hỏng cuộc vui. Và mọi người – đặc biệt là những người hạnh phúc – sẽ tìm cách tránh bạn như dịch bệnh và điều đó không tốt để sống hạnh phúc.




142218-144886.jpg

Liên tục nuôi dưỡng những kì vọng thấp làm bạn trở thành một người phá hỏng cuộc vui




Liệu giữ những kỳ vọng thấp không bao giờ là một quan điểm hay? Không hẳn. Có những lúc bạn nên thận trọng, nên có những kỳ vọng thấp. Khi đi du lịch đến một đất nước không an toàn, tốt hơn là nên chủ động nghĩ về những cách mà mộ t người có thể đặt bản thân trong tình huống nguy hiểm. Khi ăn ở một nhà hàng bẩn thỉu, tốt hơn là có những kỳ vọng thấp về điều kiện vệ sinh và thực hiện các bước phòng ngừa. Chiến lược duy trì những kì vọng thấp là hữu ích khi nguy cơ gặp phải một kết quả tiêu cực là cao. Trong những tình huống đó, nuôi dưỡng những kỳ vọng thấp (những tình huống tồi tệ nhất) có thể giúp bạn tránh được một kết quả xấu và ngăn ngừa bất hạnh.


Nói cách khác, chiến lược duy trì những kì vọng thấp là hữu ích cho việc làm dịu bớt sự bất hạnh. Nhưng nó không có lợi cho việc nâng cao hạnh phúc.


Theo tôi, chiến lược hứa hẹn nhất để nâng cao hạnh phúc là chiến lược ít liên quan gì đến việc kiểm soát kỳ vọng. Đúng hơn là, nó liên quan đến cách 1 người phản ứng như thế nào sau một sự kiện “dưới mong đợi” đã xảy ra. Chiến lược này bao gồm dành càng ít thời gian nghiền ngẫm về hậu quả tiêu cực bị gây ra bởi sự kiện “dưới mong đợi” càng tốt, và tập trung vào những cơ hội mà sự kiện đã tạo ra. Đó là, chiến lược này bao gồm thói quen xem mọi sự kiện tiêu cực (dưới mong đợi) như một cơ hội hơn là như một mối đe dọa.


142218-144890.jpg

Có 1 điều gì đó tích cực bên trong mỗi hậu quả tiêu cực






Ví dụ, nếu bạn đang đi nghỉ mát và trời đổ mưa, mức độ hạnh phúc của bạn sẽ được gia tăng nếu bạn ít tập trung vào những ý nghĩ như “cơn mưa đang phá hỏng kỳ nghỉ của tôi” và tập trung nhiều hơn vào những ý nghĩ như “điều gì thú vị khi tận hưởng một kì nghỉ ở bãi biển lúc trời đang mưa?”


Nói cách khác, thay vì chủ động cố gắng kiểm soát những kỳ vọng trước khi một sự kiện xảy ra, tôi đề xuất rằng bạn hãy kiểm soát hướng mà tâm trí bạn suy nghĩ lan man sau sự kiện “dưới mong đợi” xuất hiện là một cách tốt hơn để nâng cao mức độ hạnh phúc. Cụ thể là, thay vì nghiền ngẫm về sự kiện đang gây ra những rắc rối gì, tôi khuyên bạn nuôi dưỡng khả năng mà mỗi hậu quả “xấu” giấu bên trong nó khả năng có được một kinh nghiệm phong phú, có tính biến đổi là một công thức tốt hơn để nâng cao mức độ hạnh phúc.


Theo ngôn ngữ toán học, công thức có thể là như sau:


Hạnh phúc = f (Tập trung vào những cơ hội cho sự phát triển và học hỏi đối lập với việc tập trung vào những mối đe dọa và sự thất vọng I sự kiện dưới kỳ vọng).


Công thức này cho rằng dưới điều kiện 1 sự kiện tiêu cực (dưới mong đợi) xuất hiện, cách để nâng cao mức độ hạnh phúc là chủ động tìm kiếm những cơ hội mà sự kiện đó sinh ra, hơn là đắm mình trong tính tiêu cực của nó. Công thức này có thể phức tạp hơn và khó sử dụng hơn công thức Hạnh phúc = Thực tế/Những kỳ vọng, nhưng nó là một công thức hiệu quả hơn.


Nếu bạn quyết định dùng công thức này thì nên nhớ điều này: hãy đảm bảo – đến mức mà bạn có thể kiểm soát được nó – rằng những kì vọng của bạn về tính hiệu quả của công thức là không rất cao!




Nguồn
Is Happiness = Reality/Expectations a Good Formula?
The pitfalls of maintaining low expectations to boost happiness levels
Published on February 6, 2014 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top