baothyquadep
New member
- Xu
- 0
Hạnh phúc là khi cười mà không gượng gạo
Lưu Quang Minh sinh ngày 18/05/1988 tại TPHCM. Hiện là sinh viên ngành Đồ họa khoa Mỹ thuật công nghiệp trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM.
Truyện ngắn đầu tay Cô đơn trên mạng đăng trên báo Phụ nữ Chủ nhật tháng 04/2007.
Năm 2008, sau khi truyện ngắn Con mèo đen đăng dự thi cuộc thi truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội 2008 – 2009, Lưu Quang Minh tham gia trại viết văn của Văn nghệ Quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh, là người viết trẻ nhất tham gia trại viết (20 tuổi) và cuộc thi truyện ngắn trên Văn nghệ Quân đội. Năm 2007, Lưu Quang Minh đoạt giải nhì cuộc thi Truyện cực ngắn trên Weblog Hội ngộ văn chương với tác phẩm Già trước tuổi.
Từ 2007 đến nay đã có truyện đăng trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ Quân đội, Lao Động, Tiền Phong, Sài Gòn Giải phóng, Phụ nữ Chủ nhật,…
Năm 2008, Lưu Quang Minh tham gia bút nhóm thiếu nhi Nhiệt Đới.
Tháng 2 năm 2010, Lưu Quang Minh đoạt giải Cây bút được yêu thích nhất cuộc thi truyện ngắn diễn đàn BBP.
Tập truyện Gia tài tuổi 20 gồm 20 truyện ngắn đầu tay ấp ủ trong hơn ba năm từ lúc bắt đầu cầm bút, gồm các truyện mới và một số đã đăng tải trên báo chí, nhà xuất bản Văn học liên kết với công ty sách Thương Huyền (giám đốc: họa sĩ Tôn Quang Toàn). Gia tài tuổi 20 là tên chung của cả tập và cũng là tên của một truyện ngắn trong tập truyện: gia tài ở đây không phải là vật chất, tiền bạc mà là gia tài nhỏ bé của tuổi trẻ ngày qua ngày tích cóp vốn sống, kiến thức, nền tảng vững chắc cho tương lai, gia tài có thể là giọt nước mắt và nụ cười giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trên con đường trưởng thành, và gia tài có thể là sự hi sinh thầm lặng của mẹ cha ngày qua ngày để lại cho con...
Trong tuyển tập này chúng tôi giới thiệu ba tác phẩm của Lưu Quang Minh:
- Già trước tuổi – Trần thị Huệ
- Đàn ông – Ngô Trân Huyền
- Bắp xào ơi – Trịnh Thị Thu Nguyệt
GIÀ TRƯỚC TUỔI
Mỗi lần thấy nó ra chiều đăm chiêu, trán hơi nhăn, hai con ngươi trợn ngược lên là y như rằng má nó sắp lên giọng “cụ non” đây. Mọi người nói thằng bé láu lỉnh, mà chả biết nó lấy đâu ra mớ triết lý ấy nữa. Nhiều lần má nó cũng phải ngạc niên vì nó. Nó bảo: “Má đừng đi kiếm tiền nữa!”. Má hỏi: “Tại sao? Không kiếm tiền lấy gì nuôi con trai má đây nè!”. Nó lắc đầu quầy quậy: “Không má à. Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc đâu”. Ghê chưa. Mới bay lớn mà đã biết hạnh phúc, khái niệm trừu tượng, nhiều người lớn già đầu rồi cũng chưa định nghĩa được cho đầy đủ. Thế mà thằng bé mười tuổi đáp khi má hỏi hạnh phúc là gì thế này: “Là khi cười mà không gượng gạo đó má.”
Trời. Cười mà không gượng gạo. Phải rồi, nó nói đúng ghê. Nhiều người cười mà lòng có muốn đâu. Như khi nhắc đến ba, má đã ráng cười. Cười vì nó. Nó vốn làm gì có ba. Nên má phải vẽ ba cho nó. Người đàn ông đó đã bỏ đi ngay khi biết tin má đang mang nó trong mình. Má cố cười thật tươi. Vậy mà nó vẫn phát hiện.
Má đạp xe chở nó đi học. Ngồi đằng sau, nó nghĩ ngợi gì đó rồi chợt thốt lên: “Má nè, mốt con lớn sẽ kiếm thiệt nhiều tiền cho má!”. Má cười: “Sao vậy, bữa trước mới nói má là có tiền chưa chắc có hạnh phúc mà”. Nó (lại) lắc đầu: “Má chẳng hiểu gì hết trơn. Con kiếm được nhiều tiền nghĩa là con giỏi. Con giỏi là không uổng công má nuôi con. Vậy là má sẽ thấy hạnh phúc!”.
Ừ đúng rồi. Cả đời má chỉ mong nó nên người. Không hạnh phúc thì là gì đây.
Nó ít khi hỏi má bao giờ ba về. Má chỉ kể cho nó rằng ba đi làm xa, mai mốt sẽ lên thành phố đón má con mình đi lên thành phố. Chỗ đó đẹp và rộng hơn căn nhà lụp xụp mà hai má con đang ở nhiều. Nghe xong nó không nói gì. Chẳng lẽ nó “già trước tuổi”?
Cô giáo cho nó bài tập nặn đất sét. Nó về căm cụi nặn cả ngày, mồ hôi nhễ nhại. Má đang nằm nhổm dậy hỏi nó: “Sao vậy con?”. Nó chìa ra cho má xem. Nó nặn ba người. Nhưng một người không có mặt.
Nó mếu. Tự nhiên má cũng muốn khóc. Nhưng rồi má lại cười: “Để má nặn cho con.” Chiều hôm sau, nó về khoe bài tập thủ công được tám điểm. Nhìn nó hồn nhiên, má thấy mình cả nghĩ quá. Thế nhưng đến tối nó hỏi: “Má biết sao con chỉ được tám điểm không?”. Má lắc. “Tại tụi nó không nhìn nhau đó má!”. Má giật mình. Thằng người má nặn đứng hờ hững, quay đi hướng khác. Hai tượng còn lại co ro dựa vào nhau, một lớn một nhỏ. Má nhớ định nghĩa hạnh phúc của nó.
*
L ờ i b ì n h :
HẠNH PHÚC LÀ KHI CƯỜI
MÀ KHÔNG GƯỢNG GẠO
Văn học luôn song hành với cuộc sống. Chính vì vậy mà ở thời đại nào hơi thở của cuộc sống cũng phả vào văn học một luồng sinh khí mới. Điều đó lý giải vì sao trong cuộc sống hiện đại ngày nay có một loạt cây bút trẻ xuất hiện với những tác phẩm phản ánh thời đại họ đang sống. Một trong những tác giả đó là Lưu Quang Minh với tập truyện đầu tay Gia tài tuổi 20. Anh bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ năm mười sáu, mười bảy tuổi.
Truyện ngắn Già trước tuổi là truyện nằm ở vị trí số 5, từ trang 47 đến trang 49 trong tập truyện đầu tay Gia tài tuổi 20 của Lưu Quang Minh. Sách do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, in và nộp lưu chiểu quý I năm 2010. Truyện Già trước tuổi từng đoạt nhì trong cuộc thi truyện cực ngắn trên Weblog Hội ngộ văn chương vào năm 2007.
Trước hết, cái gây sự chú ý của Già trước tuổi là dung lượng của nó: cực ngắn. Trên thế giới loại truyện này xuất hiện khá sớm. Ở Nhật đã từng có những truyện chỉ có một câu hoặc ba, bốn câu. Tác giả Kawabata nổi tiếng với loại Truyện ngắn trong lòng bàn tay. Còn ở Việt Nam loại truyện này còn khá mới mẽ với độc giả. Người sáng tác truyện cực ngắn đòi hỏi phải có bản lĩnh và vốn kiến thức khá rộng bởi nó không cho phép viết dài, ngôn từ phải được chắt lọc và quan trọng là nó phải có “tính nghệ thuật”. Tuy cực ngắn nhưng khi trang cuối cùng của truyện đã gấp lại, dư âm của nó vẫn còn vọng
mãi trong lòng độc giả.
Tuy mới chỉ bước qua tuổi hai mươi nhưng Lưu Quang Minh đã bước đầu thành công với thể loại truyện này với tác phẩm Già trước tuổi. Phải chăng đây là một tự truyện được cài đặt khôn khéo trong một tình huống không mới, tự thân nó đã mang dáng dấp một nhà văn già dặn cả về tuổi đời lẫn bút pháp? Lưu Quang Minh tuy là người “ngoại đạo” nhưng người ta thường nói dân học mỹ thuật đồ họa mà sáng tác văn chương cũng tài hoa lắm. Có thể nhận thấy cách viết của Minh tất tinh tế và đậm chất nhân văn. Cảnh huống người đàn bà bị lâm vào tình thế phải nuôi con một mình, vốn dĩ không hẳn mới, song lại được Minh kể thật mới mẻ, hồn nhiên và ý nhị hàm ngôn. Minh đặt nghi vấn cho nữ nhân vật: làm sao tìm được cái gọi là hạnh phúc khi người tình quất ngựa truy phong ngay từ lúc đứa con chung chưa kịp chào đời. Người mẹ nghèo đói túng bấn, bị bỏ rơi, chỉ biết quần quật làm lụng, nghĩ mọi cách kiếm tiền nuôi con, đã không còn lòng nào nghĩ đến, hay tìm cách định nghĩa hai chữ xa xỉ “hạnh phúc”. Chính lúc ấy, đứa con trai nhỏ của chị đã ngây thơ an ủi mẹ: “Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc”. Và thằng bé đã định nghĩa một cách hồn nhiên về hạnh phúc: “Là khi cười mà không gượng gạo” (trang 47). Rốt cuộc, hai mẹ con trong câu chuyện ngắn xinh xẻo, dễ thương này đã cùng nở nụ cười hồn nhiên ấy, nhờ vào sự đánh thức hồn hậu đầy thiên lương của người viết truyện.
Cách viết truyện của Quang Minh là anh luôn phát hiện. Phát hiện của con mắt luôn quan sát những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày, phát hiện của trái tim nhạy cảm, phát hiện của tấm lòng luôn day dứt bởi những mảnh đời bất hạnh, nỗi phiền muộn của cảnh gia đình tan vỡ. Và cảnh ngộ của hai mẹ con (thực ra là hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay) được Minh đưa vào truyện với sự cảm thông sâu sắc.
Sự đối lập giữa hai nhân vật trong truyện càng làm nổi bật cái tài sắm vai vào thế giới nhân vật khá phong phú của Minh: người mẹ càng suy tư, tìm mọi cách để che đậy sự thật trước mặt con thì thằng bé lại càng vô tư hồn nhiên thốt lên những điều tuy nghe có vẻ ông cụ non nhưng lại đúng sự thật. Lời nói của nó vẫn mang dáng dấp con nít bởi những cử chỉ hành động của nó: “Nó lắc đầu quầy quậy: “Không má à. Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc đâu”. Hay là cách nó định nghĩa về hạnh phúc: “Là khi cười mà không gượng gạo đó má”.
Những câu văn ngắn xuất hiện liên tiếp tạo cho mạch văn nhanh và giống như những lát cắt làm nhói lòng người, nó buộc người đọc phải suy ngẫm: “Trời. Cười mà không gượng gạo. Phải rồi, nó nói đúng ghê. Nhiều người cười mà lòng có muốn đâu. Như khi nhắc đến ba, má đã ráng cười. Cười vì nó. Nó vốn làm gì có ba. Nên má phải vẽ ba cho nó.Người đàn ông đó đã bỏ đi ngay khi biết tin má đang mang nó trong mình. Má cố cười thật tươi. Vậy mà nó vẫn phát hiện”. Phải chăng hình thức tổ chức câu văn cũng nhằm để “đôi lứa xứng đôi” với dung lượng của truyện?
Lưu Quang Minh đã chọn cho mình một cách viết rất riêng và đậm chất nhân văn. Ta bắt gặp ở truyện ngắn này lối viết giản dị, không cầu kỳ, tỉa tót để gây shock như những cây bút trẻ khác. Điều đáng quý ở tác giả trẻ này là anh diễn đạt tình cảm một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, dùng từ ngữ trong sáng, thuần việt, không pha tạp những từ ngữ theo kiểu tuổi teen; không xây dựng những chi tiết “nóng bỏng” hoặc những tình tiết quá bi luỵ. Đọc một số truyện ngắn khác trong Gia tài tuổi 20, ta nhận thấy tác giả rất ít khi dùng tiếng Anh hoặc nếu có dùng thì cũng ở dạng phiên âm rồi bên dưới có chú giải rõ ràng. Là một cây bút trẻ nhưng Minh đã làm được điều đáng quý là anh biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng cho tiếng Việt. Nếu cây bút trẻ nào cũng ý thức được điều đó thì văn học Việt Nam và ngôn ngữ Việt sẽ đẹp biết bao!
Một truyện ngắn đoạt giải nhì trên một trang Web, một tập truyện đầu tay gồm 20 tác phẩm của một tác giả vừa bước qua tuổi 20…Những điều ấy chưa nói lên gì cả. Thế nhưng những gì Lưu Quang Minh đã, đang và sẽ đi là ngọn gió lạ mang theo mùi hương mới trên văn đàn văn học trẻ hôm nay. Cái Già trước tuổi của thằng bé có thể mới đọc lên ta sẽ phì cười nhưng lại phải dừng lại để suy ngẫm. Và Lưu Quang Minh phải chăng cũng bị gọi là già trước tuổi nhưng đôi khi người làm nghệ thuật cần một chút già để mang lại cho người đọc những món ăn tinh thần có hương vị mới lạ hơn. Tôi chợt nghĩ đến câu nói của Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân khi nhận xét về viên quản ngục cũng có thể dành để nói về trường hợp của Lưu Quang Minh: “…là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
(Sinh viên: Trần Thị Huệ)
Lưu Quang Minh sinh ngày 18/05/1988 tại TPHCM. Hiện là sinh viên ngành Đồ họa khoa Mỹ thuật công nghiệp trường Đại học Tôn Đức Thắng TPHCM.
Truyện ngắn đầu tay Cô đơn trên mạng đăng trên báo Phụ nữ Chủ nhật tháng 04/2007.
Năm 2008, sau khi truyện ngắn Con mèo đen đăng dự thi cuộc thi truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn nghệ Quân đội 2008 – 2009, Lưu Quang Minh tham gia trại viết văn của Văn nghệ Quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh, là người viết trẻ nhất tham gia trại viết (20 tuổi) và cuộc thi truyện ngắn trên Văn nghệ Quân đội. Năm 2007, Lưu Quang Minh đoạt giải nhì cuộc thi Truyện cực ngắn trên Weblog Hội ngộ văn chương với tác phẩm Già trước tuổi.
Từ 2007 đến nay đã có truyện đăng trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ Quân đội, Lao Động, Tiền Phong, Sài Gòn Giải phóng, Phụ nữ Chủ nhật,…
Năm 2008, Lưu Quang Minh tham gia bút nhóm thiếu nhi Nhiệt Đới.
Tháng 2 năm 2010, Lưu Quang Minh đoạt giải Cây bút được yêu thích nhất cuộc thi truyện ngắn diễn đàn BBP.
Tập truyện Gia tài tuổi 20 gồm 20 truyện ngắn đầu tay ấp ủ trong hơn ba năm từ lúc bắt đầu cầm bút, gồm các truyện mới và một số đã đăng tải trên báo chí, nhà xuất bản Văn học liên kết với công ty sách Thương Huyền (giám đốc: họa sĩ Tôn Quang Toàn). Gia tài tuổi 20 là tên chung của cả tập và cũng là tên của một truyện ngắn trong tập truyện: gia tài ở đây không phải là vật chất, tiền bạc mà là gia tài nhỏ bé của tuổi trẻ ngày qua ngày tích cóp vốn sống, kiến thức, nền tảng vững chắc cho tương lai, gia tài có thể là giọt nước mắt và nụ cười giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trên con đường trưởng thành, và gia tài có thể là sự hi sinh thầm lặng của mẹ cha ngày qua ngày để lại cho con...
Trong tuyển tập này chúng tôi giới thiệu ba tác phẩm của Lưu Quang Minh:
- Già trước tuổi – Trần thị Huệ
- Đàn ông – Ngô Trân Huyền
- Bắp xào ơi – Trịnh Thị Thu Nguyệt
GIÀ TRƯỚC TUỔI
Mỗi lần thấy nó ra chiều đăm chiêu, trán hơi nhăn, hai con ngươi trợn ngược lên là y như rằng má nó sắp lên giọng “cụ non” đây. Mọi người nói thằng bé láu lỉnh, mà chả biết nó lấy đâu ra mớ triết lý ấy nữa. Nhiều lần má nó cũng phải ngạc niên vì nó. Nó bảo: “Má đừng đi kiếm tiền nữa!”. Má hỏi: “Tại sao? Không kiếm tiền lấy gì nuôi con trai má đây nè!”. Nó lắc đầu quầy quậy: “Không má à. Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc đâu”. Ghê chưa. Mới bay lớn mà đã biết hạnh phúc, khái niệm trừu tượng, nhiều người lớn già đầu rồi cũng chưa định nghĩa được cho đầy đủ. Thế mà thằng bé mười tuổi đáp khi má hỏi hạnh phúc là gì thế này: “Là khi cười mà không gượng gạo đó má.”
Trời. Cười mà không gượng gạo. Phải rồi, nó nói đúng ghê. Nhiều người cười mà lòng có muốn đâu. Như khi nhắc đến ba, má đã ráng cười. Cười vì nó. Nó vốn làm gì có ba. Nên má phải vẽ ba cho nó. Người đàn ông đó đã bỏ đi ngay khi biết tin má đang mang nó trong mình. Má cố cười thật tươi. Vậy mà nó vẫn phát hiện.
Má đạp xe chở nó đi học. Ngồi đằng sau, nó nghĩ ngợi gì đó rồi chợt thốt lên: “Má nè, mốt con lớn sẽ kiếm thiệt nhiều tiền cho má!”. Má cười: “Sao vậy, bữa trước mới nói má là có tiền chưa chắc có hạnh phúc mà”. Nó (lại) lắc đầu: “Má chẳng hiểu gì hết trơn. Con kiếm được nhiều tiền nghĩa là con giỏi. Con giỏi là không uổng công má nuôi con. Vậy là má sẽ thấy hạnh phúc!”.
Ừ đúng rồi. Cả đời má chỉ mong nó nên người. Không hạnh phúc thì là gì đây.
Nó ít khi hỏi má bao giờ ba về. Má chỉ kể cho nó rằng ba đi làm xa, mai mốt sẽ lên thành phố đón má con mình đi lên thành phố. Chỗ đó đẹp và rộng hơn căn nhà lụp xụp mà hai má con đang ở nhiều. Nghe xong nó không nói gì. Chẳng lẽ nó “già trước tuổi”?
Cô giáo cho nó bài tập nặn đất sét. Nó về căm cụi nặn cả ngày, mồ hôi nhễ nhại. Má đang nằm nhổm dậy hỏi nó: “Sao vậy con?”. Nó chìa ra cho má xem. Nó nặn ba người. Nhưng một người không có mặt.
Nó mếu. Tự nhiên má cũng muốn khóc. Nhưng rồi má lại cười: “Để má nặn cho con.” Chiều hôm sau, nó về khoe bài tập thủ công được tám điểm. Nhìn nó hồn nhiên, má thấy mình cả nghĩ quá. Thế nhưng đến tối nó hỏi: “Má biết sao con chỉ được tám điểm không?”. Má lắc. “Tại tụi nó không nhìn nhau đó má!”. Má giật mình. Thằng người má nặn đứng hờ hững, quay đi hướng khác. Hai tượng còn lại co ro dựa vào nhau, một lớn một nhỏ. Má nhớ định nghĩa hạnh phúc của nó.
*
L ờ i b ì n h :
HẠNH PHÚC LÀ KHI CƯỜI
MÀ KHÔNG GƯỢNG GẠO
Văn học luôn song hành với cuộc sống. Chính vì vậy mà ở thời đại nào hơi thở của cuộc sống cũng phả vào văn học một luồng sinh khí mới. Điều đó lý giải vì sao trong cuộc sống hiện đại ngày nay có một loạt cây bút trẻ xuất hiện với những tác phẩm phản ánh thời đại họ đang sống. Một trong những tác giả đó là Lưu Quang Minh với tập truyện đầu tay Gia tài tuổi 20. Anh bắt đầu sáng tác truyện ngắn từ năm mười sáu, mười bảy tuổi.
Truyện ngắn Già trước tuổi là truyện nằm ở vị trí số 5, từ trang 47 đến trang 49 trong tập truyện đầu tay Gia tài tuổi 20 của Lưu Quang Minh. Sách do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, in và nộp lưu chiểu quý I năm 2010. Truyện Già trước tuổi từng đoạt nhì trong cuộc thi truyện cực ngắn trên Weblog Hội ngộ văn chương vào năm 2007.
Trước hết, cái gây sự chú ý của Già trước tuổi là dung lượng của nó: cực ngắn. Trên thế giới loại truyện này xuất hiện khá sớm. Ở Nhật đã từng có những truyện chỉ có một câu hoặc ba, bốn câu. Tác giả Kawabata nổi tiếng với loại Truyện ngắn trong lòng bàn tay. Còn ở Việt Nam loại truyện này còn khá mới mẽ với độc giả. Người sáng tác truyện cực ngắn đòi hỏi phải có bản lĩnh và vốn kiến thức khá rộng bởi nó không cho phép viết dài, ngôn từ phải được chắt lọc và quan trọng là nó phải có “tính nghệ thuật”. Tuy cực ngắn nhưng khi trang cuối cùng của truyện đã gấp lại, dư âm của nó vẫn còn vọng
mãi trong lòng độc giả.
Tuy mới chỉ bước qua tuổi hai mươi nhưng Lưu Quang Minh đã bước đầu thành công với thể loại truyện này với tác phẩm Già trước tuổi. Phải chăng đây là một tự truyện được cài đặt khôn khéo trong một tình huống không mới, tự thân nó đã mang dáng dấp một nhà văn già dặn cả về tuổi đời lẫn bút pháp? Lưu Quang Minh tuy là người “ngoại đạo” nhưng người ta thường nói dân học mỹ thuật đồ họa mà sáng tác văn chương cũng tài hoa lắm. Có thể nhận thấy cách viết của Minh tất tinh tế và đậm chất nhân văn. Cảnh huống người đàn bà bị lâm vào tình thế phải nuôi con một mình, vốn dĩ không hẳn mới, song lại được Minh kể thật mới mẻ, hồn nhiên và ý nhị hàm ngôn. Minh đặt nghi vấn cho nữ nhân vật: làm sao tìm được cái gọi là hạnh phúc khi người tình quất ngựa truy phong ngay từ lúc đứa con chung chưa kịp chào đời. Người mẹ nghèo đói túng bấn, bị bỏ rơi, chỉ biết quần quật làm lụng, nghĩ mọi cách kiếm tiền nuôi con, đã không còn lòng nào nghĩ đến, hay tìm cách định nghĩa hai chữ xa xỉ “hạnh phúc”. Chính lúc ấy, đứa con trai nhỏ của chị đã ngây thơ an ủi mẹ: “Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc”. Và thằng bé đã định nghĩa một cách hồn nhiên về hạnh phúc: “Là khi cười mà không gượng gạo” (trang 47). Rốt cuộc, hai mẹ con trong câu chuyện ngắn xinh xẻo, dễ thương này đã cùng nở nụ cười hồn nhiên ấy, nhờ vào sự đánh thức hồn hậu đầy thiên lương của người viết truyện.
Cách viết truyện của Quang Minh là anh luôn phát hiện. Phát hiện của con mắt luôn quan sát những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày, phát hiện của trái tim nhạy cảm, phát hiện của tấm lòng luôn day dứt bởi những mảnh đời bất hạnh, nỗi phiền muộn của cảnh gia đình tan vỡ. Và cảnh ngộ của hai mẹ con (thực ra là hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay) được Minh đưa vào truyện với sự cảm thông sâu sắc.
Sự đối lập giữa hai nhân vật trong truyện càng làm nổi bật cái tài sắm vai vào thế giới nhân vật khá phong phú của Minh: người mẹ càng suy tư, tìm mọi cách để che đậy sự thật trước mặt con thì thằng bé lại càng vô tư hồn nhiên thốt lên những điều tuy nghe có vẻ ông cụ non nhưng lại đúng sự thật. Lời nói của nó vẫn mang dáng dấp con nít bởi những cử chỉ hành động của nó: “Nó lắc đầu quầy quậy: “Không má à. Có tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc đâu”. Hay là cách nó định nghĩa về hạnh phúc: “Là khi cười mà không gượng gạo đó má”.
Những câu văn ngắn xuất hiện liên tiếp tạo cho mạch văn nhanh và giống như những lát cắt làm nhói lòng người, nó buộc người đọc phải suy ngẫm: “Trời. Cười mà không gượng gạo. Phải rồi, nó nói đúng ghê. Nhiều người cười mà lòng có muốn đâu. Như khi nhắc đến ba, má đã ráng cười. Cười vì nó. Nó vốn làm gì có ba. Nên má phải vẽ ba cho nó.Người đàn ông đó đã bỏ đi ngay khi biết tin má đang mang nó trong mình. Má cố cười thật tươi. Vậy mà nó vẫn phát hiện”. Phải chăng hình thức tổ chức câu văn cũng nhằm để “đôi lứa xứng đôi” với dung lượng của truyện?
Lưu Quang Minh đã chọn cho mình một cách viết rất riêng và đậm chất nhân văn. Ta bắt gặp ở truyện ngắn này lối viết giản dị, không cầu kỳ, tỉa tót để gây shock như những cây bút trẻ khác. Điều đáng quý ở tác giả trẻ này là anh diễn đạt tình cảm một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, dùng từ ngữ trong sáng, thuần việt, không pha tạp những từ ngữ theo kiểu tuổi teen; không xây dựng những chi tiết “nóng bỏng” hoặc những tình tiết quá bi luỵ. Đọc một số truyện ngắn khác trong Gia tài tuổi 20, ta nhận thấy tác giả rất ít khi dùng tiếng Anh hoặc nếu có dùng thì cũng ở dạng phiên âm rồi bên dưới có chú giải rõ ràng. Là một cây bút trẻ nhưng Minh đã làm được điều đáng quý là anh biết trân trọng, giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng cho tiếng Việt. Nếu cây bút trẻ nào cũng ý thức được điều đó thì văn học Việt Nam và ngôn ngữ Việt sẽ đẹp biết bao!
Một truyện ngắn đoạt giải nhì trên một trang Web, một tập truyện đầu tay gồm 20 tác phẩm của một tác giả vừa bước qua tuổi 20…Những điều ấy chưa nói lên gì cả. Thế nhưng những gì Lưu Quang Minh đã, đang và sẽ đi là ngọn gió lạ mang theo mùi hương mới trên văn đàn văn học trẻ hôm nay. Cái Già trước tuổi của thằng bé có thể mới đọc lên ta sẽ phì cười nhưng lại phải dừng lại để suy ngẫm. Và Lưu Quang Minh phải chăng cũng bị gọi là già trước tuổi nhưng đôi khi người làm nghệ thuật cần một chút già để mang lại cho người đọc những món ăn tinh thần có hương vị mới lạ hơn. Tôi chợt nghĩ đến câu nói của Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân khi nhận xét về viên quản ngục cũng có thể dành để nói về trường hợp của Lưu Quang Minh: “…là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
(Sinh viên: Trần Thị Huệ)