rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Happiness is Risky Business
5 Best Practices of Happy Risk-Takers
Published on October 22, 2012 by Angie (AJ) LeVan in Flourish!
Khi nói về sự mạo hiểm, bạn có thể nghĩ đến những người nhảy dù từ máy bay, đánh bạc trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, leo núi, nhảy từ một cây cầu có độ cao 200m. Có 1 yếu tố quyến rũ của sự mạo hiểm, đó là sự hồi hộp của những điều chưa biết.
Trong khi việc mạo hiểm không phải lúc nào cũng có lý và mặc cho thực tế là nhiều người gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự không chắc chắn đi cùng với việc mạo hiểm, thì sự mạo hiểm làm cho cuộc sống thú vị hơn, hồi hộp, kích động hơn.
Chúng ta từng được dạy rằng mạo hiểm là 1 điều xấu. Tại sao? Có lẽ vì sự mạo hiểm có thể dẫn đến thất bại và chúng ta có xu hướng tin rằng bản thân thất bại là 1 điều xấu. Xã hội dán nhãn cho những người không mạo hiểm là tốt và mạo hiểm là xấu. Và thực tế thì bộ não của chúng ta được thiết kế để cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm (vì lý do sinh tồn). Do đó, dường như khá nghịch lý khi bao gồm sự mạo hiểm như 1 trong những hành vi chủ yếu dẫn đến 'cuộc sống tốt'.
Mặc cho sự buộc tội xấu, sự mạo hiểm là quan trọng trong việc học hỏi những giới hạn của bạn, để phát triển như 1 cá nhân và nuôi dưỡng 1 cuộc sống phát triển. Nếu không có sự mạo hiểm, bạn không thể học những kỹ năng cho phép bạn phát triển trong cuộc sống, ví dụ như học cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống không chắc chắn mà cuộc sống có đầy ắp sự không chắc chắn. Điều không may là một số người say mê với những thói quen mạo hiểm như uống rượu lái xe và đánh bạc quá mức. Đó không phải là kiểu mạo hiểm mà tôi ủng hộ. Hầu hết chúng ta đều mơ đến 1 chuyến du lịch xuyên quốc gia đến những vùng đất xa xôi và kỳ lạ, dũng cảm thay đổi sự nghiệp. Đó là điều tôi muốn khuyên khích các bạn.
Giáo sư nghiên cứu về văn hoá, John Tulloch và Deborah Lupton tại trường đại học Australia's Charles Strut tin rằng sự mạo hiểm là 1 phần của sự hoàn thiện bản thân, mang đến cơ hội để thoát khỏi sự nhàm chán. Nếu mạo hiểm là 1 điều tốt, tại sao chúng ta sợ nó? Rõ ràng là một điều gì đó không thể là sự mạo hiểm nếu không có khả năng thất bại, mất mát, mạo hiểm bao gồm việc đặt một điều gì đó vào tình thế bị đe doạ. Như nhà nghiên cứu Barry Schwartz giải thích, 'sự mất mát làm bạn tổn thương nhiều hơn là đạt được cảm giác tốt đẹp'. Mất mát điều gì quý giá - như lòng tự trọng, tiền bạc hoặc 1 cơ hội - làm bạn cảm thấy tồi tệ và thường rất tệ đến nỗi chúng ta tránh né mạo hiểm ngay cả khi đó là những gì chúng ta muốn có nhất trong cuộc đời. Đây được gọi là sự ghét mạo hiểm, và nhiều người trong chúng ta là những người ghét mạo hiểm.
Nhưng Tulloch và Lupton tin rằng mạo hiểm là về sự tự hoàn thiện bản thân trong 1 thế giới bị giới hạn và mang lại những cơ hội cho sự thách thức có hạn. Nhiều người trong chúng ta ngồi trong phòng làm việc ngày qua ngày, đi về nhà sau giờ làm, xem TV trước khi đi ngủ và thức dậy vào sáng hôm sau và lặp lại. Với 1 cuộc sống như vậy, đặc biêt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi chúng ta luyện tục bị dội bom với những thông điệp làm mọi việc an toàn, thì có bao nhiêu cơ hội để hoàn thiện bản thân trừ khi chúng ta tự tạo ra nó cho bản thân? Nếu bạn là 1 người vốn sợ mạo hiểm, rủi ro thì đây là 1 số tin tốt cho bạn.
Theo giáo sư tâm lý Barbara Sahakian ở trường University of Cambridge School of Clinical Medicine, mạo hiểm tốt/ tích cực có thể được dạy.
Làm thế nào để trở thành 1 người mạo hiểm tích cực
1. Tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Trong nghiên cứu về sự rủi ro, Norris Krueger và Peter Dickson phát hiện thấy một liều lượng nhỏ của hành vi mạo hiểm có thể làm gia tăng sự tự tin vào khả năng bản thân - hiện tượng tâm lý 'Tôi nghĩ tôi có thể' gắn liền với sự phát triển con người. Nói cách khác, bạn có thể tăng cường sức chịu đựng rủi ro của mình bằng cách đầu tiên chấp nhận những mạo hiểm nhỏ - những mạo hiểm có thể làm bạn hơi khó chịu. Khi mức độ thoải mái của bạn tăng thêm cùng với những mạo hiểm nhỏ, bạn có thể tiến lên với những mạo hiểm lớn hơn.
2. Mong đợi và chuẩn bị cho thất bại. Gần đây, Camerer và Phelps ở trường đại học New York thực hiện 1 thực nghiệm về đánh bạc, một số người tham gia được yêu cầu giả vở rằng nhiệm vụ đánh bạc mà họ thực hiện là điều gì đó họ vẫn làm hằng ngày và mong đợi thua cuộc. Những người tham gia khác thì không được nói điều này. Thật thú vị, những gì Camerer và Phelps phát hiện là những người tham gia mong đợi thua cuộc đã thoát khỏi sự lo lắng và thực sự thể hiện tốt hơn những bạn khác. Biết về những thất bại có thể xảy ra của 1 sự mạo hiểm và liệu bạn có thể xử lý những thất bại đó không cho phép bạn đón nhận nhiều rủi ro hơn và có nhiều quyết định mạo hiểm tích cực hơn. Xác định đâu là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với 1 sự mạo hiểm nào đó và lên kế hoạch bạn sẽ xử lý thất bại như thế nào.
3. Đánh thức người hùng bên trong bạn. Nhiều người ghét mạo hiểm vì sự không chắc chắn đi cùng với mạo hiểm gây ra lo lắng và stress, và sâu thẳm bên trong, họ tin là họ không thể xử lý với nó được. Tuy nhiên, bạn mạnh mẽ hơn nhiều so với bạn nghĩ, và bạn có khả năng kiểm soát những suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc theo cách giúp bạn làm giảm bớt sự lo lắng (trong những tình huống không chắc chắn) và xây dựng lòng dũng cảm để mạo hiểm nhiều hơn. Trong trị liệu nhận thức hành vi, một cách thông minh và hiệu quả là thách thức những suy nghĩ phản tác dụng bằng cách tóm lấy những ý nghĩ và niềm tin cụ thể nào đó đã gây ra những cảm xúc lo lắng - và thách thức những suy nghĩ đó. Đâu là những bằng chứng ủng hộ và chống lại những ý nghĩ và niềm tin đó? Thay thế những suy nghĩ gây ra sợ hãi bằng những suy nghĩ thúc đẩy sự can đảm.
4. Học cách cân bằng giữa lề thói hằng ngày và mạo hiểm. Lupton cũng tin rằng mọi người đòi hỏi cả hai, 'lề thói và mạo hiểm', và thường xuyên dao động giữa hai cái này. Có nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống mang tính lề thói hằng ngày. Và đối với những người thích phiêu lưu, mạo hiểm, như tôi, thì thách thức ở đây là tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống mang tính lề thói hằng ngày. Thách thức ở đây là kết hợp được sự phấn khích, hồi hộp và phát triển đến từ sự mạo hiểm tích cực với những lề thói hằng ngày. Sự thật là, 1 cuộc sống lành mạnh và phát triển điển đòi hỏi cả hai yếu tố, mạo hiểm và lề thói, và tìm thấy sự cân bằng phù hợp cho bạn là chìa khoá!
Mạo hiểm sẽ làm bạn hạnh phúc hơn? Dựa vào nghiên cứu về sự mạo hiểm và kinh nghiệm mạo hiểm cá nhân của tôi, câu trả lời là có. Rất ít người nhìn lại cuộc đời họ và ước rằng họ nên mạo hiểm ít hơn.
Nguồn: psychologytoday.com
Happiness is Risky Business
5 Best Practices of Happy Risk-Takers
Published on October 22, 2012 by Angie (AJ) LeVan in Flourish!
Khi nói về sự mạo hiểm, bạn có thể nghĩ đến những người nhảy dù từ máy bay, đánh bạc trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, leo núi, nhảy từ một cây cầu có độ cao 200m. Có 1 yếu tố quyến rũ của sự mạo hiểm, đó là sự hồi hộp của những điều chưa biết.
Trong khi việc mạo hiểm không phải lúc nào cũng có lý và mặc cho thực tế là nhiều người gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự không chắc chắn đi cùng với việc mạo hiểm, thì sự mạo hiểm làm cho cuộc sống thú vị hơn, hồi hộp, kích động hơn.
Chúng ta từng được dạy rằng mạo hiểm là 1 điều xấu. Tại sao? Có lẽ vì sự mạo hiểm có thể dẫn đến thất bại và chúng ta có xu hướng tin rằng bản thân thất bại là 1 điều xấu. Xã hội dán nhãn cho những người không mạo hiểm là tốt và mạo hiểm là xấu. Và thực tế thì bộ não của chúng ta được thiết kế để cảnh giác trước những tình huống nguy hiểm (vì lý do sinh tồn). Do đó, dường như khá nghịch lý khi bao gồm sự mạo hiểm như 1 trong những hành vi chủ yếu dẫn đến 'cuộc sống tốt'.
Mặc cho sự buộc tội xấu, sự mạo hiểm là quan trọng trong việc học hỏi những giới hạn của bạn, để phát triển như 1 cá nhân và nuôi dưỡng 1 cuộc sống phát triển. Nếu không có sự mạo hiểm, bạn không thể học những kỹ năng cho phép bạn phát triển trong cuộc sống, ví dụ như học cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống không chắc chắn mà cuộc sống có đầy ắp sự không chắc chắn. Điều không may là một số người say mê với những thói quen mạo hiểm như uống rượu lái xe và đánh bạc quá mức. Đó không phải là kiểu mạo hiểm mà tôi ủng hộ. Hầu hết chúng ta đều mơ đến 1 chuyến du lịch xuyên quốc gia đến những vùng đất xa xôi và kỳ lạ, dũng cảm thay đổi sự nghiệp. Đó là điều tôi muốn khuyên khích các bạn.
Giáo sư nghiên cứu về văn hoá, John Tulloch và Deborah Lupton tại trường đại học Australia's Charles Strut tin rằng sự mạo hiểm là 1 phần của sự hoàn thiện bản thân, mang đến cơ hội để thoát khỏi sự nhàm chán. Nếu mạo hiểm là 1 điều tốt, tại sao chúng ta sợ nó? Rõ ràng là một điều gì đó không thể là sự mạo hiểm nếu không có khả năng thất bại, mất mát, mạo hiểm bao gồm việc đặt một điều gì đó vào tình thế bị đe doạ. Như nhà nghiên cứu Barry Schwartz giải thích, 'sự mất mát làm bạn tổn thương nhiều hơn là đạt được cảm giác tốt đẹp'. Mất mát điều gì quý giá - như lòng tự trọng, tiền bạc hoặc 1 cơ hội - làm bạn cảm thấy tồi tệ và thường rất tệ đến nỗi chúng ta tránh né mạo hiểm ngay cả khi đó là những gì chúng ta muốn có nhất trong cuộc đời. Đây được gọi là sự ghét mạo hiểm, và nhiều người trong chúng ta là những người ghét mạo hiểm.
Nhưng Tulloch và Lupton tin rằng mạo hiểm là về sự tự hoàn thiện bản thân trong 1 thế giới bị giới hạn và mang lại những cơ hội cho sự thách thức có hạn. Nhiều người trong chúng ta ngồi trong phòng làm việc ngày qua ngày, đi về nhà sau giờ làm, xem TV trước khi đi ngủ và thức dậy vào sáng hôm sau và lặp lại. Với 1 cuộc sống như vậy, đặc biêt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế khi chúng ta luyện tục bị dội bom với những thông điệp làm mọi việc an toàn, thì có bao nhiêu cơ hội để hoàn thiện bản thân trừ khi chúng ta tự tạo ra nó cho bản thân? Nếu bạn là 1 người vốn sợ mạo hiểm, rủi ro thì đây là 1 số tin tốt cho bạn.
Theo giáo sư tâm lý Barbara Sahakian ở trường University of Cambridge School of Clinical Medicine, mạo hiểm tốt/ tích cực có thể được dạy.
Làm thế nào để trở thành 1 người mạo hiểm tích cực
1. Tăng cường khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Trong nghiên cứu về sự rủi ro, Norris Krueger và Peter Dickson phát hiện thấy một liều lượng nhỏ của hành vi mạo hiểm có thể làm gia tăng sự tự tin vào khả năng bản thân - hiện tượng tâm lý 'Tôi nghĩ tôi có thể' gắn liền với sự phát triển con người. Nói cách khác, bạn có thể tăng cường sức chịu đựng rủi ro của mình bằng cách đầu tiên chấp nhận những mạo hiểm nhỏ - những mạo hiểm có thể làm bạn hơi khó chịu. Khi mức độ thoải mái của bạn tăng thêm cùng với những mạo hiểm nhỏ, bạn có thể tiến lên với những mạo hiểm lớn hơn.
2. Mong đợi và chuẩn bị cho thất bại. Gần đây, Camerer và Phelps ở trường đại học New York thực hiện 1 thực nghiệm về đánh bạc, một số người tham gia được yêu cầu giả vở rằng nhiệm vụ đánh bạc mà họ thực hiện là điều gì đó họ vẫn làm hằng ngày và mong đợi thua cuộc. Những người tham gia khác thì không được nói điều này. Thật thú vị, những gì Camerer và Phelps phát hiện là những người tham gia mong đợi thua cuộc đã thoát khỏi sự lo lắng và thực sự thể hiện tốt hơn những bạn khác. Biết về những thất bại có thể xảy ra của 1 sự mạo hiểm và liệu bạn có thể xử lý những thất bại đó không cho phép bạn đón nhận nhiều rủi ro hơn và có nhiều quyết định mạo hiểm tích cực hơn. Xác định đâu là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với 1 sự mạo hiểm nào đó và lên kế hoạch bạn sẽ xử lý thất bại như thế nào.
3. Đánh thức người hùng bên trong bạn. Nhiều người ghét mạo hiểm vì sự không chắc chắn đi cùng với mạo hiểm gây ra lo lắng và stress, và sâu thẳm bên trong, họ tin là họ không thể xử lý với nó được. Tuy nhiên, bạn mạnh mẽ hơn nhiều so với bạn nghĩ, và bạn có khả năng kiểm soát những suy nghĩ, niềm tin và cảm xúc theo cách giúp bạn làm giảm bớt sự lo lắng (trong những tình huống không chắc chắn) và xây dựng lòng dũng cảm để mạo hiểm nhiều hơn. Trong trị liệu nhận thức hành vi, một cách thông minh và hiệu quả là thách thức những suy nghĩ phản tác dụng bằng cách tóm lấy những ý nghĩ và niềm tin cụ thể nào đó đã gây ra những cảm xúc lo lắng - và thách thức những suy nghĩ đó. Đâu là những bằng chứng ủng hộ và chống lại những ý nghĩ và niềm tin đó? Thay thế những suy nghĩ gây ra sợ hãi bằng những suy nghĩ thúc đẩy sự can đảm.
4. Học cách cân bằng giữa lề thói hằng ngày và mạo hiểm. Lupton cũng tin rằng mọi người đòi hỏi cả hai, 'lề thói và mạo hiểm', và thường xuyên dao động giữa hai cái này. Có nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống mang tính lề thói hằng ngày. Và đối với những người thích phiêu lưu, mạo hiểm, như tôi, thì thách thức ở đây là tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống mang tính lề thói hằng ngày. Thách thức ở đây là kết hợp được sự phấn khích, hồi hộp và phát triển đến từ sự mạo hiểm tích cực với những lề thói hằng ngày. Sự thật là, 1 cuộc sống lành mạnh và phát triển điển đòi hỏi cả hai yếu tố, mạo hiểm và lề thói, và tìm thấy sự cân bằng phù hợp cho bạn là chìa khoá!
Mạo hiểm sẽ làm bạn hạnh phúc hơn? Dựa vào nghiên cứu về sự mạo hiểm và kinh nghiệm mạo hiểm cá nhân của tôi, câu trả lời là có. Rất ít người nhìn lại cuộc đời họ và ước rằng họ nên mạo hiểm ít hơn.
Nguồn: psychologytoday.com