• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Hạn chế của Cách mạng tháng Tám 1945

Trang Dimple

New member
Xu
38
Hạn chế của Cách mạng tháng Tám 1945
Như chúng ta đã biết, đối với dân tộc VN, CMT8 có thể được xem như một trang sử vàng vẻ vang nhất trong lịch sử chống quân xâm lược nước nhà, chuẩn bị lâu dài trong 15 năm để giành chiến thắng trong 15 ngày - dưới lá cờ của mặt trận Việt Minh và của Đảng, quân dân ta đã dũng cảm tiến lên chiến đấu và đã thực sự giành được chiến thắng về cho nước nhà! CTM8 đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật đồng thời lật đổ chế độ đô hộ 1000 năm phong kiến đã tồn tại lâu đời trên đất ta: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gầy dựng nên nước VN độc lập…”. Đó quả là một biến cố vĩ đại trong lịch sử dân tộc… Tuy nhiên, nếu ví CMT8 như một tấm huân chương rực rỡ ,thì bên cạnh những mặt phải thuận lợi đã kể trên, có thể xem những hạn chế của CMT8 cũng là mặt trái của tấm huân chương mà lịch sử cần xét đến như hai mặt của một vấn đề. Những hạn chế đó được quán triệt trên những lĩnh vực sau:



1. Hạn chế về chính trị:

Tuy CMT8 thành công đã mở ra một trang sử mới cho nước nhà, nhưng nếu xét về mặt chính trị, chúng ta vẫn còn gặp nhiều hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất vẫn là về mặt chính quyền, chính quyền trước – trong CMT8 chỉ mang tính tạm thời, và cả ngay sau CMT8 cũng chỉ được xem là chính phủ lâm thời, chưa có cơ sở pháp lý để tồn tại; “Chính phủ VN dân chủ cộng hòa ra đời chưa được một nước nào trên thế giới công nhận” (Theo “Đại cương lịch sử Việt Nam” – quyển III, biên tập Lê Mậu Hãn), đồng thời quân đội ta mới xây dựng nên còn nhiều thiếu thốn, yếu kinh nghiệm tác chiến trong việc đương đầu với giặc ngoại xâm.

CMT8 thành công là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng cũng như sự hợp sức của nhân dân trong việc giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, song về mặt chính trị, chúng ta vẫn chưa thực sự có được nhiều đồng mình ủng hộ trong cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước, cho nên ngay sau khi cuộc CMT8 thành công, chưa bao giờ nước ta lại cùng một lúc đối đầu với nhiều kẻ thù như thế: Từ vĩ tuyến 16 trở vào – 1 vạn quân Anh kéo đến SG dưới danh nghĩa: Thay mặt phe đồng minh giãi giáp vũ khí quân Nhật tại miền Nam, và ngay sau đó chúng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, nên vào 23/9/1945, Pháp đã nổ súng bắn vào trụ sở chính quyền ta ở SG – đánh dấu sự trở lại của thực dân Pháp xâm lược nước ta lần 2.

Trong khi đó, ở vĩ tuyến 16 độ Bắc trở ra, 20 vạn quân Tưởng (dưới sự hậu thuẫn của Mỹ) đã kéo vào miền Bắc cùng với bọn tay chân Việt Quốc, Việt Cách dưới danh nghĩa thay mặt phe đồng minh tước đoạt vũ khí quân Nhật, song thực chất là thực hiện âm mưu xâm lược nước ta thông qua việc muốn lật đổ chính quyền Cách mạng, xóa bỏ ĐCSVN, xóa bỏ mặt trận Việt Minh và phá hoại thành quả của CMT8 ngay từ bên trong. Bên cạnh đấy, còn có một số chính quyền phản động khác như: Cao đài, Hòa hảo cũng đứng lên chống phá Cách mạng 1 cách quyết liệt… đã làm cho nước ta rơi vào tình trạng khó khăn: “Ngàn cân treo sợi tóc”, cho nên qua những sự viêc này, ta có thể xem nó là một phần hạn chế của CMT8 vì chưa lôi kéo được đồng minh đứng về phía mình ngay sau khi giải phóng cho đất nước, điều này khiến cho nền độc lập của nước nhà hơn bao giờ… thực sự trở nên mong manh vô cùng.

Mặc dù đã giành được thắng lợi, song CMT8 vẫn chưa triệt để trong việc loại bỏ bè lũ phản động ra khỏi hàng ngũ Quốc hội, bởi trên thực tế, Tưởng và bè lũ tay sai vẫn bắt ta thừa nhận và nhượng bộ cho chúng một số ghế ngồi trong Quốc Hội một cách ngang nhiên… và ta đã đáp ứng những yêu cầu đó của chúng, dù ta vẫn biết đó là những yêu sách vô lý khi xét về mặt chính trị...
2. Hạn chế về kinh tế:

Có ai đó đã từng bảo: “Đường đến vinh quang không bao giờ là con đường tơ lụa”, cho nên bên cạnh những nét vàng son của CMT8 đã để lại, xét về kinh tế, CM vẫn còn gặp phải một số hạn chế “chông gai” như: Sau khi CMT8 thành công, kinh tế đất nước rơi vào tình hình khủng hoảng hơn bao giờ hết: nghèo nàn, lạc hậu, xơ xác… sản xuất đình đốn, công nhân thất nghiệp, nông dân không có ruộng đất và nạn đói vẫn còn tiếp diễn: “Kết quả là từ cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, có thể xem nạn đói năm 1945 là một nạn đói “rách nát vĩ đại” nhất trong lịch sử dân tộc, nó kéo dài từ khi Pháp – Nhật cai trị và cho đến cả ngay sau khi CMT8 thành công, nạn đói vẫn chưa thực sự được khắc phục kịp thời (mãi đến năm 1946, nạn đói mới dần dần được đẩy lùi).

Dù biết tình hình kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, song mỗi ngày ta vẫn buộc phải cung cấp 40 vạn ký lương thực để nuôi 20 vạn quân Tưởng, sự nhượng bộ này của ta dù biết vào thời điểm đó là nên làm, song một phần nào nó cũng đã thể hiện sự hạn chế của chính quyền sau CMT8 – vẫn còn yếu về mặt chính trị và vũ trang nên đành phải nhượng bộ về mặt kinh tế đối với quân Tưởng.

Ngoài ra, vô lý hơn, Tưởng còn bắt ta sử dụng đồng quang kim quốc tệ mất giá của chúng , điều này càng làm cho tình hình kinh tế miền Bắc trở nên xáo động mạnh.
3. Hạn chế về ngân quỹ:

CMT8 thành công, nhưng gia tài của ta lúc này lại là một ngân sách nhà nước trống rỗng với 1 triệu đồng bạc rách không thể sử dụng được, trong khi đó VN lúc này lại chưa có điều kiện để lưu hành đồng tiền mới, cho nên có thể xem đây cũng là một hạn chế của CMT8 ngay sau khi giành độc lập.

4. Hạn chế về xã hội:

CMT8 thành công là một thành quả đáng để tự hào, song hạn chế lớn nhất trước và sau CM đó là: lục lượng vũ trang vẫn còn non yếu, điều đó không chỉ dựa vào kinh tế mà nó còn xuất nguồn từ sự nhận thức của người dân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vào thời điểm này, hơn 90% dân số nước ta lại rơi vào tình trạng mù chữ, nạn mê tín dị đoan, cờ bạc, hút sách, thất nghiệp cùng với những hũ tục tồn tại lâu đời trong xã hội vẫn còn dai dẳng kéo dài cũng là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng đến tình hình bảo vệ thành quả của CMT8 sau khi thành công. Tuy nhiên, để giáo dục tư tưởng người dân là cả một quá trình lâu dài… cho nên trong một sớm một chiều, hạn chế này không phải dễ dàng được khắc phục…

Dù vẫn còn nhiều hạn chế trước – trong và sau khi CM thành công, song nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng cũng như sự hợp sức của dân, chúng ta có thể xem hạn chế của CMT8 như mặt trái của tấm huân chương thành công - không chỉ riêng nước ta mà bất cứ nước nào khi vừa thoát khỏi chiến tranh cũng đều có thể mắc phải. Thuận lợi và khó khăn, thành công và hạn chế… tất cả vẫn như một tấm huân chương hai mặt mà chúng ta cần nhìn nhận và đón nhận tựa một điều không thể tránh khỏi trên con đường đến với vinh quang Cách Mạng.

nguồn : sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Chị có thể cho em hỏi chút ạ. Khi làm bài thi ĐH môn Sử có những sự kiện em không nhớ rõ ngày tháng năm mà chỉ ghi chung chung khoảng thời gian ( ví dụ : Trong chiến dịch Biên giới, sáng 16-9-1950 ,quân ta nổ súng tấn công địch ở cứ điểm Đông khê... thì em trình bày là quân ta tấn công Đông khê vào khoảng giữa tháng 9-1950...) thì có được điểm không hả chị. Thanks chị trc ak :)
 
Tùy thuộc vào yêu cầu của đề bài em ạ, nếu câu hỏi nêu về cả chiến dịch biên giới thì cái sự kiên trên chỉ là một phần nhỏ trong yêu cầu, em có thể viết như vậy, giảm khảo đọc bài có thể châm trước cho em và em vẫn có điểm, Nhưng nếu đề bài yêu cầu em nêu rõ về thời gian diễn biến của chiến dịch thì em cần phải nhớ đầy đủ em ạ.Nhớ được tháng được năm còn ngày sao không nhớ cho hết. hihi. chúc em học tốt và đạt kết quả cao, không gì bằng là có đủ tất cả em ạ nhưng trong trường hợp em không nhớ được thì em cứ viết vậy, không phải để ý vấn đề này đâu, quan trọng là em học cho tốt.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top