Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Y TẾ
Bệnh Thường Gặp
Hải Sâm- Temp
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 93199" data-attributes="member: 6"><p><strong>Phú Yên: Đẩy mạnh nuôi và bảo vệ nguồn lợi hải sâm</strong></p><p></p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> Hải sâm là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, chủ yếu hay gặp ở những vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm ở biển khơi. Ở nước ta chủ yếu là hải sâm đen và hải sâm trắng, phân bố nhiều ở vùng biển các tỉnh Khánh hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang và Côn đảo - Vũng tàu. Ở Phú Yên, hải sâm phân bố tập trung chủ yếu ở Vịnh Xuân Đài thuộc Thị xã Sông Cầu.</p><p></p><p></p><p>Hải sâm có nhiều công dụng hữu ích về y học. Hải sâm được xem là vị thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, lợi khí, nhuận trường, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường sinh lực như nhân sâm. Ngoài ra, hải sâm được dùng để cầm máu, tiêu đờm, chữa thần kinh suy nhược, ho, viêm phế quản, mụn nhọt…Về mặt thực phẩm, thịt hải sâm là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng của phương đông cùng với yến sào, bào ngư, vi cước cá… </p><p></p><p>Những năm trước 1997, Khách thập phương khi đi qua Sông Cầu thường thấy hải sâm mà bà con ngư dân khai thác được phơi dọc hai bên đường Quốc lộ IA hoặc phơi trên các dàn vỉ trong vườn nhà dọc hai bên đường. Hải sâm sau khi phơi khô chủ yếu được bán cho các tiệm thuốc bắc để làm thuốc, một phần ít người dân làm thực phẩm nhưng không phổ biến. Nhưng từ sau năm 1997 trở lại đây, sản lượng hải sâm khai thác được từ tự nhiên không đáng kể, nguồn lợi hải sâm tự nhiên đã bị suy giảm hẳn. Một mặt do khai thác quá mức, mặt khác do hoạt động các nghề khai thác thủy sản bằng giã cào làm xáo trộn chất đáy; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất quá mức vào nuôi tôm sú thâm canh đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của hải sâm; việc khai thác san hô tự nhiên trong các đầm, vịnh một cách tùy tiện của một số người cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự tồn tại, phát triển của hải sâm.</p><p></p><p></p><p>Trước thực trạng đó, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo giống hải sâm và nuôi thử nghiệm hải sâm thương phẩm thành công. Vài năm trở lại đây nhiều ngư dân ở các tỉnh Phú yên, Khánh Hòa đã mua giống hải sâm của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và tiến hành nuôi trong ao đất ở khu vực các đầm, vịnh đạt kết quả khả quan.</p><p>Ở Phú yên, một số bà con ngư dân ở ven đầm Cù Mông và Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu, hạ lưu sông Bình Bá thuộc huyện Tuy An cũng đã mua hải sâm giống của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang về thả nuôi trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang. Mật độ giống thả nuôi từ 1-2 con/m2, cở giống từ 100 – 150 con/kg. Sau thời gian nuôi từ 5-6 tháng, hải sâm thương phẩm đạt trọng lượng bình quân từ 500 –600gam/con là cho thu hoạch bán, việc tiêu thụ hải sâm thương phẩm tương đối dễ dàng vì đã có nhiều người đặt mua trước, hơn nữa sản lượng cung cấp cũng chưa nhiều.</p><p></p><p></p><p>Nuôi hải sâm ngoài lợi ích kinh tế còn có tác dụng góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong các ao nuôi thủy sản, kỹ thuật nuôi đơn giản, kinh phí đầu tư thấp, chỉ cần tốn một ít tiền mua giống và công cải tạo ao đìa, gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên trong ao và thỉnh thoảng bón phân bò đã ủ oai vào ao, giữ không để ao bị ô nhiễm, duy trì mức nước tối thiểu trong ao từ 1,2 – 1,5m. Một số ao hồ sau khi nuôi hải sâm, bà con thả nuôi tôm sú cho kết quả cao, tôm nuôi nhanh lớn và ít xảy ra bệnh dịch. </p><p></p><p>Hiện tại có nhiều bà con ngư dân ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An đang có nhu cầu nuôi hải sâm, nhưng nguồn giống cũng còn khan hiếm. Hải sâm giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang sản xuất còn ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu giống thả nuôi của một số bà con ngư dân ở các tỉnh lân cận, trong khi đó tại các địa phương có nhu cầu nuôi hải sâm thương phẩm lại chưa có cơ sở sản xuất giống hải sâm, cho nên những người nuôi hải sâm thương phẩm còn bị động về nguồn giống. </p><p></p><p>Thiết nghĩ, hải sâm là đối tượng thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng đối với con người và là nguồn nguyên liệu quý phục vụ cho lĩnh vực y học rất tốt. Mặt khác, hải sâm còn có tác dụng tham gia cải tạo môi trường và góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi thủy sản, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con ngư dân ven các đầm vịnh ven biển. Do vậy, ở các địa phương có điều kiện tự nhiên thích nghi sự phát triển của hải sâm và người dân có nhu cầu nuôi hải sâm thương phẩm, cần quy hoạch vùng nuôi và xây dựng các mô hình trình diễn để hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật, nhân rộng cho dân nuôi. Các cơ sở sản xuất giống hải sâm đã có cần mở rộng quy mô, nâng công suất để sản xuất ra lượng giống nhiều đáp ứng nhu cầu thả nuôi của bà con ngư dân ở các địa phương. Các địa phương có nhu cầu phát triển hải sâm cần nhanh chóng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống hải sâm từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang để chủ động sản xuất giống hải sâm đáp ứng nhu cầu thả nuôi hải sâm thương phẩm ở địa phương mình. Đồng thời, các địa phương cần tiến hành bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sâm tự nhiên, bằng cách hằng năm thả bổ sung nguồn giống hải sâm vào môi trường tự nhiên và cấm khai thác hải sâm ở những khu vực được tái tạo để hải sâm phát triển và sinh sản làm giàu nguồn lợi hải sâm tự nhiên. Nghiêm cấm khai thác san hô và hoạt động của các nghề khai thác thủy sản làm xáo trộn chất đáy ở những khu vực đầm, vịnh có nguồn lợi hải sâm phân bố.</p><p></p><p></p><p>Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần thúc đẩy phong trào nuôi và bảo vệ nguồn lợi hải sâm ở các địa phương.</p><p></p><p></p><p> </p><p> <p style="text-align: right"> <em><span style="font-family: 'Verdana'"> <span style="font-size: 15px"><span style="color: #808080">Theo : Nguyễn Khắc Tân</span></span></span></em></p> <p style="text-align: right"></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 93199, member: 6"] [B]Phú Yên: Đẩy mạnh nuôi và bảo vệ nguồn lợi hải sâm[/B] Hải sâm là một loại động vật không xương sống, sống ở biển, chủ yếu hay gặp ở những vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm ở biển khơi. Ở nước ta chủ yếu là hải sâm đen và hải sâm trắng, phân bố nhiều ở vùng biển các tỉnh Khánh hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Kiên Giang và Côn đảo - Vũng tàu. Ở Phú Yên, hải sâm phân bố tập trung chủ yếu ở Vịnh Xuân Đài thuộc Thị xã Sông Cầu. Hải sâm có nhiều công dụng hữu ích về y học. Hải sâm được xem là vị thuốc bổ thận, tráng dương, ích tinh, lợi khí, nhuận trường, tác dụng bổ dưỡng và tăng cường sinh lực như nhân sâm. Ngoài ra, hải sâm được dùng để cầm máu, tiêu đờm, chữa thần kinh suy nhược, ho, viêm phế quản, mụn nhọt…Về mặt thực phẩm, thịt hải sâm là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” nổi tiếng của phương đông cùng với yến sào, bào ngư, vi cước cá… Những năm trước 1997, Khách thập phương khi đi qua Sông Cầu thường thấy hải sâm mà bà con ngư dân khai thác được phơi dọc hai bên đường Quốc lộ IA hoặc phơi trên các dàn vỉ trong vườn nhà dọc hai bên đường. Hải sâm sau khi phơi khô chủ yếu được bán cho các tiệm thuốc bắc để làm thuốc, một phần ít người dân làm thực phẩm nhưng không phổ biến. Nhưng từ sau năm 1997 trở lại đây, sản lượng hải sâm khai thác được từ tự nhiên không đáng kể, nguồn lợi hải sâm tự nhiên đã bị suy giảm hẳn. Một mặt do khai thác quá mức, mặt khác do hoạt động các nghề khai thác thủy sản bằng giã cào làm xáo trộn chất đáy; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất quá mức vào nuôi tôm sú thâm canh đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của hải sâm; việc khai thác san hô tự nhiên trong các đầm, vịnh một cách tùy tiện của một số người cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sự tồn tại, phát triển của hải sâm. Trước thực trạng đó, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang đã tiến hành cho sinh sản nhân tạo giống hải sâm và nuôi thử nghiệm hải sâm thương phẩm thành công. Vài năm trở lại đây nhiều ngư dân ở các tỉnh Phú yên, Khánh Hòa đã mua giống hải sâm của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III và tiến hành nuôi trong ao đất ở khu vực các đầm, vịnh đạt kết quả khả quan. Ở Phú yên, một số bà con ngư dân ở ven đầm Cù Mông và Vịnh Xuân Đài thuộc thị xã Sông Cầu, hạ lưu sông Bình Bá thuộc huyện Tuy An cũng đã mua hải sâm giống của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang về thả nuôi trong các ao nuôi tôm bị bỏ hoang. Mật độ giống thả nuôi từ 1-2 con/m2, cở giống từ 100 – 150 con/kg. Sau thời gian nuôi từ 5-6 tháng, hải sâm thương phẩm đạt trọng lượng bình quân từ 500 –600gam/con là cho thu hoạch bán, việc tiêu thụ hải sâm thương phẩm tương đối dễ dàng vì đã có nhiều người đặt mua trước, hơn nữa sản lượng cung cấp cũng chưa nhiều. Nuôi hải sâm ngoài lợi ích kinh tế còn có tác dụng góp phần cải tạo môi trường sinh thái trong các ao nuôi thủy sản, kỹ thuật nuôi đơn giản, kinh phí đầu tư thấp, chỉ cần tốn một ít tiền mua giống và công cải tạo ao đìa, gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên trong ao và thỉnh thoảng bón phân bò đã ủ oai vào ao, giữ không để ao bị ô nhiễm, duy trì mức nước tối thiểu trong ao từ 1,2 – 1,5m. Một số ao hồ sau khi nuôi hải sâm, bà con thả nuôi tôm sú cho kết quả cao, tôm nuôi nhanh lớn và ít xảy ra bệnh dịch. Hiện tại có nhiều bà con ngư dân ở thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An đang có nhu cầu nuôi hải sâm, nhưng nguồn giống cũng còn khan hiếm. Hải sâm giống do Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang sản xuất còn ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu giống thả nuôi của một số bà con ngư dân ở các tỉnh lân cận, trong khi đó tại các địa phương có nhu cầu nuôi hải sâm thương phẩm lại chưa có cơ sở sản xuất giống hải sâm, cho nên những người nuôi hải sâm thương phẩm còn bị động về nguồn giống. Thiết nghĩ, hải sâm là đối tượng thủy sản cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng đối với con người và là nguồn nguyên liệu quý phục vụ cho lĩnh vực y học rất tốt. Mặt khác, hải sâm còn có tác dụng tham gia cải tạo môi trường và góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi thủy sản, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bà con ngư dân ven các đầm vịnh ven biển. Do vậy, ở các địa phương có điều kiện tự nhiên thích nghi sự phát triển của hải sâm và người dân có nhu cầu nuôi hải sâm thương phẩm, cần quy hoạch vùng nuôi và xây dựng các mô hình trình diễn để hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật, nhân rộng cho dân nuôi. Các cơ sở sản xuất giống hải sâm đã có cần mở rộng quy mô, nâng công suất để sản xuất ra lượng giống nhiều đáp ứng nhu cầu thả nuôi của bà con ngư dân ở các địa phương. Các địa phương có nhu cầu phát triển hải sâm cần nhanh chóng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống hải sâm từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III Nha Trang để chủ động sản xuất giống hải sâm đáp ứng nhu cầu thả nuôi hải sâm thương phẩm ở địa phương mình. Đồng thời, các địa phương cần tiến hành bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sâm tự nhiên, bằng cách hằng năm thả bổ sung nguồn giống hải sâm vào môi trường tự nhiên và cấm khai thác hải sâm ở những khu vực được tái tạo để hải sâm phát triển và sinh sản làm giàu nguồn lợi hải sâm tự nhiên. Nghiêm cấm khai thác san hô và hoạt động của các nghề khai thác thủy sản làm xáo trộn chất đáy ở những khu vực đầm, vịnh có nguồn lợi hải sâm phân bố. Các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần thúc đẩy phong trào nuôi và bảo vệ nguồn lợi hải sâm ở các địa phương. [RIGHT] [I][FONT=Verdana] [SIZE=4][COLOR=#808080]Theo : Nguyễn Khắc Tân[/COLOR][/SIZE][/FONT][/I] [/RIGHT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Y TẾ
Bệnh Thường Gặp
Hải Sâm- Temp
Top