--- Nguyễn Nhật Huy ---
Bắt ai phải chịu lấy người dưng ?
Thấp thoáng sao khuya chừng run lạnh
Môi còn lơi lả nhớ người thương! ...
Trong thực tại có biết bao mối lương duyên toàn bích và viên mãn song cũng có không ít những cuộc tình lỡ dở, bẽ bàng. Những mối tình ngang trái, khi tình yêu không đến được hôn nhân hay trong hôn nhân mà không có tình yêu là một đề tài được nhiều tác giả khai thác và đề cập đến. "Hai sắc hoa ti gôn" - tác phẩm trứ danh của thi sĩ đầy bí ẩn T.T.KH nằm trong khía cạnh đề tài thơ đó. Từ ngày bài thơ xuất hiện trên báo "Tiểu thuyết thứ bảy" năm 1937 đã hé mở cho độc giả một cõi lòng với những kí thác tâm sự,những bộc bạch đớn đau, giằng xé trong tình duyên. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, dư vị sâu lắng, thấu suốt của thi phẩm vẫn còn trường tồn bởi một lẽ bài thơ đã nói đến duyên lỡ và muôn đời còn vang vọng trong tâm trí người đọc.
Cuộc tình đổ vỡ, tang thương với ám ảnh của những sắc hoa ti gôn được thi nhân xây dựng qua lời kể chậm rãi, trầm buồn mà cũng rất đỗi nghẹn ngào của một cô gái - nhân vật "tôi" trữ tình trong bài thơ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết những câu phi lộ thấm đẫm tình cảm nồng nàn của một tâm hồn đang yêu thuở ban sơ. Những câu vào đề đầy sức huyền diệu, gợi cảm đã làm cho người đọc thực sự xúc động trước một mối tình lãng mạn:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh trăng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương.
Với những vần thơ uyển chuyển, từ ngữ thanh thoát dịu nhẹ, thi sĩ đã miêu tả được cái nét thần tình của tình yêu trong hồi ức của cô gái. Cô gái kể rằng, một mùa thu trong tiềm thức mà cứ thảng thốt giữa cõi trần. Đó là những buổi hoàng hôn, khi ánh tà huy ảm đạm, thê lương láng đều trên cảnh vật, cô gái mộng mơ nhặt những cánh hoa rã rời, tàn tạ dưới chân lên mà lòng chẳng vướng buồn. Lòng cô rạo rực đón chờ người yêu đến như thường khi. Chính cái niềm rạo rực ấy đã làm cho cô gái chẳng mông lung, nghĩ ngợi - chỉ còn lại trong cô một tình yêu nồng cháy vô ngần.
Mối tình nguyên sơ tưởng chừng như sẽ mãi vĩnh hằng và hoàn mĩ đó cũng có những băn khoăn, trăn trở. Mỗi chiều người yêu mình đến bên, cô gái linh cảm mơ hồ về một nỗi buồn xa xăm nào đó đang vây bọc trong lòng người mình yêu:
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng,
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng : "Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Câu thơ trải dài theo nỗi buồn trầm lắng, triền miên. Tâm trạng của chàng trai - người tình của cô gái trong sự cảm nhận của cô gái là một tâm trạng u hoài, khó hiểu. Cô ngây thơ và trong trắng đến nỗi không hiểu được những lời lẽ sâu sắc, những dự cảm đượm buồn của chàng trai cho nên cười đáp: "màu hoa trắng là chút lòng trong chẳng nghĩ suy".
Trước mối tình không "môn đăng hộ đối" trái với những lễ giáo khắt khe và nghiệt ngã của xã hội lúc bấy giờ, chàng trai đã dự cảm được sự đổ vỡ đớn đau sẽ đến với cuộc tình của mình mà lòng nặng trĩu niềm u buồn khó tỏ bày. Cảnh vật xung quanh như cũng nhuộm một nỗi buồn "tan tác của sinh li", trắc trở, như cũng buồn thảm trong con mắt não nùng của chàng trai mà cô gái chỉ hiểu được phần nào
Rồi cái gì đến nó sẽ đến, một hiện thực phũ phàng đã xảy đến với cuộc tình, cuộc đời của cô gái giống như những lo âu của người yêu. Cô gái rơi vào cảnh ngộ trớ trêu, éo le ngoài ước nguyện vẫn gặp trong đời thường muôn thuở :
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xôi quá - tôi buồn lắm !
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường,
Ngòi bút "run run" của tác giả khi viết đến khổ thơ này làm người đọc vô cùng xúc động. Có lẽ nhà thơ đã phải ẩn tâm lịch huyết để viết nên những vần thơ trác tuyệt này. Qua những câu thơ nhức nhối, người đọc cảm nhận được sự chua cay, bất hạnh của một cuộc tình dang dở, mặn chát. Tiếng pháo đã cùng người con gái lên xe hoa, giàu sang, phú quý với "lệnh bà" và cũng chính những tiếng pháo đó đã đoạn tuyệt một mối tình thuần khiết. Xác pháo tả tơi tựa như con tim đang rạn nứt của cô gái - bây giờ đã là một "tân nương" trong vòng tay của người chồng xa lạ. Câu thơ buồn lặng mà thấm thía có sức vang rất lớn tới trái tim độc giả. Và từ sau tiếng vang, tiếng kêu khác thường này là một chuỗi dài những đau khổ, tuyệt vọng của người con gái - nhân vật "tôi" trữ tình đầy tâm huyết của nhà thơ :
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ -
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Rồi từng thu chết, từng thu chết !
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Ý thơ tinh tế, lời thơ buông trôi theo nỗi đau quặn thắt - thất tình và sự nuối tiếc ngậm ngùi - chung tình.
Trái tim vỡ nát cánh hoa tàn,
Gió mùa thu thổi sắc li tan
Nghĩ tình sao mỏng như làn nắng,
Nghĩ thương người ấy lệ dâng tràn!
Còn gì đau buồn hơn khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu quý. Những ảo mộng và cả hình bóng người xưa cùng với giàn hoa kỉ niệm. Cô vẫn luôn ấp ủ những hình ảnh ấy ở trong lòng giữa muôn ngàn bão tố, cuồng phong. Thời gian trôi, cô gái vẫn khắc ghi tất cả những kỉ niệm êm đềm và cả những tháng ngày vỡ mộng ở trong tim. Đó là thời gian trong quá vãng của lòng người con gái. Nỗi nhớ thương tình cũ người xưa trong cô không bao giờ vơi cạn. Và một ngày kia nỗi nhớ nhung đau đáu khôn nguôi đó trở nên dằng xé dữ dội tột cùng khi có người khơi lên nỗi đau năm tháng của cô và cũng là lúc cô thương người tình thuở ban sơ nhiều nhất :
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha
Có lẽ tính hình tượng trong lối ẩn dụ so sánh ngầm sắc dáng của hoa ti gôn với trái tim của con người thật đắc địa và giàu tính biểu cảm đã để lại một dư vị khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng màu hoa như máu màu kín nhiệm, màu của nơi sâu thẳm tâm hồn và phải chăng khổ thơ này mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ ? Năm 1937, "Tiểu thuyết thứ bảy" đăng truyện ngắn Hoa ti gôn của Ô. Thanh Châu. Sau đó ít lâu, toà soạn nhận được hai bài thơ đều kí tên "T.T.KH". Một trong hai bài thơ đó chính là: "Hai sắc hoa ti gôn". Có lẽ tác giả T.T.KH viết bài thơ để kí thác tâm trạng và hoàn cảnh thực trong cuộc sống của đời mình. Người đọc có thể hiểu như vậy. Nhưng khi hương sắc của bài thơ cứ ăn sâu vào lòng người đọc thì cuộc tình ngang trái riêng tư của tác giả đã trở thành "món ăn tinh thần", trở thành kí ức suy tưởng, thành kỉ niệm riêng trong tim mỗi người vì lẽ đó nhân vật "tôi" vừa là tác giả mà cũng vừa là ngôi thứ nhất nói chung. Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm, đồng điệu thiết tha, sâu nặng của những con người cùng chung cảnh ngộ như nhân vật "tôi" trong bài thơ.
Trở lại với cô gái bất hạnh trong bài thơ và những tâm tình,cảm nghĩ, nỗi lòng của cô. Đọc "tiểu thuyết" (Tiểu thuyết thứ bảy) thấy ai cũng nhắc đến cánh hoa ti gôn mà lòng cô gái dấy lên bao nỗi đau dằng xé, quặn thắt. Dáng hoa ti gôn là trái tim, sắc hoa ti gôn là màu máu thắm pha. Trái tim người con gái như hoà cùng với dáng sắc của hoa ti gôn, vui buồn cùng với giàn ti gôn lúc tàn, lúc nở. Hoa ti gôn là biểu tượng, là biển trời kí ức tình yêu thứ nhất của cô.
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều th u, hoa đỏ rung chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò
Khung cảnh chiều thu nhạt nắng gợi một không khí buồn não nề, sầu thảm. Những cánh hoa ti gôn, gầy rạc. Một vài ngọn gío lướt qua mang theo hơi lạnh về phía chân trời xa xăm, vô định. Chiều thu giá lạnh quạnh hiu, đơn côi và chất đầy nước mắt. Với lối sử dụng điệp ngữ "chiều thu", biện pháp tả cảnh ngụ tình, ngụ ý, tác giả đã khắc sâu nỗi đau lắng kết của cô gái vào thâm tâm người đọc. Trong nỗi đau ngưng kết ấy, có phần tê tái và lo ngại của cô gái đối với cuộc sống của người cũ tình xưa. Cô gái lo ngại một ngày kia, người xưa sẽ "ngang sông" mà còn vương vấn mối tình đầu... Dẫu vậy, cô gái vẫn mong muốn người xưa luôn nhắc đến, giữ mãi mối tình buồn dở:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm tiếc nhớ loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa màu hồng.
Ta bắt gặp ở đây một nỗi đau đớn "trần truồng" (chữ dùng của Hoài Thanh) - nỗi đau đớn được bộc lộ, tỏ bày không giấu giếm. Câu hỏi tu từ, câu hỏi của trái tim cô gái như xoáy sâu vào tâm can độc giả, cô gái hỏi- tự hỏi người tình trong dĩ vãng đầy trắc trở của mình về những kí ức đau buồn xưa kia không hay "người ấy" có hiểu chăng?
Đó là toàn bộ câu chuyện buồn của cô gái -nhân vật trữ tình trong Hai sắc hoa ti gôn của tác giả đầy tài năng T.T.KH. Mỗi một tác phẩm chân chính là một lời đề nghị, là một bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho cuộc sống, cho con người. Bài thơ nghẹn ngào và thâm thuý này cũng vậy, là một "bức thông điệp màu thắm phai" - bức thông điệp của lòng nhân ái, của tình yêu thương con người mà thi nhân đã gửi đến cho đời. Có ai khi đọc tác phẩm này lại không yêu mến và trân trọng, lại không cảm nhận được những vần thơ tài hoa mà thi sĩ đã gửi gắm bao nhiêu ý tình. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu không đạt tới hôn nhân là một trong những nỗi đau tinh thần day dứt, hôn nhân không có tình yêu là một món nợ đời. Vậy sức sống, sức cuốn hút của bài thơ phải chăng là nó đã đề cập đến nỗi bất hạnh của muôn đời trong cảnh ngộ tình duyên ngang trái. ý tình đó được thể hiện trong bài thơ hết sức tinh tế, gợi cảm với những ẩn dụ, những thủ pháp nghệ thuật tả cảnh, tình hài hoà, nhuần nhị, ý đậm đà, câu thơ mộc mạc, dung dị, chân phương và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách nhạy cảm sâu sắc đã để lại trong lòng người đọc nhiều tơ vương và cảm xúc. Màu thời gian cứ trôi nhưng những mong mỏi, những nguyện ước từ bức thông điệp tình thương của tác giả vẫn còn mãi, được người đọc thế hệ sau thấu hiểu tự tấm chân tình. Những vần thơ ấy thật xuất thần vì chúng được làm trong sự thăng hoa xúc cảm của nhà thơ T.T.KH đáng kính.
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ, khóc chút duyên
Thật là "văn như kì nhân"
Nguồn: Sưu Tập
Bắt ai phải chịu lấy người dưng ?
Thấp thoáng sao khuya chừng run lạnh
Môi còn lơi lả nhớ người thương! ...
Trong thực tại có biết bao mối lương duyên toàn bích và viên mãn song cũng có không ít những cuộc tình lỡ dở, bẽ bàng. Những mối tình ngang trái, khi tình yêu không đến được hôn nhân hay trong hôn nhân mà không có tình yêu là một đề tài được nhiều tác giả khai thác và đề cập đến. "Hai sắc hoa ti gôn" - tác phẩm trứ danh của thi sĩ đầy bí ẩn T.T.KH nằm trong khía cạnh đề tài thơ đó. Từ ngày bài thơ xuất hiện trên báo "Tiểu thuyết thứ bảy" năm 1937 đã hé mở cho độc giả một cõi lòng với những kí thác tâm sự,những bộc bạch đớn đau, giằng xé trong tình duyên. Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua, dư vị sâu lắng, thấu suốt của thi phẩm vẫn còn trường tồn bởi một lẽ bài thơ đã nói đến duyên lỡ và muôn đời còn vang vọng trong tâm trí người đọc.
Cuộc tình đổ vỡ, tang thương với ám ảnh của những sắc hoa ti gôn được thi nhân xây dựng qua lời kể chậm rãi, trầm buồn mà cũng rất đỗi nghẹn ngào của một cô gái - nhân vật "tôi" trữ tình trong bài thơ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết những câu phi lộ thấm đẫm tình cảm nồng nàn của một tâm hồn đang yêu thuở ban sơ. Những câu vào đề đầy sức huyền diệu, gợi cảm đã làm cho người đọc thực sự xúc động trước một mối tình lãng mạn:
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn,
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh trăng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương.
Với những vần thơ uyển chuyển, từ ngữ thanh thoát dịu nhẹ, thi sĩ đã miêu tả được cái nét thần tình của tình yêu trong hồi ức của cô gái. Cô gái kể rằng, một mùa thu trong tiềm thức mà cứ thảng thốt giữa cõi trần. Đó là những buổi hoàng hôn, khi ánh tà huy ảm đạm, thê lương láng đều trên cảnh vật, cô gái mộng mơ nhặt những cánh hoa rã rời, tàn tạ dưới chân lên mà lòng chẳng vướng buồn. Lòng cô rạo rực đón chờ người yêu đến như thường khi. Chính cái niềm rạo rực ấy đã làm cho cô gái chẳng mông lung, nghĩ ngợi - chỉ còn lại trong cô một tình yêu nồng cháy vô ngần.
Mối tình nguyên sơ tưởng chừng như sẽ mãi vĩnh hằng và hoàn mĩ đó cũng có những băn khoăn, trăn trở. Mỗi chiều người yêu mình đến bên, cô gái linh cảm mơ hồ về một nỗi buồn xa xăm nào đó đang vây bọc trong lòng người mình yêu:
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng,
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng : "Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Câu thơ trải dài theo nỗi buồn trầm lắng, triền miên. Tâm trạng của chàng trai - người tình của cô gái trong sự cảm nhận của cô gái là một tâm trạng u hoài, khó hiểu. Cô ngây thơ và trong trắng đến nỗi không hiểu được những lời lẽ sâu sắc, những dự cảm đượm buồn của chàng trai cho nên cười đáp: "màu hoa trắng là chút lòng trong chẳng nghĩ suy".
Trước mối tình không "môn đăng hộ đối" trái với những lễ giáo khắt khe và nghiệt ngã của xã hội lúc bấy giờ, chàng trai đã dự cảm được sự đổ vỡ đớn đau sẽ đến với cuộc tình của mình mà lòng nặng trĩu niềm u buồn khó tỏ bày. Cảnh vật xung quanh như cũng nhuộm một nỗi buồn "tan tác của sinh li", trắc trở, như cũng buồn thảm trong con mắt não nùng của chàng trai mà cô gái chỉ hiểu được phần nào
Rồi cái gì đến nó sẽ đến, một hiện thực phũ phàng đã xảy đến với cuộc tình, cuộc đời của cô gái giống như những lo âu của người yêu. Cô gái rơi vào cảnh ngộ trớ trêu, éo le ngoài ước nguyện vẫn gặp trong đời thường muôn thuở :
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xôi quá - tôi buồn lắm !
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường,
Ngòi bút "run run" của tác giả khi viết đến khổ thơ này làm người đọc vô cùng xúc động. Có lẽ nhà thơ đã phải ẩn tâm lịch huyết để viết nên những vần thơ trác tuyệt này. Qua những câu thơ nhức nhối, người đọc cảm nhận được sự chua cay, bất hạnh của một cuộc tình dang dở, mặn chát. Tiếng pháo đã cùng người con gái lên xe hoa, giàu sang, phú quý với "lệnh bà" và cũng chính những tiếng pháo đó đã đoạn tuyệt một mối tình thuần khiết. Xác pháo tả tơi tựa như con tim đang rạn nứt của cô gái - bây giờ đã là một "tân nương" trong vòng tay của người chồng xa lạ. Câu thơ buồn lặng mà thấm thía có sức vang rất lớn tới trái tim độc giả. Và từ sau tiếng vang, tiếng kêu khác thường này là một chuỗi dài những đau khổ, tuyệt vọng của người con gái - nhân vật "tôi" trữ tình đầy tâm huyết của nhà thơ :
Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ -
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi
Rồi từng thu chết, từng thu chết !
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Ý thơ tinh tế, lời thơ buông trôi theo nỗi đau quặn thắt - thất tình và sự nuối tiếc ngậm ngùi - chung tình.
Trái tim vỡ nát cánh hoa tàn,
Gió mùa thu thổi sắc li tan
Nghĩ tình sao mỏng như làn nắng,
Nghĩ thương người ấy lệ dâng tràn!
Còn gì đau buồn hơn khi phải lấy một người chồng mà mình không yêu quý. Những ảo mộng và cả hình bóng người xưa cùng với giàn hoa kỉ niệm. Cô vẫn luôn ấp ủ những hình ảnh ấy ở trong lòng giữa muôn ngàn bão tố, cuồng phong. Thời gian trôi, cô gái vẫn khắc ghi tất cả những kỉ niệm êm đềm và cả những tháng ngày vỡ mộng ở trong tim. Đó là thời gian trong quá vãng của lòng người con gái. Nỗi nhớ thương tình cũ người xưa trong cô không bao giờ vơi cạn. Và một ngày kia nỗi nhớ nhung đau đáu khôn nguôi đó trở nên dằng xé dữ dội tột cùng khi có người khơi lên nỗi đau năm tháng của cô và cũng là lúc cô thương người tình thuở ban sơ nhiều nhất :
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha
Có lẽ tính hình tượng trong lối ẩn dụ so sánh ngầm sắc dáng của hoa ti gôn với trái tim của con người thật đắc địa và giàu tính biểu cảm đã để lại một dư vị khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng màu hoa như máu màu kín nhiệm, màu của nơi sâu thẳm tâm hồn và phải chăng khổ thơ này mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ ? Năm 1937, "Tiểu thuyết thứ bảy" đăng truyện ngắn Hoa ti gôn của Ô. Thanh Châu. Sau đó ít lâu, toà soạn nhận được hai bài thơ đều kí tên "T.T.KH". Một trong hai bài thơ đó chính là: "Hai sắc hoa ti gôn". Có lẽ tác giả T.T.KH viết bài thơ để kí thác tâm trạng và hoàn cảnh thực trong cuộc sống của đời mình. Người đọc có thể hiểu như vậy. Nhưng khi hương sắc của bài thơ cứ ăn sâu vào lòng người đọc thì cuộc tình ngang trái riêng tư của tác giả đã trở thành "món ăn tinh thần", trở thành kí ức suy tưởng, thành kỉ niệm riêng trong tim mỗi người vì lẽ đó nhân vật "tôi" vừa là tác giả mà cũng vừa là ngôi thứ nhất nói chung. Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm, đồng điệu thiết tha, sâu nặng của những con người cùng chung cảnh ngộ như nhân vật "tôi" trong bài thơ.
Trở lại với cô gái bất hạnh trong bài thơ và những tâm tình,cảm nghĩ, nỗi lòng của cô. Đọc "tiểu thuyết" (Tiểu thuyết thứ bảy) thấy ai cũng nhắc đến cánh hoa ti gôn mà lòng cô gái dấy lên bao nỗi đau dằng xé, quặn thắt. Dáng hoa ti gôn là trái tim, sắc hoa ti gôn là màu máu thắm pha. Trái tim người con gái như hoà cùng với dáng sắc của hoa ti gôn, vui buồn cùng với giàn ti gôn lúc tàn, lúc nở. Hoa ti gôn là biểu tượng, là biển trời kí ức tình yêu thứ nhất của cô.
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều th u, hoa đỏ rung chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò
Khung cảnh chiều thu nhạt nắng gợi một không khí buồn não nề, sầu thảm. Những cánh hoa ti gôn, gầy rạc. Một vài ngọn gío lướt qua mang theo hơi lạnh về phía chân trời xa xăm, vô định. Chiều thu giá lạnh quạnh hiu, đơn côi và chất đầy nước mắt. Với lối sử dụng điệp ngữ "chiều thu", biện pháp tả cảnh ngụ tình, ngụ ý, tác giả đã khắc sâu nỗi đau lắng kết của cô gái vào thâm tâm người đọc. Trong nỗi đau ngưng kết ấy, có phần tê tái và lo ngại của cô gái đối với cuộc sống của người cũ tình xưa. Cô gái lo ngại một ngày kia, người xưa sẽ "ngang sông" mà còn vương vấn mối tình đầu... Dẫu vậy, cô gái vẫn mong muốn người xưa luôn nhắc đến, giữ mãi mối tình buồn dở:
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không?
Có thầm tiếc nhớ loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa màu hồng.
Ta bắt gặp ở đây một nỗi đau đớn "trần truồng" (chữ dùng của Hoài Thanh) - nỗi đau đớn được bộc lộ, tỏ bày không giấu giếm. Câu hỏi tu từ, câu hỏi của trái tim cô gái như xoáy sâu vào tâm can độc giả, cô gái hỏi- tự hỏi người tình trong dĩ vãng đầy trắc trở của mình về những kí ức đau buồn xưa kia không hay "người ấy" có hiểu chăng?
Đó là toàn bộ câu chuyện buồn của cô gái -nhân vật trữ tình trong Hai sắc hoa ti gôn của tác giả đầy tài năng T.T.KH. Mỗi một tác phẩm chân chính là một lời đề nghị, là một bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho cuộc sống, cho con người. Bài thơ nghẹn ngào và thâm thuý này cũng vậy, là một "bức thông điệp màu thắm phai" - bức thông điệp của lòng nhân ái, của tình yêu thương con người mà thi nhân đã gửi đến cho đời. Có ai khi đọc tác phẩm này lại không yêu mến và trân trọng, lại không cảm nhận được những vần thơ tài hoa mà thi sĩ đã gửi gắm bao nhiêu ý tình. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu không đạt tới hôn nhân là một trong những nỗi đau tinh thần day dứt, hôn nhân không có tình yêu là một món nợ đời. Vậy sức sống, sức cuốn hút của bài thơ phải chăng là nó đã đề cập đến nỗi bất hạnh của muôn đời trong cảnh ngộ tình duyên ngang trái. ý tình đó được thể hiện trong bài thơ hết sức tinh tế, gợi cảm với những ẩn dụ, những thủ pháp nghệ thuật tả cảnh, tình hài hoà, nhuần nhị, ý đậm đà, câu thơ mộc mạc, dung dị, chân phương và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách nhạy cảm sâu sắc đã để lại trong lòng người đọc nhiều tơ vương và cảm xúc. Màu thời gian cứ trôi nhưng những mong mỏi, những nguyện ước từ bức thông điệp tình thương của tác giả vẫn còn mãi, được người đọc thế hệ sau thấu hiểu tự tấm chân tình. Những vần thơ ấy thật xuất thần vì chúng được làm trong sự thăng hoa xúc cảm của nhà thơ T.T.KH đáng kính.
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ, khóc chút duyên
Thật là "văn như kì nhân"
Nguồn: Sưu Tập