Thương bọn trẻ sống ở nơi có địa hình phức tạp, việc học bị hạn chế, chú Danh Mạnh (SN 1956), lại một lần nữa hiến đất để cất trường học, mặc dù gia đình không khá giả gì và đất cũng không nhiều.
Chú Mạnh là người dân tộc Khmer, sống ở ấp Cái Nước Ngọn, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang). Chú bộc bạch: “Ở ấp này có tổng số 332 hộ, trong đó có 89 hộ đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống tập trung ở kinh Ông Tuôl, thuộc tổ 6, 7. Trước đây, khi chưa hình thành con đường thì chỉ toàn là dừa nước mọc um tùm, con em học sinh ở đây không thể đi bộ ra điểm trường chính học được (cánh hơn 2km), còn đa số gia đình ở đây cũng nghèo nên lo kiếm cái ăn chứ đâu còn thời gian đưa con em đi học.
Thế là nạn mù chữ ở đây cứ kéo dài đồng nghĩa với việc nghèo khó sẽ đeo bám các gia đình họ. Thấy vậy, năm 1995, tôi bàn với gia đình hiến phần đất mặt tiền gần nhà (kinh ông Tuôl) 1.500m2 để cất 2 phòng học điểm lẻ trường tiểu học Đông Yên 3 (điểm Cái Nước Ngọn). Lúc đầu một số thành viên gia đình cũng bàn ra bàn vô, nhưng khi nghe tôi nói lên ý nghĩa của việc hiến đất cất trường thì ai cũng gật đầu”.
Sau khi điểm trường được dựng lên với 2 phòng học đã giúp cho trên 70 con em học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3 được đến trường tiếp thu con chữ. Với con số này, hàng năm có nhiều con em được học lên cấp THCS, THPT, cao đẳng, đại học...
Gần đây, chú Danh Mạnh lại tiếp tục hiến thêm một phần đất khác ở kinh Cái Nước-Xẻo Đước 1.200m2 để cất điểm trường dạy cấp THCS. Chú nói: “Gia đình tôi chỉ có 1,8ha đất, đối với nông dân là không nhiều, nhưng tôi hiến gần 3 công đất để cho con em biết chữ tôi thu lại được nhiều thứ. Vì giúp có nơi con em biết chữ và học cao hơn nữa để thoát nghèo là tôi thấy mình hiến bao nhiêu đất ấy thì không thấm vào đâu. Còn lại 15 công mỗi năm gia đình tôi thu hoạch 500-600 giạ lúa, cộng với trồng màu, nuôi heo, cá... cũng lãi vài chục triệu đồng”.
Nhờ chí thú làm ăn và quyết không để các con thất học như mình, chú Danh Mạnh có 6 người con đều cho đi học. 2 người con lớn đã có gia đình, còn lại Danh Chuyển, đang công tác tại Công an huyện Giang Thành; Thị Lệ Chuyền, Thị Mỹ Thanh thì đang theo học lớp Trung cấp du lịch, Cao đẳng Y tế tỉnh. Cô con gái út đang học lớp 12 tại Trường THPT dân tộc Nội trú tỉnh.
“Dù có khăn đến mấy tôi cũng phải lo các con được học và có được một nghề để chúng tự lập và giúp ích cho địa phương, xã hội”, chú Mạnh nói. Đáng vui mừng hơn, từ điểm trường-nơi chú Danh Mạnh hiến năm nào ngoài các con chú được học hành thì còn nhiều con em ở địa phương cũng được tiếp cận con chữ và học cao hơn nay trở về địa phương phục vụ, như: Danh Dương, đại học luật, đang công tác tại Chi cục Thi hành án huyện An Biên; Danh Thị Lệ Trinh, học xong ở Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh nay trở về truyền con chữ lại chính mái trường ngày trước theo học, hay Danh Tài, cũng đang theo học đại học...
Ông Lê Văn Le, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Yên, nhận xét: “Chú Danh Mạnh thật sự là tấm gương sáng trong điển hình gia đình hiếu học tại địa phương. Không chỉ có hiến đất cất trường mà chú là người trực tiếp đứng ra vận động con em trong độ tuổi ra lớp; tích cực chăm lo hộ nghèo, đề xuất lên xã để kịp thời lập danh sách bình xét cất nhà 134, đại đoàn kết đồng bào dân tộc Khmer nghèo. Vì vậy, với tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp ấy, chúng tôi đang tiến hành các thủ tục để kết nạp chú Danh Mạnh vào Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Hoàng Vân
TTXVN
Chú Mạnh là người dân tộc Khmer, sống ở ấp Cái Nước Ngọn, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang). Chú bộc bạch: “Ở ấp này có tổng số 332 hộ, trong đó có 89 hộ đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu sinh sống tập trung ở kinh Ông Tuôl, thuộc tổ 6, 7. Trước đây, khi chưa hình thành con đường thì chỉ toàn là dừa nước mọc um tùm, con em học sinh ở đây không thể đi bộ ra điểm trường chính học được (cánh hơn 2km), còn đa số gia đình ở đây cũng nghèo nên lo kiếm cái ăn chứ đâu còn thời gian đưa con em đi học.
Thế là nạn mù chữ ở đây cứ kéo dài đồng nghĩa với việc nghèo khó sẽ đeo bám các gia đình họ. Thấy vậy, năm 1995, tôi bàn với gia đình hiến phần đất mặt tiền gần nhà (kinh ông Tuôl) 1.500m2 để cất 2 phòng học điểm lẻ trường tiểu học Đông Yên 3 (điểm Cái Nước Ngọn). Lúc đầu một số thành viên gia đình cũng bàn ra bàn vô, nhưng khi nghe tôi nói lên ý nghĩa của việc hiến đất cất trường thì ai cũng gật đầu”.
Sau khi điểm trường được dựng lên với 2 phòng học đã giúp cho trên 70 con em học sinh từ mẫu giáo đến lớp 3 được đến trường tiếp thu con chữ. Với con số này, hàng năm có nhiều con em được học lên cấp THCS, THPT, cao đẳng, đại học...
Gần đây, chú Danh Mạnh lại tiếp tục hiến thêm một phần đất khác ở kinh Cái Nước-Xẻo Đước 1.200m2 để cất điểm trường dạy cấp THCS. Chú nói: “Gia đình tôi chỉ có 1,8ha đất, đối với nông dân là không nhiều, nhưng tôi hiến gần 3 công đất để cho con em biết chữ tôi thu lại được nhiều thứ. Vì giúp có nơi con em biết chữ và học cao hơn nữa để thoát nghèo là tôi thấy mình hiến bao nhiêu đất ấy thì không thấm vào đâu. Còn lại 15 công mỗi năm gia đình tôi thu hoạch 500-600 giạ lúa, cộng với trồng màu, nuôi heo, cá... cũng lãi vài chục triệu đồng”.
Nhờ chí thú làm ăn và quyết không để các con thất học như mình, chú Danh Mạnh có 6 người con đều cho đi học. 2 người con lớn đã có gia đình, còn lại Danh Chuyển, đang công tác tại Công an huyện Giang Thành; Thị Lệ Chuyền, Thị Mỹ Thanh thì đang theo học lớp Trung cấp du lịch, Cao đẳng Y tế tỉnh. Cô con gái út đang học lớp 12 tại Trường THPT dân tộc Nội trú tỉnh.
“Dù có khăn đến mấy tôi cũng phải lo các con được học và có được một nghề để chúng tự lập và giúp ích cho địa phương, xã hội”, chú Mạnh nói. Đáng vui mừng hơn, từ điểm trường-nơi chú Danh Mạnh hiến năm nào ngoài các con chú được học hành thì còn nhiều con em ở địa phương cũng được tiếp cận con chữ và học cao hơn nay trở về địa phương phục vụ, như: Danh Dương, đại học luật, đang công tác tại Chi cục Thi hành án huyện An Biên; Danh Thị Lệ Trinh, học xong ở Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh nay trở về truyền con chữ lại chính mái trường ngày trước theo học, hay Danh Tài, cũng đang theo học đại học...
Ông Lê Văn Le, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Yên, nhận xét: “Chú Danh Mạnh thật sự là tấm gương sáng trong điển hình gia đình hiếu học tại địa phương. Không chỉ có hiến đất cất trường mà chú là người trực tiếp đứng ra vận động con em trong độ tuổi ra lớp; tích cực chăm lo hộ nghèo, đề xuất lên xã để kịp thời lập danh sách bình xét cất nhà 134, đại đoàn kết đồng bào dân tộc Khmer nghèo. Vì vậy, với tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp ấy, chúng tôi đang tiến hành các thủ tục để kết nạp chú Danh Mạnh vào Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Hoàng Vân
TTXVN