Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
Hai bài dự thi được chọn vào chung khảo cuộc thi "Con người mới"
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Phong Cầm" data-source="post: 80708" data-attributes="member: 75012"><p><strong> Hai bài dự thi được chọn vào chung khảo cuộc thi "Con người mới" </strong></p><p></p><p> Quản trị viên </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> <em>Lời nói đầu: Trong nhiều tác phẩm dự thi cuộc thi viết văn "Con người mới" 2011 do Câu lạc bộ Văn học và Nghệ thuật, khoa Văn học và Ngôn ngữ tổ chức vừa qua, có hai tác phẩm dự thi tiêu biểu: một tản văn "Thư cho em" mã số 01 và một truyện ngắn "Cô bé nhìn mưa" mã số A8 đã lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi.</em></p><p> </p><p> TRUYỆN NGẮN: BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VĂN “CON NGƯỜI MỚI” 2011 CỦA CLB VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT</p><p> <p style="text-align: center">CÔ BÉ NHÌN MƯA</p><p> <p style="text-align: right">Mã số A8</p><p> Mưa thần tiên và mầu nhiệm. Qua khung kính, cô bé như ngây đi bởi những biến ảo đa sắc. Vệt nước li ti cắt cảnh vật ra thành trăm mảnh. Cô thấy hồn mình cũng tan rã tựa sắp sửa bốc hơi. Cô không yêu mưa, chỉ yêu những ảo giác nước mưa phả vào khí quyển. Cảm giác như mình là sinh linh đơn độc duy nhất trong vũ trụ hiểu được tiếng mưa rơi.</p><p> Cô bé mải mê ngắm mưa và chải tóc. Cánh tóc cô xanh như dòng nước buông trên trần ai ngày tháng, tẩy hết bụi hồng rụng rơi. Cô hãy còn tấm lòng son trẻ, ngây thơ, say mê tình yêu, sự cứu rỗi và tính vô thường của giấc mộng. Và cơn mưa giống như chỉ rơi trong cố tích, chứa đựng phép màu hồn nhiên ban phát cho thế giới.</p><p> Cô bé có biệt tài trò chuyện cùng mưa. Mưa ầm ĩ, mưa thầm thì, mưa rả rích bay bay, mưa bong bóng vỡ. Cô hiểu. Cô đứng nơi khung cửa, đứng bên thềm nhà, nhìn mưa, nói cùng mưa. Cô không chạm vào mưa, hình như cô sợ. Biết đâu những hạt nước sẽ vỡ tung tóe và biến ảo kia cũng tan tành? Lời cô nhè nhẹ nhòa lẫn trong tiếng mưa thánh thót, thánh thót. </p><p> - Mưa đa sắc và huyên náo như một bức tranh tươi vui rực rỡ.</p><p> - Cô đã lầm. Mưa chỉ có một màu. </p><p> - Màu gì?</p><p> - Hãy nhìn vào mắt mình đi, cô bé.</p><p> Bất giác cô soi vào màn mưa và thấy đối ảnh hình như không còn rõ ràng. Từ từ, cô bé bước ra khỏi hiên nhà hòa vào từng tia nước xối xả. Ngỡ mình cũng sẽ thăng hoa lên không trung, tinh khôi và trong trắng, rồi cô lại trở về làm một biến sắc mưa lung linh.</p><p> Chỉ khi bước vào tâm mưa, cô mới thấy rõ ràng, những biến sắc kia mất hết phép thuật từ từ tan rã. Màu duy nhất của cơn mưa là màu trong suốt. Một sự trong suốt mong manh đến hụt hẫng. Tưởng như ánh sáng vô hình kia đã xuyên thấu làm vụn vỡ lòng cô. Cánh tóc bay bay hóa thành từng giọt nước mảnh, dưng cô thấy mình cũng sắc lạnh như hình nhân thủy tinh. </p><p> Sự xót xa xâm chiếm tâm hồn. Cô không vụt lên rực rỡ, không có cơn mưa cổ tích nào rơi, dù chỉ là trong mộng. Cô bé vỡ thành vô số li ti, li ti, vô thanh, vô ảnh, vô cùng tận. </p><p> Từ đó, mưa không còn tiếng nói.</p><p> </p><p> </p><p> Tản văn: BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VĂN “CON NGƯỜI MỚI” 2011 CỦA CLB VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT</p><p> <p style="text-align: center">THƯ CHO EM</p><p> <p style="text-align: right">Mã số 01</p><p> Tôi đã đi qua những hồi ức kinh hoàng của dân tộc bằng những hiện vật và hình ảnh không lời trong bảo tàng chiến tranh. Tôi nhận ra những vết thương ngày ngày vẫn rỏ máu trên đất nước tôi sau những tham vọng của kẻ thù. </p><p> Tôi muốn kể với em nhiều về những gì tôi đã nhìn thấy, những cảm giác tôi đã trải qua trong khu bảo tàng ấy, nhưng dường như ngôn từ đã mất khả năng diễn đạt mất rồi. </p><p> Tôi muốn kể với em về nỗi ám ảnh theo tôi về từ những hình ảnh về cái chết và tội ác của con người.</p><p> Về cái thời mà người ta lập thành tích bằng những xác chết của đồng loại mình. Về cái giai đoạn mà kẻ mạnh được định đoạt sống chết cho những kẻ yếu hơn mình.</p><p> Tôi muốn nói với em về cuộc sống của những đồng bào sống cách ta chưa đầy nửa thế kỉ trong những rọ sắt đầy gai cao 0,4m, trong những phòng kín mà sự thiếu thốn ánh sáng và không khí có thể làm sự sống tắt dần.</p><p> Về những đứa bé bằng tuổi em cố gắng đùm bọc nhau trong tuyệt vọng dưới làn đạn của kẻ thù.</p><p> Về những sinh linh đi qua cuộc sống không một tiếng khóc chào đời.</p><p> Về những cuộc đời từ khi sinh ra đã không được sống một cuộc sống khỏe mạnh.</p><p> Về con đường đầy những xác chết, ngổn ngang phụ nữ, người già, trẻ em… </p><p> Về những ngăn chuồng cọp u uất và đòn tra tấn dã man.</p><p> Về những cánh rừng bị ăn mòn sự sống bởi chất độc hóa học.</p><p> …</p><p> Chỉ vì lòng tham của kẻ thù!</p><p> </p><p> Em ơi, trò đánh trận giả em vẫn thường chơi với chúng bạn mãi mãi chỉ là một trò đùa trẻ con vì thiếu một luật chơi khắc nghiệt. Em hồn nhiên với những cuộc rượt đuổi và những phát súng giả vờ. Em cũng căng thẳng rượt nhau trên những con đường đầy nắng rồi ngã lăn ra đất “chết” khi bị “giặc” bắt được. Nhưng sau đó là giòn tan tiếng cười. </p><p> Trò đánh trận giả của em không một mối liên hệ với cái trò đánh trận thật mà đám người cách ta nửa vòng trái đất đã tự ý bày ra trên đất nước mình cách đây mấy mươi năm.</p><p> Tôi muốn kể em nghe về những con người bị nhổ hết móng tay chân và đục sạch cả hàm răng vẫn kiên quyết không hé nửa lời. Đòn tra tấn ấy đau đớn gấp trăm nghìn cái lần em hét toáng lên vì thay răng sữa. </p><p> Tôi muốn chia sẻ với em hình ảnh những vỉ sắt đầy gai nhọn mà đồng bào ta có người đã từng nằm lên lăn qua lăn lại cho đến khi bị lột da, rụng tóc để trả giá cho sự gan dạ đáng kính của mình. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhớ đến cái đêm hai chị em rưng rức khóc vì bị mẹ phạt quỳ lên gai mít phơi khô. Nhưng mối liên tưởng ấy chỉ làm chúng ta thêm trẻ con trước nỗi đau của dân tộc mà thôi.</p><p> Nhưng sự bất khuất và lòng trung thành đã làm những đau đớn ấy trở thành thiêng liêng.</p><p> Em biết không, người phụ nữ da trắng tóc vàng đứng bên tôi trong bảo tàng chiến tranh, trước những hình ảnh bi thương của dân tộc ta một thời đã ôm mặt khóc. Những con người cao to cùng màu da với bà ấy say sưa đứng nhìn những bằng chứng về tội ác đến từ đất nước họ. Những con người ấy, dù đã từng vô tư hay từng trăn trở mà tìm hiểu về những vết thương mà những con người đất nước họ đã gây ra cho chúng ta cũng đều phải giật mình khi chứng kiến những hình ảnh thật được trưng bày nơi đây. Không biết họ có thấu cảm được nỗi đau ấy không nhưng tôi biết họ không hề vô cảm.</p><p> Ba mẹ chúng ta lớn lên trong chiến tranh, chị em ta không lạ gì với những câu chuyện thời chiến, nhưng càng lớn, tôi càng thấy những hiểu biết của mình càng nhỏ bé. Tôi thấy mình quá xa lạ với những kí ức đau thương của dân tộc mà cho tới nay vẫn chưa trở thành dĩ vãng. Tôi biết dù có hiểu biết đến đâu thì chúng ta cũng không thể gần gũi được với nỗi đau ấy, bởi đi đến tột cùng nỗi đau lại thấy mình bất nhẫn.</p><p> Tất cả những nỗi đau ấy của cả một dân tộc bắt nguồn từ lòng tham của kẻ bành trướng. Lòng tham làm người ta trở nên mù quáng và vô nhân tính, lòng tham trở thành sự độc ác. </p><p> Sống ở đời khó tránh những sai lầm. Sau tất cả những tội ác đã gây ra, người ta đã thừa nhận, rằng: “Chúng tôi đã sai lầm, chúng tôi vô cùng ân hận”.</p><p> Em à, tôi ước giá em cứ như vậy để mãi được hồn nhiên vui đùa. Nhưng rồi em cũng sẽ như tôi, sẽ phải đối mặt với sự trưởng thành không thể trốn chạy. Đến lúc đó những lỗi mà em mắc phải sẽ mang tên là “sai lầm” và hình phạt không còn là những buổi quỳ trên gai mít phơi khô. </p><p> Đến lúc đó em sẽ nhận ra có những sai lầm chúng ta không được phép mắc phải. Và có những nỗi ân hận dù sâu sắc đến đâu cũng đều vô nghĩa.</p><p> Đến lúc đó em không còn được phép hồn nhiên nữa. </p><p> Em sẽ nhận ra đất nước của em, đất nước của tôi đã nở hoa thế nào.</p><p></p><p></p><p>(Nguồn:Khoa Văn học và ngôn ngữ - ĐH Xã hội nhân văn)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Phong Cầm, post: 80708, member: 75012"] [B] Hai bài dự thi được chọn vào chung khảo cuộc thi "Con người mới" [/B] Quản trị viên [I]Lời nói đầu: Trong nhiều tác phẩm dự thi cuộc thi viết văn "Con người mới" 2011 do Câu lạc bộ Văn học và Nghệ thuật, khoa Văn học và Ngôn ngữ tổ chức vừa qua, có hai tác phẩm dự thi tiêu biểu: một tản văn "Thư cho em" mã số 01 và một truyện ngắn "Cô bé nhìn mưa" mã số A8 đã lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi.[/I] TRUYỆN NGẮN: BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VĂN “CON NGƯỜI MỚI” 2011 CỦA CLB VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT [CENTER]CÔ BÉ NHÌN MƯA[/CENTER] [RIGHT]Mã số A8[/RIGHT] Mưa thần tiên và mầu nhiệm. Qua khung kính, cô bé như ngây đi bởi những biến ảo đa sắc. Vệt nước li ti cắt cảnh vật ra thành trăm mảnh. Cô thấy hồn mình cũng tan rã tựa sắp sửa bốc hơi. Cô không yêu mưa, chỉ yêu những ảo giác nước mưa phả vào khí quyển. Cảm giác như mình là sinh linh đơn độc duy nhất trong vũ trụ hiểu được tiếng mưa rơi. Cô bé mải mê ngắm mưa và chải tóc. Cánh tóc cô xanh như dòng nước buông trên trần ai ngày tháng, tẩy hết bụi hồng rụng rơi. Cô hãy còn tấm lòng son trẻ, ngây thơ, say mê tình yêu, sự cứu rỗi và tính vô thường của giấc mộng. Và cơn mưa giống như chỉ rơi trong cố tích, chứa đựng phép màu hồn nhiên ban phát cho thế giới. Cô bé có biệt tài trò chuyện cùng mưa. Mưa ầm ĩ, mưa thầm thì, mưa rả rích bay bay, mưa bong bóng vỡ. Cô hiểu. Cô đứng nơi khung cửa, đứng bên thềm nhà, nhìn mưa, nói cùng mưa. Cô không chạm vào mưa, hình như cô sợ. Biết đâu những hạt nước sẽ vỡ tung tóe và biến ảo kia cũng tan tành? Lời cô nhè nhẹ nhòa lẫn trong tiếng mưa thánh thót, thánh thót. - Mưa đa sắc và huyên náo như một bức tranh tươi vui rực rỡ. - Cô đã lầm. Mưa chỉ có một màu. - Màu gì? - Hãy nhìn vào mắt mình đi, cô bé. Bất giác cô soi vào màn mưa và thấy đối ảnh hình như không còn rõ ràng. Từ từ, cô bé bước ra khỏi hiên nhà hòa vào từng tia nước xối xả. Ngỡ mình cũng sẽ thăng hoa lên không trung, tinh khôi và trong trắng, rồi cô lại trở về làm một biến sắc mưa lung linh. Chỉ khi bước vào tâm mưa, cô mới thấy rõ ràng, những biến sắc kia mất hết phép thuật từ từ tan rã. Màu duy nhất của cơn mưa là màu trong suốt. Một sự trong suốt mong manh đến hụt hẫng. Tưởng như ánh sáng vô hình kia đã xuyên thấu làm vụn vỡ lòng cô. Cánh tóc bay bay hóa thành từng giọt nước mảnh, dưng cô thấy mình cũng sắc lạnh như hình nhân thủy tinh. Sự xót xa xâm chiếm tâm hồn. Cô không vụt lên rực rỡ, không có cơn mưa cổ tích nào rơi, dù chỉ là trong mộng. Cô bé vỡ thành vô số li ti, li ti, vô thanh, vô ảnh, vô cùng tận. Từ đó, mưa không còn tiếng nói. Tản văn: BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT VĂN “CON NGƯỜI MỚI” 2011 CỦA CLB VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT [CENTER]THƯ CHO EM[/CENTER] [RIGHT]Mã số 01[/RIGHT] Tôi đã đi qua những hồi ức kinh hoàng của dân tộc bằng những hiện vật và hình ảnh không lời trong bảo tàng chiến tranh. Tôi nhận ra những vết thương ngày ngày vẫn rỏ máu trên đất nước tôi sau những tham vọng của kẻ thù. Tôi muốn kể với em nhiều về những gì tôi đã nhìn thấy, những cảm giác tôi đã trải qua trong khu bảo tàng ấy, nhưng dường như ngôn từ đã mất khả năng diễn đạt mất rồi. Tôi muốn kể với em về nỗi ám ảnh theo tôi về từ những hình ảnh về cái chết và tội ác của con người. Về cái thời mà người ta lập thành tích bằng những xác chết của đồng loại mình. Về cái giai đoạn mà kẻ mạnh được định đoạt sống chết cho những kẻ yếu hơn mình. Tôi muốn nói với em về cuộc sống của những đồng bào sống cách ta chưa đầy nửa thế kỉ trong những rọ sắt đầy gai cao 0,4m, trong những phòng kín mà sự thiếu thốn ánh sáng và không khí có thể làm sự sống tắt dần. Về những đứa bé bằng tuổi em cố gắng đùm bọc nhau trong tuyệt vọng dưới làn đạn của kẻ thù. Về những sinh linh đi qua cuộc sống không một tiếng khóc chào đời. Về những cuộc đời từ khi sinh ra đã không được sống một cuộc sống khỏe mạnh. Về con đường đầy những xác chết, ngổn ngang phụ nữ, người già, trẻ em… Về những ngăn chuồng cọp u uất và đòn tra tấn dã man. Về những cánh rừng bị ăn mòn sự sống bởi chất độc hóa học. … Chỉ vì lòng tham của kẻ thù! Em ơi, trò đánh trận giả em vẫn thường chơi với chúng bạn mãi mãi chỉ là một trò đùa trẻ con vì thiếu một luật chơi khắc nghiệt. Em hồn nhiên với những cuộc rượt đuổi và những phát súng giả vờ. Em cũng căng thẳng rượt nhau trên những con đường đầy nắng rồi ngã lăn ra đất “chết” khi bị “giặc” bắt được. Nhưng sau đó là giòn tan tiếng cười. Trò đánh trận giả của em không một mối liên hệ với cái trò đánh trận thật mà đám người cách ta nửa vòng trái đất đã tự ý bày ra trên đất nước mình cách đây mấy mươi năm. Tôi muốn kể em nghe về những con người bị nhổ hết móng tay chân và đục sạch cả hàm răng vẫn kiên quyết không hé nửa lời. Đòn tra tấn ấy đau đớn gấp trăm nghìn cái lần em hét toáng lên vì thay răng sữa. Tôi muốn chia sẻ với em hình ảnh những vỉ sắt đầy gai nhọn mà đồng bào ta có người đã từng nằm lên lăn qua lăn lại cho đến khi bị lột da, rụng tóc để trả giá cho sự gan dạ đáng kính của mình. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhớ đến cái đêm hai chị em rưng rức khóc vì bị mẹ phạt quỳ lên gai mít phơi khô. Nhưng mối liên tưởng ấy chỉ làm chúng ta thêm trẻ con trước nỗi đau của dân tộc mà thôi. Nhưng sự bất khuất và lòng trung thành đã làm những đau đớn ấy trở thành thiêng liêng. Em biết không, người phụ nữ da trắng tóc vàng đứng bên tôi trong bảo tàng chiến tranh, trước những hình ảnh bi thương của dân tộc ta một thời đã ôm mặt khóc. Những con người cao to cùng màu da với bà ấy say sưa đứng nhìn những bằng chứng về tội ác đến từ đất nước họ. Những con người ấy, dù đã từng vô tư hay từng trăn trở mà tìm hiểu về những vết thương mà những con người đất nước họ đã gây ra cho chúng ta cũng đều phải giật mình khi chứng kiến những hình ảnh thật được trưng bày nơi đây. Không biết họ có thấu cảm được nỗi đau ấy không nhưng tôi biết họ không hề vô cảm. Ba mẹ chúng ta lớn lên trong chiến tranh, chị em ta không lạ gì với những câu chuyện thời chiến, nhưng càng lớn, tôi càng thấy những hiểu biết của mình càng nhỏ bé. Tôi thấy mình quá xa lạ với những kí ức đau thương của dân tộc mà cho tới nay vẫn chưa trở thành dĩ vãng. Tôi biết dù có hiểu biết đến đâu thì chúng ta cũng không thể gần gũi được với nỗi đau ấy, bởi đi đến tột cùng nỗi đau lại thấy mình bất nhẫn. Tất cả những nỗi đau ấy của cả một dân tộc bắt nguồn từ lòng tham của kẻ bành trướng. Lòng tham làm người ta trở nên mù quáng và vô nhân tính, lòng tham trở thành sự độc ác. Sống ở đời khó tránh những sai lầm. Sau tất cả những tội ác đã gây ra, người ta đã thừa nhận, rằng: “Chúng tôi đã sai lầm, chúng tôi vô cùng ân hận”. Em à, tôi ước giá em cứ như vậy để mãi được hồn nhiên vui đùa. Nhưng rồi em cũng sẽ như tôi, sẽ phải đối mặt với sự trưởng thành không thể trốn chạy. Đến lúc đó những lỗi mà em mắc phải sẽ mang tên là “sai lầm” và hình phạt không còn là những buổi quỳ trên gai mít phơi khô. Đến lúc đó em sẽ nhận ra có những sai lầm chúng ta không được phép mắc phải. Và có những nỗi ân hận dù sâu sắc đến đâu cũng đều vô nghĩa. Đến lúc đó em không còn được phép hồn nhiên nữa. Em sẽ nhận ra đất nước của em, đất nước của tôi đã nở hoa thế nào. (Nguồn:Khoa Văn học và ngôn ngữ - ĐH Xã hội nhân văn) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CLB Văn học
Hai bài dự thi được chọn vào chung khảo cuộc thi "Con người mới"
Top