Hai bà Trưng họ gì và quê ở đâu?

Mật mã

New member
Xu
0
HAI BÀ TRƯNG HỌ GÌ - HAI BÀ TRƯNG QUÊ Ở ĐÂU

Anh chị cho em hỏi, Hai Bà Trưng họ là gì và quê ở đâu ạ ? :14:
Thầy dạy môn lịch sử hỏi câu này mà em không biết trả lời thế nào, nên lên đây nhờ anh chị trả lời giúp em. Answer nhanh nhanh hộ em, càng sớm càng tốt.
Em cảm ơn trước ạ :68:


:4:
 
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu. Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên
Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Khắc Thuần trong sách Danh tướng Việt Nam, thời đầu công nguyên, người Việt "chưa có họ". Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện, theo giáo sư Thuần, nghĩa là "người Man tốt", có thể do người Hán gọi. Tên của ông Thi Sách, theo một số tư liệu Trung Quốc được xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi. Còn tên của hai bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là "kén chắc", tổ kén kém hơn gọi là "kén nhì"; trứng ngài tốt gọi là "trứng chắc", trứng ngài kém hơn gọi là "trứng nhì". Do đó, theo sách Danh tướng Việt Nam, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

Khi hai bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ").

Sưu tầm
 
Theo nhà sử học Lê Văn Lan Hai Ba Trung không có họ, theo mot thu tieng cổ thì có nghĩa là Trưng Trắc là thủ lãnh thứ nhất, TRưng Nhị là thủ lãnh thứ hai.
 
HAI BÀ TRƯNG HỌ GÌ - HAI BÀ TRƯNG QUÊ Ở ĐÂU

Anh chị cho em hỏi, Hai Bà Trưng họ là gì và quê ở đâu ạ ? :14:
Thầy dạy môn lịch sử hỏi câu này mà em không biết trả lời thế nào, nên lên đây nhờ anh chị trả lời giúp em. Answer nhanh nhanh hộ em, càng sớm càng tốt.
Em cảm ơn trước ạ :68:

:4:

Duyên nợ Châu Phong

Các sách giáo khoa, sách sử học đều nhất loạt gọi tên Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa Mê Linh. Mà rõ ràng xưa nay người Việt Nam vẫn biết, Hai Bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ngay trên chính quê hương Hai Bà. Chợt thảng thốt, phải chăng câu vè xưa “Bà Trưng quê ở Châu Phong” là không chính xác?


Câu chuyện đều có nguyên do lịch sử của nó. Theo nhà sử học Lê Văn Lan, vào thời kỳ Trung Hoa cổ đại, phong là từ chỉ một đơn vị hành chính và dân cư cấp Châu. Nếu nói theo ngôn ngữ Trung Hoa thì đó là Phong Châu, còn theo văn phạm Việt Nam thì là Châu Phong. Trong đời trị vì của vua Tùy Văn Đế (triều đình nhà Tùy ở Trung Hoa, năm 581-601 sau Công nguyên), người Trung Hoa mang cái tên Phong Châu sang đặt cho một vùng đất mà họ chiếm đóng của nước ta. Nhưng sau đó vài năm, vào đời vua Tùy Dạng Đế, nhà Tùy đã bỏ đơn vị hành chính mang tên Phong Châu, đồng thời gộp đất này với Giao Châu, lập thành quận Giao Chỉ.


Năm Vũ Đức thứ 4 (621), sau khi nhà Đường thay nhà Tùy thống trị nước ta, cái tên Phong Châu một lần nữa xuất hiện, nhưng bây giờ là đơn vị hành chính bao gồm 6 huyện. Đến năm 742, năm Thiên Bảo thứ 1, người Trung Hoa lại gọi vùng đất này là quận Thừa Hóa. Rồi tới năm Càn Nguyên thứ 1 (758), tên Phong Châu lại được khôi phục lại như xưa.

Mấy trăm năm về trước


Nhưng rõ ràng, câu chuyện Phong Châu vừa nói ở trên xảy ra cách thời Hai Bà tới vài thế kỷ. Trước khi có nhà Tùy hơn 600 năm, Hai Bà Trưng đã làm rạng danh nước Việt bằng cuộc khởi nghĩa danh bất hư truyền, đời đời lưu vào sử sách.

Vào thời điểm Hai Bà Trưng “đại náo”, tức là vào năm 40-44 sau Công nguyên, thì chưa hề có cái tên Châu Phong xuất hiện. Cái tên của mảnh đất mà mấy trăm năm sau được nhà Tùy gọi là Châu Phong, chính là Mê Linh.


Trong thời gian ngay trước và sau Công nguyên, triều đại nhà Hán xâm lược và thống trị 10 huyện của quận Giao Chỉ nước ta - tương đương với cả vùng Bắc Bộ bây giờ. Trong 10 huyện đó có Mê Linh. GS Lê Văn Lan cho biết, khá nhiều sử sách chép rằng, Mê Linh là huyện lớn, quan trọng và là trung tâm của cả quận Giao Chỉ trong suốt thời gian dài. Vào năm 111 trước Công nguyên – thời vua Hán Vũ Đế, nơi đây đặt trụ sở của Giao Chỉ bộ nhà Hán. Cũng nhiều sử sách ghi rằng, vào thời Hai Bà Trưng, Mê Linh là nơi đặt cơ quan cai quản quân sự của nhà Hán trên toàn bộ vùng đất Giao Chỉ.



Tên Mê Linh có từ đâu?

Trong nhiều thư tịch cổ Trung Hoa, đất Mê Linh được gọi bằng nhiều cái tên khác với cách phát âm gần như giống nhau: Mi Linh, Ma Linh, Minh Linh… Theo các nhà sử học, đây là nhiều cách phát âm của một từ Việt cổ có âm gốc là M’linh. Nhờ đó, có thể suy luận những phần đất như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình vốn thuộc bộ lạc Mê Linh đời Hùng Vương. Sau khi Thục Phán chiếm nước Văn Lang thì đã lấy phần đất ở phía đông và phía nam địa phận Mê Linh mà gồm vào địa phận căn bản của mình là Tây Vu, do đó mà huyện Tây Vu đời Hán bọc lấy huyện Mê Linh ở phía đông và phía nam. Sau khi địa phận Mê Linh bị cắt xén đi như thế thì địa bàn của con cháu Hùng Vương – tức huyện Mê Linh đời Hán – còn lại được phần tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phần Tây Bắc tỉnh Sơn Tây, và miền Phú Thọ cùng Yên Bái (cho đến địa phương Đào Thịnh) (theo GS Đào Duy Anh). Giả thuyết này phù hợp với những điều mà sử sách xưa nay đã chép, đó là việc khẳng định Hai Bà Trưng vốn có dòng dõi Hùng Vương, khi phấy cờ khởi nghĩa đã xuất hiện 4 lời nguyền, trong đó có lời thề “Khôi phục nghiệp xưa họ Hùng”. Như thế, cuộc đời Hai Bà sống ngay trên chính vùng đất tổ của mình để rồi một ngày cầm cờ khởi nghĩa bảo vệ chân lý, bảo vệ lời thề, lời nguyền với tổ tiên, với dòng họ, gia đình. Vùng đất này, thật may mắn, cho đến thời Hai Bà vẫn được nhà Hán dùng ngôn ngữ Việt cổ - M’linh để phiên âm thành cách gọi Mê Linh như sau này chúng ta vẫn gọi. Để rồi hơn 6 thế kỷ sau đó bị nhà Tùy biến thành mảnh đất có tên Phong Châu, gắn với tên tuổi của Hai Bà cho đến tận hôm nay.


Vùng đất ấy nay đâu?

Cụ Đặng Xuân Bảng – trong sách Sử học bị khảo – cho rằng, đất Mê Linh ngày đó tương đương với các miền: Phủ Lâm Thao, phủ Đoan Hùng (của trấn Sơn Tây xưa) và phủ Yên Bình, Tương Yên (của tỉnh Tuyên Quang xưa). Còn GS Đào Duy Anh thì cho rằng, “huyện Mê Linh có thể là ở trên sông Hồng, từ tả ngạn sang hữu ngạn, vào khoảng huyện Vĩnh Tường, huyện Tiên Phong, huyện Tùng Thiện, huyện Bất Đạt, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Sơn Tây ngày nay (1964)”.


Vậy nên nếu ai hỏi quê của Hai Bà Trưng – cũng là tên của Cuộc khởi nghĩa Hai Bà, câu trả lời chuẩn xác nhất là Mê Linh. Nhưng cũng không sai khi nói nơi đó là Phong Châu, bởi đó là tên mà mấy trăm năm sau, nhà Tùy Đường dùng để chỉ đúng mảnh đất ghi đậm dấu ấn vẻ vang về tinh thần bất khuất, lòng yêu nước thương nhà, sự trung trinh chung thủy của người phụ nữ Việt Nam ngay từ những ngày đầu bình minh của lịch sử - mảnh đất của cuộc khởi nghĩa long trời lở đất Hai Bà Trưng.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top