K
kimkha
Guest
Cộng đồng mạng vẫn lan truyền một bài viết khá thú vị về sự khác nhau giữa hai TP lớn nhất nước: Hà Nội và TP.HCM, trong đó có viết một đoạn về sự cảm ơn: “Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn. Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn”.
Mặc dù là những đúc kết của cá nhân một công dân mạng tinh tế, nhưng được đông đảo tán thành và gật gù. Không chỉ lời cảm ơn mà văn hóa phục vụ ở Hà Nội hiện vẫn đang là vấn đề “đau đầu” với những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất – con người nghìn năm văn hiến – nơi nổi tiếng với câu tục ngữ: “Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
“Áo ở đây đắt lắm đấy!”
Một lần, khi tôi ghé thăm nhãn hiệu thời trang N. tại đường Bà Triệu, có sự xuất hiện của một người khách là phụ nữ trung niên. Có lẽ vì cách ăn mặc của chị đơn giản nên ngay từ đầu các em bán hàng đã không mặn mà trong cách chào đón. Chị vẫn vui vẻ lựa chọn những bộ váy công sở, cầm những bộ mình ưng ý trên tay, đang dò đường vào phòng thử, thì cô nhân viên đứng cạnh đó lạnh nhạt: “Có chắc chị mua không? Đồ áo ở đây đắt lắm đấy!”.
Hà Nội nên học hỏi cách phục vụ của Tp.HCM.
Câu nói như đuổi khách của một cô nhân viên bán hàng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu khiến người khách sững sờ. Chị quay quắt lại chỗ thanh toán, rồi nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: “Lương tháng của cô được bao nhiêu?”. Cô nhân viên mặt mũi xám xịt chưa thốt nên lời thì chị nói tiếp: “Cô nhân lên vài chục lần rồi hỏi tôi xem có mua được nổi một bộ váy của cửa hàng cô hay không nhé?”.
Những câu chuyện như trên không phải là chuyện lạ, nó đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở rất nhiều cửa hàng hiện nay. Lời nói được thốt ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên bán hàng – lạnh lùng, ngắn gọn và … đơn giản thế – nhưng đã gây ra sự tổn thương cho những ai phải hứng chịu.
Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Khi chị đang xem cái áo khoác mùa đông khá bắt mắt thì người bán hàng lạnh nhạt: “Áo đó giá đắt đấy nhé” với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là coi thường.
Là người kiếm ra tiền, nên câu nói đó không khác gì hành động hất nước vào mặt, chị sang ngay hàng bên cạnh lấy đúng chiếc áo tương tự và rút xấp tiền ra trả, không mặc cả một xu – khiến cái miệng vừa thốt ra những lời “thanh lịch” kia cáu kỉnh khó chịu và không kém phần tiếc nuối!
Nhưng tưởng chỉ những người ăn mặc bình dị mới khiến các cô bán hàng “nhà ta” bị “đánh tráo khái niệm” mà nhìn gà hóa cuốc rồi mới hành xử mất lịch sự, thiếu văn hóa nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi có anh bạn là người mẫu, với chiều cao nổi bật, phong thái sang trọng, anh được chú ý tại bất cứ nơi đâu anh tới.
Một lần, anh đang chọn được kha khá đồ nhưng vì sắp quay phim nên anh phải chọn thật kỹ càng, vì vậy, người bán hàng tỏ ra khó chịu, mặt sưng vù như bị ong đốt, cộc cằn đáp lời và thái độ vùng vằng rất thiếu duyên, anh không chịu được, vứt hết đống đồ đã chọn rồi không kiềm chế được anh nói: “Em bán hàng kiểu này có mà bán cho quỷ” rồi ra khỏi cửa hàng. Tất nhiên, anh một đi không trở lại.
Những phố “vẫy” khách ở Hà Nội
Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều những phố mà dân tình thường gọi là phố “kéo”, “chặn” khách. Tôi đã chứng kiến (và cũng từng gánh chịu) quá nhiều hành động rất phi văn hóa khi những “lơ” quán thời hiện đại chạy ra đứng đầy đường để lôi, kéo, chặn xe của người qua đường, tạo nên không biết bao nhiêu gương mặt với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ giận dữ, bực mình, đến lo âu, hoảng sợ.
Thế nhưng kéo được “con mồi” vào chỗ rồi, thì thái độ phục vụ gần như tỉ lệ nghịch với sự nhiệt tình “chặn xe” ban nãy, khách hàng có thể ngồi chờ mỏi cả cổ với những bữa ăn “mầm đá”, sự hờ hững, lạnh nhạt của bồi bàn khiến “thượng đế” cảm thấy hụt hẫng, vì bị bỏ rơi!
Trời đánh tránh bữa ăn!
Huy vốn là cậu ấm có tiếng “Bạc Liêu công tử” ở Hải Phòng. Anh học tại một trường đại học lớn ở Hà Nội và gia đình chu cấp không thiếu một cái gì vậy nhưng cách ăn mặc bụi phủi, đã khiến anh gặp không ít tình huống oái oăm.
Có lần Huy rủ cô bạn gái vào một cửa hàng ăn nhanh, cô nhân viên thấy anh không được phong lưu như những khách hàng khác, bèn lườm lườm: “Đồ ăn này giá cao đấy anh nhé”. Câu nói “chạm nọc” tự ái ngút trời của chàng thiếu gia. Vẽ vời chán chê trên bàn bộn bề thức ăn, Huy mới đủng đỉnh gọi quản lý lên, gọi cả nhân viên phục vụ kia tới. Kết quả, cô nhân viên bị đuổi ngay lập tức.
Chị họ tôi trong một bữa ăn tại nhà hàng, vì không thấy bóng người phục vụ nào, chị gọi to lên thì xồng xộc một cô nàng chạy ra, mắt sáng quắc rồi cao giọng: “Chúng tôi không điếc đâu, chị không phải hét như thế!”.
Mọi người trong bàn tiệc chưa kịp ngạc nhiên thì chứng kiến tiếp hình anh cô này sừng sộ đứng sát cạnh bàn theo kiểu “nhà binh” tỏ ý là giờ sẽ đứng “canh” cho hết buổi! Bữa ăn trở nên kém vui và mất ngon, còn bà chị tôi thì đỏ bừng mặt vì xấu hổ khi mà chồng tương lai ngồi ngay cạnh! Nếu không có sự can ngăn của những người có mặt, có lẽ bà chị họ tôi đã không nhẫn nhịn bình tĩnh ngồi lại cho đến khi bữa ăn kết thúc!
Không nặng như những lời nói xỉa thẳng vào danh dự của khách hàng, nhưng không ít những cử chỉ thiếu văn minh của người phục vụ trong các quán ăn như “cười nhạt” khi khách hàng lựa chọn món, gọi tên món, lau bàn ăn với thái độ hậm hực, khó chịu, làm theo yêu cầu của khách hàng một cách miễn cưỡng và kênh kiệu… cũng khiến không ít khách hàng cảm giác phiền lòng.
Trời đánh còn tránh bữa ăn, nên sự bực mình của các “thượng đế” ở những nhà hàng, quán ăn bao giờ cũng “thịnh nộ” và phẫn uất nhất. Đây cũng là bài học cho những chủ đầu tư, người quản lý những nhà hàng lớn nhỏ, bởi vì xét theo tâm lý, không ai muốn ăn uống ở một nơi bị “bạc đãi” và một lần bất tín vạn lần bất tin – nên cơ hội trở lại của người khách đó trong thì tương lai là gần như số không!
Một số người bạn sinh sống và làm việc tại TP HCM, mỗi lần ra Hà Nội vì lý do công việc, xong việc, họ vội vội vàng vàng đặt vé máy bay và trở về ngay. Nhiều khi bạn tôi cứ nửa đùa nửa thật: “Đi uống café ở Hà Nội nhiều khi muốn đập cho đứa phục vụ một phát, còn đi mua đồ thì chỉ muốn chạy cho xong”.
Kết
Một số người nổi tiếng mà tôi có quen biết, khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, họ luôn cẩn trọng với việc phục vụ của nhân viên đến mức việc training (đào tạo) gần như diễn ra hàng tuần.
NTK Võ Việt Chung cho biết anh lắp đặt camera không chỉ để quan sát an ninh cho cửa hàng mà còn… ghi lại cả thái độ phục vụ của nhân viên, nếu cô nào “chẳng may” xị mặt khi khách đến mà không mua, sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Nghe Võ Việt Chung nói, tôi cứ trộm nghĩ rằng nếu như người chủ nào cũng ý thức cao độ về cung cách – văn hóa phục vụ – dịch vụ của mình đối với khách hàng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải đau đầu, chướng tai gai mắt khi hàng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều lời nói – hành động thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa, thừa vô duyên của những người mà họ không hiểu rằng họ đang kiếm tiền bằng chính cách phục vụ của mình, rằng họ đang bất nhã với người sẽ bỏ tiền ra nuôi họ!
Sài Gòn và Hà Nội
Cơn mưa. Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.
Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Giầy tất
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.
Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.
Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng… chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.
Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.
Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.
Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”.
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”.
Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”.
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”.
Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”.
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ”.
Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”.
Uống bia
Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.
Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.
Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).
Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.
Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.
Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.
Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo. Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.
Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.
Cuối tuần
Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.
Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?
Chợ tình
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.
Xe
Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.
Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.
Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.
Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau:
Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch
Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.
Tiệm Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!
Ăn uống
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.
Tẩy
Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.
Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.
Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án
Sài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
Hà Nội: Mời cơm… ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là… phải ăn.
Khi ai cho mình cái gì
Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.
Khen đồ ăn ngon
Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.
Khen vật gì to
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.
Con gái
Sài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương con gái.
Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.
Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp
Hoa quả
Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.
Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: “Bắc cạn”.
Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn
(Thực ra vào trong đó thì như nhau)
Mặc dù là những đúc kết của cá nhân một công dân mạng tinh tế, nhưng được đông đảo tán thành và gật gù. Không chỉ lời cảm ơn mà văn hóa phục vụ ở Hà Nội hiện vẫn đang là vấn đề “đau đầu” với những ai quan tâm, yêu mến mảnh đất – con người nghìn năm văn hiến – nơi nổi tiếng với câu tục ngữ: “Không thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.
“Áo ở đây đắt lắm đấy!”
Một lần, khi tôi ghé thăm nhãn hiệu thời trang N. tại đường Bà Triệu, có sự xuất hiện của một người khách là phụ nữ trung niên. Có lẽ vì cách ăn mặc của chị đơn giản nên ngay từ đầu các em bán hàng đã không mặn mà trong cách chào đón. Chị vẫn vui vẻ lựa chọn những bộ váy công sở, cầm những bộ mình ưng ý trên tay, đang dò đường vào phòng thử, thì cô nhân viên đứng cạnh đó lạnh nhạt: “Có chắc chị mua không? Đồ áo ở đây đắt lắm đấy!”.
Hà Nội nên học hỏi cách phục vụ của Tp.HCM.
Câu nói như đuổi khách của một cô nhân viên bán hàng chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu khiến người khách sững sờ. Chị quay quắt lại chỗ thanh toán, rồi nhẹ nhàng hỏi cô nhân viên: “Lương tháng của cô được bao nhiêu?”. Cô nhân viên mặt mũi xám xịt chưa thốt nên lời thì chị nói tiếp: “Cô nhân lên vài chục lần rồi hỏi tôi xem có mua được nổi một bộ váy của cửa hàng cô hay không nhé?”.
Những câu chuyện như trên không phải là chuyện lạ, nó đang xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở rất nhiều cửa hàng hiện nay. Lời nói được thốt ra từ cái miệng xinh xinh của cô nhân viên bán hàng – lạnh lùng, ngắn gọn và … đơn giản thế – nhưng đã gây ra sự tổn thương cho những ai phải hứng chịu.
Một người bạn của tôi cũng từng phải chịu cảnh tương tự. Khi chị đang xem cái áo khoác mùa đông khá bắt mắt thì người bán hàng lạnh nhạt: “Áo đó giá đắt đấy nhé” với ánh mắt không mấy thiện cảm, nếu không muốn nói là coi thường.
Là người kiếm ra tiền, nên câu nói đó không khác gì hành động hất nước vào mặt, chị sang ngay hàng bên cạnh lấy đúng chiếc áo tương tự và rút xấp tiền ra trả, không mặc cả một xu – khiến cái miệng vừa thốt ra những lời “thanh lịch” kia cáu kỉnh khó chịu và không kém phần tiếc nuối!
Nhưng tưởng chỉ những người ăn mặc bình dị mới khiến các cô bán hàng “nhà ta” bị “đánh tráo khái niệm” mà nhìn gà hóa cuốc rồi mới hành xử mất lịch sự, thiếu văn hóa nhưng không hoàn toàn đúng. Tôi có anh bạn là người mẫu, với chiều cao nổi bật, phong thái sang trọng, anh được chú ý tại bất cứ nơi đâu anh tới.
Một lần, anh đang chọn được kha khá đồ nhưng vì sắp quay phim nên anh phải chọn thật kỹ càng, vì vậy, người bán hàng tỏ ra khó chịu, mặt sưng vù như bị ong đốt, cộc cằn đáp lời và thái độ vùng vằng rất thiếu duyên, anh không chịu được, vứt hết đống đồ đã chọn rồi không kiềm chế được anh nói: “Em bán hàng kiểu này có mà bán cho quỷ” rồi ra khỏi cửa hàng. Tất nhiên, anh một đi không trở lại.
Những phố “vẫy” khách ở Hà Nội
Hà Nội hiện nay xuất hiện rất nhiều những phố mà dân tình thường gọi là phố “kéo”, “chặn” khách. Tôi đã chứng kiến (và cũng từng gánh chịu) quá nhiều hành động rất phi văn hóa khi những “lơ” quán thời hiện đại chạy ra đứng đầy đường để lôi, kéo, chặn xe của người qua đường, tạo nên không biết bao nhiêu gương mặt với đầy đủ cung bậc cảm xúc từ giận dữ, bực mình, đến lo âu, hoảng sợ.
Thế nhưng kéo được “con mồi” vào chỗ rồi, thì thái độ phục vụ gần như tỉ lệ nghịch với sự nhiệt tình “chặn xe” ban nãy, khách hàng có thể ngồi chờ mỏi cả cổ với những bữa ăn “mầm đá”, sự hờ hững, lạnh nhạt của bồi bàn khiến “thượng đế” cảm thấy hụt hẫng, vì bị bỏ rơi!
Trời đánh tránh bữa ăn!
Huy vốn là cậu ấm có tiếng “Bạc Liêu công tử” ở Hải Phòng. Anh học tại một trường đại học lớn ở Hà Nội và gia đình chu cấp không thiếu một cái gì vậy nhưng cách ăn mặc bụi phủi, đã khiến anh gặp không ít tình huống oái oăm.
Có lần Huy rủ cô bạn gái vào một cửa hàng ăn nhanh, cô nhân viên thấy anh không được phong lưu như những khách hàng khác, bèn lườm lườm: “Đồ ăn này giá cao đấy anh nhé”. Câu nói “chạm nọc” tự ái ngút trời của chàng thiếu gia. Vẽ vời chán chê trên bàn bộn bề thức ăn, Huy mới đủng đỉnh gọi quản lý lên, gọi cả nhân viên phục vụ kia tới. Kết quả, cô nhân viên bị đuổi ngay lập tức.
Chị họ tôi trong một bữa ăn tại nhà hàng, vì không thấy bóng người phục vụ nào, chị gọi to lên thì xồng xộc một cô nàng chạy ra, mắt sáng quắc rồi cao giọng: “Chúng tôi không điếc đâu, chị không phải hét như thế!”.
Mọi người trong bàn tiệc chưa kịp ngạc nhiên thì chứng kiến tiếp hình anh cô này sừng sộ đứng sát cạnh bàn theo kiểu “nhà binh” tỏ ý là giờ sẽ đứng “canh” cho hết buổi! Bữa ăn trở nên kém vui và mất ngon, còn bà chị tôi thì đỏ bừng mặt vì xấu hổ khi mà chồng tương lai ngồi ngay cạnh! Nếu không có sự can ngăn của những người có mặt, có lẽ bà chị họ tôi đã không nhẫn nhịn bình tĩnh ngồi lại cho đến khi bữa ăn kết thúc!
Không nặng như những lời nói xỉa thẳng vào danh dự của khách hàng, nhưng không ít những cử chỉ thiếu văn minh của người phục vụ trong các quán ăn như “cười nhạt” khi khách hàng lựa chọn món, gọi tên món, lau bàn ăn với thái độ hậm hực, khó chịu, làm theo yêu cầu của khách hàng một cách miễn cưỡng và kênh kiệu… cũng khiến không ít khách hàng cảm giác phiền lòng.
Trời đánh còn tránh bữa ăn, nên sự bực mình của các “thượng đế” ở những nhà hàng, quán ăn bao giờ cũng “thịnh nộ” và phẫn uất nhất. Đây cũng là bài học cho những chủ đầu tư, người quản lý những nhà hàng lớn nhỏ, bởi vì xét theo tâm lý, không ai muốn ăn uống ở một nơi bị “bạc đãi” và một lần bất tín vạn lần bất tin – nên cơ hội trở lại của người khách đó trong thì tương lai là gần như số không!
Một số người bạn sinh sống và làm việc tại TP HCM, mỗi lần ra Hà Nội vì lý do công việc, xong việc, họ vội vội vàng vàng đặt vé máy bay và trở về ngay. Nhiều khi bạn tôi cứ nửa đùa nửa thật: “Đi uống café ở Hà Nội nhiều khi muốn đập cho đứa phục vụ một phát, còn đi mua đồ thì chỉ muốn chạy cho xong”.
Kết
Một số người nổi tiếng mà tôi có quen biết, khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ở Hà Nội, họ luôn cẩn trọng với việc phục vụ của nhân viên đến mức việc training (đào tạo) gần như diễn ra hàng tuần.
NTK Võ Việt Chung cho biết anh lắp đặt camera không chỉ để quan sát an ninh cho cửa hàng mà còn… ghi lại cả thái độ phục vụ của nhân viên, nếu cô nào “chẳng may” xị mặt khi khách đến mà không mua, sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Nghe Võ Việt Chung nói, tôi cứ trộm nghĩ rằng nếu như người chủ nào cũng ý thức cao độ về cung cách – văn hóa phục vụ – dịch vụ của mình đối với khách hàng như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không còn phải đau đầu, chướng tai gai mắt khi hàng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều lời nói – hành động thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa, thừa vô duyên của những người mà họ không hiểu rằng họ đang kiếm tiền bằng chính cách phục vụ của mình, rằng họ đang bất nhã với người sẽ bỏ tiền ra nuôi họ!
Sài Gòn và Hà Nội
Cơn mưa. Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên. Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.
Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Con đường
Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Giầy tất
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.
Đụng hàng
Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”.
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”.
Cà phê
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng… chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.
Trà đá
Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.
Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.
Dao dĩa
Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Dạ vâng
Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”.
Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”.
Chào hỏi
Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”.
Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”.
Tỏ tình
Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao?”.
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ”.
Giàu có
Bạn được coi là giàu có khi…
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Giữ xe hàng quán
Hà Nội: trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”.
Uống bia
Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.
Karaoke
Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.
Xôi
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).
Siêu thị
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.
Nhà sách
Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.
Chùa chiền
Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.
Tào phớ
Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.
Chè
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.
Cắt chanh
Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Cây xanh
Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo. Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.
Nước canh rau muống
Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.
Cuối tuần
Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.
Chất chơi và chất chiến
Hà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?
Chợ tình
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.
Xe
Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.
Vá xe
Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.
Hồ
Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.
Shopping
Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau:
Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch
Hài
Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.
Tiệm Internet
Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!
Ăn uống
Người Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống
Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.
Tẩy
Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá
Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.
Biển quảng cáo
Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.
Gọi điện về việc kinh doanh
Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự án
Sài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
Khi khách đến nhà
Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
Hà Nội: Mời cơm… ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là… phải ăn.
Khi ai cho mình cái gì
Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.
Khen đồ ăn ngon
Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.
Khen vật gì to
Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.
Con gái
Sài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương con gái.
Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.
Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp
Hoa quả
Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.
Uống bia
Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.
Uống rượu
Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: “Bắc cạn”.
Sinh viên và cave
Sài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn
(Thực ra vào trong đó thì như nhau)