Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Hà Nội năm tôi mười chín tuổi
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 3418" data-attributes="member: 6"><p>- Ngày Chủ nhật 16 tháng 4 năm 1972, tôi mượn chiếc xe tiếp phẩm của nhà bếp lên Hà Nội thăm bạn gái theo lời hẹn. Hôm trước là sinh nhật lần thứ 19 của tôi (15/4/1953 - 15/4/1972), may là ngày thứ 7 nên Thuyết thu xếp xuống Hà Đông mừng sinh nhật được. Từ Ngã Tư Sở, cô nàng đạp xe giữa trưa nắng với ba bông hồng và một túi bánh mì mậu dịch đổi bằng tem lương thực. </p><p>Đội mũ rơm đi học - Ảnh: ttvnol.com</p><p></p><p>Trực ban ý tứ lui ra cho bọn tôi thoải mái nói chuyện ở phòng khách. Cô bạn học người Hà thành béo mũm mĩm, mừng rỡ nắm lấy bàn tay tôi, nắm thật chặt và quên không buông ra làm tôi ngượng đỏ mặt. Chàng lính trẻ 19 tuổi dân “rừng cọ, đồi chè” còn “nai” quá. Cứ như thế, tay trong tay chúng tôi ngồi hàn huyên hơn 2 tiếng đồng hồ. Ba bông hồng được cắm tạm trong chiếc ca sắt tráng men của lính. Túi bánh mì bị bỏ quên chỏng chơ trên bàn, mềm xìu.</p><p></p><p> Mới 4 năm xa nhau mà chúng tôi đã lớn vụt lên. Những lá thư thời chiến tranh đi chậm như rùa mà chúng tôi vẫn háo hức đợi chờ hàng tháng, cũng chỉ nói lên được mấy lời thăm hỏi đơn sơ, chứ không thể biết được bạn mình thay đổi như thế nào. Năm 1967, chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt. Trường Sân khấu - Điện ảnh sơ tán từ Hà Nội lên Phú Thọ. Tôi đang học lớp 6 trường cấp 2 Phú Lộc.</p><p></p><p>Năm học ấy lớp tôi có sự kiện mới là thêm bốn người bạn từ thủ đô vào học. Đó là Tuấn đen; Thuý Hương có đôi bím tóc dài; Thanh Hương tóc ngắn và Thu Thuyết béo tròn. Chúng tôi nhanh chóng trở thành những người bạn. Tôi mến Thu Thuyết nhất vì tính nết xuề xoà, hay cười và dễ hoà đồng. Các bạn theo gia đình sơ tán tít trong nhà thờ làng Đa, xã Gia Thanh. Từ chỗ sơ tán đến trường học cách chừng 5 cây số đường đồi. Mấy người thành phố cũng phải túi vải, mũ rơm lội suối, vượt đèo bằng đôi chân đến lớp. Tôi quý các bạn ở điểm đó. Ngày Chủ nhật, tôi đạp xe vào làng Đa thăm các bạn. Tôi ngại nhất Thanh Hương vì cô bạn rất đanh đá, thường bắt tôi ngồi trên hành lang nhà thờ nghe Hương đọc tiểu thuyết Những linh hồn người chết. Thu Thuyết gỡ bí cho tôi bằng cách rủ ra đồi tìm hoa dẻ và hái sim chín.</p><p></p><p></p><p></p><p>Năm 1968 thì cơ quan trở lại Hà Nội. Chúng tôi bịn rịn lắm. Lá thư đầu tiên Hương và Thuyết gửi lên Phú Thọ làm tôi xúc động bỏ cả cơm. Thấm thoắt 4 năm trôi qua, cơ hội cho chúng tôi gặp nhau khi tôi đi bộ đội và đóng quân ở Hà Đông. Hai cô bạn Hương đang học Đại học, Tuấn đen cũng đi lính. Chỉ Thuyết là theo học Trung cấp Điện ảnh nên dễ gặp hơn. Lần đầu gặp nhau đúng vào ngày sinh nhật tôi. Hồi ấy ai nghĩ đến tổ chức sinh nhật bao giờ. Ba bông hồng và túi bánh mì là món quà sinh nhật đầu tiên của đời tôi đấy. </p><p></p><p>Không quân Mỹ tấn công kho xăng Đức Giang và sự chống trả của quân ta - Ảnh: Tư liệu</p><p></p><p>Sáng Chủ nhật 16/4 tôi có mặt tại Ngã Tư Sở từ sớm. Thu Thuyết rủ tôi đi uống xi rô ở cửa hàng giải khát ngay Ngõ Chợ. Nắng tháng Tư nóng rát quân phục. Bầu trời ngờm ngợp khác thường. Đêm qua B52 đã ném bom xuống thành phố Hải Phòng. Thuyết bảo thời gian gặp nhau ít lắm, cô còn về thu xếp việc nhà. Thành phố đang có chủ trương cho dân Hà Nội đi sơ tán triệt để. Đế quốc Mỹ đang muốn gây sức ép với miền Bắc trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. </p><p></p><p>Tôi muốn nắm lại bàn tay mũm mĩm mát rượi của cô bạn gái mà không dám. Thôi tạm biệt nhé! Tuần sau không có gì thay đổi Thuyết lại xuống Hà Đông thăm bạn. Tôi vừa nhảy lên yên chiếc xe đạp Phượng Hoàng thì còi báo động rít lên lanh lảnh. “Đồng bào chú ý. Máy bay Mỹ đang xâm phạm bầu trời Hà Nội…”. Tôi cuống lên. Làm sao kịp về đơn vị đây. Thuyết kêu tôi tạm ở lại chờ máy bay đi khỏi đã. Mình phải về đơn vị. Đây cách Hà Đông có 10 cây số thôi. Nhưng không kịp nữa rồi. Tiếng bom nổ ùng ục rất gần. Những cánh cửa kính trong khu Trường Điện ảnh vỡ loảng xoảng. Thuyết kéo tôi nhảy xuống hố cá nhân tròn bằng ống bê tông cạnh hè phố. Cô bạn bắt tôi ngồi xuống để đậy nắp hầm lại nhưng tôi không chịu. Hình như bom ném ở xa, phải quan sát xem máy bay đánh phá thế nào chứ. Hơn ba mươi phút trôi qua. Bom nổ trong nội thành làm chao đảo căn hầm nhỏ. Tiếng pháo cao xạ và những cụm khói trắng nở xoè bất tận trên bầu trời hẹp giữa hai tuyến phố. Chúng tôi đứng sát vào nhau, bàn tay nắm chặt bàn tay tự lúc nào. Im lặng.</p><p></p><p>Rồi tiếng còi báo yên cất lên. Tôi chỉ kịp ôm choàng lấy Thuyết một cái rồi nhảy lên xe đạp. Tới khu Cao-Xà-Lá, tôi bị mấy anh công an chặn lại. Sao vậy? Tôi to tiếng. Mấy anh công an bảo có lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tôi móc chứng minh thư quân nhân ra. Xuất nhập cái gì? Tôi phải về Hà Đông xem đơn vị triển khai chiến đấu thế nào chứ. Tôi lại ào lên xe đạp đi. Không ai nói gì nữa. Buổi trưa ấy máy bay Mỹ tập trung đánh nhiều bên kho xăng Đức Giang và sân bay Gia Lâm. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chính thức nhằm vào Thủ đô Hà Nội. Cuộc hẹn của chúng tôi không còn nữa. Ngay đêm ấy, đơn vị tôi di chuyển về huyện Thường Tín. Hà Nội rầm rập tản cư. Những người không có nhiệm vụ đều đi tới nơi sơ tán. Đêm đêm, những bóng xe ba gác, xe đạp, người gồng gánh âm thầm đi khỏi năm cửa ô. Không biết cô bạn của tôi đi đâu, về đâu trong đoàn người im lặng kia? </p><p>Ảnh: Tư liệu</p><p></p><p>Sau đó tôi chuyển lên Tuyên Quang, rồi đi B, về giải phóng Huế. Cách đây mấy năm, tôi mới tìm cách liên hệ được với Thu Thuyết. Nàng bây giờ béo tốt, viên mãn, đang là giám đốc một công ty TNHH gì đấy. Vẫn nụ cười cởi mở, Thuyết bảo vẫn nhớ ngày chủ nhật lịch sử hơn 30 năm về trước. Tôi thì chỉ nhớ bàn tay cô bạn cầm chặt tay tôi suốt hai giờ đến tê dại. Bây giờ mà được nắm lại nhỉ? Thuyết cười phá lên qua điện thoại. Bây giờ nắm lâu thế ai mà chịu được.</p><p></p><p> *</p><p> Phùng Phương Quý</p><p></p><p></p><p>Nguồn :<a href="http://www.vnn.vn" target="_blank">www.vnn.vn</a></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 3418, member: 6"] - Ngày Chủ nhật 16 tháng 4 năm 1972, tôi mượn chiếc xe tiếp phẩm của nhà bếp lên Hà Nội thăm bạn gái theo lời hẹn. Hôm trước là sinh nhật lần thứ 19 của tôi (15/4/1953 - 15/4/1972), may là ngày thứ 7 nên Thuyết thu xếp xuống Hà Đông mừng sinh nhật được. Từ Ngã Tư Sở, cô nàng đạp xe giữa trưa nắng với ba bông hồng và một túi bánh mì mậu dịch đổi bằng tem lương thực. Đội mũ rơm đi học - Ảnh: ttvnol.com Trực ban ý tứ lui ra cho bọn tôi thoải mái nói chuyện ở phòng khách. Cô bạn học người Hà thành béo mũm mĩm, mừng rỡ nắm lấy bàn tay tôi, nắm thật chặt và quên không buông ra làm tôi ngượng đỏ mặt. Chàng lính trẻ 19 tuổi dân “rừng cọ, đồi chè” còn “nai” quá. Cứ như thế, tay trong tay chúng tôi ngồi hàn huyên hơn 2 tiếng đồng hồ. Ba bông hồng được cắm tạm trong chiếc ca sắt tráng men của lính. Túi bánh mì bị bỏ quên chỏng chơ trên bàn, mềm xìu. Mới 4 năm xa nhau mà chúng tôi đã lớn vụt lên. Những lá thư thời chiến tranh đi chậm như rùa mà chúng tôi vẫn háo hức đợi chờ hàng tháng, cũng chỉ nói lên được mấy lời thăm hỏi đơn sơ, chứ không thể biết được bạn mình thay đổi như thế nào. Năm 1967, chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt. Trường Sân khấu - Điện ảnh sơ tán từ Hà Nội lên Phú Thọ. Tôi đang học lớp 6 trường cấp 2 Phú Lộc. Năm học ấy lớp tôi có sự kiện mới là thêm bốn người bạn từ thủ đô vào học. Đó là Tuấn đen; Thuý Hương có đôi bím tóc dài; Thanh Hương tóc ngắn và Thu Thuyết béo tròn. Chúng tôi nhanh chóng trở thành những người bạn. Tôi mến Thu Thuyết nhất vì tính nết xuề xoà, hay cười và dễ hoà đồng. Các bạn theo gia đình sơ tán tít trong nhà thờ làng Đa, xã Gia Thanh. Từ chỗ sơ tán đến trường học cách chừng 5 cây số đường đồi. Mấy người thành phố cũng phải túi vải, mũ rơm lội suối, vượt đèo bằng đôi chân đến lớp. Tôi quý các bạn ở điểm đó. Ngày Chủ nhật, tôi đạp xe vào làng Đa thăm các bạn. Tôi ngại nhất Thanh Hương vì cô bạn rất đanh đá, thường bắt tôi ngồi trên hành lang nhà thờ nghe Hương đọc tiểu thuyết Những linh hồn người chết. Thu Thuyết gỡ bí cho tôi bằng cách rủ ra đồi tìm hoa dẻ và hái sim chín. Năm 1968 thì cơ quan trở lại Hà Nội. Chúng tôi bịn rịn lắm. Lá thư đầu tiên Hương và Thuyết gửi lên Phú Thọ làm tôi xúc động bỏ cả cơm. Thấm thoắt 4 năm trôi qua, cơ hội cho chúng tôi gặp nhau khi tôi đi bộ đội và đóng quân ở Hà Đông. Hai cô bạn Hương đang học Đại học, Tuấn đen cũng đi lính. Chỉ Thuyết là theo học Trung cấp Điện ảnh nên dễ gặp hơn. Lần đầu gặp nhau đúng vào ngày sinh nhật tôi. Hồi ấy ai nghĩ đến tổ chức sinh nhật bao giờ. Ba bông hồng và túi bánh mì là món quà sinh nhật đầu tiên của đời tôi đấy. Không quân Mỹ tấn công kho xăng Đức Giang và sự chống trả của quân ta - Ảnh: Tư liệu Sáng Chủ nhật 16/4 tôi có mặt tại Ngã Tư Sở từ sớm. Thu Thuyết rủ tôi đi uống xi rô ở cửa hàng giải khát ngay Ngõ Chợ. Nắng tháng Tư nóng rát quân phục. Bầu trời ngờm ngợp khác thường. Đêm qua B52 đã ném bom xuống thành phố Hải Phòng. Thuyết bảo thời gian gặp nhau ít lắm, cô còn về thu xếp việc nhà. Thành phố đang có chủ trương cho dân Hà Nội đi sơ tán triệt để. Đế quốc Mỹ đang muốn gây sức ép với miền Bắc trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Tôi muốn nắm lại bàn tay mũm mĩm mát rượi của cô bạn gái mà không dám. Thôi tạm biệt nhé! Tuần sau không có gì thay đổi Thuyết lại xuống Hà Đông thăm bạn. Tôi vừa nhảy lên yên chiếc xe đạp Phượng Hoàng thì còi báo động rít lên lanh lảnh. “Đồng bào chú ý. Máy bay Mỹ đang xâm phạm bầu trời Hà Nội…”. Tôi cuống lên. Làm sao kịp về đơn vị đây. Thuyết kêu tôi tạm ở lại chờ máy bay đi khỏi đã. Mình phải về đơn vị. Đây cách Hà Đông có 10 cây số thôi. Nhưng không kịp nữa rồi. Tiếng bom nổ ùng ục rất gần. Những cánh cửa kính trong khu Trường Điện ảnh vỡ loảng xoảng. Thuyết kéo tôi nhảy xuống hố cá nhân tròn bằng ống bê tông cạnh hè phố. Cô bạn bắt tôi ngồi xuống để đậy nắp hầm lại nhưng tôi không chịu. Hình như bom ném ở xa, phải quan sát xem máy bay đánh phá thế nào chứ. Hơn ba mươi phút trôi qua. Bom nổ trong nội thành làm chao đảo căn hầm nhỏ. Tiếng pháo cao xạ và những cụm khói trắng nở xoè bất tận trên bầu trời hẹp giữa hai tuyến phố. Chúng tôi đứng sát vào nhau, bàn tay nắm chặt bàn tay tự lúc nào. Im lặng. Rồi tiếng còi báo yên cất lên. Tôi chỉ kịp ôm choàng lấy Thuyết một cái rồi nhảy lên xe đạp. Tới khu Cao-Xà-Lá, tôi bị mấy anh công an chặn lại. Sao vậy? Tôi to tiếng. Mấy anh công an bảo có lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Tôi móc chứng minh thư quân nhân ra. Xuất nhập cái gì? Tôi phải về Hà Đông xem đơn vị triển khai chiến đấu thế nào chứ. Tôi lại ào lên xe đạp đi. Không ai nói gì nữa. Buổi trưa ấy máy bay Mỹ tập trung đánh nhiều bên kho xăng Đức Giang và sân bay Gia Lâm. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân chính thức nhằm vào Thủ đô Hà Nội. Cuộc hẹn của chúng tôi không còn nữa. Ngay đêm ấy, đơn vị tôi di chuyển về huyện Thường Tín. Hà Nội rầm rập tản cư. Những người không có nhiệm vụ đều đi tới nơi sơ tán. Đêm đêm, những bóng xe ba gác, xe đạp, người gồng gánh âm thầm đi khỏi năm cửa ô. Không biết cô bạn của tôi đi đâu, về đâu trong đoàn người im lặng kia? Ảnh: Tư liệu Sau đó tôi chuyển lên Tuyên Quang, rồi đi B, về giải phóng Huế. Cách đây mấy năm, tôi mới tìm cách liên hệ được với Thu Thuyết. Nàng bây giờ béo tốt, viên mãn, đang là giám đốc một công ty TNHH gì đấy. Vẫn nụ cười cởi mở, Thuyết bảo vẫn nhớ ngày chủ nhật lịch sử hơn 30 năm về trước. Tôi thì chỉ nhớ bàn tay cô bạn cầm chặt tay tôi suốt hai giờ đến tê dại. Bây giờ mà được nắm lại nhỉ? Thuyết cười phá lên qua điện thoại. Bây giờ nắm lâu thế ai mà chịu được. * Phùng Phương Quý Nguồn :[url]www.vnn.vn[/url] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Tản văn, Tạp bút
Hà Nội năm tôi mười chín tuổi
Top