Trường đại học Hong Kong (HKU) lại một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng các trường đại học châu Á do công ty xếp hạng toàn cầu QS thực hiện. Đây là năm thứ 2 liên tiếp HKU được xếp là trường ĐH tốt nhất châu Á.
Trường đại học Hong Kong (HKU) được xếp hạng là trường ĐH tốt nhất châu Á trong 2 năm liên tiếp. (Ảnh: Wikimedia)
Công ty xếp hạng toàn cầu QS vừa công bố xếp hạng thường niên mang tên Xếp hạng các trường ĐH thế giới ở châu Á.
Xếp hạng này đánh giá tổng cộng 448 trường ĐH ở hơn chục nước châu Á trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Việt Nam. Các trường ĐH được đánh giá về mức cạnh tranh trong chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và quốc tế hóa.
Theo đó, đứng vị trí số 2 trong danh sách các trường ĐH tốt nhất châu Á năm 2010 là Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hong Kong. Trường ĐH Quốc gia Singapore xếp thứ 3, Trường ĐH Trung Văn (Hong Kong) xếp thứ 4 và Trường ĐH Tokyo xếp thứ 5.
Trong những trường ĐH ở Hàn Quốc, Trường ĐH Quốc gia Seoul xếp hạng 6 trong danh sách những ĐH tốt nhất châu Á, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) xếp hạng 13, Trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Pohang (POSTECH) xếp hạng 14.
Cổng chính vào Trường ĐH Quốc gia Seoul. Năm nay trường xếp hạng 6 trong top các trường ĐH hàng đầu châu Á. (Ảnh: Koreaittimes)
Theo Chosun, các trường ĐH Hàn Quốc đã có sự vươn lên đáng kể về thứ hạng so với năm 2009. Đơn cử như Trường ĐH Quốc gia Seoul tăng từ vị trí số 8 lên vị trí số 6, Trường POSTECH từ vị trí 17 lên vị trí 14, Trường ĐH Yonsei từ vị trí 25 lên 19 và ĐH Hàn Quốc từ vị trí 33 lên 29. Chỉ có Viện KAIST giảm thứ hạng, từ hạng 7 năm 2009 xuống hạng 13 năm nay.
Trong khi đó, các trường ĐH Nhật Bản tỏ ra khá xuất sắc với 11 trường góp mặt trong danh sách 30 trường ĐH hàng đầu châu Á.
Hàn Quốc, Trung Quốc và Hong Kong đều có 5 trường ĐH lọt vào top 30; Singapore có 2 trường, Thái Lan có 1 trường.
Trong top 30 trường ĐH tốt nhất châu Á, các trường ĐH của Hong Kong và Singapore nổi trội về mặt quốc tế hóa với tỷ lệ các giảng viên người nước ngoài từ 42-65% và tỷ lệ sinh viên nước ngoài từ 13-35%.
Đáng chú ý là trong số 10 trường ĐH hàng đầu châu Á không có mặt ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh. Trong số tất cả các trường ĐH châu Á, ĐH Bắc Kinh xếp thứ 12 và ĐH Thanh Hoa xếp thứ 16.
ĐH danh tiếng Thanh Hoa của Trung Quốc không lọt vào top 10 trường ĐH hàng đầu châu Á. (Ảnh: Global Times)
Tờ Nhân dân nhật báo nhận định đầu tư vào giáo dục ĐH ở Trung Quốc đang dần chứng tỏ kết quả của nó. Tuy vậy, điểm số thấp của các trường ĐH Trung Quốc ở hạng mục "tỷ lệ giảng viên-sinh viên" cho thấy vẫn còn có nhiều mặt cần được cải thiện trong nền giáo dục ĐH ở Trung Quốc, ví dụ như thu hút thêm nhiều nhân tài nước ngoài và tăng các nguồn giảng dạy. Xếp hạng các trường ĐH châu Á được soạn thảo dựa trên việc sử dụng các thông số được coi là phù hợp hơn với các trường ĐH trong khu vực. Những thông số này bao gồm việc đánh giá sự tổng hợp của những yếu tố khu vực và quốc tế, như đánh giá của nhà tuyển dụng, khả năng nghiên cứu quốc tế của mỗi trường, chất lượng giảng dạy, sự quốc tế hóa của giảng viên và sinh viên…
Theo Dân trí.
Trường đại học Hong Kong (HKU) được xếp hạng là trường ĐH tốt nhất châu Á trong 2 năm liên tiếp. (Ảnh: Wikimedia)
Công ty xếp hạng toàn cầu QS vừa công bố xếp hạng thường niên mang tên Xếp hạng các trường ĐH thế giới ở châu Á.
Xếp hạng này đánh giá tổng cộng 448 trường ĐH ở hơn chục nước châu Á trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc (bao gồm cả Hong Kong), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Việt Nam. Các trường ĐH được đánh giá về mức cạnh tranh trong chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và quốc tế hóa.
Theo đó, đứng vị trí số 2 trong danh sách các trường ĐH tốt nhất châu Á năm 2010 là Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hong Kong. Trường ĐH Quốc gia Singapore xếp thứ 3, Trường ĐH Trung Văn (Hong Kong) xếp thứ 4 và Trường ĐH Tokyo xếp thứ 5.
Trong những trường ĐH ở Hàn Quốc, Trường ĐH Quốc gia Seoul xếp hạng 6 trong danh sách những ĐH tốt nhất châu Á, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) xếp hạng 13, Trường ĐH Khoa học và Kỹ thuật Pohang (POSTECH) xếp hạng 14.
Cổng chính vào Trường ĐH Quốc gia Seoul. Năm nay trường xếp hạng 6 trong top các trường ĐH hàng đầu châu Á. (Ảnh: Koreaittimes)
Trong khi đó, các trường ĐH Nhật Bản tỏ ra khá xuất sắc với 11 trường góp mặt trong danh sách 30 trường ĐH hàng đầu châu Á.
Hàn Quốc, Trung Quốc và Hong Kong đều có 5 trường ĐH lọt vào top 30; Singapore có 2 trường, Thái Lan có 1 trường.
Trong top 30 trường ĐH tốt nhất châu Á, các trường ĐH của Hong Kong và Singapore nổi trội về mặt quốc tế hóa với tỷ lệ các giảng viên người nước ngoài từ 42-65% và tỷ lệ sinh viên nước ngoài từ 13-35%.
Đáng chú ý là trong số 10 trường ĐH hàng đầu châu Á không có mặt ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh. Trong số tất cả các trường ĐH châu Á, ĐH Bắc Kinh xếp thứ 12 và ĐH Thanh Hoa xếp thứ 16.
ĐH danh tiếng Thanh Hoa của Trung Quốc không lọt vào top 10 trường ĐH hàng đầu châu Á. (Ảnh: Global Times)
Tờ Nhân dân nhật báo nhận định đầu tư vào giáo dục ĐH ở Trung Quốc đang dần chứng tỏ kết quả của nó. Tuy vậy, điểm số thấp của các trường ĐH Trung Quốc ở hạng mục "tỷ lệ giảng viên-sinh viên" cho thấy vẫn còn có nhiều mặt cần được cải thiện trong nền giáo dục ĐH ở Trung Quốc, ví dụ như thu hút thêm nhiều nhân tài nước ngoài và tăng các nguồn giảng dạy.
Theo Dân trí.