Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81975" data-attributes="member: 17223"><p>Bài 24: (1) Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh </p><p> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p><a href="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1448&pop=1&page=0&Itemid=5" target="_blank">https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1448&pop=1&page=0&Itemid=5</a> Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ phận này có một vị trí hết sức quan trọng. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ phận cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Bác, bởi vì, suy cho cùng mọi hành vi và mục đích của Hồ Chí Minh đều là mục tiêu văn hóa nhân văn. Ví dụ như, Bác đi tìm đường cứu nước là hành vi văn hóa, thậm chí từng hành vi cử chỉ của Người, từng bài nói, bài viết, cách ứng xử, sinh hoạt thường nhật của Người đều là những biểu hiện của văn hóa. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn của nhân loại ở thế kỷ XX và sau này. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người bạn, người học trò, người đồng chí gần gũi của Bác đã nói: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi. Sự trường tồn ấy chính là văn hóa Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. </p><p style="text-align: center"><p style="text-align: center"><em><img src="https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/24(1).jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></em></p> <p style="text-align: center"><em><em>Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng phố Hàng Than, Hà Nội (1958)</em></em></p> </p><p> Đúng là làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, giải phóng loài người là mục đích quán xuyến toàn bộ cuộc đời hoạt động của Bác, song suy cho cùng đó cũng chính là hoạt động văn hóa. Vì vậy, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, tổ chức khoa học, văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc Unesco đã khẳng định: Sự đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng dân tộc, là sự khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam.</p><p> Khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, trong người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã thấm đẫm những nội dung cốt lõi truyền thống văn hóa dân tộc, đó là truyền thống bất khuất, ý chí đấu tranh cho độc lập tự do; đó là truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết gắn bó cộng đồng; đó là truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và trong chiến đấu chống kẻ thù… Trong người thanh niên ấy cũng thấm đẫm tinh hoa văn hóa phương Đông, đó là học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… Trung Hoa, đạo từ bi cứu khổ, cứu nạn, cứu chúng sinh của Phật giáo... Sang Pháp, Mỹ, Anh và các nước phương Tây, Người tiếp thu văn hóa văn minh từ nền văn hóa cổ Hy-La, văn hóa Phục hưng, những mặt tích cực, tiến bộ của văn minh tư sản. Khi tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin - 1920 toàn bộ vốn văn hóa của Hồ Chí Minh được nhân lên, được nâng lên tầm văn hóa cách mạng và giải phóng.</p><p> Thực chất của cách mạng XHCN là cách mạng về văn hóa, mục tiêu giải phóng triệt để người lao động là mục tiêu văn hóa. Để giải phóng dân tộc, trước hết phải giác ngộ, phải hiểu biết, đó là một góc độ của văn hóa. </p><p> Người chỉ rõ: “Bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.</p><p> Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.</p><p> Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.</p><p> Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. </p><p> Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.</p><p> Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.</p><p> Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. </p><p> Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.</p><p> Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.</p><p> Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”. </p><p> Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dù đất nước ngổn ngang, bộn bề hàng ngàn công việc cấp bách: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, nạn thiếu hụt tài chính… đe dọa sự tồn tại của Nhà nước cộng hòa mới ra đời, nhưng việc xây dựng nền văn hóa mới được Bác Hồ đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, sáng 3-9-1945, Người đã đặt ra và đề nghị Chính phủ giải quyết một loạt các vấn đề văn hóa, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài cho quá trình phát triển của đất nước và dân tộc. Giặc đói đang hoành hành, giặc ngoại xâm đang đe dọa, nhưng Bác đề nghị mở ngay hai chiến dịch chống nạn mù chữ và chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính. Cuộc vận động toàn dân nhằm khắc phục những tệ nạn, những hậu quả nặng nề mà thực dân phong kiến để lại trên lĩnh vực văn hóa, đó là sự tăm tối, dốt nát, tệ nghiện ngập, bê tha, lười biếng, gian giảo, tham lam, chia rẽ và bao nhiêu thói hư tật xấu khác.</p><p> Từ những vấn đề cấp bách về văn hóa cần giải quyết ngay trong những ngày đầu của dân tộc hồi sinh, Hồ Chí Minh đã nêu ra những tư tưởng lớn không chỉ cho công việc trước mắt mà còn cho mãi mãi mai sau. Thứ nhất là: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn. Muốn mạnh để hiên ngang phải học. Cả dân tộc dấy lên một phong trào bình dân học vụ - diệt giặc dốt, cả dân tộc xóa mù chữ và phổ cập. Thứ hai là: xóa bỏ các hủ tục, các tệ nạn, thực hiện cuộc vận động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân: cần, kiệm, liêm, chính. Người viết nhiều bài phân tích về cần, kiệm, liêm, chính. Hai luận điểm này như chân lý cho cả dân tộc, cho cả nhân loại, cho đến mỗi gia đình, mỗi con người thậm chí cho các thế hệ con người đều hết sức đúng. Đó chính là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. </p><p> Sáu mươi hai năm sau, đất nước và dân tộc của Người đang đổi mới, đang vươn mình để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đang là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề Người yêu cầu thực hiện cấp bách vẫn đang còn đó - nóng hổi và cấp bách.</p><p> Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là hèn, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu.</p><p> Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Bác có nhiều nội dung, có nhiều luận điểm, nhưng cốt lõi của đạo đức Hồ Chí Minh, chính là điều mà Người đã yêu cầu khi cả nước vừa giành được độc lập bước vào xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính - Bốn chữ ấy là gốc rễ của một con người, gốc rễ của một đảng, một dân tộc cho hôm nay và mai sau.</p><p> Sinh thời Hồ Chí Minh sống bình dị, thanh bạch, trong sáng đúng với bốn chữ Người thường dạy: cần, kiệm, liêm, chính. Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh rất gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể học được và làm được nếu thật sự có tâm để rèn đức để làm Người và thành Người.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81975, member: 17223"] Bài 24: (1) Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh [URL="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1448&pop=1&page=0&Itemid=5"][/URL] Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bộ phận này có một vị trí hết sức quan trọng. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là bộ phận cốt lõi, xuyên suốt toàn bộ tư tưởng của Bác, bởi vì, suy cho cùng mọi hành vi và mục đích của Hồ Chí Minh đều là mục tiêu văn hóa nhân văn. Ví dụ như, Bác đi tìm đường cứu nước là hành vi văn hóa, thậm chí từng hành vi cử chỉ của Người, từng bài nói, bài viết, cách ứng xử, sinh hoạt thường nhật của Người đều là những biểu hiện của văn hóa. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn của nhân loại ở thế kỷ XX và sau này. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người bạn, người học trò, người đồng chí gần gũi của Bác đã nói: Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi. Sự trường tồn ấy chính là văn hóa Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. [CENTER][CENTER][I][IMG]https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/24(1).jpg[/IMG] [I]Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng phố Hàng Than, Hà Nội (1958)[/I][/I][/CENTER][/CENTER] Đúng là làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại, giải phóng loài người là mục đích quán xuyến toàn bộ cuộc đời hoạt động của Bác, song suy cho cùng đó cũng chính là hoạt động văn hóa. Vì vậy, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, tổ chức khoa học, văn hóa giáo dục của Liên hợp quốc Unesco đã khẳng định: Sự đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam. Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng dân tộc, là sự khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam. Khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, trong người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã thấm đẫm những nội dung cốt lõi truyền thống văn hóa dân tộc, đó là truyền thống bất khuất, ý chí đấu tranh cho độc lập tự do; đó là truyền thống tương thân tương ái, đoàn kết gắn bó cộng đồng; đó là truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất và trong chiến đấu chống kẻ thù… Trong người thanh niên ấy cũng thấm đẫm tinh hoa văn hóa phương Đông, đó là học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử… Trung Hoa, đạo từ bi cứu khổ, cứu nạn, cứu chúng sinh của Phật giáo... Sang Pháp, Mỹ, Anh và các nước phương Tây, Người tiếp thu văn hóa văn minh từ nền văn hóa cổ Hy-La, văn hóa Phục hưng, những mặt tích cực, tiến bộ của văn minh tư sản. Khi tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin - 1920 toàn bộ vốn văn hóa của Hồ Chí Minh được nhân lên, được nâng lên tầm văn hóa cách mạng và giải phóng. Thực chất của cách mạng XHCN là cách mạng về văn hóa, mục tiêu giải phóng triệt để người lao động là mục tiêu văn hóa. Để giải phóng dân tộc, trước hết phải giác ngộ, phải hiểu biết, đó là một góc độ của văn hóa. Người chỉ rõ: “Bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”. Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dù đất nước ngổn ngang, bộn bề hàng ngàn công việc cấp bách: Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm, nạn thiếu hụt tài chính… đe dọa sự tồn tại của Nhà nước cộng hòa mới ra đời, nhưng việc xây dựng nền văn hóa mới được Bác Hồ đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, sáng 3-9-1945, Người đã đặt ra và đề nghị Chính phủ giải quyết một loạt các vấn đề văn hóa, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài cho quá trình phát triển của đất nước và dân tộc. Giặc đói đang hoành hành, giặc ngoại xâm đang đe dọa, nhưng Bác đề nghị mở ngay hai chiến dịch chống nạn mù chữ và chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính. Cuộc vận động toàn dân nhằm khắc phục những tệ nạn, những hậu quả nặng nề mà thực dân phong kiến để lại trên lĩnh vực văn hóa, đó là sự tăm tối, dốt nát, tệ nghiện ngập, bê tha, lười biếng, gian giảo, tham lam, chia rẽ và bao nhiêu thói hư tật xấu khác. Từ những vấn đề cấp bách về văn hóa cần giải quyết ngay trong những ngày đầu của dân tộc hồi sinh, Hồ Chí Minh đã nêu ra những tư tưởng lớn không chỉ cho công việc trước mắt mà còn cho mãi mãi mai sau. Thứ nhất là: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn. Muốn mạnh để hiên ngang phải học. Cả dân tộc dấy lên một phong trào bình dân học vụ - diệt giặc dốt, cả dân tộc xóa mù chữ và phổ cập. Thứ hai là: xóa bỏ các hủ tục, các tệ nạn, thực hiện cuộc vận động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân: cần, kiệm, liêm, chính. Người viết nhiều bài phân tích về cần, kiệm, liêm, chính. Hai luận điểm này như chân lý cho cả dân tộc, cho cả nhân loại, cho đến mỗi gia đình, mỗi con người thậm chí cho các thế hệ con người đều hết sức đúng. Đó chính là một trong những nội dung cốt lõi của tư tưởng văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh. Sáu mươi hai năm sau, đất nước và dân tộc của Người đang đổi mới, đang vươn mình để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu, đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đang là bạn với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề Người yêu cầu thực hiện cấp bách vẫn đang còn đó - nóng hổi và cấp bách. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là hèn, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tấm gương đạo đức của Bác có nhiều nội dung, có nhiều luận điểm, nhưng cốt lõi của đạo đức Hồ Chí Minh, chính là điều mà Người đã yêu cầu khi cả nước vừa giành được độc lập bước vào xây dựng đời sống mới: cần, kiệm, liêm, chính - Bốn chữ ấy là gốc rễ của một con người, gốc rễ của một đảng, một dân tộc cho hôm nay và mai sau. Sinh thời Hồ Chí Minh sống bình dị, thanh bạch, trong sáng đúng với bốn chữ Người thường dạy: cần, kiệm, liêm, chính. Văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh rất gần gũi với mỗi người, ai cũng có thể học được và làm được nếu thật sự có tâm để rèn đức để làm Người và thành Người. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
Top