Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81967" data-attributes="member: 17223"><p>Bài 16: Bác Hồ - Người đặt nền móng cho quan hệ Việt - Mỹ </p><p> </p><p> </p><p> </p><p><a href="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1440&pop=1&page=0&Itemid=5" target="_blank">https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1440&pop=1&page=0&Itemid=5</a> Nhân dân Việt Nam không hề muốn có chiến tranh. Dân tộc ta luôn khát khao hòa bình, nhưng kẻ thù xâm lược thì ngược lại. Là người suốt đời đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, đem lại hạnh phúc cho đồng bào, Hồ Chí Minh luôn muốn hòa bình, Người đã tìm mọi cách để bảo vệ hòa bình, đã nhân nhượng đến “vạn biến” để quyết tâm giữ lấy cái “bất biến”. Bác rất muốn và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc khác trên thế giới..</p><p> Với Hoa Kỳ, 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến đây, đến chân tượng Nữ thần Tự do ở New York, biểu tượng cho tự do của nhân dân Mỹ. Người đã đến nhiều nơi trên đất Mỹ, đã lao động, đã sống và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân ở đây. Hồi đó, Mỹ đã giàu và mạnh. Sau thế chiến thứ nhất Mỹ giàu và mạnh hơn và sau thế chiến thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc giàu và mạnh bậc nhất thế giới. Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đã có những cơ duyên vô cùng tốt đẹp và thuận lợi. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), trên đường về nước, Nguyễn Ái Quốc đã thấu hiểu chiến tranh và xác định cách mạng giải phóng dân tộc của dân tộc ta đứng về phe Đồng Minh chống phát xít. Sau khi Người về nước, Nghị quyết BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (Khóa I) đã ghi rõ tư tưởng này. Nghị quyết còn chỉ rõ: phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô, chúng sẽ thất bại, chủ nghĩa phát xít sẽ thất bại, thời cơ sẽ đến với nhân dân Việt Nam (phe Đồng Minh lúc đó bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và các dân tộc tiến bộ khác chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh). Sau khi thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), Nguyễn Ái Quốc rất muốn tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ. Cuối 1944, một máy bay do thám Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam bị pháo cao xạ Nhật bắn hạ, Trung úy phi công William Saw nhảy dù xuống Cao Bằng và được Việt Minh cứu thoát khỏi vòng vây của Nhật-Pháp. Trung úy Saw được Bác Hồ tiếp đón thân mật và Người tìm cách đưa viên phi công về Trung Quốc cho Tập đoàn không quân số 14 Mỹ. Đầu tháng 3-1945, nhân danh lực lượng Việt Nam giải cứu cho Trung úy Saw, Hồ Chí Minh tiếp xúc với AGAS. Phía Mỹ cảm ơn và tặng người thuốc men, tiền bạc. Người không nhận tiền.</p><p style="text-align: center"><img src="https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/16.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p> Ngày 17-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Charles Fenn - Trung úy OSS. Charles Fenn đã thỏa thuận trên nguyên tắc giúp đỡ Việt Minh. Ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Trung tướng Chennault. Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Bác, Người khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít. Những quan điểm lớn giữa Việt Nam và Mỹ được thống nhất.</p><p> Sau khi Bác về nước, Người vẫn giữ mối liên lạc với các cơ quan quân sự Mỹ. Tháng 6-1945, phía Mỹ, thông qua Thiếu tá A.Patty yêu cầu phía Việt Minh chuẩn bị một sân bay cho máy bay cỡ nhỏ có thể lên, xuống được, và Mỹ sẽ cho một đội sĩ quan, do một sĩ quan cao cấp sẽ nhảy dù xuống Tuyên Quang. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị địa điểm làm sân bay. Sân bay được đặt tại xã Lũng Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. “Ngày 17-7-1945 đội “Con Nai” gồm 5 người do Thiếu tá Mỹ E.Tômat phụ trách nhảy dù xuống Tân Trào”, làm nhiệm vụ hoạt động huấn luyện cho khoảng 2000 bộ đội ta.</p><p> Ngày 13-8-1945, có tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Tổng khởi nghĩa và Ủy ban khởi nghĩa đã ban hành Quân lệnh số 1. </p><p> Tổng thống Mỹ Truman đã có tuyên bố trước thế giới rằng: ông sẵn sàng ủng hộ việc giành độc lập chủ quyền của các dân tộc bị các nước đế quốc chiếm đóng. Trên cơ sở này, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã viết thư cho các sĩ quan Mỹ, gửi thư cho Tổng thống Truman đề nghị Mỹ công nhận độc lập, chủ quyền độc lập dân tộc của dân tộc ta, công nhận thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và chính phủ ta. Bác cũng gửi thư cho chính phủ Pháp, bức thư đề ngày 18-8-1945 yêu cầu Pháp công nhận chính phủ Việt Minh, đồng thời Việt Minh sẽ bảo vệ một số quyền lợi về kinh tế của Pháp ở Việt Nam.</p><p> Thiếu tá L.A.Patty trong hồi ký: “Why VietNam” kể lại rằng: Hồ Chủ tịch, ông Võ Nguyên Giáp đã mời cơm ông 16h chiều ngày 26-8-1945. Và tiếp đó ngày 29-8-1945, Hồ Chủ tịch gửi danh thiếp cho mời ông. Cùng tiếp khách bên cạnh Bác còn có đồng chí Trường Chinh. Hồ Chí Minh đọc cho Patti nghe bản “Tuyên ngôn độc lập” dự thảo. A. Patti đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy Hồ Chủ tịch đưa vào đó một số câu trong “Tuyên ngôn độc lập” 1776 của Hoa Kỳ. Sau đó Patti đã nhận trách nhiệm chuyển bức điện của Bác cho đại sứ Mỹ Hurley. Nội dung chính của bức điện Bác đã nhấn mạnh việc Việt Minh đã đứng về phe Đồng Minh chống phát xít và đã đứng lên giành độc lập dân tộc. Bác mong muốn Mỹ công nhận chính phủ Việt Minh và nhờ Mỹ gửi thông điệp này tới các nước Đồng Minh.</p><p> Ngày 1-9-1945 “16h 30 phút, Hồ Chí Minh mời A. Patti và Grelecki dự bữa cơm thân mật trước ngày lễ độc lập của Việt Nam tại Bắc Bộ phủ. Cùng dự tiếp có ông Võ Nguyên Giáp và ông Hoàng Minh Giám.</p><p> Với một giọng thân mật, Hồ Chí Minh tỏ lòng biết ơn đối với những người bạn Mỹ đã ủng hộ vật chất và tinh thần mà phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam đã nhận được mấy năm gần đây, đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan phục vụ chiến lược (OSS). Người cũng nhắc đến Tướng Chennault, Đại tá Helliwell, Glass, các Thiếu tá Thomas và Holland cùng những người khác trong toán công tác của họ. Người tỏ ý rằng: tinh thần “hợp tác hữu ái” đó sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới…”(*).</p><p> Quan hệ Việt - Mỹ những năm 1944 - 1945 đã có những bước phát triển tốt đẹp. Những người bạn Mỹ đã đến Việt Nam, đã giúp đỡ vật chất và tinh thần cho cách mạng Việt Nam. Rất tiếc là sau đó, Hồ Chí Minh dù cố gắng tìm mọi cách để phát triển quan hệ này cho tốt đẹp hơn, nhưng phía Mỹ lại tìm mọi cách để lảng ra.</p><p> Ngày 25-8-1969 (trước lúc đi xa một tuần) Bác Hồ đã viết thư cho Tổng thống Mỹ. Người đã gợi mở cho Tổng thống Mỹ rằng : Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng (Tổng thống Mỹ đã gởi thư cho Bác-TG). Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam… Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự… Tư tưởng ấy của Bác thể hiện rất rõ trong các điều khoản của Hiệp định Pari 1-1973, tạo điều kiện để Mỹ rút quân trong danh dự. </p><p> Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng mong muốn hòa bình và căm ghét chiến tranh. Nhân dân Việt Nam chỉ cầm súng khi kẻ thù xâm lược lấn tới cướp nước. Khi quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một dân tộc bị đe dọa, thì dân tộc Việt Nam đã thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…</p><p> Hơn 30 năm đã qua, cuộc chiến đã lùi xa, cái bắt tay thân thiện giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George.W.Bush đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ Việt-Mỹ 10h 50 phút ngày 22-6-2007: <em><strong>Chúng ta nên nắm tay nhau hướng tới tương lai</strong></em>. Cuộc hội ngộ này chậm mất hơn nửa thế kỷ. Lúc đó, Bác Hồ đã hết sức cố gắng, các sĩ quan Mỹ cũng đã cố gắng. Nhưng người đứng đầu Nhà Trắng chưa hiểu thiện chí của Bác, của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền độc lập của các quốc gia dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, quan hệ bình đẳng, cùng có lợi… Đó cũng chính là những tư tưởng chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, của Tư tưởng Hồ Chí Minh: Luôn luôn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, phát triển và tiến bộ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81967, member: 17223"] Bài 16: Bác Hồ - Người đặt nền móng cho quan hệ Việt - Mỹ [URL="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1440&pop=1&page=0&Itemid=5"][/URL] Nhân dân Việt Nam không hề muốn có chiến tranh. Dân tộc ta luôn khát khao hòa bình, nhưng kẻ thù xâm lược thì ngược lại. Là người suốt đời đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, đem lại hạnh phúc cho đồng bào, Hồ Chí Minh luôn muốn hòa bình, Người đã tìm mọi cách để bảo vệ hòa bình, đã nhân nhượng đến “vạn biến” để quyết tâm giữ lấy cái “bất biến”. Bác rất muốn và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả các dân tộc khác trên thế giới.. Với Hoa Kỳ, 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến đây, đến chân tượng Nữ thần Tự do ở New York, biểu tượng cho tự do của nhân dân Mỹ. Người đã đến nhiều nơi trên đất Mỹ, đã lao động, đã sống và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân ở đây. Hồi đó, Mỹ đã giàu và mạnh. Sau thế chiến thứ nhất Mỹ giàu và mạnh hơn và sau thế chiến thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc giàu và mạnh bậc nhất thế giới. Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 đã có những cơ duyên vô cùng tốt đẹp và thuận lợi. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ (1-9-1939), trên đường về nước, Nguyễn Ái Quốc đã thấu hiểu chiến tranh và xác định cách mạng giải phóng dân tộc của dân tộc ta đứng về phe Đồng Minh chống phát xít. Sau khi Người về nước, Nghị quyết BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (Khóa I) đã ghi rõ tư tưởng này. Nghị quyết còn chỉ rõ: phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô, chúng sẽ thất bại, chủ nghĩa phát xít sẽ thất bại, thời cơ sẽ đến với nhân dân Việt Nam (phe Đồng Minh lúc đó bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và các dân tộc tiến bộ khác chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh). Sau khi thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), Nguyễn Ái Quốc rất muốn tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ. Cuối 1944, một máy bay do thám Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam bị pháo cao xạ Nhật bắn hạ, Trung úy phi công William Saw nhảy dù xuống Cao Bằng và được Việt Minh cứu thoát khỏi vòng vây của Nhật-Pháp. Trung úy Saw được Bác Hồ tiếp đón thân mật và Người tìm cách đưa viên phi công về Trung Quốc cho Tập đoàn không quân số 14 Mỹ. Đầu tháng 3-1945, nhân danh lực lượng Việt Nam giải cứu cho Trung úy Saw, Hồ Chí Minh tiếp xúc với AGAS. Phía Mỹ cảm ơn và tặng người thuốc men, tiền bạc. Người không nhận tiền. [CENTER][IMG]https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/16.jpg[/IMG][/CENTER] Ngày 17-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Charles Fenn - Trung úy OSS. Charles Fenn đã thỏa thuận trên nguyên tắc giúp đỡ Việt Minh. Ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Trung tướng Chennault. Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Bác, Người khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít. Những quan điểm lớn giữa Việt Nam và Mỹ được thống nhất. Sau khi Bác về nước, Người vẫn giữ mối liên lạc với các cơ quan quân sự Mỹ. Tháng 6-1945, phía Mỹ, thông qua Thiếu tá A.Patty yêu cầu phía Việt Minh chuẩn bị một sân bay cho máy bay cỡ nhỏ có thể lên, xuống được, và Mỹ sẽ cho một đội sĩ quan, do một sĩ quan cao cấp sẽ nhảy dù xuống Tuyên Quang. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác giao nhiệm vụ chuẩn bị địa điểm làm sân bay. Sân bay được đặt tại xã Lũng Cò, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. “Ngày 17-7-1945 đội “Con Nai” gồm 5 người do Thiếu tá Mỹ E.Tômat phụ trách nhảy dù xuống Tân Trào”, làm nhiệm vụ hoạt động huấn luyện cho khoảng 2000 bộ đội ta. Ngày 13-8-1945, có tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Tổng khởi nghĩa và Ủy ban khởi nghĩa đã ban hành Quân lệnh số 1. Tổng thống Mỹ Truman đã có tuyên bố trước thế giới rằng: ông sẵn sàng ủng hộ việc giành độc lập chủ quyền của các dân tộc bị các nước đế quốc chiếm đóng. Trên cơ sở này, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã viết thư cho các sĩ quan Mỹ, gửi thư cho Tổng thống Truman đề nghị Mỹ công nhận độc lập, chủ quyền độc lập dân tộc của dân tộc ta, công nhận thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và chính phủ ta. Bác cũng gửi thư cho chính phủ Pháp, bức thư đề ngày 18-8-1945 yêu cầu Pháp công nhận chính phủ Việt Minh, đồng thời Việt Minh sẽ bảo vệ một số quyền lợi về kinh tế của Pháp ở Việt Nam. Thiếu tá L.A.Patty trong hồi ký: “Why VietNam” kể lại rằng: Hồ Chủ tịch, ông Võ Nguyên Giáp đã mời cơm ông 16h chiều ngày 26-8-1945. Và tiếp đó ngày 29-8-1945, Hồ Chủ tịch gửi danh thiếp cho mời ông. Cùng tiếp khách bên cạnh Bác còn có đồng chí Trường Chinh. Hồ Chí Minh đọc cho Patti nghe bản “Tuyên ngôn độc lập” dự thảo. A. Patti đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy Hồ Chủ tịch đưa vào đó một số câu trong “Tuyên ngôn độc lập” 1776 của Hoa Kỳ. Sau đó Patti đã nhận trách nhiệm chuyển bức điện của Bác cho đại sứ Mỹ Hurley. Nội dung chính của bức điện Bác đã nhấn mạnh việc Việt Minh đã đứng về phe Đồng Minh chống phát xít và đã đứng lên giành độc lập dân tộc. Bác mong muốn Mỹ công nhận chính phủ Việt Minh và nhờ Mỹ gửi thông điệp này tới các nước Đồng Minh. Ngày 1-9-1945 “16h 30 phút, Hồ Chí Minh mời A. Patti và Grelecki dự bữa cơm thân mật trước ngày lễ độc lập của Việt Nam tại Bắc Bộ phủ. Cùng dự tiếp có ông Võ Nguyên Giáp và ông Hoàng Minh Giám. Với một giọng thân mật, Hồ Chí Minh tỏ lòng biết ơn đối với những người bạn Mỹ đã ủng hộ vật chất và tinh thần mà phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam đã nhận được mấy năm gần đây, đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của cơ quan phục vụ chiến lược (OSS). Người cũng nhắc đến Tướng Chennault, Đại tá Helliwell, Glass, các Thiếu tá Thomas và Holland cùng những người khác trong toán công tác của họ. Người tỏ ý rằng: tinh thần “hợp tác hữu ái” đó sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới…”(*). Quan hệ Việt - Mỹ những năm 1944 - 1945 đã có những bước phát triển tốt đẹp. Những người bạn Mỹ đã đến Việt Nam, đã giúp đỡ vật chất và tinh thần cho cách mạng Việt Nam. Rất tiếc là sau đó, Hồ Chí Minh dù cố gắng tìm mọi cách để phát triển quan hệ này cho tốt đẹp hơn, nhưng phía Mỹ lại tìm mọi cách để lảng ra. Ngày 25-8-1969 (trước lúc đi xa một tuần) Bác Hồ đã viết thư cho Tổng thống Mỹ. Người đã gợi mở cho Tổng thống Mỹ rằng : Trong thư, Ngài bày tỏ lòng mong muốn hành động cho một nền hòa bình công bằng (Tổng thống Mỹ đã gởi thư cho Bác-TG). Muốn vậy, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam… Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự… Tư tưởng ấy của Bác thể hiện rất rõ trong các điều khoản của Hiệp định Pari 1-1973, tạo điều kiện để Mỹ rút quân trong danh dự. Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng mong muốn hòa bình và căm ghét chiến tranh. Nhân dân Việt Nam chỉ cầm súng khi kẻ thù xâm lược lấn tới cướp nước. Khi quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của một dân tộc bị đe dọa, thì dân tộc Việt Nam đã thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Hơn 30 năm đã qua, cuộc chiến đã lùi xa, cái bắt tay thân thiện giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Mỹ George.W.Bush đánh dấu sự phát triển mới trong quan hệ Việt-Mỹ 10h 50 phút ngày 22-6-2007: [I][B]Chúng ta nên nắm tay nhau hướng tới tương lai[/B][/I]. Cuộc hội ngộ này chậm mất hơn nửa thế kỷ. Lúc đó, Bác Hồ đã hết sức cố gắng, các sĩ quan Mỹ cũng đã cố gắng. Nhưng người đứng đầu Nhà Trắng chưa hiểu thiện chí của Bác, của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền độc lập của các quốc gia dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, quan hệ bình đẳng, cùng có lợi… Đó cũng chính là những tư tưởng chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, của Tư tưởng Hồ Chí Minh: Luôn luôn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế vì hòa bình, phát triển và tiến bộ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
Top