Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81958" data-attributes="member: 17223"><p>Bài 7: Sức mạnh vĩ đại của nhân dân </p><p> </p><p> </p><p> </p><p><a href="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1431&pop=1&page=0&Itemid=5" target="_blank">https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1431&pop=1&page=0&Itemid=5</a> Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc, người đồng chí của Bác, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, của nhân dân ta đã viết: <em><strong>“Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”</strong></em>.</p><p> </p><p> Ở trong Bác: Một con người gồm Kim, Cổ, Đông, Tây/ Giàu quốc tế đậm Việt Nam từng nét. Ở trong Bác, dân tộc và quốc tế là một.</p><p> </p><p style="text-align: center"><img src="https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/7.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p><em>Bác Hồ với các đại biểu phụ nữ các dân tộc Việt Bắc (1959)</em> </p><p> Sau 30 năm, bôn ba tìm đường cứu nước trở về, để giáo dục toàn dân ý thức độc lập, tự cường, ý thức dân tộc, truyền thống dân tộc, Bác đã viết bài thơ “Lịch sử nước ta”, hệ thống toàn bộ lịch sử Việt Nam bằng 208 câu với thể thơ lục bát, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói đây là bài thơ dài nhất trong các bài thơ của Bác. Bài thơ này được “Việt Minh tuyên truyền bộ” xuất bản tháng 2-1942. Cuối bài thơ, Bác tóm tắt những mốc quan trọng trong suốt hơn 4000 năm dựng nước của tổ tiên. Người tiên đoán ở cuối cột mốc quan trọng này “1945 - Việt Nam độc lập” (1)</p><p> </p><p> Tại sao mỗi người dân phải hiểu lịch sử của dân tộc mình? Bác viết:</p><p> </p><p><em>“Dân ta phải biết sử ta</em><em></em></p><p><em><em>Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” *</em></em></p><p> </p><p> Người chỉ rõ truyền thống của dân tộc là “oanh oanh, liệt liệt, con Rồng cháu Tiên” từng đánh Bắc, dẹp Đông giữ gìn mảnh đất quê hương tiên tổ. Truyền thống ấy có được là từ sức dân, từ sự đoàn kết toàn dân:</p><p> </p><p><em>“Vì dân hăng hái kết đoàn</em><em></em></p><p><em><em>Nên khôi phục chóng giang sơn Lạc Hồng” </em></em></p><p> </p><p> Bác dạy chúng ta rằng: Khi nào dân ta đoàn kết thì chúng ta thắng lợi. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trào lên như nhưng đợt sóng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự gian khổ, hy sinh, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước.</p><p> </p><p> Nhưng khi nào chúng ta không đoàn kết, chúng ta thất bại:</p><p> </p><p><em>“Vì dân đoàn kết chưa sâu</em><em></em></p><p><em><em>Cho nên thất bại trước sau mấy lần” </em></em></p><p> </p><p> Lịch sử dân tộc dạy cho ta điều đó.</p><p> </p><p> Thuở Hùng Vương dựng nước, sức dân kết đoàn thành một khối mạnh hơn sắt thép: Thánh Gióng. Truyền thuyết anh hùng kể lại rằng, một thiếu niên khi nước nhà có giặc, đã vươn mình đứng dậy, nhấc bổng ngàn cân, ăn như rồng cuốn, đánh tan quân xâm lược. Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng là hình tượng của sức mạnh toàn dân. Vận nước lâm nguy, thế giặc hùng mạnh, nhưng đã phải thất bại trước sức mạnh tựa thánh thần: sức dân.</p><p> </p><p> Người dân Văn Lang, tiền thân của người dân nước Việt, không chỉ đoàn kết để thắng thù, mà còn phải đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc thiên tai. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đã dựng lại hình tượng người anh hùng sức mạnh như khí phách của núi non, bảo vệ người yêu và cơ đồ của các vua Hùng, chống lại giặc nước - Thủy tặc hoành hành.</p><p> </p><p> Bài học từ chống thiên tai, trụ vững bên biển Đông- thỉnh thoảng lại nổi cơn thịnh nộ - của người dân đất Việt cũng là bài học từ sức dân.</p><p> </p><p> Từ sức dân, vang vọng tiếng cha ông:</p><p> </p><p><em>“… Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm</em></p><p><em>Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư…”</em></p><p><em>(Lũ giặc kia cớ sao xâm phạm</em></p><p><em>Chúng bay sẽ bị đánh tan tành)</em></p><p><strong>(Nam Quốc Sơn Hà)</strong></p><p> </p><p>Đến: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần muôn đời xây nền độc lập</p><p>Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.</p><p> </p><p>Là kết quả từ:</p><p> </p><p><em>Nhân dân bốn cõi một nhà</em><em></em></p><p><em><em>Dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới</em></em></p><p><em><em>Tướng sĩ một lòng phụ tử</em></em></p><p><em><em>Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào</em></em></p><p><strong>(Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi)</strong></p><p> </p><p> Bài học từ những thất bại trong lịch sử dân tộc cũng từ sức dân. Ba lần thất bại điển hình phải kể đến đó là bài học từ thất bại của Thục Phán - An Dương Vương cùng truyền thuyết Cổ Loa thành gắn liền với chiếc nỏ thần bắn một lần vạn phát. Bí quyết của lẫy nỏ là chiếc móng rùa vàng (Kim Quy thần). Nhờ có bí quyết - thực chất là lòng dân, yên dân và sức dân, An Dương Vương xây thành Cổ Loa- kinh đô của nước Âu Lạc, nối tiếp Văn Lang của các Vua Hùng. Nhờ có bí quyết “lẫy nỏ - vuốt rùa”, An Dương Vương và Âu Lạc đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. Truyền thuyết kể lại thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy, con gái An Dương Vương và con trai Triệu Đà. Đằng sau chuyện tình là hai bài học lớn, bài học cảnh giác từ Mỵ Châu <em>“Trái tim lầm chỗ để trên đầu”</em>, rồi trao bí quyết nỏ thần vào tay Trọng Thủy. Vô tình Mỵ Châu trở thành người tiếp tay cho gian tế cướp nước là chồng mình. Nhưng bài học thứ hai là bài học sâu sắc hơn - Bài học lòng dân và sức dân. Nỏ thần là hình tượng của sức dân được biểu hiện thành sức mạnh đồng tâm, nhất trí như vạn mũi tên bật đi từ chiếc “lẫy thần”. Nhưng khi thắng giặc rồi, An Dương Vương thực hiện chính sách sưu cao, thuế nặng đánh vào dân, còn bản thân triều chính của mình thì ăn chơi, sa đọa trên mồ hôi và nước mắt của những người vừa theo mình giành và giữ giang sơn. Lòng dân không yên. Lòng dân không tin vào An Dương Vương, không nghe hiệu lệnh từ tiếng trống Đồng - đồng lòng, đồng tâm, đồng sức nữa. Chiếc nỏ thần mất hết linh nghiệm. Bật một phát từ lẫy nỏ giả, An Dương Vương và Mỵ Châu đã đánh mất lẫy nỏ thật. Đánh mất sự thật là đánh mất lòng dân. Và khi không có sức dân, không có sức mạnh đồng lòng, chỉ còn bóng ngựa hồng chở An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu lạc lõng trên đường chạy giặc, thất thủ. Đất nước rơi vào thời kỳ Bắc thuộc ngàn năm…</p><p> </p><p> Rồi dân tộc ta vùng lên giành độc lập, cho đến thời “Hào khí Đông A”, các vua Trần cùng toàn dân đồng tâm “Sát Thát” từ những “Diên Hồng”; ba lần đánh cho giặc Nguyên đại bại, chém đầu đại tướng Ô Mã Nhi, hoàng tử Thoát Hoan bạt vía kinh hồn. Tiếng trống đồng lại âm vang thời giữ nước… Rồi lại theo vết xe đổ của An Dương Vương - Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Lòng dân không yên, nhân dân ca thán, nội bộ lục đục, Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly, một đại tướng dũng mãnh đã có tầm nhìn từ lịch sử: con không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không yên. Thế giặc Minh rất mạnh tràn vào khi lòng dân và quan quân ly tán. Triều đình của Hồ Quý Ly bị giặc bắt, nhốt vào cũi, chở về Trung Quốc… Một thất bại đắng cay, từ bài học sức dân, bài học lịch sử…</p><p> </p><p> Năm 1802, Nguyễn Ánh - Gia Long thống nhất đất nước, lập nước Việt Nam. Nhưng cũng lại “tiền thịnh, hậu suy”. Hậu triều Tự Đức với Vạn niên thành xây từ xương lính, hào đào máu dân. Thực dân Pháp tấn công, không có sức dân, triều đình với quyết tâm chiến đấu nửa vời, đất nước sa vào tay giặc suốt trăm năm.</p><p> </p><p> Bài học sức dân. Bài học đại đoàn kết toàn dân, tự lực, tự cường là bài học từ truyền thống lịch sử dân tộc hết sức sâu sắc.</p><p> </p><p> Hồ Chí Minh sinh ra khi thực dân Pháp cơ bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, chế độ thống trị thuộc địa đã được thiết lập. Lớn lên trên quê hương nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, sớm được tiếp thu những tư tưởng cứu nước, đánh đuổi kẻ thù xâm lược từ các bậc cha, anh. Nước mất, dân nô lệ, các phong trào yêu nước, chống Pháp của dân tộc ta cứ bùng lên ở một vài vùng trong đất nước, rồi lại tắt lịm trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Từ một ý chí cứu nước, cứu dân, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tìm con đường đi cho dân tộc phù hợp với tất yếu của thời đại. Bác đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin để rồi sau đó, Người có những kết luận khẳng định đường đi cho dân tộc: Các cuộc cách mạng Anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp đều là các cuộc cách mạng không đến nơi, chỉ có cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng đến nơi, bởi vì, nó định hướng giải phóng triệt để cho người lao động... Bây giờ, chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng tin tưởng nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin… con đường giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Suy cho cùng, những kết luận của Bác về con đường giải phóng dân tộc là con đường theo chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường cách mạng vô sản, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.</p><p> </p><p> Chủ nghĩa Mác-Lênin có những luận điểm về vai trò và sức mạnh của nhân dân, của quần chúng đúng với sự tổng kết lịch sử dân tộc ta. Quần chúng nhân dân có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử, trong mối quan hệ biện chứng với lãnh tụ, vĩ nhân và giai cấp cầm quyền. Ông cha ta chưa chỉ rõ điều này, nhưng đã thể hiện rõ trong ý tưởng: Chở thuyền cũng là dân và làm lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi) cho nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc. Có phải chăng đó là kế sách ngàn đời cho đất nước trường tồn.</p><p> </p><p> Ở Bác, chủ nghĩa Mác-Lênin được tiếp thu nhuần nhuyễn với truyền thống dân tộc. Cả yếu tố dân tộc và nhân loại đều hướng tới sức mạnh của nhân dân được tổ chức hướng tới mục tiêu giải phóng cho chính nhân dân và do chính nhân dân là người thực hiện công cuộc giải phóng ấy. Nhân dân sẽ tạo thành sức mạnh to lớn nếu được tổ chức, nếu được xây dựng thành một khối đoàn kết, đồng lòng, đồng tâm. Nhân tố tổ chức sẽ là một trong những nhân tố quyết định cho thành công …</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81958, member: 17223"] Bài 7: Sức mạnh vĩ đại của nhân dân [URL="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1431&pop=1&page=0&Itemid=5"][/URL] Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc, người đồng chí của Bác, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, của nhân dân ta đã viết: [I][B]“Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”[/B][/I]. Ở trong Bác: Một con người gồm Kim, Cổ, Đông, Tây/ Giàu quốc tế đậm Việt Nam từng nét. Ở trong Bác, dân tộc và quốc tế là một. [CENTER][IMG]https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/7.jpg[/IMG][/CENTER] [I]Bác Hồ với các đại biểu phụ nữ các dân tộc Việt Bắc (1959)[/I] Sau 30 năm, bôn ba tìm đường cứu nước trở về, để giáo dục toàn dân ý thức độc lập, tự cường, ý thức dân tộc, truyền thống dân tộc, Bác đã viết bài thơ “Lịch sử nước ta”, hệ thống toàn bộ lịch sử Việt Nam bằng 208 câu với thể thơ lục bát, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói đây là bài thơ dài nhất trong các bài thơ của Bác. Bài thơ này được “Việt Minh tuyên truyền bộ” xuất bản tháng 2-1942. Cuối bài thơ, Bác tóm tắt những mốc quan trọng trong suốt hơn 4000 năm dựng nước của tổ tiên. Người tiên đoán ở cuối cột mốc quan trọng này “1945 - Việt Nam độc lập” (1) Tại sao mỗi người dân phải hiểu lịch sử của dân tộc mình? Bác viết: [I]“Dân ta phải biết sử ta[/I][I] [I]Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” *[/I][/I] Người chỉ rõ truyền thống của dân tộc là “oanh oanh, liệt liệt, con Rồng cháu Tiên” từng đánh Bắc, dẹp Đông giữ gìn mảnh đất quê hương tiên tổ. Truyền thống ấy có được là từ sức dân, từ sự đoàn kết toàn dân: [I]“Vì dân hăng hái kết đoàn[/I][I] [I]Nên khôi phục chóng giang sơn Lạc Hồng” [/I][/I] Bác dạy chúng ta rằng: Khi nào dân ta đoàn kết thì chúng ta thắng lợi. Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trào lên như nhưng đợt sóng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự gian khổ, hy sinh, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước. Nhưng khi nào chúng ta không đoàn kết, chúng ta thất bại: [I]“Vì dân đoàn kết chưa sâu[/I][I] [I]Cho nên thất bại trước sau mấy lần” [/I][/I] Lịch sử dân tộc dạy cho ta điều đó. Thuở Hùng Vương dựng nước, sức dân kết đoàn thành một khối mạnh hơn sắt thép: Thánh Gióng. Truyền thuyết anh hùng kể lại rằng, một thiếu niên khi nước nhà có giặc, đã vươn mình đứng dậy, nhấc bổng ngàn cân, ăn như rồng cuốn, đánh tan quân xâm lược. Hình tượng người anh hùng Thánh Gióng là hình tượng của sức mạnh toàn dân. Vận nước lâm nguy, thế giặc hùng mạnh, nhưng đã phải thất bại trước sức mạnh tựa thánh thần: sức dân. Người dân Văn Lang, tiền thân của người dân nước Việt, không chỉ đoàn kết để thắng thù, mà còn phải đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau lúc thiên tai. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh đã dựng lại hình tượng người anh hùng sức mạnh như khí phách của núi non, bảo vệ người yêu và cơ đồ của các vua Hùng, chống lại giặc nước - Thủy tặc hoành hành. Bài học từ chống thiên tai, trụ vững bên biển Đông- thỉnh thoảng lại nổi cơn thịnh nộ - của người dân đất Việt cũng là bài học từ sức dân. Từ sức dân, vang vọng tiếng cha ông: [I]“… Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm[/I] [I]Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư…”[/I] [I](Lũ giặc kia cớ sao xâm phạm[/I] [I]Chúng bay sẽ bị đánh tan tành)[/I] [B](Nam Quốc Sơn Hà)[/B] Đến: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần muôn đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Là kết quả từ: [I]Nhân dân bốn cõi một nhà[/I][I] [I]Dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới[/I] [I]Tướng sĩ một lòng phụ tử[/I] [I]Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào[/I][/I] [B](Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi)[/B] Bài học từ những thất bại trong lịch sử dân tộc cũng từ sức dân. Ba lần thất bại điển hình phải kể đến đó là bài học từ thất bại của Thục Phán - An Dương Vương cùng truyền thuyết Cổ Loa thành gắn liền với chiếc nỏ thần bắn một lần vạn phát. Bí quyết của lẫy nỏ là chiếc móng rùa vàng (Kim Quy thần). Nhờ có bí quyết - thực chất là lòng dân, yên dân và sức dân, An Dương Vương xây thành Cổ Loa- kinh đô của nước Âu Lạc, nối tiếp Văn Lang của các Vua Hùng. Nhờ có bí quyết “lẫy nỏ - vuốt rùa”, An Dương Vương và Âu Lạc đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. Truyền thuyết kể lại thiên tình sử Mỵ Châu - Trọng Thủy, con gái An Dương Vương và con trai Triệu Đà. Đằng sau chuyện tình là hai bài học lớn, bài học cảnh giác từ Mỵ Châu [I]“Trái tim lầm chỗ để trên đầu”[/I], rồi trao bí quyết nỏ thần vào tay Trọng Thủy. Vô tình Mỵ Châu trở thành người tiếp tay cho gian tế cướp nước là chồng mình. Nhưng bài học thứ hai là bài học sâu sắc hơn - Bài học lòng dân và sức dân. Nỏ thần là hình tượng của sức dân được biểu hiện thành sức mạnh đồng tâm, nhất trí như vạn mũi tên bật đi từ chiếc “lẫy thần”. Nhưng khi thắng giặc rồi, An Dương Vương thực hiện chính sách sưu cao, thuế nặng đánh vào dân, còn bản thân triều chính của mình thì ăn chơi, sa đọa trên mồ hôi và nước mắt của những người vừa theo mình giành và giữ giang sơn. Lòng dân không yên. Lòng dân không tin vào An Dương Vương, không nghe hiệu lệnh từ tiếng trống Đồng - đồng lòng, đồng tâm, đồng sức nữa. Chiếc nỏ thần mất hết linh nghiệm. Bật một phát từ lẫy nỏ giả, An Dương Vương và Mỵ Châu đã đánh mất lẫy nỏ thật. Đánh mất sự thật là đánh mất lòng dân. Và khi không có sức dân, không có sức mạnh đồng lòng, chỉ còn bóng ngựa hồng chở An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu lạc lõng trên đường chạy giặc, thất thủ. Đất nước rơi vào thời kỳ Bắc thuộc ngàn năm… Rồi dân tộc ta vùng lên giành độc lập, cho đến thời “Hào khí Đông A”, các vua Trần cùng toàn dân đồng tâm “Sát Thát” từ những “Diên Hồng”; ba lần đánh cho giặc Nguyên đại bại, chém đầu đại tướng Ô Mã Nhi, hoàng tử Thoát Hoan bạt vía kinh hồn. Tiếng trống đồng lại âm vang thời giữ nước… Rồi lại theo vết xe đổ của An Dương Vương - Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Lòng dân không yên, nhân dân ca thán, nội bộ lục đục, Hồ Nguyên Trừng, con trai Hồ Quý Ly, một đại tướng dũng mãnh đã có tầm nhìn từ lịch sử: con không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không yên. Thế giặc Minh rất mạnh tràn vào khi lòng dân và quan quân ly tán. Triều đình của Hồ Quý Ly bị giặc bắt, nhốt vào cũi, chở về Trung Quốc… Một thất bại đắng cay, từ bài học sức dân, bài học lịch sử… Năm 1802, Nguyễn Ánh - Gia Long thống nhất đất nước, lập nước Việt Nam. Nhưng cũng lại “tiền thịnh, hậu suy”. Hậu triều Tự Đức với Vạn niên thành xây từ xương lính, hào đào máu dân. Thực dân Pháp tấn công, không có sức dân, triều đình với quyết tâm chiến đấu nửa vời, đất nước sa vào tay giặc suốt trăm năm. Bài học sức dân. Bài học đại đoàn kết toàn dân, tự lực, tự cường là bài học từ truyền thống lịch sử dân tộc hết sức sâu sắc. Hồ Chí Minh sinh ra khi thực dân Pháp cơ bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, chế độ thống trị thuộc địa đã được thiết lập. Lớn lên trên quê hương nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, sớm được tiếp thu những tư tưởng cứu nước, đánh đuổi kẻ thù xâm lược từ các bậc cha, anh. Nước mất, dân nô lệ, các phong trào yêu nước, chống Pháp của dân tộc ta cứ bùng lên ở một vài vùng trong đất nước, rồi lại tắt lịm trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Từ một ý chí cứu nước, cứu dân, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, tìm con đường đi cho dân tộc phù hợp với tất yếu của thời đại. Bác đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin để rồi sau đó, Người có những kết luận khẳng định đường đi cho dân tộc: Các cuộc cách mạng Anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp đều là các cuộc cách mạng không đến nơi, chỉ có cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng đến nơi, bởi vì, nó định hướng giải phóng triệt để cho người lao động... Bây giờ, chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều, nhưng tin tưởng nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin… con đường giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Suy cho cùng, những kết luận của Bác về con đường giải phóng dân tộc là con đường theo chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường cách mạng vô sản, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin có những luận điểm về vai trò và sức mạnh của nhân dân, của quần chúng đúng với sự tổng kết lịch sử dân tộc ta. Quần chúng nhân dân có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử, trong mối quan hệ biện chứng với lãnh tụ, vĩ nhân và giai cấp cầm quyền. Ông cha ta chưa chỉ rõ điều này, nhưng đã thể hiện rõ trong ý tưởng: Chở thuyền cũng là dân và làm lật thuyền cũng là dân (Nguyễn Trãi) cho nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc. Có phải chăng đó là kế sách ngàn đời cho đất nước trường tồn. Ở Bác, chủ nghĩa Mác-Lênin được tiếp thu nhuần nhuyễn với truyền thống dân tộc. Cả yếu tố dân tộc và nhân loại đều hướng tới sức mạnh của nhân dân được tổ chức hướng tới mục tiêu giải phóng cho chính nhân dân và do chính nhân dân là người thực hiện công cuộc giải phóng ấy. Nhân dân sẽ tạo thành sức mạnh to lớn nếu được tổ chức, nếu được xây dựng thành một khối đoàn kết, đồng lòng, đồng tâm. Nhân tố tổ chức sẽ là một trong những nhân tố quyết định cho thành công … [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
Top