Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 81954" data-attributes="member: 17223"><p>Bài 3: Lời nói đi đôi với việc làm <a href="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1427&pop=1&page=0&Itemid=5" target="_blank">https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1427&pop=1&page=0&Itemid=5</a> </p><p> </p><p> </p><p> </p><p>Nói đi đôi với làm là một trong những nội dung của phong cách Hồ Chí Minh, là sự thể hiện của đạo đức cách mạng. Người nói về đảng viên với một lời khen chân tình: <em>“Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta” </em>(1) </p><p> </p><p><img src="https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/3.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p> Đi trước ở đây được hiểu là sự tiên phong, gương mẫu trong cả lời nói và việc làm.</p><p> </p><p> Đi trước thể hiện ở hành vi, trước tiên là hành vi đạo đức, lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ. Như vậy, đi trước là biểu hiện của một sự hy sinh, đồng thời là một sự nhún nhường. Đã có lần Bác dạy: Hô hào người ta tiết kiệm thì trước hết mình phải tiết kiệm trước đã, chớ nên <em>“ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”</em>. Năm 1947, trong “Thư gửi các bạn Thanh niên” Bác đòi hỏi đoàn viên và nhất là cán bộ đoàn: <em>“Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)”</em> (2). Trong công tác và cuộc sống, mỗi người có một công việc khác nhau, một vị trí khác nhau, có người làm lãnh đạo, có người là người phục vụ, là công nhân vệ sinh, quét rác… Nhưng dù làm nghề nghiệp nào, ở bất kỳ vị trí nào, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều hết sức vẻ vang.</p><p> </p><p> Sinh thời, Bác hết sức nhân từ, nhưng trước những hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng xe công, hồi đó có rất nhiều cán bộ có tiêu chuẩn được sử dụng xe ô tô công vụ để đưa đón đi công tác, đi làm việc, nhưng lại sử dụng thêm vào việc đưa cả vợ đi chợ, đưa con cái đi học, đi chơi. Một số người đã biến của công thành của tư, ô tô công thành ô tô tư, và nghiễm nhiên người lái xe công trở thành người lái xe cho gia đình họ. Bác đã phê phán thẳng thắn: ông ủy viên (Bộ trưởng - TG) đi xe công, rồi bà ủy viên cũng đi xe công, rồi đến các cô, các cậu (con cái - TG) cũng đi xe công, rồi lãng phí, xa xỉ, hỏi rằng tiền, của ấy do đâu mà ra?...</p><p> </p><p> Năm 1950, có một vụ án, Bác đã thức trắng một đêm trước đơn xin ân xá khỏi phải chịu án tử hình của một đại tá, Cục trưởng Cục cung cấp Quân đội ta. Sau này, vụ án này được các nghệ sĩ dàn dựng thành vở kịch “Đêm trắng”.</p><p> </p><p> Hơn một năm trước, Bác đã ký quyết định phong quân hàm sĩ quan cao cấp cho con người này, đại tá Trần Dụ Châu. Chỉ có hơn một năm, con người này thoái hóa đến mức độ, tòa án cách mạng đã tuyên: tử hình. Trần Dụ Châu nói rất hay: nào là hy sinh, cống hiến, nào là gương mẫu, tiên phong nhưng hành vi thì cực kỳ nham hiểm, suy thoái đạo đức đến thối rữa: sát phu, hiếp phụ đối với một cặp vợ chồng là đồng chí của y; ăn cắp vật tư trang bị của bộ đội gây ra những tổn hại lớn về người và của, làm ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của bộ đội, của Đảng.</p><p> </p><p> Bác đã thức trắng một đêm, đêm trắng. Và tóc Người cũng trắng thêm khi Người hạ bút bác đơn xin ân xá của Trần Dụ Châu - Hoàng Trọng Vinh.</p><p> </p><p> Người kiên quyết loại bỏ Trần Dụ Châu ra khỏi đời sống là một hành vi nhân từ. Bởi vì, Trần Dụ Châu đã gián tiếp và trực tiếp gây ra hàng trăm cái chết cho đồng bào, chiến sĩ ta, đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức, làm ô nhục thanh danh của cách mạng, gây ra bao điều tiếng xấu. Tội lỗi đó không thể dung tha. </p><p> </p><p> Ở Bác, lời nói, luôn đi đôi với việc làm.</p><p> </p><p> Có một câu chuyện mà đồng chí Vũ Kỳ, khi còn sống, mỗi lần kể lại đều rút khăn tay lau nước mắt: Sau Cách mạng Tháng Tám, mọi người đều đói, nhân dân còn có người chết đói. Bác đã kêu gọi: Khi chúng ta bưng bát cơm lên mà ăn, hãy nghĩ đến những người còn đói khổ. Tôi kêu gọi đồng bào, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa 1 bơ (một lon sữa bò - TG) lấy gạo đó cứu đói. Tôi xin phép thực hiện trước. </p><p> </p><p> Văn phòng Chủ tịch nước gương mẫu thực hiện, trong đó có Bác.</p><p> </p><p> Một buổi chiều, đúng vào ngày nhịn một bữa để cứu đói, gần cuối giờ làm việc, Văn phòng báo Bác có khách. Khách đến thăm Bác là một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội của Tưởng Giới Thạch mới từ Trung Quốc qua. Người đã tổ chức bữa tiệc để thết đãi viên tướng đó. Tiệc xong, Bác về. Người mời đồng chí quản lý Văn phòng đến. Đồng chí quản lý hết sức ngạc nhiên, không hiểu tại sao giờ này Bác còn cho gọi tới. Khi đồng chí quản lý tới, Bác nói cho Người xin một bơ gạo. Đồng chí quản lý hiểu ý là chiều nay cả cơ quan nhịn ăn, trong đó có Bác. Nhưng Bác giải thích là Người đã đi dự tiệc. Người chưa làm nghĩa vụ nhịn ăn như mọi người buổi chiều, nên bữa sáng mai, người thực hiện nghĩa vụ, bù cho buổi chiều này. Bơ gạo này, Người yêu cầu giao ngay cho cơ sở nấu cháo từ thiện (Lúc đó, đồng bào đói ở nhiều nơi dồn về Hà Nội để mong kiếm được miếng ăn, dù ít ỏi. Nồi cháo từ thiện được tổ chức ở một số giao lộ nhằm cứu đói).</p><p> </p><p> Một chuyện rất nhỏ, nhưng thực hiện nghiêm túc trong một con người, một nhân cách lớn: Lời nói, đi đôi với việc làm không hề sao nhãng. Bác là người nghiêm túc thực hiện trước. </p><p> </p><p> Bác dạy, phải tiết kiệm, một chiếc phong bì, Bác sử dụng được hai lần; việc đáng tiêu thì hàng nghìn, hàng vạn cũng tiêu, việc không đáng tiêu thì một xu, một cắc cũng không tiêu, bởi vì, đồng tiền, bát gạo ấy ở đâu mà ra, đều do nhân dân đóng góp mà có. Cho nên tiết kiệm trong hoạt động, trong chi tiêu, trong sử dụng công quỹ chính là hiếu với dân, chính là sự góp phần làm cho mọi người đều có cơm no, áo ấm và được học hành.</p><p> </p><p> Bác nói, học hỏi là công việc phải làm suốt đời. Người đã làm như vậy suốt đời. Người kể lại, khi làm phụ bếp, học tiếng Pháp, sáng ra Người lấy than viết lên vách một số từ; vừa làm vừa nhẩm học. Ngày mai lại thêm một số từ mới…</p><p> </p><p> Người học chữ, học hỏi trong nhân dân, trong đồng chí, trong sách báo… suốt đời.</p><p> </p><p> Ở Bác, nói và làm đi đôi. Sinh thời, khi đi thăm các đơn vị, địa phương, nhiều khi Người không báo trước. Bởi, báo trước tất có sự chuẩn bị và có thể có sự chuẩn bị làm mất đi cái thật, có thể kèm theo cả sự lãng phí. Bác đến thăm, Người không chỉ ngồi nghe báo cáo và tiếp đón mà Người xuống thăm anh em nấu ăn, thăm những người cán bộ, chiến sĩ bình thường xem họ sinh hoạt, ăn, ở ra sao. Nhiều lần để tránh tiệc tùng tốn kém, lãng phí, Bác và đoàn công tác chuẩn bị cơm nắm (cơm vắt), sau hội nghị ra bóng mát ăn cơm.</p><p> </p><p> Cuộc đời Bác, hy sinh tất cả chỉ quên mình.</p><p> </p><p> Cuộc sống hôm nay đã có sự phát triển hơn nhiều lần so với thời Bác còn sống. Nhiều người đã không chỉ ăn no mà vươn lên ăn ngon, mặc đẹp, sinh hoạt dư dả. Cái ăn, cái mặc, không còn là nỗi lo thường trực trong đại đa số nhân dân như xưa. Nhưng bài học về nói và làm của Bác, luôn là bài học và là tấm gương cho mỗi người, không chỉ trong công tác lãnh đạo mà được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, trong sinh hoạt thường nhật, trong sinh hoạt gia đình. Có những người nói nhiều, làm ít. Có những người nói một đằng, làm một nẻo, làm ngược lại điều mình nói. Có người nói cho người khác làm, rồi <em>“đánh trống, bỏ dùi”</em> hứa hươu, hứa vượn, vô cảm trước những bức xúc của người khác, của nhân dân. Học ở Bác Hồ kính yêu, nói và làm, đó là trách nhiệm, là lương tâm, là một trong những cái Đức cao quý của người cán bộ, đảng viên cần rèn luyện.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 81954, member: 17223"] Bài 3: Lời nói đi đôi với việc làm [URL="https://www.lichsuvietnam.vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=1427&pop=1&page=0&Itemid=5"][/URL] Nói đi đôi với làm là một trong những nội dung của phong cách Hồ Chí Minh, là sự thể hiện của đạo đức cách mạng. Người nói về đảng viên với một lời khen chân tình: [I]“Nhân dân ta thường nói: đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta” [/I](1) [IMG]https://www.lichsuvietnam.vn/images/stories/anhtulieu/guongBacHo/3.jpg[/IMG] Đi trước ở đây được hiểu là sự tiên phong, gương mẫu trong cả lời nói và việc làm. Đi trước thể hiện ở hành vi, trước tiên là hành vi đạo đức, lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ. Như vậy, đi trước là biểu hiện của một sự hy sinh, đồng thời là một sự nhún nhường. Đã có lần Bác dạy: Hô hào người ta tiết kiệm thì trước hết mình phải tiết kiệm trước đã, chớ nên [I]“ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”[/I]. Năm 1947, trong “Thư gửi các bạn Thanh niên” Bác đòi hỏi đoàn viên và nhất là cán bộ đoàn: [I]“Các sự hy sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (Tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)”[/I] (2). Trong công tác và cuộc sống, mỗi người có một công việc khác nhau, một vị trí khác nhau, có người làm lãnh đạo, có người là người phục vụ, là công nhân vệ sinh, quét rác… Nhưng dù làm nghề nghiệp nào, ở bất kỳ vị trí nào, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều hết sức vẻ vang. Sinh thời, Bác hết sức nhân từ, nhưng trước những hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong việc sử dụng xe công, hồi đó có rất nhiều cán bộ có tiêu chuẩn được sử dụng xe ô tô công vụ để đưa đón đi công tác, đi làm việc, nhưng lại sử dụng thêm vào việc đưa cả vợ đi chợ, đưa con cái đi học, đi chơi. Một số người đã biến của công thành của tư, ô tô công thành ô tô tư, và nghiễm nhiên người lái xe công trở thành người lái xe cho gia đình họ. Bác đã phê phán thẳng thắn: ông ủy viên (Bộ trưởng - TG) đi xe công, rồi bà ủy viên cũng đi xe công, rồi đến các cô, các cậu (con cái - TG) cũng đi xe công, rồi lãng phí, xa xỉ, hỏi rằng tiền, của ấy do đâu mà ra?... Năm 1950, có một vụ án, Bác đã thức trắng một đêm trước đơn xin ân xá khỏi phải chịu án tử hình của một đại tá, Cục trưởng Cục cung cấp Quân đội ta. Sau này, vụ án này được các nghệ sĩ dàn dựng thành vở kịch “Đêm trắng”. Hơn một năm trước, Bác đã ký quyết định phong quân hàm sĩ quan cao cấp cho con người này, đại tá Trần Dụ Châu. Chỉ có hơn một năm, con người này thoái hóa đến mức độ, tòa án cách mạng đã tuyên: tử hình. Trần Dụ Châu nói rất hay: nào là hy sinh, cống hiến, nào là gương mẫu, tiên phong nhưng hành vi thì cực kỳ nham hiểm, suy thoái đạo đức đến thối rữa: sát phu, hiếp phụ đối với một cặp vợ chồng là đồng chí của y; ăn cắp vật tư trang bị của bộ đội gây ra những tổn hại lớn về người và của, làm ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín của bộ đội, của Đảng. Bác đã thức trắng một đêm, đêm trắng. Và tóc Người cũng trắng thêm khi Người hạ bút bác đơn xin ân xá của Trần Dụ Châu - Hoàng Trọng Vinh. Người kiên quyết loại bỏ Trần Dụ Châu ra khỏi đời sống là một hành vi nhân từ. Bởi vì, Trần Dụ Châu đã gián tiếp và trực tiếp gây ra hàng trăm cái chết cho đồng bào, chiến sĩ ta, đặc biệt là sự suy thoái về đạo đức, làm ô nhục thanh danh của cách mạng, gây ra bao điều tiếng xấu. Tội lỗi đó không thể dung tha. Ở Bác, lời nói, luôn đi đôi với việc làm. Có một câu chuyện mà đồng chí Vũ Kỳ, khi còn sống, mỗi lần kể lại đều rút khăn tay lau nước mắt: Sau Cách mạng Tháng Tám, mọi người đều đói, nhân dân còn có người chết đói. Bác đã kêu gọi: Khi chúng ta bưng bát cơm lên mà ăn, hãy nghĩ đến những người còn đói khổ. Tôi kêu gọi đồng bào, cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa 1 bơ (một lon sữa bò - TG) lấy gạo đó cứu đói. Tôi xin phép thực hiện trước. Văn phòng Chủ tịch nước gương mẫu thực hiện, trong đó có Bác. Một buổi chiều, đúng vào ngày nhịn một bữa để cứu đói, gần cuối giờ làm việc, Văn phòng báo Bác có khách. Khách đến thăm Bác là một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội của Tưởng Giới Thạch mới từ Trung Quốc qua. Người đã tổ chức bữa tiệc để thết đãi viên tướng đó. Tiệc xong, Bác về. Người mời đồng chí quản lý Văn phòng đến. Đồng chí quản lý hết sức ngạc nhiên, không hiểu tại sao giờ này Bác còn cho gọi tới. Khi đồng chí quản lý tới, Bác nói cho Người xin một bơ gạo. Đồng chí quản lý hiểu ý là chiều nay cả cơ quan nhịn ăn, trong đó có Bác. Nhưng Bác giải thích là Người đã đi dự tiệc. Người chưa làm nghĩa vụ nhịn ăn như mọi người buổi chiều, nên bữa sáng mai, người thực hiện nghĩa vụ, bù cho buổi chiều này. Bơ gạo này, Người yêu cầu giao ngay cho cơ sở nấu cháo từ thiện (Lúc đó, đồng bào đói ở nhiều nơi dồn về Hà Nội để mong kiếm được miếng ăn, dù ít ỏi. Nồi cháo từ thiện được tổ chức ở một số giao lộ nhằm cứu đói). Một chuyện rất nhỏ, nhưng thực hiện nghiêm túc trong một con người, một nhân cách lớn: Lời nói, đi đôi với việc làm không hề sao nhãng. Bác là người nghiêm túc thực hiện trước. Bác dạy, phải tiết kiệm, một chiếc phong bì, Bác sử dụng được hai lần; việc đáng tiêu thì hàng nghìn, hàng vạn cũng tiêu, việc không đáng tiêu thì một xu, một cắc cũng không tiêu, bởi vì, đồng tiền, bát gạo ấy ở đâu mà ra, đều do nhân dân đóng góp mà có. Cho nên tiết kiệm trong hoạt động, trong chi tiêu, trong sử dụng công quỹ chính là hiếu với dân, chính là sự góp phần làm cho mọi người đều có cơm no, áo ấm và được học hành. Bác nói, học hỏi là công việc phải làm suốt đời. Người đã làm như vậy suốt đời. Người kể lại, khi làm phụ bếp, học tiếng Pháp, sáng ra Người lấy than viết lên vách một số từ; vừa làm vừa nhẩm học. Ngày mai lại thêm một số từ mới… Người học chữ, học hỏi trong nhân dân, trong đồng chí, trong sách báo… suốt đời. Ở Bác, nói và làm đi đôi. Sinh thời, khi đi thăm các đơn vị, địa phương, nhiều khi Người không báo trước. Bởi, báo trước tất có sự chuẩn bị và có thể có sự chuẩn bị làm mất đi cái thật, có thể kèm theo cả sự lãng phí. Bác đến thăm, Người không chỉ ngồi nghe báo cáo và tiếp đón mà Người xuống thăm anh em nấu ăn, thăm những người cán bộ, chiến sĩ bình thường xem họ sinh hoạt, ăn, ở ra sao. Nhiều lần để tránh tiệc tùng tốn kém, lãng phí, Bác và đoàn công tác chuẩn bị cơm nắm (cơm vắt), sau hội nghị ra bóng mát ăn cơm. Cuộc đời Bác, hy sinh tất cả chỉ quên mình. Cuộc sống hôm nay đã có sự phát triển hơn nhiều lần so với thời Bác còn sống. Nhiều người đã không chỉ ăn no mà vươn lên ăn ngon, mặc đẹp, sinh hoạt dư dả. Cái ăn, cái mặc, không còn là nỗi lo thường trực trong đại đa số nhân dân như xưa. Nhưng bài học về nói và làm của Bác, luôn là bài học và là tấm gương cho mỗi người, không chỉ trong công tác lãnh đạo mà được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, trong sinh hoạt thường nhật, trong sinh hoạt gia đình. Có những người nói nhiều, làm ít. Có những người nói một đằng, làm một nẻo, làm ngược lại điều mình nói. Có người nói cho người khác làm, rồi [I]“đánh trống, bỏ dùi”[/I] hứa hươu, hứa vượn, vô cảm trước những bức xúc của người khác, của nhân dân. Học ở Bác Hồ kính yêu, nói và làm, đó là trách nhiệm, là lương tâm, là một trong những cái Đức cao quý của người cán bộ, đảng viên cần rèn luyện. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Gương sáng đạo đức Bác Hồ soi cho muôn đời con cháu mai sau
Top