Gợi ý vẻ đẹp thiên nhiên qua thơ lãng mạn 11
* Trước tiên cần dẫn dắt
Một trong những đề tài và cảm hứng lớn cả Thơ Mới là thiên nhiên. Nhìn chung đó là một thiên nhiên đẹp nhưng buồn (theo mình cảm nhận ^^!)
* Tiếp nữa ta đi vào giải thích
- Vì sao thiên nhiên trong thơ mới đẹp?
+ Vì thiên nhiên thực ở ngoài đời vốn đẹp, thiên nhiên đẹp đó lại được lọc qua tâm hồn nghệ sĩ của các nhà thơ lãng mạn vốn rất tinh tế và nhạy cảm nên lại càng lung linh rực rỡ.
+ Đó là cái đẹp của nghệ thuật chứ không phải cái đẹp trong cuộc đời. Một "chiếc áo mơ phai dệt lá vàng" của Xuân Diệu, một "vườn ai mướt quá xanh như ngọc" của Hàn Mặc Tử, một con hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" của Thế Lữ...là những vẻ đẹp như thế.
- Nhưng sao thiên nhiên đẹp đó lại buồn?
+ Vì lòng nhà thơ buồn nên nỗi uồn đã thấm vào cảnh vật làm cho thiên nhiên cũng vì thế mà trở nên buồn bã.
+ Lòng nhà thơ buồn vì họ đều là thế hệ thi nhân mất nước sống trong cảnh đời nô lệ, lại mang cái "tôi" bé nhỏ, cô đơn của các nhà thơ lãng mạn. Vì thế mà nhìn trời đẹp, Xuân Diệu thấy buồn:
"Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn"
nghe mưa rơi, lòng Huy Cận dâng lên một "nỗi sầu vạn cổ":
"Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn"
- Tuy nhiên, cái buồn và cái đẹp ở đây hài hòa, gắn bó với nhau trong quan điểm thẩm mĩ của các nhà thơ lãng mạn thời kì 1932-1945
+ Trong cái buồn có cái đẹp và trong cái đẹp lại thường ẩn chứa cái buồn.
+ Quan điểm này chắc chắn có phần ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn phương Tây lúc bấy giờ, đặc biệt là cá nhà thơ lãng mạn Pháp như Rim-bô, Véc-len, Bô-đờ-le...., và trong màu sắc lãng mạn của nó, ta vẫn có thể tìm thấy ít nhiều cái ý nghĩa nhân văn, cái tình người trong đó.