1)Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại thì quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có những điều chỉnh nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không đổi. Phân tích
2)Lí giải công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn liền với kinh tế tri thức?
3)Nêu những luận điểm của Lê-nin về thời kì quá độ? Vận dụng ở nước việt nam như thế nào
4)Nêu quy luật của giá trị? Biện luận quy luật giá trị qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản? Ở VN có ảnh hưởng đến sự chi phối của quy luật giá trị không? Tại sao
1)
4)Nêu quy luật của giá trị? Biện luận quy luật giá trị qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản? Ở VN có ảnh hưởng đến sự chi phối của quy luật giá trị không? Tại sao
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa.
Nội dung của quy luật giá trị là:
Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được; còn trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị. ở đây, giá trị như cái trục của giá cả.
Ở VN có ảnh hưởng đến sự chi phối của quy luật giá trị không? Tại sao?
Chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay chỉ bằng sấp xỉ 40% giá trị sức lao động. Có nghĩa, mức giá trị này theo học thuyết Mác về kinh tế thì Nhà nước còn nợ của người lao động trên 50% giá trị sức lao động. Từ chính sách này chiến sĩ bậc 2 công an giao thông được hưởng mức lương là 351.000đ (không đủ nuôi bản thân mình) việc mãi lộ là điều khó tránh, một sinh viên mới ra trường được tuyển dụng làm thư ký toà án hưởng lương bậc 1/15 là 493.000đ, thấp hơn mức thu nhập của người thuộc diện nghèo. (500.000 đ/tháng) mà TP.HCM vừa công bố, sắp tới thành phố đưa số người có mức lương dưới 500.000đ/tháng vào diện xoá nghèo. Như vậy nếu tính trong cả nước số người có mức lương thuộc diện nghèo có thể chiếm từ 40% trở lên mà không được hưởng chính sách xoá đói giảm nghèo, buộc người lao động thuộc diện nghèo này bằng mọi cách, để cứu lấy mình. Họ tổ chức cuộc sống và sinh hoạt gia đình không phải chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ lương mà bằng nhiều nguồn thu khác (gọi là phần mềm).
Trong bối cảnh hiện nay ngoài một số người có điều kiện thu nhập thêm bằng sức lao độngvà trí tuệ của mình, còn lại một tỷ lệ không nhỏ, gần như là phổ biến chấp nhận bằng các giải pháp tiêu cực mà tạo ra, hành vi thấp nhất là tham ô giờ chế độ của nhà nước để làm việc riêng, kinh tế phụ gia đình hoặc thiếu nhiệt tình và chểnh mảng trong công tác, làm cho năng hiệu suất và chất lượng công việc cũng như sản phẩm làm ra đạt thấp. Hành vi cao hơn là tham ô, hối lộ đã hiện diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Đầu tiên là lĩnh vực kinh tế. Kế đến là các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế như: hải quan, thuế v.v?, rồi nhiễm sang các lĩnh vực: y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, xoá đói giảm nghèo, đến các cơ quan công quyền, pháp luật và tổ chức v.v? Chế độ tiền lương hiện nay để kéo dài sẽ từ chỗ tham ô, hối lộ vì sự bức bách của cuộc sống đã dần dần làm tha hoá một số bộ phận cán bộ có chức quyền dẫn đến tham nhũng làm giàu bất chính, trở thành quốc nạn lây lan khó trị. Công bằng mà nói những hành vi tham ô, mãi lộ? ngoài trách nhiệm của người trực tiếp gây ra còn có trách nhiệm của những người và tổ chức giúp Đảng và Nhà nước hoạch định chính sách tiền lương để kéo dài việc vi phạm quy luật giá trị sức lao động gây ra.
(Bài sưu tầm trên Internet với tiêu đề "Tiền lương thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế"của Nguyễn Kim Đĩnh)
Thời kỳ vận hành nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây, lao động không được coi là hàng hoá, được dịch chuyển theo kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước và là một trong những chỉ tiêu kế hoạch trên mọi lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội. Do đó, không có sự cạnh tranh về lao động, đời sống của người lao động và gia đình do Nhà nước chăm lo thông qua chế độ bao cấp.
Thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì sức lao động là hàng hoá, lao động chuyển dịch theo sự điều tiết của quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh và nhiều quy luật khác của nền kinh tế thị trường. Môi trường mới này đòi hỏi chính sách tiền lương phải phù hợp giá trị sức lao động, nhằm tạo ra năng suất, chất lượng công việc và sản phẩm cao nhất để có thể cạnh tranh trên thương trường trong và ngoài nước.
1. Tình hình tiền lương ở nước ta hiện nay.
Tiền lương ở nước ta hiện nay theo chúng tôi chỉ xấp xỉ bằng 40% giá trị sức lao động. Với mức chi trả này, chiến sĩ bậc 2 công an giao thông được hưởng mức lương 351.000đ không đủ nuôi bản thân mình, nên việc mãi lộ là điều khó tránh. Một sinh viên mới ra trường được tuyển dụng làm thư ký toà án hưởng lương bậc 1/15 là: 493.000đ, thấp hơn mức thu nhập của người thuộc diện nghèo (500.000/tháng) mà TP. Hồ Chí Minh vừa công bố. Như vậy nếu tính trong cả nước số người có mức lương thuộc diện nghèo có thể chiếm từ 40% trở lên, buộc người lao động thuộc diện nghèo này phải bằng mọi cách để cứu lấy mình. Họ tổ chức cuộc sống và sinh hoạt gia đình không phải chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ lương mà bằng nhiều nguồn thu khác (gọi là phần mềm). Trong bối cảnh hiện nay, ngoài một số người có điều kiện thu nhập thêm bằng sức lao động và trí tuệ của mình, còn lại một tỷ lệ không nhỏ chấp nhận cả giải pháp tiêu cực, hành vi thấp nhất là tham ô thời gian trong chế độ giờ làm việc của Nhà nước để làm kinh tế phụ gia đình; hành vi xấu hơn là tham ô, hối lộ. Chế độ tiền lương như vậy dần dần làm tha hoá một bộ phận không nhỏ cán bộ, dẫn đến nạn tham nhũng làm giàu bất chính.
Chế độ tiền lương như vậy không thu hút được nhân tài, làm dò rỉ chất xám, ngày càng bất lợi cho việc thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng. Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho giáo dục, đào tạo để rồi những người tài năng được các công ty tư nhân và đầu tư nước ngoài tuyển dụng (đào tạo không công cho nhà tuyển dụng) với mức lương hấp dẫn.
Không ít du học sinh, kể cả diện được Nhà nước cấp học bổng, học xong không trở về nước làm việc. Nhiều nhà khoa học tài năng là kiều bào ở nước ngoài mong muốn trở về làm việc góp phần xây dựng đất nước mười lần tươi đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước, nhưng chính sách tiền lương hiện nay là một trở ngại lớn đối với họ.
Chế độ tiền lương như trên khiến các cơ quan đảng và nhà nước khó thu hút nhân tài, vì vậy sự yếu kém về lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành ngày càng bộc lộ. Tình hình tiền lương hiện nay là nỗi bức xúc của người lao động và toàn xã hội, đã có hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí và báo ngày hàng thập kỷ qua, nhất là những dịp tiến hành cải cách tiền lương phản ánh và đề xuất những giải pháp làm cho tiền lương phù hợp giá trị sức lao động. Tuy tiền lương đã có nhiều lần điều chỉnh, cải cách nhưng mức lương tối thiểu vẫn thấp hơn giá trị sức lao động trên hai lần. Thực hiện quá trình hội nhập quốc tế chúng ta phải từng bước phấn đấu đưa giá hàng hoá, kể cả hàng hoá sức lao động ngang bằng giá sàn quốc tế, để tránh tình trạng dò rỉ chất xám và lao động có tay nghề cao, làm thiệt hại cho đất nước.
Tình hình tiền lương hiện nay còn làm xuất hiện những mâu thuẫn gây bất bình đẳng trong cán bộ, đảng viên, người lao động làm việc hưởng lương: Một bên là người lao động không được hưởng đủ lương (chỉ bằng 40% giá trị sức lao động) là thuộc diện nghèo. Một bên là những người hoạch định và quyết định chính sách tiền lương vẫn được hưởng chế độ bao cấp, nếu tính đúng tính đủ đưa vào lương thì vượt giá trị sức lao động và cao hơn tiền lương cùng chức vụ ở các nước phát triển, vừa không tạo ra động lực lãnh đạo và quản lý có trách nhiệm và hiệu quả cao, vừa gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Mỗi lần họp Quốc hội bàn về tiền lương các nhà hoạch định chính sách trả lời trước Quốc hội là “thiếu ngân sách, năng suất lao động thấp nên không thể tăng lương”. Đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Người lao động chưa yêu cầu tăng lương mà đề nghị trả đủ mức lương phù hợp giá trị sức lao động (có thể coi khoản giá trị chưa trả đủ là Nhà nước còn nợ người lao động). Tư duy xơ cứng, bảo thủ trong hoạch định chính sách tiền lương đã kéo dài hàng thập kỷ qua, gây tiêu cực trên khắp các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
2. Cần có bước bứt phá về cải cách tiền lương để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX của Đảng đã xác định “Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, phát triển kinh tế - xã hội và là một giải pháp hạn chế cơ bản những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ” là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc thực hiện nghị quyết còn xa mới đạt mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Tiền lương hiện nay không phải là sự đầu tư cho sức lực của người lao động, không tạo ra động lực để tăng năng suất lao động (tăng trưởng kinh tế tốc độ cao là do đầu tư theo chiều rộng) và chưa hề làm giảm tiêu cực, tham nhũng. Nhiều công ty, tổng công ty hàng đầu của Nhà nước gần đây đã xuất hiện nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và CNXH, bên cạnh nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân về tiền lương.
Để khắc phục tình hình trên và thực hiện mục tiêu Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IX) về tiền lương, theo tôi, cần tiến hành một số giải pháp đột phá sau: Xoá bỏ triệt để bao cấp ở tất cả các cấp, đưa mọi tiêu chuẩn được hưởng vào lương.
Xác định đúng giá sức lao động tối thiểu (hiện nay theo tôi phải trả trên 600.000đ/tháng) và tìm mọi giải pháp khả thi để giải quyết. Nếu không thì hàng chục năm nữa chưa nâng được giá sức lao động phù hợp với giá trị sức lao động và ngày càng xa rời mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX đề ra.
Để bắt kịp xu thế thời đại, Việt Nam cần có bước đột phá chuyển việc đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước là chủ yếu, sang huy động mọi nguồn vốn trong dân, các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài; có biện pháp hữu hiệu chống tham nhũng, dành ngân sách nhà nước tập trung thực hiện chương trình cải cách tiền lương nhằm phấn đấu đạt mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 6 khoá IX đề ra trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời tập trung đầu tư cho chương trình an sinh xã hội, nhất là vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở v.v... để bảo đảm đất nước phát triển bền vững.
Sau khi đập tan mưu toan của các nước đế quốc và các lực lượng phản cách mạng trong nước nhằm tiêu diệt chính quyền Xô-viết, Lê-nin tuyên bố: Trọng tâm toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước Xô-viết chuyển sang việc tổ chức công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, những năm chiến tranh đã làm cho nền kinh tế của nước Nga Xô-viết rơi vào tình trạng vô cùng suy sụp và kiệt quệ. Lợi dụng những khó khăn trong nước và sự bất mãn của nhân dân lúc bấy giờ, những phần tử phản cách mạng theo phái dân chủ lập hiến, "xã hội chủ nghĩa cách mạng", men-sê-vích, dân tộc chủ nghĩa tư sản, chủ nghĩa vô chính phủ đã điên cuồng chống phá chính quyền cách mạng. Thực tế trên cộng với sự dao động của một bộ phận đảng viên càng làm cho tình hình chính trị trong nước những năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười trở nên khó khăn và nghiêm trọng hơn.
Trong hoàn cảnh đầy cam go như vậy, ở bước chuyển giai đoạn của cách mạng, Lê-nin đã đề xuất những quan điểm, đặc biệt là những quan điểm kinh tế hết sức sáng tạo, độc đáo, đúng đắn, khoa học và cách mạng. Những quan điểm kinh tế của Người không chỉ là những giải pháp cụ thể cho một tình hình cụ thể, mà còn chứa đựng những chân lý, những nguyên lý, nguyên tắc của quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và của việc quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung.
Quan điểm chỉ đạo của Lê-nin về việc xây dựng và phát triển chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ được khởi đầu từ việc Người soạn thảo bản Cương lĩnh về những biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ trước khi nổ ra Cách mạng tháng Mười. Những biện pháp này đã được triển khai vào cuộc sống trong khoảng thời gian từ tháng 10-1917 đến tháng 5 - 1918. Trong các tác phẩm viết vào thời gian này, Lê-nin đã đưa ra hàng loạt các luận điểm cốt lõi làm cơ sở lý luận cho việc chấn hưng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế này sau đó được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần qua nhiều tác phẩm mà Người viết vào những năm 1921-1923.
Theo quan điểm của Lê-nin, chính sách kinh tế của đảng không phải là chính sách chỉ dành riêng cho một thành phần kinh tế nào đó. Chính sách kinh tế của đảng càng không phải chỉ là tổng số giản đơn các hoạt động kinh tế. Với tư cách là một bộ phận cấu thành quan trọng trong đường lối chung của đảng, chính sách kinh tế phản ánh những mối quan hệ về mặt kinh tế giữa các giai cấp, và trong phạm vi những mối quan hệ ấy, chính sách kinh tế đóng vai trò là "kế hoạch", "phương pháp" hay "chế độ hoạt động" phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Phân tích tính chất quá độ của nền kinh tế, Lê-nin đã chỉ rõ 5 thành phần kinh tế tồn tại ở Nga khi đó: Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì); chủ nghĩa tư bản tư nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước; chủ nghĩa xã hội. Trong nền kinh tế nhiều thành phần này, thành phần những người tiểu nông sản xuất nhỏ (mà chủ yếu là nông dân) chiếm phần đông dân cư. Với đặc điểm đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi trong điều kiện liên minh chặt chẽ giữa giai cấp vô sản nắm chính quyền với đa số nông dân. Vấn đề này không những được khẳng định như một giá trị phổ biến trong chính sách kinh tế của đảng ở thời kỳ quá độ, như một nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả các nước tiểu nông bước vào con đường phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn là một đòi hỏi đối với những đảng cộng sản cầm quyền phải biết phân tích kỹ lưỡng những đặc điểm của nước mình trong khi triển khai chính sách kinh tế.
Bước ngoặt mang tính sáng tạo đầu tiên có ý nghĩa quyết định trong quan điểm kinh tế của Lê-nin chính là quyết định thực hiện thuế lương thực thay cho chế độ trưng thu lương thực thừa ngay từ những ngày đầu tháng 2-1921. Bước ngoặt này đồng thời là sự mở đầu cho việc chấm dứt "Chính sách cộng sản thời chiến"- một chính sách buộc phải thực hiện như một giải pháp tình thế trong những năm chiến tranh- và ra đời của chính sách kinh tế mới (NEP).
Việc thực hiện thuế lương thực đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho nền kinh tế nông dân đi vào ổn định và khởi sắc. Ngoài ra, nó không những tạo khả năng thực tế bảo đảm sự hình thành các mối liên kết kinh tế giữa kinh tế nông dân với công nghiệp, mà còn củng cố vững chắc khối liên minh công nông.
Kinh nghiệm thực tiễn qua thời gian ngắn cho thấy, không thể duy trì việc tự do buôn bán trong phạm vi trao đổi hàng hóa mang đặc tính của một thị trường mở với lưu thông tiền tệ, trong lúc hoạt động thương nghiệp hợp tác còn yếu, thương nghiệp quốc doanh hầu như còn trống vắng và thị trường đa phần nằm trong tay tư thương. Mặt khác, trên thực tế, thị trường và những quan hệ hàng hoá - tiền tệ không chỉ đáp ứng lợi ích của người nông dân mà còn góp phần chấn hưng nền kinh tế của nước Nga Xô-viết.
Khi thị trường và các quan hệ hàng hoá - tiền tệ đã trở thành một thực tế trong đời sống kinh tế đất nước, Lê-nin cho rằng chỉ "rút lui" khỏi "Chính sách cộng sản thời chiến" thôi vẫn chưa đủ, mà "cần kéo dài cuộc rút lui nữa, rút lui xa hơn nữa". Thực chất của cuộc "rút lui xa hơn nữa" là thay việc trao đổi kinh tế giữa công nghiệp với kinh tế nông dân như đã thực hiện trước đây bằng việc mua bán thông thường thông qua quan hệ hàng hoá-tiền tệ, "chừng nào chúng ta chưa đủ sức thực hiện trao đổi hàng hoá, tức là cung cấp sản phẩm công nghiệp cho nông dân- chừng đó nông dân còn buộc phải sống trong điều kiện có những tàn tích của lưu thông hàng hoá (do đó của lưu thông tiền tệ) với thế phẩm của nó.
Chừng nào chưa cung cấp được cho nông dân những cái loại trừ được sự cần thiết phải có thế phẩm (tiền) thì bãi bỏ thế phẩm đó là không đúng về mặt kinh tế"(1). Từ đây, Lê-nin quyết định: cho phép tư bản tư nhân sử dụng thương nghiệp và các quan hệ hàng hoá - tiền tệ nhưng với những mức độ nhất định và trong những thời hạn nhất định. Điều quan trọng là làm cho thương nghiệp và các quan hệ hàng hoá - tiền tệ từ chỗ là công cụ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trở thành phương tiện hữu hiệu trong xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu này, theo Lê-nin, nhà nước chuyên chính vô sản phải giải quyết tốt hai nhiệm vụ có liên hệ chặt chẽ với nhau: một là, điều tiết thương nghiệp và lưu thông tiền tệ (giám sát, kiểm tra, quy định các hình thức, trình tự...); hai là, nắm lấy thương nghiệp, thị trường và các quan hệ hàng hoá- tiền tệ vì lợi ích của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong nhiều bài viết, bài phát biểu và cả những bức thư cuối đời, Lê-nin luôn đánh giá thương nghiệp và những quan hệ hàng hoá - tiền tệ không phải với tư cách là biện pháp tạm thời khôi phục lại những mối liên kết kinh tế giữa thành thị và nông thôn mà với tư cách một quan điểm cơ bản trong chính sách kinh tế của đảng trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội lẫn trong giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Cùng với đánh giá đó, Lê-nin nhấn mạnh sự cần thiết phải khắc phục nhận thức sai lầm của một số cán bộ đảng và nhà nước cho rằng: chủ nghĩa xã hội và thị trường là hai vấn đề không thể dung hợp được, là những hiện tượng rất xa lạ với nhau và không có liên hệ gì với nhau. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không những có thể mà còn cần thiết phải được kết hợp lại với nhau, bởi sự kết hợp ấy tạo khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Nếu như trong học thuyết của Mác, vấn đề chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội chưa được bàn tới, thì đến Lê-nin, những luận điểm chung về chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là một thành phần kinh tế trong điều kiện chuyên chính vô sản đã được Người phân tích cặn kẽ. Thành phần đó, theo đánh giá của Lê-nin, là "một bước tiến so với tình hình trong nước cộng hoà Xô-viết" khi đó. Người đã luận chứng một cách toàn diện các khả năng sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước vào mục đích thực hiện thành công bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì có thể hạn chế và quy định giới hạn phát triển hoạt động của chủ nghĩa tư bản nhà nước, nên nó "không đáng sợ, mà đáng mong đợi. Học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước"(2). Và, Lê-nin đã đề cập đến việc sử dụng các hình thức cụ thể của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ. Nếu trong lĩnh vực sản xuất các hình thức đơn giản nhất của nó là tô nhượng và cho thuê, thì trong lĩnh vực phân phối, các hình thức này là hợp tác xã tiêu thụ và thu hút các nhà tư bản với tư cách là thương nhân trả tỉ lệ tiền hoa hồng. Đáng tiếc là sau khi Lê-nin mất, việc áp dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước trong điều kiện nước Nga Xô-viết đã bị hạn chế. Bởi thế, trên thực tế, nó không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên Xô thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, khả năng sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước có lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như sự chỉ dẫn của Lê-nin đã được khẳng định trong thực tiễn ngày nay ở những nước tiếp tục khẳng định con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những phân tích trên đây chưa phản ánh được tất cả sự phong phú và sâu sắc trong tư duy kinh tế của Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một tư duy lô-gíc, biện chứng, hết sức khoa học và cách mạng. Đằng sau những biện pháp cụ thể để phục hồi kinh tế trên tất cả mọi lĩnh vực là quan điểm về sử dụng và phát huy mọi thành phần kinh tế vào phát triển lực lượng sản xuất; về mở rộng và phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ; về các nguyên tắc của quản lý kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; về quan hệ giữa kinh tế, tư tưởng và tổ chức; về vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là trong thời kỳ quá độ v.v...Những quan điểm của Lê-nin vẫn giữ nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.