Giúp mình phân tích vai trò biển Đông với phát triển kinh tế Việt Nam?

xương rồng

New member
Xu
0
Cho mình hỏi về vai trò của biển Đông với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?chúng ta phải làm gì để bảo vệ an ninh biển đảo Việt Nam??thanks!!!
 
Cho mình hỏi về vai trò của biển Đông với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam?chúng ta phải làm gì để bảo vệ an ninh biển đảo Việt Nam??thanks!!!

Ý 1: Vai trò của biển Đông với sự phát triển KTXH của Việt Nam (Bạn bổ sung thêm nội dung: biển Đông là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải thuận lợi cho giao thương đường biển nối từ Bắc Á xuống Nam Á và châu Đại Dương, nối từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương ...)

Ý 2: Biện pháp đảm bảo an ninh biển đảo (theo mình có một vài ý sau):

- Cần có Luật biển đảo chặt chẽ và có sự công nhận của quốc tế.

- Giáo dục, tuyên truyền ý thức gìn giữ biển đảo của toàn dân.

- Tiềm lực hải quân mạnh mẽ.

- Hướng mũi nhọn phát triển kinh tế ra biển Đông.

(Đây chỉ là một vài gợi ý nhỏ. Hy vọng giúp ích cho bạn. Chúc thành công!)
 
Vai trò và tầm quan trọng của vùng biển đảo Việt Nam

-------------------------------------------------------

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Với 3.260 km đường bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ, chạy qua 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) Việt Nam đã thu hút 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo.

vietnamdna.jpg


Ngòai phần lục địa “hình chữ S”, nước ta còn có cả vùng biển rộng lớn gần 1 triệu km2 gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Trường Sa.... Dọc bờ biển có 90 cảng biển, 48 vũng vịnh và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Đặc biệt, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Đây là vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa và an ninh quốc phòng.

Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước sang thế kỷ 21,“Thế kỷ của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khi các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới nguồn tài nguyên từ biển cả. Một số nguồn tài nguyên chính từ biển đang được Việt Nam đầu tư khai thác.

thuysan.jpg

Nguồn thủy hải sản

Biển nước ta có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trữ lượng hải sản biển Việt Nam dao động trong khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn/năm, với khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm. Trong đó, trữ lượng cá nổi và đáy tập trung nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của Việt Nam khoảng 2 triệu héc-ta với 3 loại hình nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ. Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biển, hải sâm… Với 48 vũng, vịnh nhỏ và 12 đầm, phá ven bờ, khoảng 1.120 km rạn san hô, 252.500 ha rừng ngập mặn, cùng các thảm cỏ biển phân bố từ Bắc vào Nam... hệ sinh thái ven biển Việt nam mỗi năm đem lại lợi nhuận ước tính từ 60-80 triệu USD.

daukhi.jpg

Tài nguyên dầu khí

Việt Nam có có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi với khoảng 20 vị trí có tích tụ dầu khí. Các bồn trũng đang được khai thác hiện nay gồm có bồn trũng Cửu Long, Nam Cô Sơn, Sông Hồng, Malay-Thổ Châu…

Dầu khí Việt Nam tuy chưa khai thác đúng tiềm năng nhưng được xem ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong các ngành khai thác biển. Bên cạnh nguồn dầu khí, biển Việt Nam còn có nhiều loại khoáng vật, phi quặng (sa khoáng), photphorit và các biểu hiện của than bùn, glauconit, pyrit, thạch cao, kết hạch sắt, mangan, cát vôi san hô và cát sạn sỏi là vật liệu xây dựng, cát thủy tinh…

vantaibien.jpg
Nguồn lợi từ vận tải biển

Với đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đường biển từ lâu đã trở thành con đường vận tải quan trọng của Việt Nam trong việc giao thương hàng hóa trong nước và trên thế giới. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông. Dọc bờ biển nước ta có khoảng 100 địa điểm có thể xây dựng được các cảng biển. Thêm vào đó với hệ thống sông ngòi dày đặc như hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai - Vàm Cỏ và hệ thống sông Cửu Long...,các tuyến đường sông, đường bộ ven biển được xây dựng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương nội địa Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực.

dulichbien.jpg

Tài nguyên du lịch biển

Dọc theo bờ biển nước ta có nhiều bãi biển, vùng vịnh đẹp thích hợp cho nhiều loại hình du lịch khác nhau như pinic, du lịch kết hợp nghĩ dưỡng, khám phá thiên nhiên. Các bãi tắm này phần lớn còn hoang sơ thuộc quần đảo Tây Bắc vịnh Bắc Bộ, quần đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, cụm đảo Hòn Mun, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc. Thêm vào đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho họat động du lịch biển diễn ra quanh năm.

lanbien.jpg


Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nhân loại nhưng biển và đại dương cũng cần sự bảo vệ của con người. Bảo vệ sự sống của biển và đại dương cũng là hành động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền cho chính loài người chúng ta.

ST

Bên cạnh các bãi biển và vịnh đẹp được các tổ chức quốc tế công nhận như Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang, Lăng Cô, Việt Nam còn có 17 khu bảo tồn biển đang được quy hoạch xây dựng nhằm góp phần vào phát triển du lịch sinh thái biển và là nơi phát triển các nghề mới cho người dân như câu cá, đánh cá giải trí, nuôi cá cảnh san hô.

Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top