Giúp em mấy câu lịch sử 11

hoang3814

New member
Xu
0
Câu 1 : Hệ quả chiến tranh thế giới thứ 1
Câu 2 : Tại sao nói cuộc CM Duy Tân Minh Trị là cuộc CM tư sản
Câu 3 : Nêu ra phong trào dành độc lập của nhân dân CamPuChia
Câu 4 : Suy nghĩ về chiến tranh thế giới thứ 1

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 2 : Tại sao nói cuộc CM Duy Tân Minh Trị là cuộc CM tư sản

Duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì:

+ Về chính trị: Nhật hàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại.

+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cóng,phục vụ giao thông liên lạc " Những cải cách này nhằm xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài ... " Mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây.
+ Về văn hóa - giáo dục: Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hóa, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây

Cuộc Duy Tân đã giải quyết nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản : gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến. Là một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xóa bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, nên nó chưa phải là một cuộc cách mạng tư sản mà chỉ có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản mà thôi.
 
Câu 4 : Suy nghĩ về chiến tranh thế giới thứ 1

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ bốn đế chế hùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó là Đế quốc Nga, Đế quốc Đức, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản tại Nga, chủ nghĩa quân phiệt và phát xít tại Ý, Đức và Nhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằng Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau 20 năm tạm nghỉ lấy sức.

Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ 19: một bên là liên minh ba đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên (trong tiếng Pháp entente có nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêm Hoa Kỳ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh Trung tâm (Central Powers, hay còn gọi là Liên minh ba nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ý. Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente ba bên nhưng Liên minh Trung tâm có thêm Đế quốc Ottoman, Bulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente ba bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế và đế quốc của Đức lúc đó.

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Thế chiến thứ nhất hay Đệ nhất thế chiến, diễn ra từ tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹvào vòng chiến với số người chết trên 20 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực,chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga và đặc biệt là Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ khi quân đội của họ còn đang trên đất đối phương, khi quân địch còn chưa xâm phạm lãnh thổ của mình, mà họ đã thua trận vì xã hội kiệt sức không thể kham nổi chiến tranh – một kiểu chiến tranh tiêu hao với cường độ cực cao. Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo một kiểu chiến lược chiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theo liên minh nhiều nước như Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Kế vị Áo, Chiến tranh Bảy năm, Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào một hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1–2 ngày tại một điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì ký hoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thờiNapoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.

Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội là quân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuậtđội hình tản mát không còn các khối quân lực xếp hàng tấn công và phòng thủ theo đội hình ô vuôngdày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thức chiến tranh trận địa mà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quách pháo đài đã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trong chiến hào với hệ thống ụ súng máy, dây thép gai, bãi mìn và trận địa pháo dày đặc với chiến tuyến ngăn đôi giữa hai phía đối địch. Chiến tranh trận địa hay chiến tranh chiến hào ở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực. Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầuthế kỷ 20, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Thế chiến thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Thế chiến thứ haisẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần trăm triệu mạng trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "quên".

Thế chiến thứ nhất lần đầu tiên trong lịch sử thế giới là một cuộc chiến tranh hiện đại, tổng lực, toàn diện và có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, là cuộc chiến tranh với đầy đủ chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển. Các nhà nghiên cứu quân sự đánh giá cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ 20 và với tư duy chiến thuật của thế kỷ 19 với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp. Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Thế chiến thứ hai phát triển lên mức cao. Nhìn một cách tổng thể chiến tranh trên bộ của thế chiến thứ nhất là cuộc chiến tranh chiến hào với các tư duy phòng thủ trận địa với chiến thuật tấn công lạc hậu. Với hình thức phòng thủ trong chiến hào có chiều sâu với hệ thống dây thép gai, bãi mìn và các hỏa điểm súng máy cố thủ, phía sau có pháo binh yểm trợ, thì chiến tranh có "sự mất cân đối" rất lớn giữa "tấn công" và "phòng ngự": trong khi quân phòng ngự với vũ khí hiện có có thể dễ dàng để bẻ gẫy các cuộc tấn công của đối phương: các súng máy trong công sự, lô cốt, pháo binh và bãi mìn dây thép gai gây chết chóc rất lớn cho các cuộc tấn công của kỵ binh và làn sóng người của bộ binh đối phương, và nếu mất tuyến phòng ngự thì cũng có đủ thời gian để có thể nhanh chóng kéo quân dự bị tới lập tuyến mới phía sau. Ngược lại quân tấn công thường rất lúng túng và với hy sinh rất lớn mới có thể đánh chiếm được các tuyến phòng thủ của địch và cũng không có phương tiện và phương cách để phát triển tấn công. Trong năm 1915 quân đức đã chọc thủng phòng tuyến Nga và tấn công thắng lợi nhưng đó là do sự quá kém cỏi về xã hội, kinh tế và tư duy quân sự lạc hậu của Nga so với Đức. Với các quân đội có trình độ phát triển tương đương như Anh, Pháp, Đức thì sự mất cân đối tấn công – phòng thủ này dẫn đến tình trạng chiến tranh chiến hào lâu dài ổn định không ai dứt điểm nổi ai mà chỉ ép dần đối phương từng tí một (một cuộc tấn công tiến lên được 10 – 20 km đã được coi là thắng lợi). Kết quả chiến tranh phụ thuộc vào sức chịu đựng dẻo dai của các bên đối với sức nặng lâu dài của chiến tranh.

Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Bắc Mỹ.

Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng chỉ ngay sau Thế chiến II nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả các chủ thuộc địa cùng bắt tay dỡ bỏ.
Chiến tranh thế giới cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì "không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực". Các quốc gia Anh, Pháp tuy là quốc gia thắng trận nhưng sau chiến tranh đã mang những thương tích vô cùng lớn mà rất lâu sau mới hàn gắn được, dân chúng các nước này nhớ đến chiến tranh với nỗi kinh hãi trải qua nhiều thế hệ.

Thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao, ở mức trình độ đó thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Tư duy đế quốc chủ nghĩa phải bị loại trừ ra khỏi các quan hệ quốc tế, nảy sinh loại tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, thoả hiệp các lợi ích trên cơ sở các bên cùng có lợi". Chính vì vậy ngay sau Thế chiến I các nước đã đồng lòng tổ chức raHội Quốc Liên với mục tiêu để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.

Hệ thống thuộc địa như nguyên nhân của mâu thuẫn phải bị loại bỏ, bắt đầu từ Thế chiến I hệ thống thuộc địa thế giới bắt đầu lỏng lẻo và đến sau Thế chiến II thì diễn ra quá trình phi thực dân hoá ồ ạt với sự cổ vũ và chấp nhận của tất cả các cường quốc thế giới.

Một bài học rất to lớn của Thế chiến I và II cho thấy: "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.

Và một bài học cuối đúc rút từ các bài học trên "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước.

Hiện nay, 2006, đã sau Thế chiến thứ hai hơn 60 năm. Tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình, và chí ít thì đó cũng là một đóng góp của Thế chiến thứ nhất (và thứ hai) vào tri thức nhân loại.


 
Câu 3 : Nêu ra phong trào dành độc lập của nhân dân CamPuChia

Tổng tiến công giải phóng Campuchia


Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nền an ninh của Việt Nam luôn bị đe dọa. Những tưởng sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, không có một tên xâm lược dám đụng đến Việt Nam. Song, sau khi Đế quốc Mỹ rút khỏi nước ta, bè lũ tay sai thất bại hoàn toàn, thì kẻ thù mới lại xuất hiện. Đó là tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon. Chúng là đội quân xung kích, tay sai của một số nước trong khu vực, tiến hành xâm lấn biên giới và lãnh thổ nước ta. Mục đích của chúng là tìm mọi cách hạn chế sự lớn mạnh của một nước Việt Nam thống nhất; bằng cách là tiêu hao tiền của, sinh lực của chúng ta. Gây ra cuộc chiến tranh biên giới, chúng thừa biết là sẽ không đánh bại được Việt Nam, nhưng chúng buộc chúng ta phải duy trì một lực lượng quân sự hùng hậu, từ đó không còn khả năng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Bọn tay sai đã từng tính toán rằng: nếu lực lượng quân sự của Việt Nam duy trì quân số khoảng trên 2 triệu người, trải ra khắp đất nước, mỗi ngày, mỗi người lính tiêu thụ khoảng 20 USD(bao gồm cả súng đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men, quân trang, quân dụng), thì nước Việt Nam sẽ kiệt sức hoàn toàn sau vài năm chiến tranh. Đây là con số tính toán thấp nhất, theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng chúng đã lầm. Người Mỹ trước đây cũng đã từng tính toán như thế và họ đã thất bại hoàn toàn.

Những ngày đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, trên biên giới Tây Nam, chúng ta đã giành được thắng lợi. Nhưng kẻ thù vẫn còn đó, nguy cơ đe dọa đối với trên một nửa nước ta vẫn chưa bị loại trừ. Mặt khác, sau khi Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, với mục đích vừa là giúp Bạn đập tan chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, xây dựng lại chính quyền cách mạng mới ở Campuchia; vừa để loại trừ tận gốc nguy cơ đe dọa nền an ninh của nước ta; Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Quốc phòng quyết định mở chiến dịch tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch, giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia. Đó là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Trước khi bước vào chiến dịch tổng tiến công, cũng như các đơn vị của Quân khu, sư đoàn bộ binh 309 đã quán triệt tinh thần nghị quyết 04 của Trung ương Đảng, nghị quyết 05 của Thường vụ Đảng uỷ Quân khu 5 về nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, đồng thời hạ quyết tâm giành thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự và chính trị trong chiến dịch này.

Đến bây giờ ta có thể hình dung giai đoạn 1 của chiến dịch có tính chiến lược này là các lực lượng vũ trang Quân khu 7 và của Bộ tiến công trên hướng chủ yếu từ địa bàn tiếp giáp tỉnh Tây Ninh theo đường số 1 tiến đến Niếc Lương giáp sông Tôn-lê Sáp. Hướng quan trọng bao gồm các lực lượng vũ trang Quân khu 5 tiến công theo trục đường 19 đến Bung Lung-Ven Xai-Strungtreng.

Giai đoạn 2 tiến công vào Phnôm Pênh, Công Pông Chơ Năng trên hướng chủ yếu và Prếch-vi-hia, Sisôphôn, Bát Tam Băng, hướng quan trọng.
Trên hướng Đông Bắc, Quân khu 5 sử dụng sư đoàn bộ binh 309, sư đoàn bộ binh 307 và một số đơn vị khác.

Để chuẩn bị cho chiến dịch tổng tiến công, sau khi đánh chiếm cao điểm 312, theo lệnh của sư đoàn, trung đoàn bộ binh 31 bàn giao trận địa cho trung đoàn bộ binh 726 chốt giữ; nhanh chóng cơ động xuống đánh địch ở khu vực cao điểm 230-Phinây và sau khi sư đoàn đưa trung đoàn bộ binh 96 vào chiến đấu thì trung đoàn bộ binh 31 được rút về khu vực Đức Cơ, cùng với trung đoàn bộ binh 812 tổ chức lực lượng, huấn luyện bổ sung để tham gia chiến dịch.

Vừa ra đời được hơn 2 tháng, sư đoàn bộ binh 309 được giao nhiệm vụ đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, mở màn chiến dịch của các lực lượng vũ trang Quân khu 5. Đây là lần đầu tiên sư đoàn bộ binh 309 tham gia chiến đấu trong đội hình Quân khu với quy mô là những trận chiến đấu của binh chủng hợp thành. Cả sư đoàn rất phấn khởi ra quân, đây là thời điểm quan trọng để mọi cán bộ chiến sĩ lập công, làm rạng danh truyền thống của sư đoàn.

Bước vào chiến dịch, trên mặt trận Tây Nam nhộn nhịp, sôi động hẳn lên. Từng đoàn xe cơ giới chuyển quân, cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, đạn dược và lương thực từ phía sau ra phía trước suốt ngày đêm.

Sư đoàn bộ binh 309 đưa tiếp trung đoàn bộ binh 812 và trung đoàn pháo binh 36 bước vào tham chiến.
Trong quyết tâm và kế hoạch chiến đấu của chiến dịch, trung đoàn bộ binh 812 được giao nhiệm vụ đột phá, mở đường cho trung đoàn bộ binh 31 cùng với xe tăng thọc sâu tiến công địch trên hướng chủ yếu của chiến dịch.

Là một trung đoàn bộ binh được thành lập vào ngày 19-5-1974 trên cơ sở các đơn vị tiền thân của Quân khu 6 cũ, hoạt động chủ yếu trên chiến trường Nam Trung Bộ, trung đoàn bộ binh 812 cũng được tổ chức thành 3 tiểu đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh (chủ yếu pháo mang vác) và một phân đội đặc công.

Trong tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, trung đoàn bộ binh 812 tham gia chiến đấu cùng các đơn vị của Quân khu 5 giải phóng Tánh Linh, Hoài Đức, Thiện Giao (thuộc tỉnh Bình Tuy-nay là tỉnh Ninh Thuận). Đồng thời trung đoàn còn phối hợp với các đơn vị bạn tiến công giải phóng tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt và các thị xã Phan Rang, Phan Thiết, Bình Tuy, trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Trong những năm chiến tranh giải phóng, trung đoàn bộ binh 812 đã có một bề dày lịch sử oanh liệt. Năm 1975, trung đoàn đã được Quốc hội Chính hủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các tiểu đoàn bộ binh được Quân khu điều động về xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Cũng như trung đoàn bộ binh 96, trung đoàn bộ binh 812 được bổ sung chiến dịch mới và chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế thuộc đoàn 334 Quân khu 5 xây dựng các công trình thuỷ lợi và trồng bông ở Thuận Hải. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, trung đoàn bộ binh 812 được chính thức phiên chế 3 tiểu đoàn bộ binh, tiểu đoàn 1, 2, 3 và các phân đội trực thuộc Trung đoàn được cơ động lên triển khai phía Nam tỉnh Đắc Lắc.
Là một đơn vị luôn hoàn thành nhiệm vụ trong những điều kiện hoạt động độc lập, sức cơ động chiến đấu cao. Trong chiến dịch này trung đoàn chiến đấu trong đội hình của sư đoàn và Quân khu, và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Người trung đoàn trưởng và chính uỷ đầu tiên của trung đoàn bộ binh 812 trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam này là thiếu tá Lê Đức Thiện và thiếu tá Trần Đình Quỳ. Các anh là những cán bộ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành ngay trên quê hương đã ra đời trung đoàn mà các anh đang chỉ huy, lãnh đạo.

Tháng 12 năm 1978, thời cơ đã đến độ chín muồi. Tuy cuộc chiến trên chiến trường biên giới vẫn diễn ra quyết liệt và phức tạp, nhưng địa bàn trên hướng Đông Bắc Campuchia vẫn được giữ vững.

Ngày 2-12-1978, “Mặt trận Dân tộc Cứu nước Campuchia” ra đời. Trong cuộc tổng tiến công này, lực lượng vũ trang Cách mạng hai nước Việt Nam-cách mạng đã sát cánh bên nhau, cùng với nhân dân Campuchia bị áp bức, nổi dậy đập tan chế đột diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon, cứu đất nước Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, xây dựng lại chính quyền Cách mạng từ trên đống tro tàn.
Ngày 22-12-1978, chiến dịch tổng công kích bắt đầu.

Sau khi trung đoàn bộ binh 812 đánh những trận mở màn chiến dịch, tiêu diệt một lực lượng của trung đoàn bộ binh 81 thuộc sư đoàn bộ binh 801 Pol Pot tại Phinây, mở ra một khoảng trống để cho trung đoàn bộ binh 31 và xe tăng bước vào triển khai đội hình thọc sâu. Địch từ các hướng dồn về cố thủ tại ngã 3 Công hương, ngăn chặn cuộc tiến công như vũ bão của ta. Không bỏ lỡ cơ hội, trong khi trung đoàn bộ binh 31 và xe tăng chưa lên kịp, trung đoàn bộ binh 812 tiếp tục tiến công theo trục đường 19, vào sâu nội địa Campuchia gần chụ km, vượt qua những bài mìn dày đặc và địa hình phức tạp. Các tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn 812 tiến công địch liên tục. Bọn địch vừa ngoan cố chống trả, vừa lùi dần từng bước. Lùi đến đâu, chúng rài mìn đến đó và tìm mọi cách để tiến công vào hai bên sườn đội hình của trung đoàn bộ binh 812. Khi xe tăng của ta tiến công trên trục đường 19 thì có 2 tên lính Pol Pot leo lên cây cao bên vệ đường, dùng súng chống tăng B40-B41 bắn chát 2 xe tăng của ta. Bộ binh ta phát hiện được liền bắn hạ chúng rơi xuống đất.

Ngày 25-12-1978, tuyến phòng thủ hướng Đông Bắc của địch gồm 2 sư đoàn bộ binh 801 và 920 đã bị chọc thủng. Sư đoàn bộ binh 309 và các đơn vị trên hướng này của Quân khu 5 tiêu diệt sư đoàn bộ binh 801, giải phóng hoàn toàn thị xã Pô-keo, Lum Phát tỉnh Ratanakiri và thị trấn Cô-nhét thuộc tỉnh Mungđunkiri.

Ngày 26 tháng 12, sư đoàn 920 Pol Pot rút về co cụm tại khu vực núi Xanh. Sư đoàn đã tổ chức một tổ trinh sát do đồng chí Phạm Văn Mai chỉ huy, đi trinh sát mục tiêu này. Qua báo cáo của tổ trinh sát, sư đoàn xác định đúng là Sở chỉ huy sư đoàn 920 của địch đóng tại núi Xanh. Mặc dù gần sát đến ngày tết Nguyên đán, nhưng sư đoàn đã hạ quyết tâm chớp lấy thời cơ tiến công ngay. Ngày 28 tháng 12, sư đoàn thực hiện tiến công Sở chỉ huy sư đoàn 920 địch. Sau 3 giờ chiến đấu, trung đoàn bộ binh 812 đã tiêu diệt được mục tiêu này, thu 2 điện đài 50W, 2 bộ đại phẫu thuật, 2 khẩu cối 120 mm, 3 khẩu ĐKZ75, 100 xe ô tô và nhiều đạn được quân trang quân dụng.

Tại thị xã Von Sai, trung đoàn bộ binh 31 tiến công tiêu diệt Sở chỉ huy sư đoàn 801. Tiểu đoàn bộ binh 7 phối hợp với một số lực lượng khác, do Thượng uý tiểu đoàn trưởng Lê Văn Thuận chỉ huy đã loại khỏi vòng chiến đấu một tiểu đoàn địch, diệt tại chỗ 50 tên.
Sư đoàn bộ binh 307 của Quân khu, giải phóng hoàn toàn thị xã Bung Lung vào ngày 31-12-1978.

Tính từ ngày chiến dịch tổng tiến công được bắt đầu cho đến đầu tháng 1 năm 1979, trên hướng Đông Bắc, các lực lượng vũ trang của Quân khu 5 đã loại khỏi vòng chiến đấu phần lớn lực lượng của 2 sư đoàn bộ binh Pol Pot là sư đoàn bộ binh 801 và 920; thu gần 100 xe quân sự, trên 90 súng các loại và nhiều đồ dùng quân sự khác. Đã giải phóng được một khu vực rộng lớn gồm các tỉnh Ratanakiri, Mungđunkiri, Strungtreng, phần lớn tỉnh Prêch-vi-hia. Hàng vạn người dân Campuchia được giải phóng thoát khỏi ách kìm kẹp của bọn đao phủ Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon; Quân khu 5 đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ bước 1 của chiến dịch. Toàn bộ số địch còn lại (lực lượng còn khá đông) chạy về hướng Tây Campuchia, dồn về các tỉnh Xiêm Riệp, Ôt-đô-Miên-chay và tỉnh Bát Tam Băng miền Tây Bắc Campuchia.
 
Tiếp

Như vậy là cuối tháng 12 năm 1978, các lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã làm chủ hoàn toàn các tỉnh thuộc Quân khu Đông Bắc. Trên hướng chính, các lực lượng vũ trang Quân khu 7 và của Bộ cũng đã tiến công đến sông Tôn-lê Sáp, giải phóng hoàn toàn các tỉnh thuộc Quân khu miền Đông của địch. Bọn Pol Pot dựa vào sông Tôn-lê Sáp để cố thủ xung quanh Phnôm Pênh, tạo thành một tuyến từ Niếc-U Đông-Phnôm Pênh-Công Pông Chơ Năng nối liền với tỉnh Pua-xát và Bát Tam Băng ở hướng Bắc với diện tích gần bằng mổ nửa đất nước Campuchia.

Cuộc tổng tiến công đợt 1 của ta đã gây cho địch nhiều khó khăn, nhiều tổn thất; nhiều trung đoàn, sư đoàn bị tiêu diệt, tan rã, lẩn trốn trong rừng, trà trộn trong dân. Một số lớn sau kế hoạch tháo chạyvề hướng Tây, đã tập hợp lại, tiếp tục ngăn chặn các lực lượng truy kích của ta.

Qua chiến đấu các lực lượng của ta cũng đã trưởng thành nhanh chóng. Cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị và nhất là các lớp chiến sĩ trẻ đã được rèn luyện thử thách trong chiến đấu, kinh nghiệm chiến đấu dần dần được tích luỹ, trình độ tác chiến tập trung hợp đồng binh chủng được nâng cao. Trên chiến trường hình ảnh bộ đội Cách mạng và nhân dân bị áp bức Campuchia chiến đấu bên cạnh bộ đội Việt Nam ngày càng được phát huy cao độ. “Liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia” đã được hình thành và ngày càng phát triển.

Để tiếp tục phát huy chiến quả trong giai đoạn 1, các đơn vị trên hướng Đông Bắc đã triển khai lực lượng truy quét tàn quân Pol Pot, thu gom kho tàng và làm công tác phát động quần chúng nhân dân, xây dựng lại chính quyền Cách mạng mà trước mắt là giúp đỡ bộ đội truy quét tàn quân địch đang lẩn trốn.

Nhiệm vụ được xác định cho các đơn vị như sau: Sư đoàn bộ binh 309 truy quét địch ở khu vực Xiêm-păng tỉnh Stungtreng, Cô-nhét tỉnh Mungđinkiri; sau đó bàn giao lại cho sư đoàn bộ binh số 2 Quân khu 5. Sư đoàn bộ binh 309 tiếp tục đảm nhiệm hành lang cơ động ở các tỉnh Ratanakiri và một phần tỉnh Stungtreng, vừa đánh địch vừa sửa chữa đường xá để vận chuyển tiếp tế và cơ động lực lượng. Vì vậy mà đội hình của sư đoàn bộ binh 309 được bố trí như sau:

-Trung đoàn bộ binh 31 triển khai ở Xiêm-păng, tỉnh Stungtreng.

-Trung đoàn bộ binh 96 triển khai ở Bô-keo.

-Trung đoàn bộ binh 812 triển khai ở Lum Phát.

-Khối Sở chỉ huy sư đoàn và các đơn vị trực thuộc triển khai ở Bung-lung, tỉnh Ratanakiri
.

Chủ trương của Bộ tư lệnh Quân khu 5 đã được thể hiện trong mệnh lệnh chiến đấu gửi các đơn vị: “Tiếp tục truy đánh, truy quét địch; tìm và nắm dân, giúp Bạn ổn định đời sống và xây dựng thực lực Cách mạng, tích cực thu gom kho tàng; bảo vệ các hành lang vận chuyển và sẵn sàng cơ động khi có lệnh”.

Trong quá trình tiến công địch ở giai đoạn 1, tôi xin nêu lên một vấn đề đã được Quân khu 5 đưa lên hàng đầu ngang tầm với nhiệm vụ tiến công địch-Đó là kỷ luật chiến trường. Từ những ngày đầu, Quân khu đã xác định phải giành thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự lẫn chính trị. Mục đích thắng lơi về quân sự là phải đạt cho được về ý đồ chính trị. Ngược lại, đạt được mục đích chính trị thì thúc đẩy các hoạt động quân sự, ngày càng thắng lợi to lớn hơn”.

Vì vậy mà cán bộ thanh tra, kiểm sát của Quân khu va sư đoàn được phái xuống tận các đơn vị cơ sở để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những vi phạm của các đơn vị, nhất là trong quan hệ với nhân dân. Quân khu đã đề ra những điều quy định cụ thể trên chiến trường, trong đó có quy định chỉ được sử dụng nguồn nước, củi khô và không khí để thở. Còn toàn bộ những nhu cầu sinh hoạt, chiến đấu của bộ đội phải được vận chuyển, tiếp tế từ hậu phương sang. Đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi của quân ta trong những ngày đầu tổng tiến công vào đất đối phương.

Để kịp thời đẩy nhanh tốc độ tiến công, khi địch đang có nguy cơ tan rã, nhằm giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia, tiền phương Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở đợt 2 để phối hợp với chiến dịch tổng tấn công trên toàn bộ chiến trường.

Thực hiện mệnh lệnh của Quân khu 5, trong lúc đáng tiến hành nhiệm vụ truy quét địch trên hướng Đông Bắc, sư đoàn bộ binh 309 bàn giao lại địa bàn cho các đơn vị của Quân khu 5; rồi nhanh chóng thu gọn đội hình, cơ động cấp tốc từ Mặt trận Đông Bắc, vu hồi sang miền cực Bắc và Tây Bắc Campuchia-tỉnh Bát Tam Băng-để ngăn chặn, tiêu diệt địch tháo chạy; cùng các hướng khác trên chiến trường đẩy nhanh tốc độ giải phóng hoàn toàn đất nước Campuchia. Quân khu 5 đã điều trung đoàn bộ binh 95 vào thay thế truy quét tàn quân địch và chốt giữ các mục tiêu ta đã chiếm được. Trung đoàn bộ binh 94 trong giai đoạn đầu tăng cường cho sư đoàn bộ binh 309, nay trở về đội hình của sư đoàn bộ binh 307, tiếp tục tiến công tỉnh Prêch-vi-hia. Sư đoàn bộ binh 315 được thành lập, cùng với các đơn vị tiếp tục hoạt động trên địa bàn của Quân khu 5.

Nhớ lại chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với tư tưởng chỉ đạo là “Thần tốc” và “Táo bạo”, những người lính sư đoàn bộ binh 309, lại một lần nữa thực hiện thành công tư tưởng đó với trên 2.000 km hành tiến từ miền Đông Bắc, đến miền cực Tây Campuchia.

Ngày 20-3-1979, Đảng uỷ sư đoàn họp ngay tại Bung-lung dưới sự chủ trì của bí thư Đảng uỷ Nguyễn Văn Chước. Hội nghị đề ra phương hướng lãnh đạo đơn vị. Nghị quyết Đảng uỷ đã xác định: “Đây là một dịp tốt để rèn luyện, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ huy chiến đấu của cán bộ các cấp; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật cho bộ đội. Các đơn vị cần đưa cuộc vận động “nâng cao sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân” vừa phát động. Lãnh đạo đơn vị, kiên quyết chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh cấp trên, biến thời cơ thành sức mạnh, nhanh chóng tổ chức cho bộ đội hành quân đến địa điểm quy định, đúng thời gian và sẵn sàng chiến đấu được ngay”. Thế là chúng tôi bắt đầu bước vào cuộc trường chinh đến một địa bàn hoàn toàn mới và ngày càng xa hậu phương.

Toàn bộ sư đoàn bộ binh 309 thực hiện một mũi vu hồi chiến dịch có tính chiến lược bằng tất cả mọi phương tiện (đường bộ, đường không, đường tàu hoả).

Các lực lượng chiến đấu chủ yếu gồm trung đoàn bộ binh 812, cơ động bằng máy bay từ sân bay Pleiku sang sân bay Xiêm Riệp. Các trung đoàn bộ binh 96, 31 và trung đoàn pháo binh 36 cùng toàn bộ khối cơ quan trực thuộc vòng xuống Quy Nhơn và từ đấy, bằng tàu hoả, vào TP.Hồ Chí Minh. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, hai trung đoàn bộ binh theo đường không xuống hợp điểm với trung đoàn bộ binh 812 ở sân bay Bát Tam Băng và Xiêm Riệp.
Còn lại trung đoàn pháo binh 36, khối cơ quan và các đơn vị trực thuộc cơ động theo đường bộ qua Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, đến tỉnh Công Pông Chàm; dưới sự chỉ huy của trung đoàn pháo binh-thiếu tá Đoàn Ngũ. Trên đường hành quân, các đồng chí phải tổ chức chiến đấu với địch và đã đưa được đội hình đến tỉnh Xiêm Riệp.

Sư đoàn bộ binh 309 được phối thuộc ngày vào Quân đoàn 3. Ngày 1-4-1979, lực lượng đầu tiên của sư đoàn đã triển khai đánh địch tại Ni-mít-gần cửa khẩu Pôi Pét trên biên giới Campuchia-Thái Lan. Sở chỉ huy cơ bản của sư đoàn bộ binh 309 đặt tại thị xã Bát Tam Băng.

Trước đó lực lượng Quân đoàn 3 đã chiếm được thị xã Bát Tam Băng và nhanh chóng cơ động theo trục đường số 5 lên Si-sô-phôn; với mục đích là để chặn đánh quân địch từ miền Đông Bắc đang tháo chạy về phía Tây Campuchia. Khi đội hình đến đoạn gần núi Thơm, núi Túi (thuộc huyện Mông-cô Bô-rây, tỉnh Bát Tam Băng)-nơi có đường tàu hoả và đường số 5 chạy song song gần nhau-địch đã phục kích sẵn trên đường tàu, nổ súng. Một số cán bộ, chiến sĩ bị thương vong, trong đó có đồng chí tư lệnh Quân đoàn 3, thiếu tướng Kim Tuấn hy sinh, mất mất một số xe pháo. Đây là tổn thất đầu tiên của ta trên địa bàn tỉnh Bát Tam Băng trong giai đoạn 2 của chiến dịch.

Đất nước Campuchia như một cái chảo khổng lồ, chung quanh núi cao, rừng rậm bao bọc, chúng tôi đã lọt thỏm vào cái lòng chảo ấy. Giữa lòng chảo là Biển Hồ. Xung quanh Biển Hồ là những cánh đồng phì nhiêu, làng mạc trù phú. Vào mùa mưa, tất cả các dòng suối từ những dãy núi cao, đổ dồn xuống Biển Hồ, bù đắp cho các cánh đồng một lớp phù sa màu mỡ. Biển Hồ ngày càng thu hẹp, thì những cánh đồng tươi tốt ngày một rộng ra. Vì vậy mà mùa mưa thì lầy lội; mùa nắng thì khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng-điều này đã chi phối rất nhiều đến các hoạt động của ta và Bạn. Nhân dân Campuchia, phần lớn theo đạo Phật và có một nền văn hóa lâu đời, nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, độc đáo-như đền Ăng-ko (Xiêm Riệp), được công nhận là một trong những kỳ quan của thế giới. Thế mà giờ đây, tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon đã biến Campuchia thành đống đổ nát, hoang tàn. Chúng đã biến Campuchia trở thành một quốc gia không chợ búa, tiền tệ, tín ngưỡng…

Chúng tôi đặt chân đến tỉnh Bát Tam Băng vào đúng trung tâm của mùa khô. Mùa khô ở đây thật khắc nghiệt. Những cánh rừng khộp rụng lá chỉ còn trơ lại cành. Đi trong rừng, ta có cảm tưởng như giẫm đạp lên những chiếc bánh đa khô. Tất cả các khe suối đều cạn kiệt, những con sông lớn như sông Mông-côn-Bô-rây, Săng-ke, sông đào Bát Tam Băng tuy rộng và sâu là thế, mà bây giờ, nhiều đoạn trơ lại những cồn cát, có thể lội qua một cách dễ dàng.

Trung đoàn bộ binh 31 được cơ động lên Khum-cốp, Ni-mít để cùng với Quân đoàn 3 chặn địch tháo chạy từ hướng Đông sang. Tôi nghĩ: nếu trong giai đoạn 1 của chiến dịch, ta tiến công địch từ tỉnh Ratanakiri lên vùng Cô-nhét, Bung-lung; lúc này có một lực lượng đổ bộ đường không bằng máy bay trực thăng chặn đầu thì sẽ tiêu diệt được một lực lượng tháo chạy và đội hình của chúng sẽ tan rã một cách mau chóng hơn. Đành rằng với đối tượng này, ta không có hy vọng diệt gọn từng đơn vị địch-dù là trung đoàn hay tiểu đoàn của chúng.

Còn trung đoàn bộ binh 812 cơ động lên Bà Vâl và đánh địch ở đó. Địch lui về hướng Phnôm Mê Lai, lập tuyến ngăn chặn ta ở Khum-cốp và chống trả một cách tuyệt vọng. Quân đoàn 3 và trung đoàn bộ binh 31 phải tổ chức những đợt công kích liên tục mới chọc thủng được tuyến ngăn chặn này. Toàn bộ quân địch từ chiến trường Đông Bắc Campuchia và cả lực lượng địch tại tỉnh Bát Tam Băng dồn hết về vùng rừng núi từ Phnôm Mê Lai xuống đến Com-riêng và Pailin dọc biên giới Campuchia-Thái Lan. Tại Khum-cốp đã diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt. Trung đoàn bộ binh 31 bị thương vong một số đồng chí, bị mất một khẩu ĐKZ75. Đồng chí Vũ Huy Lẫm chính uỷ trung đoàn nói với tôi: “Cả trung đoàn có một khẩu súng lớn nhất đã bị mất. Phải kiên quyết đánh lấy lại”.

Cuộc chiến đấu đang đến hồi quyết liệt thì đồng chí Nguyễn Minh Tiến-phó trung đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy trong giai đoạn này-được trên điều về đi học. Đồng chí Đại uý Nguyễn Văn Táo-trưởng ban tác chiến sư đoàn-xuống thay. Trong giai đoạn 1 của chiến dịch, tôi bị đau nặng, phải đi viện. Ra viện tôi về lại trung đoàn và cùng với đồng chí Táo chỉ huy đơn vị tiến công lên căn cứ Phnôm Mê Lai.

Sư đoàn bộ binh 309 tăng cường cho trung đoàn bộ binh 31 chúng tôi: một đại đội pháo binh 105 mm, một đại đội Tăng-Thiết giáp để tiếp tục tiến công vào sào huyệt cuối cùng của địch tại hướng này.

Phnôm Mê Lai là một dãy núi không cao lắm, với độ cao trung bình khoảng 200 m (so với mực nước biển), nằm gần biên giới với Thái Lan. Đường biên giới giữa hai nước Campuchia-Thái Lan cũng là con suối chạy từ hướng Nam lên hướng Bắc, rồi vòng sang hướng Đông, đến Khum-cốp đã tạo thành một vòng cung ôm lấy dãy núi Mê Lai. Phía Đông dãy Mê Lai là điểm cao 318. Đứng trên điểm cao này, ta có thể thấy được một vùng rộng lớn của Thái Lan. Con đường đất đỏ chạy từ Khum-cốp, cặp theo đường biên giới lên phía Bắc Phnôm Mê Lai, rồi tiếp tục chạy xuống phía Nam, qua các khu vực Sơ-đa, ô-đa, Com-riêng, Pailin. Hai bên đường là cây cối rậm rạp, đã khiến con đường này trở thành con đường độc đạo, bắt buộc xe cơ giới của ta phải tiến theo con đường này mới đến được Phnôm Mê Lai. Bọn địch đã nhanh chóng bố trí mìn dày đặc trên con đường này. Do đó, tốc độ tiến công của ta sẽ rất chậm.

Về khí hậu thì Cao Mê Lai là trọng điểm dịch sốt rét của khu vực Đông Nam Á. Người Khơme có câu: “Khỏe như voi, đến Phnôm Mê Lai cũng phải quay đầu trở lại”. Đó là một câu ngạn ngữ khái quát khá chính xác khí hậu khắc nghiệt ở đây. Có thể hình tượng con voi đã đi về hướng Đông ở Nimít là bản sao của câu ngạn ngữ này.

Thời điểm mà sư đoàn bộ binh 309 đánh chiếm Cao Mê Lai, có rất nhiều các đơn vị cấp trung đoàn, sư đoàn. Lao Xinh, Bí thư khu uỷ Tây Bắc (560) cũng rút về đây. Đây cũng là địa điểm đặt văn phòng của Trung ương 3 phái phản động. Sau khi đánh chiếm, trung đoàn bộ binh 31 thu được một album có những bức ảnh chụp các cuộc họp giữa các phe phái; lại còn cả bức ảnh chụp ông hoàng Xihanuc nhận Quốc thư, duyệt đội danh dự… Sư đoàn bộ binh 309 được giao nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu này.

Theo kế hoạch, trung đoàn bộ binh 31 được tăng cường đại đội Tăng-Thiết giáp, đại đội lựu pháo 105 mm, đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu-theo trục đường đất đỏ tiến thẳng lên phía Bắc dãy núi Phnôm Mê Lai. Trung đoàn bộ binh 812 tiến công trên hướng chủ yếu từ hướng Nam lên, đánh chiếm cao điểm 318, phát triển xuống dãy núi Cao Mê Lai. Hai trung đoàn sẽ hợp điểm tại chân núi phía Bắc Phnôm Mê Lai-nơi có mục tiêu chủ yếu là Tổng hành dinh của Chính phủ phản động Campuchia vừa mới được thiết lập sau khi chạy về đây.

Trời nắng gay gắt, các khe suối vùng này đều cạn kiệt. Trên hướng chủ yếu, vì có trục đường đất đỏ, trung đoàn bộ binh 31 tổ chức chở nước đi theo để tiếp tế cho bộ đội (tuy rằng cũng rất hạn chế). Hậu cần phải lấy nước từ Khum-cốp cách 7 km, rồi dùng xe stéc chở ra phía trước. Còn trên hướng thứ yếu, nước hoàn toàn nằm trên vai bộ đội. Ngoài mỗi người một bi đông, anh em còn phải mang sau lưng một ống tre dài khoảng 4 tấc đựng nước. Song với thời tiết nắng nóng, bộ đội phải vận động nhiều thì với một lượng nước mang theo như vậy đã không thể bù đắp được lượng nước trong người đã mất đi trong ngày. Vì vậy khi trung đoàn bộ binh 31 tiến công lên Phnôm Mê Lai, đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu thì trung đoàn bộ binh 812 vẫn còn ở cách xa hàng 2-3 km; không thể tiến lên được; nhiều đồng chí khát nước, bị ngất, phải chuyển về phía sau. Hướng tiến công của trung đoàn bộ binh 812 không thành công.

Trong trận này, ta đã tiêu diệt được 150 tên địch, thu 87 khẩu súng các loại, trong đó có một khẩu pháo phòng không 37 mm, 17 xe ô tô, hàng chục tấn đạn dược, lương thực va quân trang, quân dụng khác. Có một điều rất hy hữu là trong số vũ khí, xe cộ thu được đó có cả số vũ khí và xe ô tô của Quân đoàn 3-bị địch thu được trong trận phục kích trên đường tàu hoả gần núi Thơm, núi Tóc-và một khẩu ĐKZ75 của trung đoàn bộ binh 31-bị địch thu ở Khum-cốp. Như vậy là chiều ngày 3-4-1979, lần đầu tiên quân ta đã làm chủ hoàn toàn căn cứ Cao Mê Lai của địch. Căn cứ này về sau bị địch chiếm lại và chúng ta còn đánh chiếm lại nhiều lần nữa, mà tôi sẽ nói rõ hơn ở những phần sau.

Trên các hướng khác của chiến dịch, quân ta đã giải phóng được thủ đô Phnôm Pênh, tiến lên u-đông, rồi Công Pông Chơ Năng, Pua Xát và các tỉnh Tây Nam Campuchia. Tại Công Pông Chơ Năng, địch chống trả quyết liệt, nhiều xe tăng của ta bị bắn cháy và bị trúng mìn của địch.
Toàn bộ địch dồn về phía Tây Campuchia, nơi có núi non hiểm trở và có những con đường qua biên giới Thái Lan-như khu vực Lách, Tà Sanh, Pailin… Trong đó có Tà Sanh, nơi tập trung đầy đủ, toàn bộ bộ sậu của một Chính phủ phản động Campuchia Dân chủ gồm Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon, với một một lực lượng khá lớn bộ binh, xe tăng, pháo binh và nhiều trang bị khác.

Sau khi đánh chiếm được Cao Mê Lai. Trung đoàn bộ binh 31 được giao nhiệm vụ chốt giữ mục tiêu này. Trung đoàn bộ binh 812 và Quân đoàn 3 cơ động lên đường số 10 từ Bát Tam Băng đi Pailin. Đội hình của sư đoàn bb9 lúc này trải ra rất rộng với chính diện trên 50 km, chiều sâu gần 100 km: Trung đoàn bộ binh 31 ở Phnôm Mê Lai, trung đoàn bộ binh 812 ở khu vực đường số 10 thuộc huyện Pailin, trung đoàn bộ binh 96 ở Bà Văn-Tà-hen dọc trục đường 58, Sở chỉ huy sư đoàn và trung đoàn pháo binh 36 ở thị xã Bát Tam Băng.

Giữa tháng 4, tuy chưa chuyển mùa, nhưng Bát Tam Băng đã được đón nhận những cơn mưa. Trời thường hay mưa vào buổi chiều, buổi trưa vẫn nắng nóng. Tuy nhiên, những cơn mữa hiếm hoi đó cũng đã làm dịu bớt cái khí hậu nóng bức khắc nghiệt đối với vạn vật nơi đây. Bộ đội ta rất thích thú căng áo mưa, hoặc vải bạt ra để hướng nước mưa; sau khi uống no nê, số nước còn lại cho vào bi đông, ống tre để dự trữ. Ở đây, nước còn quý hơn vàng, nhiều khi cũng phải hy sinh vì “nước”.

Gần cuối tháng 4 năm 1979, toàn bộ quân địch trên chiến trường thuộc về các Quân khu: Đông Bắc, Đông Nam và Quân khu Đông cùng với Chính phủ Trung ương phản động chạy về Tà Sanh. Nơi đây là vùng rừng núi liên hoàn từ Pailin, tỉnh Bát Tam Băng kéo dài xuống phía Nam đến các tỉnh Pua Xát-Công Pông Chơ Năng; phía Tây giáp biên giới với Thái Lan. Trong một trận quyết chiến (có thể hiểu đây là trận quyết chiến chiến dịch), Quân đoàn 3 của ta được tăng cường một lực lượng của trung đoàn 812 sư đoàn bộ binh 309 phối hợp với lực lượng vũ trang của Bạn, đã tấn công mục tiêu cuối cùng tại vùng rừng núi Tà Sanh, tiêu diệt một lực lượng lớn quân địch, thu toàn bộ xe tăng, pháo binh và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng; còn có cả tài liệu và con dấu của Chính phủ phản động. Trong trận đánh này, Ta Mok, Bí thư kiêm Tư lệnh Quân khu 405 (Tây Nam) bị thương cụt chân. Sau này y là Tổng Tham mưu trưởng của Pol Pot và là một kẻ cực kỳ tàn ác. Sau khi chiếm được Tà Sanh, cơ quan 870 (thường vụ Trung ương Đảng Campuchia) chạy qua Thái Lan, trong đó có bộ 3 Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon và các quan chức của Khơme đỏ như Nuôn Chia, chủ tịch Quốc hội; Vôn Vét, phó Thủ tướng phụ trách kinh tế; Xon Xen, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Hen, chánh văn phòng Trung ương Đảng.
Kết quả cuộc tổng công kích giải phóng Campuchia từ ngày 22-12-1978 đến ngày 17-1-1979 lực lượng vũ trang ra đã tiêu diệt 12.000 tên địch, bắt sống 8.000 tên, gọi hàng 3.200 tên, phóng thích tại chỗ hàng ngàn tên khác (vì không có điều kiện giam giữ trong quá trình tiến công). Ta đã chớp nhoáng, bất ngờ đánh vỡ thế trận của địch, buộc chúng phải tháo chạy khỏi các thành phố, thị xã, thu toàn bộ cơ sở kinh tế và quốc phòng của địch ở các thành phố, thị xã, sân bay, bến cảng, trên các trục giao thông chiến lược quan trọng; giải phóng 1,5 đến 2 triệu dân Campuchia; đập tan bộ máy thống trị của chế độ Pol Pot từ Trung ương đến cơ sở.

Ngày 8-1-1979, Chính phủ cách mạng Campuchia ra công khai.

Cuộc tổng tiến công đã kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, đã phát huy sức mạnh tổng hợp, bước đầu đã giành được thắng lợi cả về quân sự, chính trị có tính quyết định. Ta đã đánh bại một bước âm mưu chiến lược của các nước thù địch mà trực tiếp là đội quân tay sai-tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary-Khieu Xamphon.

Tiếp theo cuộc tiến công đại quy mô, nhằm giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia, từ ngày 18 tháng 1 đến cuối tháng 6 năm 1979, ta đã tiến hành nhiều chiến dịch quy mô nhiều sư đoàn, có sự phối hợp của một bộ phận không quân, hải quân tiến công những căn cứ chiến lược của tàn quân Pol Pot được tập hợp lại, trọng điểm là vùng rừng núi phía Tây-Tây Bắc và vùng đồng bằng xen kẽ với miền núi phía Đông và Đông Bắc; mở các đợt hoạt động liên tục, truy quét có trọng điểm, kết hợp phát động quần chúng trên một diện rộng.

Kết quả về tác chiến: Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 1979, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 77.600 tên. Trong đó có:

-29.550 tên bị tiêu diệt

-26.750 tên bị bắt làm tù binh

-4.000 tên ra hàng

-17.000 tên tan rã ra trình diện

-Ta đã thu được (thống kê chưa đầy đủ):

+105.000 súng các loại. Trong đó có: 151 khẩu pháo từ 105 mm đến 130 mm, 72 khẩu pháp Phòng không 37 mm

+80 xe tăng, xe thiết giáp

+1.200 xe ô tô

+78 tàu hải quân loại nhỏ

+500 tấn đạn các loại

+1.200 máy thông tin VTĐ

+28.000 tấn lúa, 500 tấn muối (số này đã cấp phát cứu đói cho dân)

+Phá huỷ 105 xe tăng, xe thiết giáp

+160 xe ô tô

+20 chiếc tài hải quân và nhiều trang thiết bị quân sự khác

Ta đã tiêu diệt 19 trong tổng số 24 sư đoàn địch, thu hồi toàn bộ kho tàng tài sản và phương tiện chiến tranh của chúng.
Trong công tác phát động quần chúng, xây dựng Chính quyền cách mạng, tính đến ngày 30 tháng 5 năm 1979 đã xây dựng được 98% số phum, 60% số xã, 83% số huyện, với 3,6 đến 4,1 triệu dân được quản lý.

Hầu hết nhân dân Campuchia đã được phát động đều nhận thức rõ tội ác của bọn Pol Pot, nhận rõ sự giúp đỡ của Việt Nam, ủng hộ bộ đội Việt Nam. Bước đầu Chính quyền cơ sở các cấp đã phát huyện được chức năng chăm lo đời sống cho nhân dân, tổ chức lao động sản xuất, giúp nhau trong khó khăn, được nhân dân tín nhiệm.

Cũng trong thời gian trên, ta đã giúp Bạn xây dựng được một số binh đoàn chủ lực, hình thành được hệ thống quân sự địa phương, các bộ chỉ huy quân sự tỉnh và thành phố xuống đến Ban chỉ huy quân sự huyện và du kích phum, xã và đã hoạt động cùng với bộ đội Việt Nam có hiệu quả.
Số lượng dân quân du kích đạt 1,3% dân số (đạt 75% so với chỉ tiêu đề ra cho cả năm 1979).

Trong công tác giúp Bạn ổn định đời sống, Nhà nước ta, quân đội ta đã huy động một lực lượng vận tải liên tục giúp Bạn đưa nhân dân về quê cũ, đưa được trên 50.000 dân bị địch bắt, lùa vào các vùng rừng núi Carđanonl-Kravanh, tận tình cứu đói, chữa bệnh cho trên 3.000 người từ Đông Bắc Kôkông về Campốt-Tà Keo.

Nhà nước ta đã huy động và vận chuyển hàng vạn tấn hàng hoá sang để giúp đỡ nhân dân Campuchia. Trên chiến trường, bộ đội ta đã thu gom hàng vạn tấn lương thực, cấp cho hàng triệu người dân bị địch bỏ đói, kiệt sức trong các căn cứ. Các đơn vị ta đã phát động phong trào tiết kiệm, bớt một phần lương thực, giúp dân 3.000 tấn gạo và cung cấp phương tiện đưa họ về quê sinh sống. Chữa bệnh cho hàng triệu lượt người dân. Trong các bệnh xá, bệnh viện của ta trên chiến trường, có lúc chiếm đến 1/2 tổng số thương bệnh binh là người dân Campuchia, phần nhiều là cụ già, phụ nữ và trẻ em, tổ chức được trên 100 bệnh xá huyện và bệnh viện tỉnh; trên 1.000 đội y tế đi phát thuốc chữa bệnh cho dân. Nhận trên 1.000 trẻ mồ côi để chăm sóc, nuôi dưỡng. Mở trên 350 trường học, lớp học cho trên 3 vạn trẻ em, học sinh đến trường. Và còn làm nhiều việc khác nữa…
Chiến dịch tổng tiến công thắng lợi, đất nước Campuchia đã được giải phóng.
 
Duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì:

+ Về chính trị: Nhật hàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại.

+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cóng,phục vụ giao thông liên lạc " Những cải cách này nhằm xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài ... " Mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây.
+ Về văn hóa - giáo dục: Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hóa, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây

Cuộc Duy Tân đã giải quyết nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản : gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến. Là một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.

Tuy nhiên nó không do giai cấp tư sản lãnh đạo, không triệt để xóa bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến, nên nó chưa phải là một cuộc cách mạng tư sản mà chỉ có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản mà thôi.

Giai cấp lãnh đạo là đại bộ phận võ sĩ sumurai tư sản hóa - bộ phận tiến bộ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, muốn xóa bỏ rào cản của chế độ phong kiến, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, song vẫn gắn chặt quyền lợi với giai cấp phong kiến, ủng hộ vai trò của Thiên Hoàng, tiến hành cuộc Minh trị Duy Tân.

-> Như vậy trong giai cấp lãnh đạo vừa thể hiện yếu tố chứng minh tại sao gọi "cải cách Minh trị là cuộc cách mạng tư sản", đồng thời giải thích chưa phải là cuộc cách mạng tư sản thực sự triệt để chỉ dừng lại ở ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, vì lãnh đạo chưa phải là GIAI CẤP tư sản.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top