Giúp em gấp với bài viết số 2

love_hiphip

New member
Xu
0
cô giáo em ra đề là:

Nhận xét về phong cách ngôn ngữ, trong SGK 11 có viết:

" Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng thâm thúy còn ngôn ngữ thơ của Tú xương thường mạnh mẽ sâu cay"
Anh chị hãy phân tích 2 câu thơ cuối của "Thu điếu" và 2 câu thơ cuối của Thương vợ để làm rõ nhận xét trên.

Em không biết phải làm thế nào với đề bài này nữa. Mọi người giúp em với không kì này em liệt môn Văn mất.giúp em phần dàn ý và luận điểm thôi cũng đc.thank nhiều lắm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Bạn tham khảo bài viết này để làm bài nha , gắn ý của bài này vào 1 bài cụ thể đó là 2 câu thơ cuối trong Thu điều và bài thơ Thương vợ


Nghệ thuật trong thơ trào phúng của Yên Đổ và Tú Xương



Hiện mình trong dòng văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến và Tú Xương – Trần Tế Xương đã tạo nên một dấu ấn đậm nét của hồn thơ độc đáo nhiều cung bậc. Đặc biệt hai nghệ sĩ bậc thầy đó đã để lại nét trạm trổ tuyệt kỹ cho thơ văn trào phúng, bật lên tiếng cười để bọc bên trong đó là cả tâm hồn yêu nước, yêu quê hương, đồng thời tố cáo hiện thực gay gắt. Qua đó cho thấy sự phát triển trong nghệ thuật cũng như trong loại thể văn học này so với thời kỳ trước đó.

Yên Đổ và Tú Xương cùng sinh ra vào thời kỳ rối ren của đất nước ta nửa sau thế kỷ XIX, cái thời buổi mà Tây – Tàu – Ta lẫn lộn, cái thời nửa thực dân phong kiến lố lăng, loạn lạc… nhưng ta có thể thấy rằng thời kỳ này là thời kỳ văn học được sáng tác dưới sự chi phối của ý thức hệ phong kiến. Hầu hết lực lượng sáng tác vẫn là những nho sĩ mang ý thức hệ phong kiến, nhưng khác với thời kỳ trước phần lớn họ xuất thân từ tầng lớp trung và dưới của xã hội. Đề tài sáng tác bám sát cuộc sống, bám sát cuộc đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị lúc bấy giờ. Về phương diện sáng tác, văn học giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX vẫn còn mang nhiều dấu ấn rõ nét của một phương pháp truyền thống của văn học phong kiến giai đoạn trước, nhưng rõ ràng có vươn lên một bước theo hướng chủ nghĩa hiện thực, và đến cuối giai đoạn với khuynh hướng tố cáo hiện thực, đặc biệt là Tú Xương, nhà thơ kết thúc giai đoạn này, đồng thời cũng có thể coi là người mở đầu cho giai đoạn kế tiếp, thì chủ nghĩa hiện thực đã có một bước phát triển so với thời đại Nguyễn Du.

Để lên án tố cáo cái xã hội đó các nhà yêu nước dùng các cách khác nhau nhưng có lẽ dùng tiếng cười để nói lên một phần nào nỗi lòng. Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng… những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác, trong xã hội. (theo: từ điển thuật ngữ văn học)

Quay trở lại với Yên Đổ và Tú Xương, để tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng của hai nghệ sĩ bậc thầy đó cái cốt lõi, căn nguyên là ta phải tìm hiểu sơ lược về tiểu sử của 2 ông.

Yên Đổ - Nguyễn Khuyến sinh năm Ất mùi (1835) mất năm Kỷ dậu (1909). Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo tại quê mẹ Ý Yên – Nam Định nhưng chủ yếu lớn lên ở quê cha làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Từ bé ông đã nổi tiếng là người học giỏi. Ông đi thi từ năm 17 tuổi nhưng không đậu. Đến năm Giáp tý (1864) ông đi thi Hương đậu Giải nguyên trường Nam Định, đỗ Hội nguyên năm Tân mùi (1871), sau đó thi đình, đỗ Đình nguyên vì vậy ông được gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Ông được bổ làm quan rồi Bố tránh, phó sứ… đến năm 1883 lấy cớ đau mắt nặng ông xin cáo quan về làng. Như vậy ông làm quan tất cả có 11 năm (1872 – 1883), còn phần lớn cuộc đời ông sống ở quê nhà, một vùng đồng chiên trũng nước.

Khác với Yên Đổ, Tú Xương – Trần Tế xương sinh năm Canh ngọ (1870) tại Nam Định. Thân sinh ông là cụ Trần Duy Nhuận, một người có học đi thi nhưnh không đỗ đạt gì. Tú Xương từ nhỏ cũng đã hoạt bát, nhanh trí hơn người. Ông đi thi từ năm 15 tuổi nhưng không đỗ, mãi đến năm 1894 ông mới đỗ tú tài và liên tiếp những lần thi sau vào những năm 1897, 1900, 1903, 1906 ông đều trượt. Vậy nên cả cuộc đời ông gắn bó với mảnh đất Nam Đinh. Ông mất năm Bính ngọ (1907), thọ 37 tuổi.

Có lẽ cùng sinh ra trong một thời đại đầy hỗn loạn nên hồn thơ của Yên Đổ và Tú Xương có đôi chút giống nhau, nhưng về căn bản ta nhận diện được rõ mảnh đất thơ văn của 2 ông hoàn toàn khác nhau. Mặc dù cùng với nghệ thuật trào phúng mà mỗi người có cách thể hiện khác nhau vừa độc đáo vừa chân thực.

Xuân Diệu từng nhận xét “nhà thơ Nguyễn Khuyến có bản lĩnh rất phong phú, tưởng như mềm mại mà lại cứng cáp, nếu có mềm cũng mềm như tơ lụa, thực chất là rất bền dai”. Mặc dù sinh ra vào thời loạn nhưng hồn thơ Yên Đổ vẫn rất bản lĩnh y như bản lĩnh sống của ông vậy. Dù lo đời, dù buồn đời: Chớ chút vị danh quên chí cũ / Thử xem điều quý ở nơi nào

Nhưng ông vẫn giữ trọn cuộc đời bản lĩnh của mình: Đời loạn đi về như hạc độc - Tuổi già hình bóng tựa mây côi

Nếu nói tới Yên Đổ người ta thường hay nghĩ tới nhà thơ của nông thôn hơn là nghĩ tới một nhà thơ trào phúng. Nhưng “Nguyễn Khuyến từ quan trở về với đồng ruộng, không phải chỉ thông cảm với nông dân mà chính mình cũng nông dân hoá” (Xuân Diệu). Yên Đổ viết:

Năm nay cày cấy vẫn chân thua

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa

Phần thuế quan tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa

Chợ búa trầu cau chẳng dám mua

Tằn tiện thế mà sao chẳng khá

Nhớ trời rồi cũng mấy gian khó

Nguyễn Khuyến mượn cảnh đẹp nông thôn mà yêu nước Việt, một tình yêu buồn thương u uất được thể hiện bằng nghệ thuật trữ tình trào phúng của thơ bậc thầy

Lối châm biếm của Yên Đổ rất tự nhiên, nhẹ nhàng mà thấm đượm lòng người. Ông thành công trong việc sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc rất hợp với từng văn cảnh tạo nên tiếng cười riêng. Ít sử dụng thủ pháp phóng đại trong nghệ thuật trào phúng mà thông qua hình tượng nhân vật, lời nói của nhân vật để châm biếm, đả kích những việc, những hiện tượng xấu trong xã hội đương thời. Ông khéo léo sử dụng vào trong thơ của mình thủ pháp “nói ngọt mà lọt đến xương”.

Đầu tiên thành công của ông là sử dụng nghệ thuật ẩn dụ. Trong thời đại vua đớn hèn, nhu nhược, bầy tôi nịnh bợ, bất tài, chế độ phong kiến từng bước tự hạ bệ mình. Nếu như hình ảnh ẩn dụ trong thơ của Học Lạc – nhà thơ trào phúng cùng thời, chỉ là:

Chẳng phải vương công, chẳng phải hầu

Học đòi đái kiếm lại mang râu

Khoe khoang mặt đỏ trong dòng bích

Chẳng biết mình ca cứt lộn đầu

(con tôm)

Nếu như Tú Xương miêu tả anh hát tuồng chỉ là:

Nào có ra chi lũ hát tuồng

Cũng hò cũng hát cũng i uông

Dẫu rằng dối được đàn con trẻ

Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn

(hát bội)

Ở đó ta chỉ thấy được Học Lạc và Tú Xương chỉ đề cập tới cái mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức đối tượng và nặng về khía cạnh đạo lý. Thì Yên Đổ lại phá cách hẳn ra, hình ảnh ẩn dụ một cách ý nhị, thâm thuý, hãy nghe ông miêu tả:

Vua chèo chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ / Khác chi thằng hề

(Lời vợ phường chèo)

Hơn vậy, Yên Đổ còn sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản để góp phần cho sự thành công trong nghệ thuật trào phúng, châm biếm của mình. Đem đến tiếng cười nhẹ nhàng mà ẩn chứa rất sau trong lòng những ai đã đọc và sẽ đọc thơ Yên Đổ:

Mảnh giấy làm nên than giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

(tiến sĩ giấy)

Nếu như “giáp bảng” là bảng ghi tên tiến sĩ, phân biệt với “Ất bảng”. Thì “Văn khôi” lại là người đứng đầu làng văn, có văn tài thật lỗi lạc. Nếu mới đọc qua ta thấy gần như không có gì đối lập nhưng nghĩ kỹ nhận ra rằng “giáp bảng” và “văn khôi” thật sự không thể đứng ngang hàng. Chẳng vậy mà “tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi”. Tiếng cười bật lên trong sự suy ngẫm về cái xã hội đương thời bấy giờ, từ một tục cắt giấy thành những “ông tiến sĩ” mà Yên Đổ đem đến cho thơ ca một hình tượng “tiến sĩ giấy” vừa thực vừa hư. Những ông tiến sĩ được dựng lên chỉ bằng cái vỏ bề ngoài, rỗng tuyếch về chữ nghĩa.

Yên Đổ cũng rất tài tình trong nghệ thuật chơi chữ. Trong “bạn đến chơi nhà” ta nhận thấy ở cuối bài “ta với ta”, không chỉ nói tới tình bạn chân thành, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó thiết tha, quấn quýt, cảm động; mà ở đó ta còn nhận thấy sự chuyển ngôi hết sức tài tình “ta1” là đại từ chủ thể chỉ ngôi thứ nhất chuyển sang “ta2” là đại từ khách thể chỉ ngôi thứ 2.

Bất cứ một văn bản nào cũng cần có một kết thúc, mỗi người có một sáng tạo riêng, có kết thúc bi, có kết thúc có hậu, lại có kết thúc theo quy luật của nó,… Yên Đổ cũng lựa chọn cho mình một cách kết thúc riêng, điểm xuyết rất nghệ thuật, đọng lại đậm nét, đó là kết thúc bất ngờ. Ta hãy đọc xem:

Kìa hội Thăng bình tiếng pháo reo

Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo

Bà quan tênh hếch xem bơi chải

Thằng bé lom khom nghe hát chèo

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

Khen ai khéo vẻ trò vui thế

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

Đang tả rất vui, rất nhộn, ai nấy đều phấn khởi với những trò vui thì bất ngờ một kết thúc “vui thế bao nhiêu nhục bất nhiêu”, đã lột tả được hết những sự nhục nhã sau những trò vui mà bọn Tây bày ra để mua vui.

Chẳng những vậy Yên Đổ nhiều khi có những lời khen mỉa mai, khen để mà chê, tiếng cười khểnh, tiếng cười châm biếm đến thâm thuý:

A mừng cho chú đỗ ông nghè

Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe

Ân tứ dám đâu coi rẻ rung

Vinh quy ắt hẳn rước tùng xoè

Đỗ ông nghè mà lại “rước tùng xoè” quả thật đáng cười sao? Vinh quy như vậy mà lại rẻ rúng, cùng với trò “tùng xoè”. Tưởng rằng đó là một lời khen nhưng thực chất lại là tiếng cười chế nhạo rất nghệ thuật.

Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của Yên Đổ còn rất điêu luyện ở mặt ngôn từ, ông sử dụng ngôn từ rất tự nhiên, xác thực, gợi tả:

Sách vở ích gì cho buổi ấy / Áo xiêm nghĩ lại thẹn đến già (Ngày xuân dặn các con)

Cái tôi của Yên Đổ cũng được hiện hữu, dù không thực sự rõ nét như Tú Xương nhưng cũng đã để lại cho văn đàn một nét rất Yên Đổ:

Một năm một tuổi trời cho tớ / Tuổi tớ thầy cho tớ lại càng… ( Khai bút)

Từ ngữ xác thực, sinh động, từ đắc địa, từ láy và hư từ được sử dụng rất đúng chỗ:

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ /Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng (Tự trào)

Hư từ cũng được sử dụng rất dụng ý, vừa như để mỉa mai và cũng như nói lên tâm sự của mình, có cái gì đó như sót xa, như đau đớn bật lên tiếng cười thấu tâm can. Cũng như vậy Tú Xương viết: Nào có ra gì cái chữ nho / Ông nghè ông cống cũng nằm co (Chữ nho )

Những từ ngữ giản dị, chất phác như lời nói dân dã hàng ngày

Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi / Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà

(Ta lại người cho hoa trà )

Qua cách sử dụng những từ ngữ “đếch”, “khà” cho ta thấy sự mỉa mai của tác giả đối với món quà trà hoa cúc đó, nhận thấy sự vô giá của món quà. Chính cái xã hội đương thời rối ren hồn thơ của ông không chỉ mang đến tiếng cười trào phúng mà còn toát lên một tinh thần yêu nước sâu xa, yêu nước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quan hoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng mà bỏng cháy, dữ dội mà dịu êm. Bút pháp nghệ thuật bậc thầy dùng thuỷ nói hỏa, dùng tĩnh tả động, dùng dương tả âm, dùng vật tả tâm, dùng cảnh ngụ tình và ngược lại của Nguyễn Khuyến đã khiến không ít người khi tiếp cận thi ca ông, mới đụng vỏ ngoài đã tưởng thấu vào gan ruột.

Trong thiên hạ có anh giả điếc / Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngày.

(Anh giả điếc)

Nhiều khi ông Phải giả mù, giả câm, giả điếc để sống, mà vẫn sống được trong xã hội nhố nhăng nửa thực dân phong kiến thối nát, đảo điên kia, mới thương cho Yên Đổ phải ra tuồng trong chính thân phận mình:

Mua vui lắm lúc cười cười gượng /Giả dại nhiều khi nói nói bông

Ông đã nén cả một nhân cách lớn, một hồn thơ lớn, một tri thức lớn, một nỗi đau lớn vào tiếng cuốc nhớ nước thảm thiết làm chảy máu cả tâm can người đọc hôm nay.Tinh thần hoài cổ, tinh thần "Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ " len lỏi vào mọi tâm sự, mọi vui buồn, thương giận, nhớ nhung của nhà thơ. Ngay cả khi vịnh ông phỗng đá với ngụ ý diễu mình, nhà thơ vẫn xót xa hỏi : " Non nước đầy vơi có biết không ?"

Như vậy ta đã nhận thấy sự lột xác của nền văn học thời kỳ này, sáng tác của ông dưới nhiều thể tài. Trong thơ chữ Hán của ông có thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, câu đối,…trong thơ Nôm ngoài những thể tài vay mượn của Trung Quốc, có những thể tài như lục bát, song thất lục bát, hát nói… ông đã có những đóng góp của mình cho nền văn học dân tộc Việt Nam. Có những cống hiến vô cùng quan trọng đó là ông đã làm cho ngôn ngữ thơ đi sát vào đời sống; và đó là một bước tiến trong văn học.

Cùng thời với Yên Đổ là Tú Xương, một nhà thơ mà:

Ông nghè ông Thám vô mây khói / Dừng lại văn chương một tú tài

Xuân Diệu đã phải thốt lên như vậy khi nhắc tới ông, cuộc đời nằm gọn trong giai đoạn bi thương của đất nước, sinh ra và lớn lên trong cái không khí sục sôi đấu tranh nhưng rồi lại phải chìm vào với cái xã hội rối ren ấy.

Tú Xương là nhà thơ đặc sắc của toàn dân, của mọi địa phương. Các thế hệ học trò đều học và nhớ thơ ông. Tú Xương đã vẽ nên bức tranh thời đại xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu vào những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cách sử dụng ngôn từ trào phúng có lẽ phải đến Tú Xương mới thật sự điêu luyện, mang đậm dấu ấn nghệ sĩ. Đầu tiên phải nói đến cách sử dụng đại từ nhân xưng rất độc đáo:

Tôi đâu dám mỉa lòng tôi nhỉ

Trình có ông tiên thứ chỉ tôi

Hay :

Vị Xuyên có Tú Xương – dở dở lại ương

Cũng có khi:

Ông trông lên bảng thấy tên ông

Ông nuốc rượu vào ông nói ngông.

Qua đó không chỉ bộc lộ cái tôi cá nhân đơn thuần mà qua đó ta còn nhận thấy mối quan hệ giữa nhà thơ với đối tượng của ngôn ngữ. Có những khi các nhân vật được nhắc đến trong thơ ông rất nhố nhăng, kếch cỡm, tiếng cười lột tả sự khinh bỉ, rẻ rúng một cách mạnh mẽ:

Thầy thầy, tớ tớ, phố xêng xang / Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng (Bợm già )

Thái độ của Tú Xương được bày tỏ ra rất tự nhiên, ông sử dụng các cụm từ: mụ, lão, thằng, ả,… thực chất để mỉa mai những con người lố lăng, đáng phải lên án. Không chỉ vậy ông còn nêu hẳn tên nhân vật ra tạo nên bức tranh hiện thực càng cụ thể và sinh động: nào “ấm kỷ”, nào “thành pháo” , nào “cô bố”, nào “cử ba”… được nhắc đến trong thơ ông:

Ấm kỷ này đây, tớ bảo này

Cha con mày phải cái này cay

Thôi đừng điếu trap nghêng ngang nữa

Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày

Đâu chỉ có vậy ông còn sử dụng tài tình những từ tượng hình tượng thanh với ngôn ngữ đậm phong cách dân gian, giàu sắc thái biểu cảm.

Chí cha chí chat khua giày dép / Đen thủi đen thui cũng lượt là

Hay:

Đình đẹt ngoài sân tràng pháo chuột / Loẹt loè trên vách bức tranh già

Ông khéo léo đưa những từ tượng hình tượng thanh đó vào trong thơ như một sự điểm huyệt cho những cấu tứ tưởng như đơn giản mà không hề đơn giản chút nào. Những từ ngữ đa sắc, đa âm và đa cảm, góp phần biểu lộ sắc thái tình cảm. Phê phán, đả kích đối tượng bằng thứ ngôn ngữ sắc nhọn của mình. Hình ảnh hiện lên thật lố bịch, nực cười,… của cái xã hội nửa tây, nửa Tàu, nửa Ta.

Nguyên liệu tạo nên thơ Tú Xương là Nam Định. Từ Nam Định hồn thơ ông đã ôm vào đất nước, bao quát một giai đoạn lịch sử. Có lẽ đó là lí do làm cho lời thơ của ông tự nhiên, giản dị và hồn hậu, nhưng tiếng cười vẫn giàu tính chiến đấu. Tú Xương đưa vào thơ mình những từ ngữ “nói lái” rất tự nhiên, ta cảm giác như thơ ông là những lời “xuất khẩu thành thơ” vậy, rất dân dã, rất giản dị:

Thôi thôi xin kiếu cô từ đấy / Chiêu đãi thì tôi cũng “váo đèo” (Không chiêu đãi)

Khẩu ngữ dân gian cũng được ông vận vài thơ:

Hỏi mãi người ta mới bán sắt / Mũi nó gồ gồ, trán nó dô (anh hàng sắt giả danh nhà nho)

Quả như Nguyễn Công Hoan nhận xét ông thật là “thần thơ thánh chữ”. Tiếng chửi trong thơ Tú Xương được cất lên rất mạnh mẽ, phản ánh một cách kịch liệt, chua cay. Không ẩn dụ như Yên Đổ mà đánh thẳng vào đối tượng, như ném vào lòng người tiếng chat chúa:

Sơ khảo khoa này bác cử Nhu

Thực là vừ dốt lại vừa ngu

Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên rằng chết bỏ bu”

(ông cử Nhu)

Ông “phang” ngay vào mặt “ông cử Nhu” những tiếng chửi “dốt”, “ngu” thật quả là tài nghệ ngay cả trong thơ mà như một câu nói hàng ngày vậy!

Cách vận dụng thành ngữ và tục ngữ trong thơ ông cũng đầy chất nghệ sĩ:

Gỗ tốt nỡ đem trồng cột giậu / Chim khôn sao khéo đỗ nhà quan

(mừng ông cử lấy vợ lẽ)

Trong hai câu trên ta đã nhận thấy ông sử dụng câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” và câu ca dao “chim khôn đậu nóc nhà quan – trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng”

Tiếng cười trào phúng của ông còn được bén rễ từ việc sử dụng phép đối và lối chơi chữ. Đối từ đối ý cho tơi đối thanh như trong thơ Đường luật:

Một thằng trọc tếch ngồi khua mõ

Hai ả tròn xoe đứng múa bông.

Hay như:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra

Các đảo ngữ cũng được dung rất chỉnh, làm tăng hiệu quả trào phúng, tiếng cười trở nên tài tình tự nhiên.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ / Ậm oẹ quan trường miệng thét loa

Hay: Một phường rách rưới, con như bố / Loẹt loè trên vách, bức tranh gà.

Ngoài ra Tú Xương còn là người đầu tiên đưa vào trong thơ những từ ngoại lai, bị coi là lố lăng, đáng phỉ báng một thời, nhằm từ đó mà bật lên tiếng cười mỉa mai cay độc nhất:

Thôi thôi lạy mợ “xanh căng” lạy / Mả tổ tôi không tang bút chì

Hay: “cống hỷ”, “mét xì” thông mọi tiếng /Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây.

Thơ Tú Xương đã tạo nên phần đặc sắc cho một giai đoạn thơ ca dân tộc và độc đáo hơn, nó đã thành tâm hồn của phố phường Nam Định. Những dấu tích còn lại của cuộc đời ông đã thành phần tài sản quý báu của thành phố, thành sức thu hút, thành nơi chiêm ngưỡng của đồng bào cả nước khi về Nam Định. Thời gian càng lùi xa, đời sống văn hóa của dân ta càng được nâng cao, những dấu tích ấy càng trở nên vô giá.

Ta nhận thấy trong thơ Tú Xương nghệ thuật trào phúng đạt tới đỉnh cao. Thơ trào phúng của ông không có cái chặt chẽ trong kết cấu chung của toàn bài, mà từng yếu tố trong kết cấu cũng được sử dụng một cách độc đáo, linh hoạt. Nhịp điệu trào phúng thường biến hoá.(theo Nguyễn Lộc)

Nhìn chung qua phân tích sơ lược về các biện pháp thể hiện trong thơ trào phúng của Yên Đổ và Tú Xương ta đã thấy có những nét khác biệt, nhưng vẫn nằm trong đặc trưng thể loại của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX.

Cả hai ông Đều là người Tỉnh Nam Định, Nguyễn Khuyến sinh đầu thế kỷ XIX, Tú Xương sinh cuối thế kỷ XIX; Cả 2 đều có lòng yêu nước thương dân và bất bình với chế độ Thực dân nửa phong kiến ở Việt nam thời kỳ đó. Thơ văn của 2 ông đề chủ yếu là thể loại thơ trào phúng dả kích và phản ứng với chế độ phong kiến thực dân nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; một số bài thơ mang tính tự bạch trữ tình thể hiện nỗi niềm tâm tư của 2 ông trước thói đời và cuộc sống xã hội mà 2 ông hiện sống.

Hồn thơ của Yên Đổ mang nặng nỗi niềm u uất của một người làm quan nhưng bất lực với triều đình nhà Nguyễn mọt rỗng, bế tắc trước Thực dân Pháp xâm lược và cáo quan ở ẩn, làm thơ, dạy học. Nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng không lộ ra ngoài mà thông qua ẩn dụ, ý tứ không lộ ra ngay ở từng đoạn từng câu mà tế nhị, không bốp chát mà hóm hỉnh thâm thuý.

Hồn thơ của Tú Xương lại mạnh mẽ; thể hiện được chí khí yêu nước và tôn trọng độc lập dân tộc, tự chủ của quốc gia. Hình ảnh thơ châm biếm được phơi trần và mỏ xẻ bằng những sắc cạnh, bằng lối nói thẳng, đập mạnh, thậm chí có cả tiếng chửi thô tục. Sử dụng lối đối của câu thực và luận trong thơ Đường luật. Tiếng cười mạnh mẽ, bộc trực, thẳng thắn thậm chí cấu xe vào nhân vật.

Sở dĩ có sự khác nhau vậy có lẽ là do, sự khác nhau về tuổi tác, trình độ học vấn cũng như địa vị xã hội. Nhưng dù sao Yên Đổ và Tú Xương là hai nhà thơ tiêu biểu của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX. Cả hai có nỗi niềm giống nhau. Đó là nỗi buồn thời thế, nỗi buồn của các bậc Nho sĩ thời loạn. Thật ra ở đây ta nhận thấy rõ, Yên Đổ chỉ mang tâm trạng bất mãn thời thế, chứ không thật sự đả kích nó, phê phán nó sâu sắc như Tú Xương. Thơ Yên Đổ mang nét đẹp thôn quê bình dị, ông muốn trốn tránh sự thật của cái xã hội thối nát thời đó. Nhưng Tú Xương lại khác, ông mạnh mẽ lên án, tố cáo nó, đối đầu với nó. Thơ Tú Xương mang đậm nét tráo phúng sâu cay, có lẽ thơ ông hơi tục nhưng chỉ có như thế mới lột trần thật sự cái bản chất của xã hội nửa phong kiến nửa thực dân vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Nhìn qua văn học thời kỳ này bằng lăng kính chủ quan của bản thân, tôi nhận thấy văn học thời kỳ này vừa đóng lại truyền thống cũ vừa chuẩn bị cho ra đời của nền văn học mới. Giai đoạn sáng tác đã có nhiều thay đổi, không chỉ riêng tầng lớp nho sĩ phong kiến mà còn có cả những trí thức tiểu tư sản, và tư sản. Tinh thần dân tộc dân chủ được xuyên suốt trong thời kỳ lịch sử, và trong thời kỳ này đó cũng là những nội dung được phản ánh trong những sáng tác. Hơn vậy ta còn thấy rằng văn học còn hướng vào nhân dân, vào ca dao, tục ngữ… lời thơ nôm na mach qué, giàu tính chất trữ tình, đồng thời cũng giàu tính chất trào lộng, khôi hài dân gian. Đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là tinh thần chiến đấu, là tính chất thời sự của chúng. Đó cũng chính là những bước chuyển biến trong nền văn học giai đoạn này so với văn học giai đoạn trước.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top