• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giúp dùm liti với mọi người ơi!!!!!!!!!!

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
mọi người giúp dùm em với, em phải hoàn thành 200 bài tập dạng này nộp thứ 3 tuần sau. Hic mấy câu này em chịu, mọi người giải chi tiết dùm
thanks nhìu




bài 1:
cho hình chóp S.ABCD đáy là hình vuông ABCD cạnh a. Mặt bên tam giác SAB đều. Biết \[SA=SC=a\sqrt 3 \\]. Gọi H, K là trung điểm SA, SB; M là một điểm trên cạnh AD. Mp (HKM) cắt BC tại N .
1. chứng minh KHNM là hình thang cân
2. đặt AM= x (\[0 \le x \le a\\]) . Tính diện tích tứ giác MNHK theo a, x. Định x để diện tích đó là nhỏ nhất.
3. tìm tập hợp giao điểm của HM và KM.
bài 2:
Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF ko cùng nằm trên một mặt phẳng.
1. chứng minh rằng : CE // DF
2. Gọi M, N là hai điểm trên AC, AD sao cho : \[\frac{{AM}}{{AC}} = \frac{{AN}}{{AD}}\\] và H, K lần lượt là hai điểm trên BE và AF sao cho \[\frac{{FH}}{{FB}} = \frac{{FK}}{{FA}}\\]. chứng minh MN và HK song song
3. Biết\[ \frac{{AM}}{{AF}} = \frac{{AN}}{{AD}} = \frac{1}{3}\\];\[ \frac{{FH}}{{FB}} = \frac{{FK}}{{FA}} = \frac{2}{3}\\]. chứng minh: NK và CE song song .
bài 3:
Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thang với các cạnh đáy là AD=a; BC=b; Ị,J lần lượt là trọng tâm tam giác SAD, SBC.
1. tìm các đoạn giao tuyến của (ADJ) và (SBC); (BCI) và (SAD).
2. Tìm độ dài đoạn giao tuyến của hai mp (ADJ) và (BCI)giới hạn bởi mp(SAB) và mp(SCD)
BÀI 4:
cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác BCD, M là điểm nằm trong tam giác BCD. đường thẳng (d) qua M và song song với GA cắt các mặt phẳng (ABC); (ACD); (ADB) lần lượt tại P, Q, R.
1. xác định P, Q, R
2. chứng minh khi M di động trong tam giác BCD thì đại lượng sau ko đổi :
\[T = \frac{{MP + MQ + MR}}{{AG}}\\]
3. Tìm vị trí của M để tích :F=MP.MQ.MR đạt giá trị lớn nhất
bài 5:
Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là nữa lục giác đều với BC=2a, AB=AD=CD=a. Tam giác SBD là tam giác đều. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Biết SD vuông với AC.
1. Tinh SO
2. (P) là mặt phẳng qua M và song song với SD, AC. Xác định thiết diện tạo bởi mp(P) (XÉT RÕ HAI TRƯỜNG HỢP)
3. Đặt BM=x\[\sqrt 3 \\]. Tìm x để diện tích thiết diện nói trên là lớn nhất.
BÀI 6:
cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình bình hành tâm O. M là điểm di động trên SC, (P) là mặt phẳng qua AM song song với BD.
1.CM : (P) luôn chứa một đường thẳng cố định
2. tìm giao điểm H, K của (P) với SB, SD. CM : \[F = \frac{{SB}}{{SH}} + \frac{{SD}}{{SK}} - \frac{{SC}}{{SM}}\\] ko phụ thuộc vào vị trí điểm M .
3.Thiết diện của hình chóp tạo bởi (P) có là hình thang ko? tại sao?
BÀI 7:
cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang : đáy lớn AB=3a; AD= CD= a, mặt bên SAB là tam giác cân đỉnh S với SA = 2a.
(P) là mặt phẳng di động song song với (SAB) cắt AD, BC,SC, SD lần lượt tại M, N, P, Q
1. CM MNPQ là hình thang cân
2. đặt AM =x (0<x<a). Định x để MNPQ ngoại tiếp một đường tròn.Tìm theo a bán kính đường tròn đó
3.
gọi I là giao điểm của MQ và NP. Tìm tập hợp điểm I khi M di động trên AD
4. Gọi J là giao điểm của MP và NQ. CM : IJ song song với một đường thẳng cố định và J thuộc một mặt phẳng cố định .
 
mọi người giúp dùm em với, em phải hoàn thành 200 bài tập dạng này nộp thứ 3 tuần sau. Hic mấy câu này em chịu, mọi người giải chi tiết dùm
thanks nhìu ....

Giải mớ này thì là chuyện muỗi ! Nhưng bài của bạn với thầy là trách nhiệm của bạn, nếu tôi hay ai đó giúp bạn để rồi bạn copy nộp thầy thì quả là phi GD. Bạn nên tập thói quen nhận thứ đúng là của mình đi! sau thứ 3 nếu bài nào trong mớ này bạn tắc tôi sẽ xuống tay giúp bạn.

ps: Mà bạn nên can đảm mà nói với thầy bạn về chuyện: ko thể chấp nhận nổi phải làm 200 bài kiểu này!. Học chứ đâu phải buôn vịt mà như nhồi bánh đúc thế ?
 
Giải mớ này thì là chuyện muỗi ! Nhưng bài của bạn với thầy là trách nhiệm của bạn, nếu tôi hay ai đó giúp bạn để rồi bạn copy nộp thầy thì quả là phi GD. Bạn nên tập thói quen nhận thứ đúng là của mình đi! sau thứ 3 nếu bài nào trong mớ này bạn tắc tôi sẽ xuống tay giúp bạn.

ps: Mà bạn nên can đảm mà nói với thầy bạn về chuyện: ko thể chấp nhận nổi phải làm 200 bài kiểu này!. Học chứ đâu phải buôn vịt mà như nhồi bánh đúc thế ?

cám ơn lời khuyên chân thành của thầy, em sẽ cố gắng hoàn thành bài tập của mình. Có gì ko hỉu em sẽ hỏi, nhưng còn chuyện "kham" 200 bài này thì dù muốn hay ko cũng phải kham. Mà thầy hỉu nhầm ý em rùi ạ. Thực sự em ko muốn phó thác lại dd đâu. Mấy bài này là lần đầu tiên em gặp, thầy cũng hõng có gợi ý nên cũng ko bít làm thế nào. Híc........ mọi người chỉ cần gợi hướng đi cho em là được. Quả thực mấy bài này nằm ngoài khả năng của em. Mong mọi người giúp đỡ thêm. Em cảm ơn nhìu ạ.


ps: thầy cho em hỏi xí, buôn vịt với nhồi bánh đúc có liên quan gì nhau ko ạ?
 
BÀI 7:
cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang : đáy lớn AB=3a; AD= CD= a, mặt bên SAB là tam giác cân đỉnh S với SA = 2a.
(P) là mặt phẳng di động song song với (SAB) cắt AD, BC,SC, SD lần lượt tại M, N, P, Q
1. CM MNPQ là hình thang cân
2. đặt AM =x (0<x<a). Định x để MNPQ ngoại tiếp một đường tròn.Tìm theo a bán kính đường tròn đó
3.
gọi I là giao điểm của MQ và NP. Tìm tập hợp điểm I khi M di động trên AD
4. Gọi J là giao điểm của MP và NQ. CM : IJ song song với một đường thẳng cố định và J thuộc một mặt phẳng cố định .

bài này em ko hỉu đề
 
2. đặt AM =x (0<x<a). Định x để MNPQ ngoại tiếp một đường tròn.Tìm theo a bán kính đường tròn đó
3.
gọi I là giao điểm của MQ và NP. Tìm tập hợp điểm I khi M di động trên AD
4. Gọi J là giao điểm của MP và NQ. CM : IJ song song với một đường thẳng cố định và J thuộc một mặt phẳng cố định .

mấy câu này nak anh, ặc.............ko bít làm lun

mà anh coi lại cái bài 1 giùm em, có phải thầy em cho đề sai ko, sao lạ vâyl ta
 
Câu 2 bài 7: ngoại tiếp <=> tổng hai góc đối bằng 180. Mà góc PNQ luôn bằng góc SBA thì phải nên bạn tính được góc đối của nó, suy ra đội dài AM
Bài 1 bạn bảo lạ chỗ nào vậy?
Mà sao h tớ ko gõ được công thức toán bằng thẻ tex?
 
b1; bạn đánh sai mấy chỗ thì phải
1.bạn chỉ cần kẻ MN'//AB,cm ko khó
2.hình thang cân tính được các cạnh
3.I,J là trung điểm AB,CD.tập giao điểm là dt qua S ,//IJ
 
B3:sao lại là doạn giao tuyến hả bạn?giao 2 mp là 1 đường thảng mà?
1.bạn sử dụng tính chất 2 mp chứa lần lượt 2 đt // nhá
2.lấy trung điểm M,N của BC,AD.trên (SMN) xd giao k của MI,NJ.bạn có thể tự làm tiếp
 
B6: (p) luôn đi đt qua A //BD.I-giao AM,SO. KH qua I ,//BD
2.áp dụng ĐL menelauyt(nhớ đúng tên ko nhỉ?) cho tam giác SOC với 3 điểm thẳng hàng thuộc 3 đt chứa 3 canh A,I,M
sau đó suy ra F=1
3.không.gs phản chứng suy ra I là trung điểm AM-->IO//SC
 
B7: 1.ko khó
2.đK: NP+MQ=NM+PQ,các đoạn này đều tính được theo x,a.tính R bằng sử dụng diện tích
3.SI cắt AD,BC tại K,K'.dùng tc // cm K trùng K'
4,R -trung điểm AB
đt cố định SR
J thuộc (SKR)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top