1. Đặc điểm của dạng nói
- Hoạt động này diễn ra liên tục, khẩn trương.
- Dùng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt điệu bộ.
- Từ ngữ sử dụng khá đa dạng.
- Khó khăn: nghe không rõ; không kịp hiểu hết ý nghĩa câu hỏi…
=> Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ của âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau (đổi vai, ít có điều kiện gọt giũa).
* Biện pháp:
+ Nói rõ ràng, đủ nghe, tốc độ nói vừa phải.
+ Dùng một số trợ từ, một số từ đưa đẩy xen vào giữa lời nói, hoặc thỉnh thoảng nhắc lại ý vừa nói để người nghe kịp tiếp nhận.
+ Nếu là một bài nói thì người ta có thể thông báo trước dàn ý, mỗi lúc chuyển ý thì báo cho phía người nghe biết.
*Phân biệt giữa nói và đọc
- Nói:
+Ý tưởng, tình cảm phát ra thành lời trước một đối tượng
+Dùng ngữ điệu, nét mặt, của chỉ, điệu bộ.
- Đọc:
+Văn bản có sẵn chuyển chữ thành lời.
+ Dùng ngữ điệu thuần tuý theo văn bản.
2. Đặc điểm của dạng viết
*Ví dụ: SGK, Đơn xin nghỉ học…
*Nhận xét:
- Đây là kiểu diễn đạt theo PCNN hành chính
- Hình thức bằng văn tự
*Đặc điểm của dạng viết:
- Diễn đạt dùng văn tự và dùng cách trình bày văn tự
- Diễn đạt định hình trên giấy, khi trao cho người đọc thì không thể thay đổi.
*Phân biệt giữa viết và ghi lại:
- Giống nhau: dùng văn tự để ghi ý; hình thức giao tiếp.
- Sự khác nhau:
* Viết:
- Hướng tới đối tượng vắng mặt, diễn đạt ý tưởng và tình cảm của văn bản.
- Hình thức giao tiếp gián tiếp.
- Không cần kĩ năng nghe.
* Ghi lại:
-Từ đối tượng có mặt chuyển lời nói của người đó sang chữ viết.
- Hình thức giao tiếp trực tiếp
- Cần đến kĩ năng nghe
==>> Tóm lại:
- Ngôn ngữ nói:
+Trao đổi ý kiến trực tiếp (ý tưởng, tình cảm phát ra thành lời trước một đối tượng).
+ Dùng ngữ điệu kèm theo cử chỉ, nét mặt điệu bộ.
- Ngôn ngữ viết:
+Được chuẩn bị, gọt giũa và được định hình trên giấy để có thể xem lại. Khi trao cho người đọc, không thể thay đổi.
+Dùng văn tự và cách trình bày văn tự.