Sau khi hút một khối lượng nước đến 350 lần trọng lượng, vật liệu siêu hấp thụ nước trở thành một bể dự trữ phục vụ đắc lực cho trồng trọt ở những vùng khô hạn.
Đây là loại vật liệu do các nhà khoa học Viện hóa học, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam nghiên cứu sản xuất. Sản phẩm này sẽ được giới thiệu tại Chợ công nghệ và thiết bị ASEAN+3 được tổ chức vào tháng 9/2009 diễn ra ở Hà Nội.
Bể trữ nước cho vùng khô hạn
Đổ một thìa bột màu trắng ngà vào chiếc cốc lớn đựng đầy nước, chưa đầy hai phút, cốc nước bị hút sạch, vật liệu trong cốc đông đặc, xốp, bóp tay vào thấy chảy nước. Thạc sỹ Trịnh Đức Công, Phòng vật liệu polyme, Viện Hóa học chỉ cho chúng tôi thấy khả năng hấp thụ nước của loại hạt nhựa polyme này.
Tiếp tục câu chuyện, thạc sỹ Công kể, nhiều chuyến công tác tại các địa phương, qua các vùng đất nắng nóng, khô hạn, chứng kiến nỗi khổ của người dân khi lo tưới tiêu cho cây trồng, các nhà khoa học của Viện hóa học đã nung nấu ý định nghiên cứu loại vật liệu có khả năng trữ nước.
Hơn nữa, điều mà các nhà khoa học trăn trở hơn là làm sao sản xuất được vật liệu có khả năng trữ nước lâu cho vùng khô hạn nhưng sau này có thể phân hủy và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Thạc sỹ Trịnh Đức Công giới thiệu sản phẩm AMS-1 trương nở khi cho vào cốc chứa đầy nước. Ảnh: Hà Vỹ
Cơ hội để nghiên cứu loại vật liệu hấp thụ nước này càng thôi thúc hơn khi các nhà khoa học của Viện được Bộ Khoa học - Công nghệ giao và cấp kinh phí thực hiện Chương trình Khoa học - Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu giai đoạn 2001-2006 (Chương trình KC.02).
Hai năm liên tục đến các vùng đất khô cạn để nghiên cứu điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như tập quán canh tác của nông dân, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm các loại vật liệu trong phòng thí nghiệm, cuối cùng, các nhà khoa học cùng tìm ra được loại vật liệu ưng ý.
Từ quá trình biến tính của tinh bột sắn kết hợp với axit acrylic và một số phụ gia khác để tạo ra một loại hạt polyme có khả năng hấp thụ nước cao. Các nhà khoa học đã đăng ký ký nhãn hiệu cho nó là AMS-1.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 1kg AMS-1 có thể hút đến 350 lít nước, khi trộn vật liệu này với đất nông nghiệp thì ngoài khả năng tích trữ nước nuôi cây, chúng cũng rất dễ phân hủy trong môi trường.
Đối với các loại cây hàng năm như ngô, lạc, đậu tương, chè, chỉ cần sử dụng từ 30-35kg hạt AMS-1 trộn đều với phân bón hoặc đất mặt, sau đó tưới đẫm nước, hạt AMS-1 sẽ giữ ẩm cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, giảm đến 30% việc tưới nước cho cây. Với các loại cây công nghiệp, lượng hạt AMS-1 có thể sử dụng từ 45-55kg/ha.
Nghiên cứu, mở rộng hướng ứng dụng
Sau khi sử dụng thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả hạt polyme với một số loại cây trồng như chè, ngô, lạc, đậu tương hoặc những loại cây công nghiệp, Viện Hóa học tiếp tục được Bộ Khoa học - Công nghệ hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm (thuộc Chương trình KC.02 giai đoạn 2006-2010) với công suất 100 tấn sản phẩm mỗi năm. Hiện, có hơn 100 tấn sản phẩm được sản xuất, cung cấp cho nông dân các vùng khô hạn trên cả nước.
Sau khi dự án sản xuất thử nghiệm được nghiệm thu tháng 12/2008, một số doanh nghiệp đặt vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất hạt polyme siêu hấp thụ nước để đưa vào sản xuất đại trà.
Tuy nhiên, thạc sỹ Trịnh Đức Công cho biết, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, tinh chế sản phẩm AMS-1 để mở rộng khả năng ứng dụng vật liệu này trong các lĩnh vực khác nhau như làm khô các khu vực sình lầy, hoặc sản xuất chiếu thấm mồ hôi, băng vệ sinh.
Theo Đất việt.
Đây là loại vật liệu do các nhà khoa học Viện hóa học, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam nghiên cứu sản xuất. Sản phẩm này sẽ được giới thiệu tại Chợ công nghệ và thiết bị ASEAN+3 được tổ chức vào tháng 9/2009 diễn ra ở Hà Nội.
Bể trữ nước cho vùng khô hạn
Đổ một thìa bột màu trắng ngà vào chiếc cốc lớn đựng đầy nước, chưa đầy hai phút, cốc nước bị hút sạch, vật liệu trong cốc đông đặc, xốp, bóp tay vào thấy chảy nước. Thạc sỹ Trịnh Đức Công, Phòng vật liệu polyme, Viện Hóa học chỉ cho chúng tôi thấy khả năng hấp thụ nước của loại hạt nhựa polyme này.
Tiếp tục câu chuyện, thạc sỹ Công kể, nhiều chuyến công tác tại các địa phương, qua các vùng đất nắng nóng, khô hạn, chứng kiến nỗi khổ của người dân khi lo tưới tiêu cho cây trồng, các nhà khoa học của Viện hóa học đã nung nấu ý định nghiên cứu loại vật liệu có khả năng trữ nước.
Hơn nữa, điều mà các nhà khoa học trăn trở hơn là làm sao sản xuất được vật liệu có khả năng trữ nước lâu cho vùng khô hạn nhưng sau này có thể phân hủy và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Thạc sỹ Trịnh Đức Công giới thiệu sản phẩm AMS-1 trương nở khi cho vào cốc chứa đầy nước. Ảnh: Hà Vỹ
Cơ hội để nghiên cứu loại vật liệu hấp thụ nước này càng thôi thúc hơn khi các nhà khoa học của Viện được Bộ Khoa học - Công nghệ giao và cấp kinh phí thực hiện Chương trình Khoa học - Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu giai đoạn 2001-2006 (Chương trình KC.02).
Hai năm liên tục đến các vùng đất khô cạn để nghiên cứu điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như tập quán canh tác của nông dân, đồng thời nghiên cứu thử nghiệm các loại vật liệu trong phòng thí nghiệm, cuối cùng, các nhà khoa học cùng tìm ra được loại vật liệu ưng ý.
Từ quá trình biến tính của tinh bột sắn kết hợp với axit acrylic và một số phụ gia khác để tạo ra một loại hạt polyme có khả năng hấp thụ nước cao. Các nhà khoa học đã đăng ký ký nhãn hiệu cho nó là AMS-1.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 1kg AMS-1 có thể hút đến 350 lít nước, khi trộn vật liệu này với đất nông nghiệp thì ngoài khả năng tích trữ nước nuôi cây, chúng cũng rất dễ phân hủy trong môi trường.
Đối với các loại cây hàng năm như ngô, lạc, đậu tương, chè, chỉ cần sử dụng từ 30-35kg hạt AMS-1 trộn đều với phân bón hoặc đất mặt, sau đó tưới đẫm nước, hạt AMS-1 sẽ giữ ẩm cho quá trình sinh trưởng của cây trồng, giảm đến 30% việc tưới nước cho cây. Với các loại cây công nghiệp, lượng hạt AMS-1 có thể sử dụng từ 45-55kg/ha.
Nghiên cứu, mở rộng hướng ứng dụng
Sau khi sử dụng thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả hạt polyme với một số loại cây trồng như chè, ngô, lạc, đậu tương hoặc những loại cây công nghiệp, Viện Hóa học tiếp tục được Bộ Khoa học - Công nghệ hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm (thuộc Chương trình KC.02 giai đoạn 2006-2010) với công suất 100 tấn sản phẩm mỗi năm. Hiện, có hơn 100 tấn sản phẩm được sản xuất, cung cấp cho nông dân các vùng khô hạn trên cả nước.
Sau khi dự án sản xuất thử nghiệm được nghiệm thu tháng 12/2008, một số doanh nghiệp đặt vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất hạt polyme siêu hấp thụ nước để đưa vào sản xuất đại trà.
Tuy nhiên, thạc sỹ Trịnh Đức Công cho biết, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, tinh chế sản phẩm AMS-1 để mở rộng khả năng ứng dụng vật liệu này trong các lĩnh vực khác nhau như làm khô các khu vực sình lầy, hoặc sản xuất chiếu thấm mồ hôi, băng vệ sinh.
Theo Đất việt.