Phải đặt vấn đề khai thác, phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta vì các lý do sau:
1. Biển nước ta giàu tài nguyên, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng:
- Biển nước ta giàu tài nguyên:
+ Tài nguyên sinh vật:
* Nguồn lợi hải sản: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép hằng năm có thể khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. Vùng biển có hơn 2000 loài cá (trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao); 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, trên 600 loài rong biển,...
* Tập trung 4 ngư trường trọng điểm, với trữ lượng thủy hải sản lớn: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - BRVT, Hải Phòng - Quảng Ninh, Trờng Sa - Hoàng Sa.
+ Một số đặc sản, đặc biệt là tổ yến (trên các đảo đá duyên hải Nam Trung Bộ).
+ Tài nguyên khoáng, dầu, khí:
* Sa khoáng: các mỏ sa khoáng oxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng ở Quảng Ninh, Cam Ranh là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê,...
* Muối: cung cấp khoảng 80 vạn tấn/năm
* Dầu mỏ (trữ lượng vài tỷ tấn), khí đốt (trữ lượng hàng trăm tỷ mét khối),tâop trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa
+ Tài nguyên du lịch biển:
* Có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên
* Nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng: Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Lăng Cô (T T Huế), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu,...
+ Tài nguyên giao thông vận tải biển:
* Nhiều vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, và trên thực tế đã xây dựng được một mạng lưới cảng biển: Hải Phòng, Chân Mây - Lăng Cô, Đà Nẵng, Cam Ranh,...
* Nằm gần đường hàng hải quốc tế.
- Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng:
+ Sự phong phú và khai thác tổng hợp tài nguyên biển là cơ sở để hình thành và phát triển các ngành kinh tế biển
+ Khẳng định chủ quyền, toàn vẹ lãnh thổ và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho đát nước.