vanchuong83
New member
- Xu
- 0
GIỌNG TRIẾT LÍ SUY TƯỞNG TRONG THƠ VIỆT NAM
Có lẽ không ai phủ nhận tình yêu là một thứ tình cảm kỳ diệu bậc nhất của con người. Nó thường được nhìn nhận là một dạng cảm xúc xa lạ và có thể là đối lập với những gì thuộc về lý trí. Nhưng như một nghịch lý, trên thế giới lại có nhiều nhà thơ nổi tiếng đã làm thơ theo kiểu định nghĩa hay triết lý về tình yêu, như Tago(Ân Độ), Raxun Gamzatôp (Liên xô cũ), Henrich Hainơ(Đức)... Ở ta có Chế Lan Viên khi viết về tình yêu, nhà thơ vẫn giữ cái giọng này. Bởi vì tình yêu thuộc về tình cảm, một thứ tình cảm rất khó lý giải cho rõ ràng, rành mạch nên vẫn luôn có nhu cầu tìm hiểu cắt nghĩa hay biện luận. Và người ta đã tìm đến thơ để thỏa mãn nhu cầu ấy. Thơ tình yêu thời chống Mỹ có những nét đặc biệt riêng bởi không khí thời đại, bởi cảm hứng... nên giọng điệu triết lý suy tưởng này cũng có màu sắc riêng mà biểu hiện trước hết là nó luôn đi tìm lời giải cho câu hỏi yêu là gì, yêu để làm gì. Tại sao vậy? Có thể lý giải thế này chăng: Thơ tình yêu giai đoạn này cũng là một kiểu nhận thức về hiện thực, về cuộc sống, về lý tưởng cách mạng nên các nhà thơ thường ít chú ý đến việc miêu tả những sắc thái và diễn biến tâm trạng trong tình yêu để trả lời cho câu hỏi thế nào là yêu, yêu là như thế nào (như ở giai đoạn 1930-1945). Thời kỳ cả dân tộc ta đánh Mỹ là thời kỳ của sử thi, của lòng yêu nước, tình cảm riêng đặt dưới tình cảm chung, do vậy có nói về tình yêu cá nhân nam nữ cũng không đi ra ngoài tình yêu nước, mà câu thơ của Nguyễn Đình Thi là rất tiêu biểu: Anh yêu em như anh yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Trả lời câu hỏi yêu là gì, thơ tình yêu thời đánh Mỹ đã cho xuất hiện một kiểu câu thơ đặc trưng, kiểu câu thơ định nghĩa: Ôi chín năm nhớ thương/ Mặt em là quê hương (Tế Hanh – Mặt quê hương); Em chính là quê hương ta đó (Lê Anh Xuân- Trở về quê nội ); Em đứng như quê hương/ Vai áo bạc/ Quàng súng trường (Nguyễn Đình Thi- Lá đỏ). Cảm hứng cắt nghĩa, lý giải trong câu thơ định nghĩa kiểu này đã tạo ra biên độ cảm xúc của nhà thơ được mở rộng hơn, cảm xúc của nhà thơ về tình yêu thường gắn liền với đất nước, quê hương được cụ thể hóa thành mái phố, con đường, hàng cây...: Yêu thương là lòng anh/ Bao dung là mái phố (Xuân Quỳnh- Mái phố). Tình yêu được hiểu thật giản dị, cụ thể nhưng có gì đấy thật thà đơn giản quá. Tình yêu cũng phải phong phú như cuộc đời, nhưng cuộc đời thời chiến không cho phép một sự phức tạp trong nghĩ suy mà tất cả chỉ một lý tưởng giải phóng đất nước. Tuy nhiên vẫn có sự phá cách trong thơ, chính điều này lại góp phần làm đa dạng cách hiểu, cách cảm về tình yêu thời đó: Lòng em- hồ rộng anh ơi/ Mỗi bông hoa nói mỗi lời yêu thương (Lâm Thị Mỹ Dạ- Tiễn anh bên đầm sen); Thời gian như gió thoảng qua/ Tình yêu là cánh đồng hoa giữa trời(Xuân Quỳnh – Hát ru); Anh là bài thơ em viết mãi chưa xong (Phan Thị Thanh Nhàn- Nghĩ về anh)...Hồ rộng thường kèm theo đặc điểm sâu ; cánh đồng hoa thì đầy hương sắc; bài thơ em viết về anh thường hay, cảm động...Tóm lại tình yêu được quan niệm đầy chất lý tưởng, đẹp, đầy thi vị ... chúng ta không thể tìm thấy sự đau khổ hay dằn vặt, sầu hận hay ghen tuông trong thơ tình yêu giai đoạn này.
Giọng điệu triết lý suy tưởng toát lên trước hết nhờ bởi những dòng suy nghĩ của nhân vật trữ tình, suy nghĩ về cuộc sống, về tình yêu, về mối quan hệ cá nhân- tập thể, về cái chung và cái riêng: Giây phút này em nghĩ về anh
Em chợt hiểu chính mình, mình chưa biết
Giữa lúc chống kẻ thù cái chết
Mình mới đi được hết lòng mình
(Xuân Quỳnh- Viết trên đương 20)
Vì đó là những nghĩ suy, những triết lý nên biên độ câu thơ được mở rộng, dòng thơ vì phải phục vụ cho sự chuyển tải tâm trạng nên không trùng khít với câu thơ: Có thể những buồn vui không giống như thuở trước/ Nhưng tình yêu mãi mãi vẫn ban đầu (Bằng Việt- Những điều giản dị). Màu sắc triết lý luôn biểu hiện ở sự đối sánh giữa các cặp phạm trù thường là đối lập nhau, như tồn tại và không tồn tại(mà chàng Hăm lét của Sếchxpia đã đưa ra một công thức nổi tiếng : to be or not to be), cái vĩnh hằng và cái khả biến, buồn vui, được mất, hôm qua và hôm nay... Ngay ở câu thơ trên của Bằng Việt cũng kết cấu trên cơ sở các cặp đối lập: buồn /vui; (hôm nay)/ thuở trước; mãi mãi ban đầu có nghĩa là một sự khẳng định vững chắc tình yêu, dù ở thời nào vẫn luôn tươi nguyên chứ không bao giờ rũ héo.
Chúng tôi tin sau lớp chúng tôi
Đất nước này sẽ nhiều đổi khác
Kỷ niệm về tình yêu là tiếng cười bên bờ cát trắng
Không phải câu hẹn hò trong cuộc tiễn đưa
( Xuân Quỳnh - Chúng tôi)
Đúng là những câu thơ về tình yêu, nói về kỷ niệm của tình yêu hôm nay nhưng là để triết lý suy tưởng về ngày mai với một niềm tin sẽ hạnh phúc hơn. Để diễn tả những điều ấy một cách hiệu quả nhất vẫn là tận dụng ưu thế của các cặp phạm trù đối lập: hiện tại/ tương lai (sau lớp chúng tôi); đoàn tụ, hạnh phúc (kỷ niệm về tình yêu là tiếng cười bên bờ cát trắng) chứ không phải là chia ly(không phải câu hẹn hò trong cuộc tiễn đưa), và ở ngay hai chữ “đổi khác” đã hàm chứa sự đối lập hôm nay chiến tranh và ngày mai hoà bình. Chúng tôi cho rằng nhờ tận dụng triệt để sự đối lập trong cấu trúc câu thơ nhà thơ mới đưa ra được những nhận định có chiều sâu trí tuệ, thấm đẫm tâm trạng về sự anh hùng cao cả và những nỗi vất vả của người phụ nữ:
Trên trái đất này chẳng đâu như Việt Nam
Người con gái chịu trăm điều thử thách
Sau ngày cưới là tháng năm xa cách
Trên mái tóc con thơ là bom đạn quân thù
(Phan Thị Thanh Nhàn- Chân dung người chiến thắng)
Theo lôgich thông thường thì sau ngày cưới là “tuần trăng mật” ngọt ngào hạnh phúc, còn đây là tháng năm xa cách khổ đau và chờ đợi. Chờ người chồng trở về, nhưng chiến tranh, ai dám đoan chắc người chồng ấy sẽ trở về! Nỗi đau không nói ra có khi lại là nỗi đau nhức nhối nhất. Cũng vậy, trên mái tóc con thơ phải là lời ru ngọt ngào, phải là tình thương yêu của cha mẹ vỗ về, ấp ôm trong không gian êm đềm nhất, thế mà ở nơi đây lại là bom đạn quân thù... Một triết lý sâu sắc bật ra từ tình huống nghịch lý,oái oăm, trái ngang ấy, triết lý về lẽ sống, về quyền con người, nhất là phụ nữ và trẻ em phải được sống trong hoà bình, hạnh phúc...Đó là những câu thơ chan chứa tình yêu thương nhưng cũng chất chứa sự căm thù.
Nhưng cái giọng triết lý này không chỉ toát ra từ thế tương phản mà nó còn được tạo bởi nhờ thế tương đồng:
Đời đẹp thế, đời chiều ta đến thế
Anh yêu đời càng tha thiết yêu em
Còn có gì tách được nỗi riêng chung
(Bằng Việt - Cảm ơn tình yêu và cuộc sống)
Tương đồng giữa cuộc đời và tình yêu, giữa riêng và chung, cuộc đời này dường như đồng nhất với tình yêu, mà trên thế gian này, còn gì quý giá và đẹp bằng tình yêu. Lời thơ lại hướng sự triết lý về tình yêu cuộc đời, như muốn nói với những người chưa yêu và đang yêu, hãy yêu thêm cuộc sống, hãy nhân rộng hơn tình yêu riêng tư vào tình yêu cuộc sống. Có những câu thơ mà các hình tượng cứ như hoà vào nhau, nhập vào nhau trong một thể thống nhất:
Em ơi nghĩa đất tình người
Nghìn năm cây một đất trời với ta
Gốc từ muôn thuở ông cha
Lá cành nay lại mát xoà em anh
(Vũ Quần Phương - Hái ở rừng)
Các hình tượng đất và người song hành, thời gian(nghìn năm), không gian(đất trời) và chủ thể(ta) đều thống nhất trong” một”. Quá khứ lịch sử (muôn thuở cha ông) và hiện tại(nay) như hoà lẫn để che chở cho tình yêu thêm mát lành. Bỗng bật ra một triết lý: tình yêu hôm nay phải luôn được sự chở che của lịch sử, của đất trời, tình yêu ấy phải biết yêu thương và cống hiến sao cho xứng đáng.
Thì ra triết lý như là một nhu cầu tự thân của thơ ca, có điều ở thời nào, do yêu cầu của lịch sử mà nhu cầu ấy thể hiện một cách đậm nhạt khác nhau. Theo chúng tôi, ở thời chống Mỹ thơ có xu hướng triết lý mạnh mẽ hơn cả, hơn cả thời trước đó và sau này. Có thể lý giải thế này chăng: triết lý thường mượn các cặp phạm trù đối lập, mà ở thời chống Mỹ là cái thời đỉnh cao của sự đối lập mất còn, như câu thơ của Tố Hữu: Giặc muốn đốt ta thành tro bụi/ Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm ..., do vậy mà dù có là thơ tình yêu nên vẫn đậm sắc màu triết lý, và đấy là cái tiền đề để cất lên chất giọng triết lý suy tưởng rất riêng
Nguyễn Anh Tân
Giọng điệu hiện nay đang được coi như một phương diện cơ bản, quan trọng của thi pháp học hiện đại. Có giọng điệu cá nhân, có giọng của một thời mà nếu nghiên cứu sâu về nó người ta sẽ tìm thấy những nét đặc trưng cả về hình thức biểu hiện và ý nghĩa nội dung của một tác giả hay của cả một giai đoạn văn học. Tìm hiểu giọng điệu thơ tình yêu thời đánh Mỹ chúng tôi thấy nổi lên một giọng đặc trưng, đó là giọng triết lý suy tưởng.
Có lẽ không ai phủ nhận tình yêu là một thứ tình cảm kỳ diệu bậc nhất của con người. Nó thường được nhìn nhận là một dạng cảm xúc xa lạ và có thể là đối lập với những gì thuộc về lý trí. Nhưng như một nghịch lý, trên thế giới lại có nhiều nhà thơ nổi tiếng đã làm thơ theo kiểu định nghĩa hay triết lý về tình yêu, như Tago(Ân Độ), Raxun Gamzatôp (Liên xô cũ), Henrich Hainơ(Đức)... Ở ta có Chế Lan Viên khi viết về tình yêu, nhà thơ vẫn giữ cái giọng này. Bởi vì tình yêu thuộc về tình cảm, một thứ tình cảm rất khó lý giải cho rõ ràng, rành mạch nên vẫn luôn có nhu cầu tìm hiểu cắt nghĩa hay biện luận. Và người ta đã tìm đến thơ để thỏa mãn nhu cầu ấy. Thơ tình yêu thời chống Mỹ có những nét đặc biệt riêng bởi không khí thời đại, bởi cảm hứng... nên giọng điệu triết lý suy tưởng này cũng có màu sắc riêng mà biểu hiện trước hết là nó luôn đi tìm lời giải cho câu hỏi yêu là gì, yêu để làm gì. Tại sao vậy? Có thể lý giải thế này chăng: Thơ tình yêu giai đoạn này cũng là một kiểu nhận thức về hiện thực, về cuộc sống, về lý tưởng cách mạng nên các nhà thơ thường ít chú ý đến việc miêu tả những sắc thái và diễn biến tâm trạng trong tình yêu để trả lời cho câu hỏi thế nào là yêu, yêu là như thế nào (như ở giai đoạn 1930-1945). Thời kỳ cả dân tộc ta đánh Mỹ là thời kỳ của sử thi, của lòng yêu nước, tình cảm riêng đặt dưới tình cảm chung, do vậy có nói về tình yêu cá nhân nam nữ cũng không đi ra ngoài tình yêu nước, mà câu thơ của Nguyễn Đình Thi là rất tiêu biểu: Anh yêu em như anh yêu đất nước/ Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần. Trả lời câu hỏi yêu là gì, thơ tình yêu thời đánh Mỹ đã cho xuất hiện một kiểu câu thơ đặc trưng, kiểu câu thơ định nghĩa: Ôi chín năm nhớ thương/ Mặt em là quê hương (Tế Hanh – Mặt quê hương); Em chính là quê hương ta đó (Lê Anh Xuân- Trở về quê nội ); Em đứng như quê hương/ Vai áo bạc/ Quàng súng trường (Nguyễn Đình Thi- Lá đỏ). Cảm hứng cắt nghĩa, lý giải trong câu thơ định nghĩa kiểu này đã tạo ra biên độ cảm xúc của nhà thơ được mở rộng hơn, cảm xúc của nhà thơ về tình yêu thường gắn liền với đất nước, quê hương được cụ thể hóa thành mái phố, con đường, hàng cây...: Yêu thương là lòng anh/ Bao dung là mái phố (Xuân Quỳnh- Mái phố). Tình yêu được hiểu thật giản dị, cụ thể nhưng có gì đấy thật thà đơn giản quá. Tình yêu cũng phải phong phú như cuộc đời, nhưng cuộc đời thời chiến không cho phép một sự phức tạp trong nghĩ suy mà tất cả chỉ một lý tưởng giải phóng đất nước. Tuy nhiên vẫn có sự phá cách trong thơ, chính điều này lại góp phần làm đa dạng cách hiểu, cách cảm về tình yêu thời đó: Lòng em- hồ rộng anh ơi/ Mỗi bông hoa nói mỗi lời yêu thương (Lâm Thị Mỹ Dạ- Tiễn anh bên đầm sen); Thời gian như gió thoảng qua/ Tình yêu là cánh đồng hoa giữa trời(Xuân Quỳnh – Hát ru); Anh là bài thơ em viết mãi chưa xong (Phan Thị Thanh Nhàn- Nghĩ về anh)...Hồ rộng thường kèm theo đặc điểm sâu ; cánh đồng hoa thì đầy hương sắc; bài thơ em viết về anh thường hay, cảm động...Tóm lại tình yêu được quan niệm đầy chất lý tưởng, đẹp, đầy thi vị ... chúng ta không thể tìm thấy sự đau khổ hay dằn vặt, sầu hận hay ghen tuông trong thơ tình yêu giai đoạn này.
Giọng điệu triết lý suy tưởng toát lên trước hết nhờ bởi những dòng suy nghĩ của nhân vật trữ tình, suy nghĩ về cuộc sống, về tình yêu, về mối quan hệ cá nhân- tập thể, về cái chung và cái riêng: Giây phút này em nghĩ về anh
Em chợt hiểu chính mình, mình chưa biết
Giữa lúc chống kẻ thù cái chết
Mình mới đi được hết lòng mình
(Xuân Quỳnh- Viết trên đương 20)
Vì đó là những nghĩ suy, những triết lý nên biên độ câu thơ được mở rộng, dòng thơ vì phải phục vụ cho sự chuyển tải tâm trạng nên không trùng khít với câu thơ: Có thể những buồn vui không giống như thuở trước/ Nhưng tình yêu mãi mãi vẫn ban đầu (Bằng Việt- Những điều giản dị). Màu sắc triết lý luôn biểu hiện ở sự đối sánh giữa các cặp phạm trù thường là đối lập nhau, như tồn tại và không tồn tại(mà chàng Hăm lét của Sếchxpia đã đưa ra một công thức nổi tiếng : to be or not to be), cái vĩnh hằng và cái khả biến, buồn vui, được mất, hôm qua và hôm nay... Ngay ở câu thơ trên của Bằng Việt cũng kết cấu trên cơ sở các cặp đối lập: buồn /vui; (hôm nay)/ thuở trước; mãi mãi ban đầu có nghĩa là một sự khẳng định vững chắc tình yêu, dù ở thời nào vẫn luôn tươi nguyên chứ không bao giờ rũ héo.
Chúng tôi tin sau lớp chúng tôi
Đất nước này sẽ nhiều đổi khác
Kỷ niệm về tình yêu là tiếng cười bên bờ cát trắng
Không phải câu hẹn hò trong cuộc tiễn đưa
( Xuân Quỳnh - Chúng tôi)
Đúng là những câu thơ về tình yêu, nói về kỷ niệm của tình yêu hôm nay nhưng là để triết lý suy tưởng về ngày mai với một niềm tin sẽ hạnh phúc hơn. Để diễn tả những điều ấy một cách hiệu quả nhất vẫn là tận dụng ưu thế của các cặp phạm trù đối lập: hiện tại/ tương lai (sau lớp chúng tôi); đoàn tụ, hạnh phúc (kỷ niệm về tình yêu là tiếng cười bên bờ cát trắng) chứ không phải là chia ly(không phải câu hẹn hò trong cuộc tiễn đưa), và ở ngay hai chữ “đổi khác” đã hàm chứa sự đối lập hôm nay chiến tranh và ngày mai hoà bình. Chúng tôi cho rằng nhờ tận dụng triệt để sự đối lập trong cấu trúc câu thơ nhà thơ mới đưa ra được những nhận định có chiều sâu trí tuệ, thấm đẫm tâm trạng về sự anh hùng cao cả và những nỗi vất vả của người phụ nữ:
Trên trái đất này chẳng đâu như Việt Nam
Người con gái chịu trăm điều thử thách
Sau ngày cưới là tháng năm xa cách
Trên mái tóc con thơ là bom đạn quân thù
(Phan Thị Thanh Nhàn- Chân dung người chiến thắng)
Theo lôgich thông thường thì sau ngày cưới là “tuần trăng mật” ngọt ngào hạnh phúc, còn đây là tháng năm xa cách khổ đau và chờ đợi. Chờ người chồng trở về, nhưng chiến tranh, ai dám đoan chắc người chồng ấy sẽ trở về! Nỗi đau không nói ra có khi lại là nỗi đau nhức nhối nhất. Cũng vậy, trên mái tóc con thơ phải là lời ru ngọt ngào, phải là tình thương yêu của cha mẹ vỗ về, ấp ôm trong không gian êm đềm nhất, thế mà ở nơi đây lại là bom đạn quân thù... Một triết lý sâu sắc bật ra từ tình huống nghịch lý,oái oăm, trái ngang ấy, triết lý về lẽ sống, về quyền con người, nhất là phụ nữ và trẻ em phải được sống trong hoà bình, hạnh phúc...Đó là những câu thơ chan chứa tình yêu thương nhưng cũng chất chứa sự căm thù.
Nhưng cái giọng triết lý này không chỉ toát ra từ thế tương phản mà nó còn được tạo bởi nhờ thế tương đồng:
Đời đẹp thế, đời chiều ta đến thế
Anh yêu đời càng tha thiết yêu em
Còn có gì tách được nỗi riêng chung
(Bằng Việt - Cảm ơn tình yêu và cuộc sống)
Tương đồng giữa cuộc đời và tình yêu, giữa riêng và chung, cuộc đời này dường như đồng nhất với tình yêu, mà trên thế gian này, còn gì quý giá và đẹp bằng tình yêu. Lời thơ lại hướng sự triết lý về tình yêu cuộc đời, như muốn nói với những người chưa yêu và đang yêu, hãy yêu thêm cuộc sống, hãy nhân rộng hơn tình yêu riêng tư vào tình yêu cuộc sống. Có những câu thơ mà các hình tượng cứ như hoà vào nhau, nhập vào nhau trong một thể thống nhất:
Em ơi nghĩa đất tình người
Nghìn năm cây một đất trời với ta
Gốc từ muôn thuở ông cha
Lá cành nay lại mát xoà em anh
(Vũ Quần Phương - Hái ở rừng)
Các hình tượng đất và người song hành, thời gian(nghìn năm), không gian(đất trời) và chủ thể(ta) đều thống nhất trong” một”. Quá khứ lịch sử (muôn thuở cha ông) và hiện tại(nay) như hoà lẫn để che chở cho tình yêu thêm mát lành. Bỗng bật ra một triết lý: tình yêu hôm nay phải luôn được sự chở che của lịch sử, của đất trời, tình yêu ấy phải biết yêu thương và cống hiến sao cho xứng đáng.
Thì ra triết lý như là một nhu cầu tự thân của thơ ca, có điều ở thời nào, do yêu cầu của lịch sử mà nhu cầu ấy thể hiện một cách đậm nhạt khác nhau. Theo chúng tôi, ở thời chống Mỹ thơ có xu hướng triết lý mạnh mẽ hơn cả, hơn cả thời trước đó và sau này. Có thể lý giải thế này chăng: triết lý thường mượn các cặp phạm trù đối lập, mà ở thời chống Mỹ là cái thời đỉnh cao của sự đối lập mất còn, như câu thơ của Tố Hữu: Giặc muốn đốt ta thành tro bụi/ Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm ..., do vậy mà dù có là thơ tình yêu nên vẫn đậm sắc màu triết lý, và đấy là cái tiền đề để cất lên chất giọng triết lý suy tưởng rất riêng
(Sưu tầm)