Giáo trính y học cổ truyền

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
GIÁO TRÌNH Y HỌC CỔ TRUYỀN

Tải giáo trình TẠI ĐÂY

Nguồn: y học

rên 40 năm qua, chúng tôi đã từng đặt chân khắp vạn nẻo đường đất nước, sưu tầm khảo cứu lịch sử nước non nhà, tìm kiếm các loại cây cỏ từ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đến dãy Trường Sơn hùng vĩ của núi rừng, tận miền duyên hải xa xôi, sưu tập những cây thuốc quý để trị bệnh và các bài thuốc gia truyền của người xưa để lại trong dân gian, đem về thí nghiệm để chữa bệnh.
Vì lợi ích chung của nền Y Học Dân Tộc Cổ Truyền, chúng tôi không quản khó nhọc, âm thầm làm công việc này, đã tìm được trên 500 bài thuốc hay, trị nhiều chứng bệnh nan y mà chữa trị theo Đông Y và Tây Y chưa kết quả. Nếu bệnh nhân tin tưởng, trì chí, nhẫn nại áp dụng một trong những công thức mà chúng tôi đã trình bày trong đây, chắc chắn phục hồi sức khỏe rất hữu hiệu.
Đất nước ta có nhiều hoa thơm cỏ lạ, có những cây thuốc quý mà chúng ta không quan tâm để ý là một điều rất đáng tiếc. Nếu có dịp đi tham quan, chúng ta sẽ thấy hàng ngàn cây thuốc chữa bệnh trong dân gian có giá trị. Ngày nay khoa học đã tiến bộ, ngành Y Học Cổ Truyền đang vươn lên cả nước.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Học thuyết âm dương

1.1. Định nghĩa

Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của vật chất.

Học thuyết âm dương giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật.

Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị, bào chế thuốc và dùng thuốc, tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương.

2. Nội dung:

Âm dương là 2 yếu tố cơ bản của một sự vật hai thái cực của một quá trình vận động, 2 nhóm hiện tượng có mối tương quan biện chứng với nhau.

- Một số thuộc tính cơ bản của âm là: ở phía dưới, ở bên trong, yên tĩnh, có xu hướng tích tụ.

- Một số thuộc tính cơ bản của dương là: ở bên trên, ở bên ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán.

3. Phân định âm dương

Âm Đất, nước, bóng tối, nghỉ ngơi, đồng hoá, mát lạnh, vị đắng, chua, mặn, mùa đông, nữ...

Dương Trời, lửa, ánh sáng, hoạt động, dị hoá, nóng ấm, vị cay, ngọt, nhạt, mùa hạ, nam...

Âm dương là quy ước nên mang tính tương đối.

Thí dụ: ngực so với lưng thì ngực thuộc âm, nhưng ngực so với bụng thì ngực thuộc dương.

2. Những quy luật âm dương

2.1. Âm dương đối lập

Âm dương mâu thuẫn, chế ước lẫn nhau như ngày với đêm, như nóng với lạnh... Sự đối lập có nhiều mức độ:

- Mức độ tương phản: sống với chết; nóng với lạnh

- Mức độ tương đối: khoẻ với yếu, ấm với mát

Cần dựa vào những mức độ đối lập để có biện pháp thích hợp khi cần điều chỉnh âm dương.

Ví dụ: Sốt cao: pháp điều trị là thanh nhiệt tả hoả.

Sốt nhẹ: pháp điều trị là thanh nhiệt lương huyết.

2.2. Âm dương hỗ căn

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau.

Âm dương cùng một cuội nguồn, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau mới tồn tại được

Ví dụ: vật chất và năng lượng, đồng hoá và dị hoá, số âm và số dương, quá trình hưng phấn và ức chế của hoạt động vỏ não.

“Âm có trong dương, dương có trong âm”.

Âm dương không tách biệt nhau mà hoà hợp thống nhất với nhau.

2.3. Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển.

Âm dương không cố định mà luôn biến động, chuyển hoá lẫn nhau, khi âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại.

Quá trình biến động thường theo một chu kỳ nhất định như sáng và tối trong một ngày, bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trong một năm. Khi sự biến động quá mức bình thường thì có sự chuyển hoá âm dương. Âm cực tất sinh dương, dương cực tất sinh âm.

Thí dụ: sốt cao (cơ thể nóng cực độ) gây mất nước, điện giải, mất nhiều nhiệt lượng dẫn đến truỵ mạch (cơ thể giá lạnh).

2.4. Âm dương bình hành

Bình hành là sự cân bằng, đây là sự cân bằng sinh học chứ không phải là cân bằng số học.

“Âm dương bình hành trong sự tiêu trưởng và tiêu trưởng trong thế bình hành.

Nếu âm dương mất cân bằng thì phát sinh ra bệnh, sự vật có nguy cơ bị tiêu vong”.

Ví dụ: quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá luôn đối lập nhau, nhưng nương tựa vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau, và luôn phải giữ ở thế cân bằng thì cơ thể mới phát triển bình thường. Nếu đồng hoá quá mạnh thì sinh ra béo phì, nếu dị hoá quá mạnh thì sinh ra gầy còm (Basedow)

3. Biểu tượng của học thuyết âm dương

Biểu tượng một hình tròn, biểu thị vật thể thống nhất, bên trong có hai phần diện tích bằng nhau được phân đôi bằng một đường hình sin, thể hiện âm dương đối lập, âm dương hỗ căn, trong âm có dương và trong dương có âm, âm dương cân bằng trong sự tiêu trưởng.

4.Ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học

4.1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể

Âm Dương

- Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận - Các phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang

- Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm, mạch Nhâm - Các kinh dương: Dương minh, Thái dương, Thiếu dương, mạch Đốc

- Tinh, huyết, tân dịch, dinh khí - Khí, thần, vệ khí

- Phần lý: gồm các nội tạng bên trong cơ thể

- Nửa người bên trái -Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lông, tóc, móng, lưng

- Nửa người bên phải

4.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh

a. Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể

- Sự thiên thắng: do âm thịnh hoặc dương thịnh

+ Âm thịnh sinh nội hàn: người lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh, ỉa chảy, nước tiểu trong nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng dày, mạch trầm, vì phần âm thuộc lý thuộc hàn.

+ Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người nóng, chân tay nóng, khát nước, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch xác hữu lực, vì phần dương cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt.

- Sự thiên suy: do âm hư hoặc dương hư

+ Âm hư sinh nội nhiệt: gặp trong mất nước, tân dịch giảm sút, gây khát nước, họng khô, sốt nóng về chiều, nhưng cặp nhiệt độ không cao (triều nhiệt), lòng bàn tay, lòng bàn chân, mũi ức nóng (ngũ tâm phiền nhiệt), ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế xác.

+ Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh, tiểu trong, lưỡi nhợt, rêu trắng, mặt trầm (vì phần dương khí ở bên ngoài bị giảm sút)

b. Chữa bệnh là lập lại thế cân bằng âm dương

- Nếu do một bên quá mạnh thì dùng phép tả, nghĩa là dùng thuốc có tính đối lập để xoá bỏ phần dư.

Ví dụ: Bệnh thiên hàn dùng thuốc ấm nóng, bệnh thiên nhiệt dùng thuốc mát lạnh. Nhầm lẫn giữa hàn và nhiệt sẽ gây tai biến.

- Nếu do một bên quá yếu thì dùng phép bổ, tức là dùng thuốc cùng tính chất để bù vào chỗ thiếu hụt.

Ví dụ: âm hư thì dùng thuốc bổ âm, huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết. Khi sự cân bằng đã được phục hồi thì phải ngừng thuốc. Lạm dụng thuốc sẽ có hại, sẽ gây nên sự mất cân bằng mới.

4.3. Bào chế thuốc

- Phân định nhóm thuốc:

Âm dược: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hướng thuốc đi xuống, như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dương.

Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên, như nhóm thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm.
- Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dược tính bằng cách bào chế.

Ví dụ: sinh địa tính hàn, đem tẩm gừng, sa nhân rồi chưng, sấy 9 lần sẽ được thục địa có tính ấm nóng.

4.4. Phòng bệnh

Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn giữ được cân bằng âm dương.

Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể chất (âm), lẫn tinh thần (dương).

Khi tiến hành tập cần tiến hành tập động (dương) và tập tĩnh (âm). Rèn luyện cân, cơ, khớp (biểu) kết hợp rèn luyện các nội tạng (lý)









 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top