Thực tiễn xã hội đã chứng tỏ rằng không phải giáo dục cứ làm cho giống người ta thì mọi việc sẽ tốt hơn. Xin đừng quên rằng chúng ta đã từng gặp nhiều thất bại, nhiều sai lầm khi đưa ra những chủ trương đường lối giống với người ta.
Không phải cứ giống "người ta" là tốt
Trong thời gian gần đây, khi góp ý, phê bình hoặc phản biện về các vấn đề của giáo dục, ta thường thấy một cụm từ được nhắc đi nhắc lại đã trở thành quen thuộc. Đó là "chúng ta làm chẳng giống ai" ( từ "ai" ở đây được hiểu là "các nước khác"). Chẳng hạn: Cách làm chương trình, sách giáo khoa của chúng ta chẳng gống ai. Tiêu chuẩn PGS, GS của chúng ta chẳng giống ai. Cách thi cử của chúng ta chẳng giống ai, phương pháp dạy học của chúng ta chẳng giống ai....
Vốn dĩ, việc chẳng giống ai không hề có hàm ý xấu, nhưng hiện nay hễ nghe đến cụm từ ấy, nhất là trong phạm trù GD, thì phải hiểu ngay rằng có vấn đề, cần phải thay đổi theo hướng làm cho giống người ta. Hình như trong thời kì mở cửa và hội nhập này, chúng ta muốn ngay lập tức làm cho giống người ta, vì người ta đã có kinh nghiệm hàng trăm năm rồi, ta cứ việc nhập khẩu công nghệ của họ, kể cả công nghệ dịch vụ GD, thậm chí có người còn cho rằng cứ dịch nguyên chương trình và SGK của người ta mà mang dạy cho học sinh ta (!).
Nhưng thực tiễn xã hội đã chứng tỏ rằng không phải cứ làm cho giống người ta thì mọi việc sẽ tốt hơn. Xin đừng quên rằng chúng ta đã từng gặp nhiều thất bại, nhiều sai lầm khi đưa ra những chủ trương đường lối giống với người ta ... Tôi xin nêu một ví dụ về việc chẳng giống ai.
Đó là việc ra đời Trường ĐH Sư phạm Vinh cách đây 50 năm, mà tôi là một trong những những người tham gia giảng dạy đầu tiên. Cái trường đó không những không giống với bất kì trường ĐH nào trên thế giới, mà so với các trường ĐH ở Hà Nội cũng hoàn toàn không giống.
Vào những năm học đầu tiên, phòng học lớn và nhỏ đều không phải là nhà cấp 4, mà là nhà tranh vách đất, về sau khi bị bom Mĩ đánh phá ác liệt thì sơ tán về vùng nông thôn, phòng học còn được làm sâu xuống mặt đất để tránh thương vong. Năm đầu tiên, Khoa Toán chúng tôi chỉ có 5 thầy giáo, không ai có văn bằng vượt quá bằng tốt nghiệp ĐH. Chúng tôi hết sức vất vả để đọc sách tham khảo, chủ yếu bằng tiếng Nga, soạn bài và lên lớp giảng bài. Hiện trạng đó bây giờ được gọi là "cơm chấm cơm".
Sau hai năm học, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được giữ lại trường để giảng dạy, và như thế đội ngũ thầy giáo được tăng lên để trường có thể tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà Bộ GD giao cho, nhưng tình trạng "cơm chấm cơm" vẫn không được cải thiện. Với trình độ như vậy chúng tôi phải hết sức tự học để làm tốt nhiệm vụ của mình.
Sau 50 năm, Trường ĐH Vinh đa ngành đã trưởng thành về mọi mặt, về cơ sở vật chất, về số lượng và chất lượng SV, về trình độ thầy giáo, số lượng công trình nghiên cứu khoa học... So với các trường ĐH các nước thì chưa là gì, nhưng cũng đã được xếp vào các trường có uy tín ở nước ta...
Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lúc ấy (năm 1959) lại phải thành lập Trường ĐHSP Vinh một cách chẳng giống ai như vây? Câu trả lời không khó khăn: Vì yêu cầu đào tạo giáo viên THPT rất lớn, vì miền Bắc thiếu rất nhiều giáo viên, và vì còn phải chuẩn bị đội ngũ cho miền Nam một khi đất nước thống nhất.
Trước thời kì đó chúng ta phải mở các lớp sư phạm kiểu 7+2 (lớp 7 học 2 năm sư phạm) hoặc 10+1 (lớp 10 học 1 năm sư phạm) để đào tạo cấp tốc các giáo viên. Cố nhiên chất lượng học viên tốt nghiệp như thế chưa thể đạt "chuẩn", nhưng ta đành phải chấp nhận phương châm "yếu còn hơn thiếu" mới giải quyết được vấn đề "thiếu".
Lúc bấy giờ chúng ta không đặt vấn đề đẳng cấp nào cho cái trường ĐH non trẻ đó, mà mục đích chủ yếu là đào tạo ra một nguồn nhân lực đang rất cần cho ngành giáo dục, đó là các thầy, cô giáo. Nếu không có những trường chưa đẳng cấp như thế, nếu không có các lớp 7+2, 10+1 như thế, chắc chắn rằng bức tranh GD hiện nay của chúng ta còn yếu kém hơn nhiều.
Điều đó có nghĩa trong hoàn cảnh thực tế của đất nước nhiều khi ta phải có cách làm không gống ai để kịp thời thỏa mãn yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra.
Thời kì đổi mới đã xuất hiện nhiều trường ĐH tư thục mà khi mới thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các trường ĐH Thăng Long, ĐH Đông Đô, ĐH Phương Đông... thuở ban đầu đều phải đi thuê mướn giảng đường, hội trường, phải mời thầy giáo trường ĐH công lập vào giảng bài cho SV...mọi thứ xem ra đều không đạt chuẩn. Nhưng rồi các trường đó cũng vượt qua được những khó khăn ban đầu, số SV ngày càng tăng, SV tốt nghiệp có việc làm ngày càng nhiều ...Và bây giờ họ đã có thể vững tin bỏ ra những món tiền lớn đầu tư mạnh mẽ hơn về mọi mặt để xây dựng thương hiệu của mình.
"Vị dân sinh" không phải để "vị giáo dục"
Hiện nay chúng ta đã có thể tính đến việc xây dựng các trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên cần làm rõ mục tiêu của các trường ấy là gì? Phải chăng mục tiêu số một là để Việt Nam có một số trường lọt vào Top 200 hay Top 100 của thế giới?
Và để đạt mục tiêu ấy chúng ta phải bỏ ra khá nhiều tiền để xây dựng cơ ngơi nhà trường thật khang trang hiện đại, phải mời những GS có tiếng của thế giới đến giảng bài bằng ngôn ngữ quốc tế, phải dạy theo chương trình mà thế giới thừa nhận, phải nâng mức học phí gần như đi du học nước ngoài, mà chỉ những con em nhà giầu mới có khả năng vào học...
Để cuối cùng, những SV tốt nghiệp loại trường ĐH đẳng cấp ấy là những con người như thế nào, làm được những việc gì, đáp ứng yêu cầu gì của kinh tế và xã hội nước ta? Hay phần lớn lại ra nước ngoài tìm việc làm phù hợp với năng lực của mình và kiếm tiền lương cao để bù lại cái học phí lớn đã phải bỏ ra?
Tôi cho rằng nếu xét về lợi ích của quốc gia thì kiểu trường quốc tế như thế không hiệu quả. Chúng ta chỉ nên làm một vài trường cho "oai" chứ không nên phát triển rầm rộ. Giáo dục trước hết "vị dân sinh" chứ không phải "vị giáo dục".
Nhiệm vụ chủ yếu của các trường ĐH là đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu khoa học là hoạt động cần thiết để nâng cao hiệu quả đào tạo, thế nhưng nếu các thầy giáo bậc ĐH tập trung vào việc NCKH, cố viết nhiều công trình có thể đăng ở các tạp chí quốc tế có uy tín, đi dự các hội nghị khoa học quốc tế ... để được điểm tốt trong các đợt xét công nhận GS và PGS thì tôi e rằng hiệu quả đào tạo sẽ gặp vấn đề....
Như tôi biết, lực lượng các thầy giáo trẻ ở bậc ĐH hiện nay khá đông đảo, phần lớn có bằng thạc sĩ, và thường đang cố gắng kiếm cái bằng tiến sĩ. Đó cũng là lực lượng chủ yếu đứng lớp giảng bài. Khuyến khích họ làm tiến sĩ, làm PGS, GS, nâng cao thành tích NCKH là đúng, nhưng cũng cần khuyến khích họ nâng cao thành tích giảng dạy, mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực đào tạo.
Một số các nhà khoa học đưa ra những con số thống kê để chứng tỏ tình hình NCKH của chúng ta là thấp kém...Điều đó là đúng, để chúng ta thấy mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực về mặt NCKH. Nhưng từ đó không nên đi đến kết luận là các thầy giáo ở bậc ĐH cần phải tập trung cao độ về NCKH để có thể nâng số bài báo nhiều lần.
Không nên khuyến khích việc có bài đăng tên tạp chí quốc tế bằng cách thưởng cho mỗi bài báo một số tiền tính bằng USD, như quyết định của Bộ GD và ĐT. Chúng ta đã có một hệ thống các viện nghiên cứu mà nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học của các viện đó là nghiên cứu khoa học, và cũng khuyến khích họ tham gia giảng dạy ở các trường ĐH.
Trong tình hình hiện nay, các trường ĐH cần kết hợp hài hũa giữa đào tạo và NCKH để đưa vào bài giảng những kiến thức hiện đại, cập nhật các kết quả mới nhất ....Ngay cả việc xem xét chức danh GS, PGS cũng cần phải phân biệt hai ngạch: Ngạch nghiên cứu và ngạch giảng dạy.Trong ngạch giảng dạy cần xét đến những thành tích về mặt đào tạo như số lượng sinh viên được đào tạo, số các sách tham khảo, chuyên đề đã công bố, số luận văn cao học, luận văn tiến sĩ đã hướng dẫn ...
Theo Tuần Việt Nam
Không phải cứ giống "người ta" là tốt
Trong thời gian gần đây, khi góp ý, phê bình hoặc phản biện về các vấn đề của giáo dục, ta thường thấy một cụm từ được nhắc đi nhắc lại đã trở thành quen thuộc. Đó là "chúng ta làm chẳng giống ai" ( từ "ai" ở đây được hiểu là "các nước khác"). Chẳng hạn: Cách làm chương trình, sách giáo khoa của chúng ta chẳng gống ai. Tiêu chuẩn PGS, GS của chúng ta chẳng giống ai. Cách thi cử của chúng ta chẳng giống ai, phương pháp dạy học của chúng ta chẳng giống ai....
Vốn dĩ, việc chẳng giống ai không hề có hàm ý xấu, nhưng hiện nay hễ nghe đến cụm từ ấy, nhất là trong phạm trù GD, thì phải hiểu ngay rằng có vấn đề, cần phải thay đổi theo hướng làm cho giống người ta. Hình như trong thời kì mở cửa và hội nhập này, chúng ta muốn ngay lập tức làm cho giống người ta, vì người ta đã có kinh nghiệm hàng trăm năm rồi, ta cứ việc nhập khẩu công nghệ của họ, kể cả công nghệ dịch vụ GD, thậm chí có người còn cho rằng cứ dịch nguyên chương trình và SGK của người ta mà mang dạy cho học sinh ta (!).
Nhưng thực tiễn xã hội đã chứng tỏ rằng không phải cứ làm cho giống người ta thì mọi việc sẽ tốt hơn. Xin đừng quên rằng chúng ta đã từng gặp nhiều thất bại, nhiều sai lầm khi đưa ra những chủ trương đường lối giống với người ta ... Tôi xin nêu một ví dụ về việc chẳng giống ai.
Đó là việc ra đời Trường ĐH Sư phạm Vinh cách đây 50 năm, mà tôi là một trong những những người tham gia giảng dạy đầu tiên. Cái trường đó không những không giống với bất kì trường ĐH nào trên thế giới, mà so với các trường ĐH ở Hà Nội cũng hoàn toàn không giống.
Vào những năm học đầu tiên, phòng học lớn và nhỏ đều không phải là nhà cấp 4, mà là nhà tranh vách đất, về sau khi bị bom Mĩ đánh phá ác liệt thì sơ tán về vùng nông thôn, phòng học còn được làm sâu xuống mặt đất để tránh thương vong. Năm đầu tiên, Khoa Toán chúng tôi chỉ có 5 thầy giáo, không ai có văn bằng vượt quá bằng tốt nghiệp ĐH. Chúng tôi hết sức vất vả để đọc sách tham khảo, chủ yếu bằng tiếng Nga, soạn bài và lên lớp giảng bài. Hiện trạng đó bây giờ được gọi là "cơm chấm cơm".
Sau hai năm học, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được giữ lại trường để giảng dạy, và như thế đội ngũ thầy giáo được tăng lên để trường có thể tăng chỉ tiêu tuyển sinh mà Bộ GD giao cho, nhưng tình trạng "cơm chấm cơm" vẫn không được cải thiện. Với trình độ như vậy chúng tôi phải hết sức tự học để làm tốt nhiệm vụ của mình.
Sau 50 năm, Trường ĐH Vinh đa ngành đã trưởng thành về mọi mặt, về cơ sở vật chất, về số lượng và chất lượng SV, về trình độ thầy giáo, số lượng công trình nghiên cứu khoa học... So với các trường ĐH các nước thì chưa là gì, nhưng cũng đã được xếp vào các trường có uy tín ở nước ta...
Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lúc ấy (năm 1959) lại phải thành lập Trường ĐHSP Vinh một cách chẳng giống ai như vây? Câu trả lời không khó khăn: Vì yêu cầu đào tạo giáo viên THPT rất lớn, vì miền Bắc thiếu rất nhiều giáo viên, và vì còn phải chuẩn bị đội ngũ cho miền Nam một khi đất nước thống nhất.
Trước thời kì đó chúng ta phải mở các lớp sư phạm kiểu 7+2 (lớp 7 học 2 năm sư phạm) hoặc 10+1 (lớp 10 học 1 năm sư phạm) để đào tạo cấp tốc các giáo viên. Cố nhiên chất lượng học viên tốt nghiệp như thế chưa thể đạt "chuẩn", nhưng ta đành phải chấp nhận phương châm "yếu còn hơn thiếu" mới giải quyết được vấn đề "thiếu".
Lúc bấy giờ chúng ta không đặt vấn đề đẳng cấp nào cho cái trường ĐH non trẻ đó, mà mục đích chủ yếu là đào tạo ra một nguồn nhân lực đang rất cần cho ngành giáo dục, đó là các thầy, cô giáo. Nếu không có những trường chưa đẳng cấp như thế, nếu không có các lớp 7+2, 10+1 như thế, chắc chắn rằng bức tranh GD hiện nay của chúng ta còn yếu kém hơn nhiều.
Điều đó có nghĩa trong hoàn cảnh thực tế của đất nước nhiều khi ta phải có cách làm không gống ai để kịp thời thỏa mãn yêu cầu thực tiễn xã hội đặt ra.
Thời kì đổi mới đã xuất hiện nhiều trường ĐH tư thục mà khi mới thành lập cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các trường ĐH Thăng Long, ĐH Đông Đô, ĐH Phương Đông... thuở ban đầu đều phải đi thuê mướn giảng đường, hội trường, phải mời thầy giáo trường ĐH công lập vào giảng bài cho SV...mọi thứ xem ra đều không đạt chuẩn. Nhưng rồi các trường đó cũng vượt qua được những khó khăn ban đầu, số SV ngày càng tăng, SV tốt nghiệp có việc làm ngày càng nhiều ...Và bây giờ họ đã có thể vững tin bỏ ra những món tiền lớn đầu tư mạnh mẽ hơn về mọi mặt để xây dựng thương hiệu của mình.
"Vị dân sinh" không phải để "vị giáo dục"
Hiện nay chúng ta đã có thể tính đến việc xây dựng các trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên cần làm rõ mục tiêu của các trường ấy là gì? Phải chăng mục tiêu số một là để Việt Nam có một số trường lọt vào Top 200 hay Top 100 của thế giới?
Và để đạt mục tiêu ấy chúng ta phải bỏ ra khá nhiều tiền để xây dựng cơ ngơi nhà trường thật khang trang hiện đại, phải mời những GS có tiếng của thế giới đến giảng bài bằng ngôn ngữ quốc tế, phải dạy theo chương trình mà thế giới thừa nhận, phải nâng mức học phí gần như đi du học nước ngoài, mà chỉ những con em nhà giầu mới có khả năng vào học...
Để cuối cùng, những SV tốt nghiệp loại trường ĐH đẳng cấp ấy là những con người như thế nào, làm được những việc gì, đáp ứng yêu cầu gì của kinh tế và xã hội nước ta? Hay phần lớn lại ra nước ngoài tìm việc làm phù hợp với năng lực của mình và kiếm tiền lương cao để bù lại cái học phí lớn đã phải bỏ ra?
Tôi cho rằng nếu xét về lợi ích của quốc gia thì kiểu trường quốc tế như thế không hiệu quả. Chúng ta chỉ nên làm một vài trường cho "oai" chứ không nên phát triển rầm rộ. Giáo dục trước hết "vị dân sinh" chứ không phải "vị giáo dục".
Nhiệm vụ chủ yếu của các trường ĐH là đào tạo nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu khoa học là hoạt động cần thiết để nâng cao hiệu quả đào tạo, thế nhưng nếu các thầy giáo bậc ĐH tập trung vào việc NCKH, cố viết nhiều công trình có thể đăng ở các tạp chí quốc tế có uy tín, đi dự các hội nghị khoa học quốc tế ... để được điểm tốt trong các đợt xét công nhận GS và PGS thì tôi e rằng hiệu quả đào tạo sẽ gặp vấn đề....
Như tôi biết, lực lượng các thầy giáo trẻ ở bậc ĐH hiện nay khá đông đảo, phần lớn có bằng thạc sĩ, và thường đang cố gắng kiếm cái bằng tiến sĩ. Đó cũng là lực lượng chủ yếu đứng lớp giảng bài. Khuyến khích họ làm tiến sĩ, làm PGS, GS, nâng cao thành tích NCKH là đúng, nhưng cũng cần khuyến khích họ nâng cao thành tích giảng dạy, mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực đào tạo.
Một số các nhà khoa học đưa ra những con số thống kê để chứng tỏ tình hình NCKH của chúng ta là thấp kém...Điều đó là đúng, để chúng ta thấy mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực về mặt NCKH. Nhưng từ đó không nên đi đến kết luận là các thầy giáo ở bậc ĐH cần phải tập trung cao độ về NCKH để có thể nâng số bài báo nhiều lần.
Không nên khuyến khích việc có bài đăng tên tạp chí quốc tế bằng cách thưởng cho mỗi bài báo một số tiền tính bằng USD, như quyết định của Bộ GD và ĐT. Chúng ta đã có một hệ thống các viện nghiên cứu mà nhiệm vụ hàng đầu của các nhà khoa học của các viện đó là nghiên cứu khoa học, và cũng khuyến khích họ tham gia giảng dạy ở các trường ĐH.
Trong tình hình hiện nay, các trường ĐH cần kết hợp hài hũa giữa đào tạo và NCKH để đưa vào bài giảng những kiến thức hiện đại, cập nhật các kết quả mới nhất ....Ngay cả việc xem xét chức danh GS, PGS cũng cần phải phân biệt hai ngạch: Ngạch nghiên cứu và ngạch giảng dạy.Trong ngạch giảng dạy cần xét đến những thành tích về mặt đào tạo như số lượng sinh viên được đào tạo, số các sách tham khảo, chuyên đề đã công bố, số luận văn cao học, luận văn tiến sĩ đã hướng dẫn ...
Theo Tuần Việt Nam