Theo các chuyên gia, việc các ĐH Việt Nam “nhập khẩu” chương trình tiên tiến của nước ngoài là không nên. Bởi lẽ, các ĐH nước ngoài đã có hàng trăm năm phát triển, trong khi Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn bắt đầu.
Tại hội nghị lấy ý kiến báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, tổ chức ngày 2/4, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, công tác quản lý các chương trình liên kết với nước ngoài cần được siết chặt hơn nữa.
Không nên nhập khẩu chương trình
Khẳng định chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng giáo dục, song giáo sư Nguyễn Đức Chính, chuyên gia cao cấp của ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh: “Với tư cách là người nghiên cứu chương trình giáo dục, tôi cho rằng chúng ta không thể nhập khẩu chương trình”.
Giáo sư Chính cho biết, ở nước ngoài, các trường ĐH đã có hàng trăm năm phát triển, trong khi chúng ta mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Vì thế, các ĐH có thể nhập chương trình, song không nhập được những yếu tố đi kèm như phòng thí nghiệm, thư viện, lực lượng giáo sư.
Cũng theo ông Chính, chưa nói tới việc chất lượng chương trình mà ngay cả cách sắp xếp, bố trí chương trình dạy cũng chưa phù hợp. Cụ thể, trong khi các nước trên thế giới, sinh viên chỉ học 20 - 30 môn thì ở nước ta, mỗi sinh viên phải học tới 50 - 60 môn. Điều này đã dẫn đến tình trạng cưỡi ngựa xem hoa, mỗi môn học vài ba trình, chỉ đủ cung cấp cho người học những kiến thức hết sức đơn lẻ.
Ông Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng cho rằng, việc nhập khẩu chương trình của một nước khác vào Việt Nam chẳng khác nào đi học cách làm giàu của người khác một cách máy móc, mà không nhìn nhận lại những điều kiện nhân lực, vốn, tố chất của mình có phù hợp không. Chương trình của chúng ta còn lạc hậu nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phải đi nhập khẩu chương trình. “Chuẩn của chương trình không phải là tiên tiến hay không mà là có phù hợp và hiệu quả hay không”, ông Chí nói.
Gay gắt hơn, giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: “Từ trước năm 1990, chúng ta đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng vào làm sách và làm giáo trình. Bây giờ lại đưa ra cái gọi là “chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài vào "thì thật khó hiểu”.
Tràn lan hợp tác quốc tế
Bên cạnh việc nhập khẩu chương trình, liên kết đào tạo quốc tế cũng đang là một “mốt” của các ĐH, CĐ hiện nay. Thậm chí, có trường liên kết với 20 - 30 ĐH nước ngoài.
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội, hầu hết các ĐH đều có liên kết đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, hiện các văn bản quy phạm pháp luật của về vấn đề này rất yếu nên việc quản lý lỏng lẻo, dẫn tới hiện tượng liên kết tràn lan, thậm chí nhiều đơn vị kinh doanh cũng “núp” danh đào tạo để nhảy vào. “Trách nhiệm của cơ quan quản lý phải giúp người dân tránh rủi ro, đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan”, ông Thi nói.
Là một thành viên trong đoàn giám sát, giáo sư Phạm Phụ cho biết, liên kết hiện đang trở thành “mốt” nên đến nhiều trường, chỗ nào cũng thấy có liên kết đào tạo. Chất lượng của việc liên kết đào tạo nhiều nơi rất kém, trong khi học phí cao gấp nhiều lần mức học phí bình thường. Vì thế, giáo sư Phụ khuyến cáo: “Việc liên kết rõ ràng đem lại cho các trường siêu lợi nhuận và cả tiếng tăm. Nhưng cần cảnh giác với các chiêu tiếp thị vì lừa trong giáo dục dễ hơn các lĩnh vực khác rất nhiều”.
Theo các đại biểu tham dự hội nghị, đây là một vấn đề được dư luận quan tâm, nhưng trong báo cáo của Đoàn giám sát lại rất ít đề cập đến. Trước những ý kiến đóng góp, bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát, đã chỉ đạo bổ sung kết quả giám sát về về hợp tác quốc tế trong giáo dục ĐH vào bản báo cáo giám sát, trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Theo Đất việt.
Tại hội nghị lấy ý kiến báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH, tổ chức ngày 2/4, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, công tác quản lý các chương trình liên kết với nước ngoài cần được siết chặt hơn nữa.
Không nên nhập khẩu chương trình
Khẳng định chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng giáo dục, song giáo sư Nguyễn Đức Chính, chuyên gia cao cấp của ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh: “Với tư cách là người nghiên cứu chương trình giáo dục, tôi cho rằng chúng ta không thể nhập khẩu chương trình”.
Giáo sư Chính cho biết, ở nước ngoài, các trường ĐH đã có hàng trăm năm phát triển, trong khi chúng ta mới đang ở giai đoạn bắt đầu. Vì thế, các ĐH có thể nhập chương trình, song không nhập được những yếu tố đi kèm như phòng thí nghiệm, thư viện, lực lượng giáo sư.
Cũng theo ông Chính, chưa nói tới việc chất lượng chương trình mà ngay cả cách sắp xếp, bố trí chương trình dạy cũng chưa phù hợp. Cụ thể, trong khi các nước trên thế giới, sinh viên chỉ học 20 - 30 môn thì ở nước ta, mỗi sinh viên phải học tới 50 - 60 môn. Điều này đã dẫn đến tình trạng cưỡi ngựa xem hoa, mỗi môn học vài ba trình, chỉ đủ cung cấp cho người học những kiến thức hết sức đơn lẻ.
Nhiều chương trình đào tạo tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài chưa phù hợp với SV VN (ảnh mang tính minh họa).(Ảnh: Lê Hưng)
Ông Nguyễn Hữu Chí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Tuyên giáo Trung ương, cũng cho rằng, việc nhập khẩu chương trình của một nước khác vào Việt Nam chẳng khác nào đi học cách làm giàu của người khác một cách máy móc, mà không nhìn nhận lại những điều kiện nhân lực, vốn, tố chất của mình có phù hợp không. Chương trình của chúng ta còn lạc hậu nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phải đi nhập khẩu chương trình. “Chuẩn của chương trình không phải là tiên tiến hay không mà là có phù hợp và hiệu quả hay không”, ông Chí nói.
Tràn lan hợp tác quốc tế
Bên cạnh việc nhập khẩu chương trình, liên kết đào tạo quốc tế cũng đang là một “mốt” của các ĐH, CĐ hiện nay. Thậm chí, có trường liên kết với 20 - 30 ĐH nước ngoài.
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội, hầu hết các ĐH đều có liên kết đào tạo quốc tế. Tuy nhiên, hiện các văn bản quy phạm pháp luật của về vấn đề này rất yếu nên việc quản lý lỏng lẻo, dẫn tới hiện tượng liên kết tràn lan, thậm chí nhiều đơn vị kinh doanh cũng “núp” danh đào tạo để nhảy vào. “Trách nhiệm của cơ quan quản lý phải giúp người dân tránh rủi ro, đầu tiên là phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan”, ông Thi nói.
Là một thành viên trong đoàn giám sát, giáo sư Phạm Phụ cho biết, liên kết hiện đang trở thành “mốt” nên đến nhiều trường, chỗ nào cũng thấy có liên kết đào tạo. Chất lượng của việc liên kết đào tạo nhiều nơi rất kém, trong khi học phí cao gấp nhiều lần mức học phí bình thường. Vì thế, giáo sư Phụ khuyến cáo: “Việc liên kết rõ ràng đem lại cho các trường siêu lợi nhuận và cả tiếng tăm. Nhưng cần cảnh giác với các chiêu tiếp thị vì lừa trong giáo dục dễ hơn các lĩnh vực khác rất nhiều”.
Theo các đại biểu tham dự hội nghị, đây là một vấn đề được dư luận quan tâm, nhưng trong báo cáo của Đoàn giám sát lại rất ít đề cập đến. Trước những ý kiến đóng góp, bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát, đã chỉ đạo bổ sung kết quả giám sát về về hợp tác quốc tế trong giáo dục ĐH vào bản báo cáo giám sát, trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5 tới.
Theo Đất việt.