T
Tuyền Nguyễn
Guest
NVTPHCM- Tôi thích câu thơ mang tính phát hiện ấy của Nguyễn Thị Thanh Long. Từng có nhiều năm dạy tiếng Pháp ở tỉnh lẻ. Giờ, chị tá túc ở TP. Hồ Chí Minh như một tao nhân mặc khách. Năm 2011, xuất bản tập thơ có cái tên lạ: Một milimét. Năm 2013, in Nửa vòng tay.
Đọc thơ Nguyễn Thị Thanh Long tôi có cảm giác "người đàn bà độc hành trên đường đời mải miết" này luôn tiềm ẩn một cơn bão "khát" - khát lạc yêu, lạc lối, lạc ngõ, khát lạc lái, lạc mùa, lạc cả hương... Tự khi nào người đồng hương đa đoan, đa cảm của tôi tự biến mình thành bức tượng "bên ô cửa đếm ngày qua", đôi khi cào cấu, giận hờn, tha thẩn "gom lá vàng ký ức xếp đầy ngăn"? Hỡi ôi, "hạnh phúc vuông tròn", "khát khao một cuộc đời - bình thường giản dị - như bao người đàn bà khác", dẫu là "nụ khát khao tiềm ẩn", với chị sao mà mong manh làm vậy. Ở đây, từ "khát" bị vận hành thái quá mà xem chừng người thơ vẫn không... đã khát! "Đêm đặc quánh mầm khát khao nứt nụ"; "con sóng nào dỗi hờn - Xô nhau về bờ khát". Khát tới mức chẳng cần giữ gìn: "Người đàn bà trong tôi - lõa lồ - bản thể". Hình tượng thơ táo bạo gióng lên một tiếng kêu buông thả. Cuộc chia lìa hạnh phúc như một lát cắt phũ phàng ngấm vào từng chữ trong thơ chị: Ngày đăng ký kết hôn - Lồng tên nhau chữ ký - Chữ ký giờ vẻn vẹn - Tên riêng của mỗi người.
Đó là kết cục tất yếu của hai con tim không biết điều. Một cái gì đó rất linh thiêng liêng bỗng bị giằng dứt ra khỏi hai cơ thể, không còn cơ đăng nhập. Người viết bài này cũng bị lây cái đau mất mát! Nguyễn Thị Thanh Long đã nói thay tâm trạng ấy của biết bao cặp vợ chồng sau ly hôn. "Cha có người đàn bà khác - Đêm tàn đêm - Gối chăn phờ phạc - Trà bỏng môi ta, ngọt lịm môi người". Tâm sự của chị gửi các con nghe cay đắng tận cùng và cũng là sự bao dung vô hạn của lòng mẹ trước "đường đời biết bao vực thẳm" mà các con chị đang trải. Là người vợ độ lượng mỗi khi nói với các con về nửa kia đã mất của mình chị vẫn không quên nhắc lại kỷ niệm về "chiếc chăm êm đềm" mà cha mẹ đã đắp chung một dạo. Giáo án cuộc đời khó soạn lắm, người thơ ơi! Cái cảm giác bị rơi vào trạng thái không trọng lượng "vấp một lần rồi sõng xoài bậu cửa", thôi đành "ngược dòng tôi vớt bơ vơ" cũng đã xảy đến. Chữ "sõng xoãi", nói về ánh trăng, rất hay, là của thi sĩ họ Hàn (Mạc Tử), còn "vớt bơ vơ" mới là tài hoa của nhà thơ gái họ Nguyễn làng Dòng. Lần này, "tại người lỗi hẹn nên trời đổ mưa"; lần sau thì "chỉ tại cơn gió". Tại gì thì cũng tại lòng mình cả thôi. Tôi ưa những câu thơ phảng phất phong vị con gái như thế.
Biết rằng, là đàn bà mà làm thơ là "tự giam mình vào ngục thất" nhưng chị vẫn tìm đến với thơ và mượn thơ làm phương tiện chuyển tải những thông điệp của "trái tim máu tướp" không phương thuốc chữa trị và cũng là để giải tỏa cơn khát đang ứ tràn một cơ thể sung mãn. Từ "đàn bà" lặp đi lặp lại trong thơ chị như điệp khúc buồn cặp kè với một thái độ phản kháng thực tại yếu ớt. Tôi hiểu, chị phải trăn trở nhiều lắm trong việc tìm một hướng đổi mới tư duy thơ, chí ít cũng là để tránh bị cớm bởi cái bóng thơ đồng nghiệp bằng cách gắng khai thác triệt để những tình huống của riêng mình, đôi khi rất thật, cốt sao đưa lại cho bạn đọc những cách tiếp nhận không giống nhau. Nảy sinh từ đó những ý thơ lạ và không ít câu thơ độc đáo.
Tình yêu với chị là thứ "tình yêu gầy tự chít khăn tang". Gặp Đà Lạt thấy "Gió đưa lời báo bão", ấy là khoảnh khắc "Bỗng dưng đến rồi anh đi - đi mãi - Vẹn nguyên buồn trước vực hoàng hôn", đến "khói thuốc cũng ơ hờ lạnh lẽo". Khi "hạnh phúc - bay theo - tờ lịch mỏng" thì biết bao giờ "em vơi nỗi nhớ - Trong mơ hồ văng ngược tiếng chuông rơi". Đã tự nguyện làm "muôn con sóng vá lành biển khơi" mà vẫn phải "cho em mượn bờ vai - Đểnỗi buồn gầy guộc được gục vào". Trung du, quê chị, nơi tán "cọ xòe xanh in nhớ xuống tháng ngày" cũng không giúp chị giải mã được được cơn khát. Chị sợ quá nhiều thứ nhưng sợ nhất vẫn là sự vô cảm. Ghen với "đồi cát khỏa thân", nao lòng vì "vườn cô đơn - gieo mầm ngang trái" hoặc vì khi mải xếp chữ "... quên xếp chữ tình".
Trung du có người "Anh", một hình tượng xuất hiện khá đậm nét trong thơ chị, thực đấy mà hư đấy, rốt cuộc chỉ làm người đàn bà làng đồi đơn côi khát thêm, để rồi lại dại dột "dùng tim mình viết những vần thơ - dỗ sự thực rêu xanh - không dỗ được lòng mình - Đêm vỡ" và "bản ngã đàn bà" đã không thắng được "những trang sờn hoen ký ức đàn ông". Phải vậy chăng mà chị phải mượn thơ văn xuôi để tỏ rõ thêm chính kiến: "Hạnh phúc ư? Như liều thuốc an thần, uống rồi chỉ ru ngủ được tấm thân. Còn phần hồn như thoát ra khỏi xác". Nếu "Hoang sơ vườn con gái" là bài thơ có tứ lạ - con gái đi xa trở về tắm cho người mẹ đã nhiều năm ốm liệt giường bỗng phát hiện ra vẻ đẹp thời gian trần trụi trên cơ thể mẹ khiến chị càng thương mẹ hơn lúc nào hết thì bài "Hợp pháp" giúp bạn đọc nhận thức được một khía cạnh khác trong sự trống rỗng hạnh phúc: Người vợ lộng lẫy một bà hoàng, ông chồng là "mẫu đàn ông thành đạt" nhưng đó là cái mẽ ngoài, thực tế, họ chỉ là hai khối thịt bảnh bao đặt bên cạnh nhau khi hồn đã lìa khỏi xác! Thơ Nguyễn Thị Thanh Long là thế! Dễ đọc, dễ vào. Nhỏ nhẹ, da diết về mình, nhân hậu, đau đáu về đời. Còn những bài thơ, câu thơ "ngoài mình" của chị thường là kém hiệu quả về cả ý tưởng lẫn câu, chữ.
Nửa vòng tay là tên một bài thơ cũng là tên chung cho tập thơ mới xuất bản. Bài Xin trả lại người khép lại tập thứ hai này. Cả hai đều lấy cảnh và người trung du làm nền cảm xúc. "Sợ tiễn anh rồi em khóc đấy - Trung du - nợ mãi nửa vòng tay". Ứng xử kiểu con gái mà! Tôi đã gọi điện vào TP. Hồ Chí Minh cho tác giả: "Còn nửa vòng tay kia sao không khép nốt lại?" Giọng chị ấm áp qua điện thoại đường dài: "Nếu vậy thì không còn thơ nữa!"
Đọc thơ Nguyễn Thị Thanh Long tôi có cảm giác "người đàn bà độc hành trên đường đời mải miết" này luôn tiềm ẩn một cơn bão "khát" - khát lạc yêu, lạc lối, lạc ngõ, khát lạc lái, lạc mùa, lạc cả hương... Tự khi nào người đồng hương đa đoan, đa cảm của tôi tự biến mình thành bức tượng "bên ô cửa đếm ngày qua", đôi khi cào cấu, giận hờn, tha thẩn "gom lá vàng ký ức xếp đầy ngăn"? Hỡi ôi, "hạnh phúc vuông tròn", "khát khao một cuộc đời - bình thường giản dị - như bao người đàn bà khác", dẫu là "nụ khát khao tiềm ẩn", với chị sao mà mong manh làm vậy. Ở đây, từ "khát" bị vận hành thái quá mà xem chừng người thơ vẫn không... đã khát! "Đêm đặc quánh mầm khát khao nứt nụ"; "con sóng nào dỗi hờn - Xô nhau về bờ khát". Khát tới mức chẳng cần giữ gìn: "Người đàn bà trong tôi - lõa lồ - bản thể". Hình tượng thơ táo bạo gióng lên một tiếng kêu buông thả. Cuộc chia lìa hạnh phúc như một lát cắt phũ phàng ngấm vào từng chữ trong thơ chị: Ngày đăng ký kết hôn - Lồng tên nhau chữ ký - Chữ ký giờ vẻn vẹn - Tên riêng của mỗi người.
Đó là kết cục tất yếu của hai con tim không biết điều. Một cái gì đó rất linh thiêng liêng bỗng bị giằng dứt ra khỏi hai cơ thể, không còn cơ đăng nhập. Người viết bài này cũng bị lây cái đau mất mát! Nguyễn Thị Thanh Long đã nói thay tâm trạng ấy của biết bao cặp vợ chồng sau ly hôn. "Cha có người đàn bà khác - Đêm tàn đêm - Gối chăn phờ phạc - Trà bỏng môi ta, ngọt lịm môi người". Tâm sự của chị gửi các con nghe cay đắng tận cùng và cũng là sự bao dung vô hạn của lòng mẹ trước "đường đời biết bao vực thẳm" mà các con chị đang trải. Là người vợ độ lượng mỗi khi nói với các con về nửa kia đã mất của mình chị vẫn không quên nhắc lại kỷ niệm về "chiếc chăm êm đềm" mà cha mẹ đã đắp chung một dạo. Giáo án cuộc đời khó soạn lắm, người thơ ơi! Cái cảm giác bị rơi vào trạng thái không trọng lượng "vấp một lần rồi sõng xoài bậu cửa", thôi đành "ngược dòng tôi vớt bơ vơ" cũng đã xảy đến. Chữ "sõng xoãi", nói về ánh trăng, rất hay, là của thi sĩ họ Hàn (Mạc Tử), còn "vớt bơ vơ" mới là tài hoa của nhà thơ gái họ Nguyễn làng Dòng. Lần này, "tại người lỗi hẹn nên trời đổ mưa"; lần sau thì "chỉ tại cơn gió". Tại gì thì cũng tại lòng mình cả thôi. Tôi ưa những câu thơ phảng phất phong vị con gái như thế.
Biết rằng, là đàn bà mà làm thơ là "tự giam mình vào ngục thất" nhưng chị vẫn tìm đến với thơ và mượn thơ làm phương tiện chuyển tải những thông điệp của "trái tim máu tướp" không phương thuốc chữa trị và cũng là để giải tỏa cơn khát đang ứ tràn một cơ thể sung mãn. Từ "đàn bà" lặp đi lặp lại trong thơ chị như điệp khúc buồn cặp kè với một thái độ phản kháng thực tại yếu ớt. Tôi hiểu, chị phải trăn trở nhiều lắm trong việc tìm một hướng đổi mới tư duy thơ, chí ít cũng là để tránh bị cớm bởi cái bóng thơ đồng nghiệp bằng cách gắng khai thác triệt để những tình huống của riêng mình, đôi khi rất thật, cốt sao đưa lại cho bạn đọc những cách tiếp nhận không giống nhau. Nảy sinh từ đó những ý thơ lạ và không ít câu thơ độc đáo.
Tình yêu với chị là thứ "tình yêu gầy tự chít khăn tang". Gặp Đà Lạt thấy "Gió đưa lời báo bão", ấy là khoảnh khắc "Bỗng dưng đến rồi anh đi - đi mãi - Vẹn nguyên buồn trước vực hoàng hôn", đến "khói thuốc cũng ơ hờ lạnh lẽo". Khi "hạnh phúc - bay theo - tờ lịch mỏng" thì biết bao giờ "em vơi nỗi nhớ - Trong mơ hồ văng ngược tiếng chuông rơi". Đã tự nguyện làm "muôn con sóng vá lành biển khơi" mà vẫn phải "cho em mượn bờ vai - Đểnỗi buồn gầy guộc được gục vào". Trung du, quê chị, nơi tán "cọ xòe xanh in nhớ xuống tháng ngày" cũng không giúp chị giải mã được được cơn khát. Chị sợ quá nhiều thứ nhưng sợ nhất vẫn là sự vô cảm. Ghen với "đồi cát khỏa thân", nao lòng vì "vườn cô đơn - gieo mầm ngang trái" hoặc vì khi mải xếp chữ "... quên xếp chữ tình".
Trung du có người "Anh", một hình tượng xuất hiện khá đậm nét trong thơ chị, thực đấy mà hư đấy, rốt cuộc chỉ làm người đàn bà làng đồi đơn côi khát thêm, để rồi lại dại dột "dùng tim mình viết những vần thơ - dỗ sự thực rêu xanh - không dỗ được lòng mình - Đêm vỡ" và "bản ngã đàn bà" đã không thắng được "những trang sờn hoen ký ức đàn ông". Phải vậy chăng mà chị phải mượn thơ văn xuôi để tỏ rõ thêm chính kiến: "Hạnh phúc ư? Như liều thuốc an thần, uống rồi chỉ ru ngủ được tấm thân. Còn phần hồn như thoát ra khỏi xác". Nếu "Hoang sơ vườn con gái" là bài thơ có tứ lạ - con gái đi xa trở về tắm cho người mẹ đã nhiều năm ốm liệt giường bỗng phát hiện ra vẻ đẹp thời gian trần trụi trên cơ thể mẹ khiến chị càng thương mẹ hơn lúc nào hết thì bài "Hợp pháp" giúp bạn đọc nhận thức được một khía cạnh khác trong sự trống rỗng hạnh phúc: Người vợ lộng lẫy một bà hoàng, ông chồng là "mẫu đàn ông thành đạt" nhưng đó là cái mẽ ngoài, thực tế, họ chỉ là hai khối thịt bảnh bao đặt bên cạnh nhau khi hồn đã lìa khỏi xác! Thơ Nguyễn Thị Thanh Long là thế! Dễ đọc, dễ vào. Nhỏ nhẹ, da diết về mình, nhân hậu, đau đáu về đời. Còn những bài thơ, câu thơ "ngoài mình" của chị thường là kém hiệu quả về cả ý tưởng lẫn câu, chữ.
Nửa vòng tay là tên một bài thơ cũng là tên chung cho tập thơ mới xuất bản. Bài Xin trả lại người khép lại tập thứ hai này. Cả hai đều lấy cảnh và người trung du làm nền cảm xúc. "Sợ tiễn anh rồi em khóc đấy - Trung du - nợ mãi nửa vòng tay". Ứng xử kiểu con gái mà! Tôi đã gọi điện vào TP. Hồ Chí Minh cho tác giả: "Còn nửa vòng tay kia sao không khép nốt lại?" Giọng chị ấm áp qua điện thoại đường dài: "Nếu vậy thì không còn thơ nữa!"