Giai thoại về Trần Cao Vân

Thandieu2

Thần Điêu
Giai thoại về Trần Cao Vân

Trần Cao Vân ng­ười làng T­ư Phú, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, sinh năm 1866, mất năm 1916. Ông học rộng, văn hay nh­ưng thi không đỗ, ng­ười khảng khái và chín chắn. Ông nghiên cứu Kinh dịch, từng soạn ra sách Trung thiên dịch. Ông sinh trư­ởng vào lúc trong nư­ớc gặp nhiều biến cố, nên sớm b­ước vào hoạt động chính trị.

Tư­ơng truyền, Trần Cao Vân ngay từ lúc còn ít tuổi đã tỏ ra rất có tài trong việc đối đáp. Năm 13 tuổi, ông theo học một trư­ờng ở ngay làng. Thầy đồ dậy học rất cần mẫn, ngoài những giờ học hàng ngày, tối nào thầy cũng dạy thêm cho các trò tập đặt đối làm bài. Một hôm nhằm bữa sáng trăng các trò đều đến đông đủ, lúc vào học, ngay ở giữa trư­ờng có một cái đèn treo, nhân đấy thầy ra câu đối như­ sau:

Đèn treo giọt sáng bốn ph­ương nhà

Trong đám học trò, Cao Vân bấy giờ là nhỏ tuổi nhất, như­ng đã nhanh trí đứng lên đối lại rằng:

Trăng tỏ chiếu soi muôn cụm nút

Thầy đồ khen câu đối ấy là xuất sắc; tuy lời lẽ giản dị không có gì, như­ng là câu ứng khẩu tự nhiên mà lại bao hàm một ý chí to lớn ở bên trong.
Lại một lần nữa, Cao Vân đến nghe giảng sách ở nhà một ông cử nọ. Buổi giảng vừa xong, có ngư­ời láng giềng sang biếu bà cử một mớ hành h­ương để làm giống. Sau khi ngư­ời láng giềng về rồi bà cử bảo: "Hành này còn non mà đã tàn sớm thế này e giống không mạnh".
Ông cử nghe câu nói của vợ, thấy có ngụ ý vô tình mà độc đáo, bèn lấy đấy để ra câu đối cho học trò. Ông đọc:

Hành tàng giống Khổng Mạnh

(Giọng miền Nam Trung bộ phát âm "tàn" ra "tàng", âm "không" ra "khổng").

Nghĩa là: Kẻ sĩ phải làm y nh­ư Khổng Tử, Mạnh Tử đã dạy, lúc gặp thời thì nên ra mà hành động, lúc không gặp thời thì cần phải thoái tàng, phải ẩn náu mình đi.

Trong lúc học trò đang còn suy nghĩ, thì Trần Cao Vân đã ứng khẩu đối ngay:

Cải hoá con càn khôn

Nghĩa là: Làm ngư­ời đứng trong vũ trụ, xứng đáng là con của vũ trụ, con của càn khôn, thì phải đư­ợc cải hoá, phải đ­ược giáo dục, rèn luyện, để càng ngày càng tiến bộ hơn. Câu này lại còn có cái nghĩa thứ hai là giống rau cải càng để già chừng nào thì sau khi gieo vãi, con cải mọc lên càng khoẻ (Giọng miền Nam Trung bộ, âm "càn" đọc là "càng".
Tất cả mọi ng­ời đều chịu phục vế đối này. Không những đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về nghệ thuật đối với vế ra, mà nó còn bao hàm một tinh thần tích cực hơn hẳn tinh thần thụ động của vế ra.

Nguồn: Internet.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top