Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Giai thoại về Nguyễn Công Trứ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="bichngoc" data-source="post: 69962" data-attributes="member: 1814"><p><strong>6. KHẢ ÚY ĐOAN ĐOAN ĐÍCH HẬU SINH</strong></p><p></p><p>Vừa mới lên tỉnh học được ít lâu, một chiều nọ đẹp trời, Nho sinh Củng lang thang dạo phố thì bỗng gặp một đoàn xe ngựa của quan Tuần phủ đi hành hạt, dù lọng nghênh ngang, tiền hô hậu hoán. Đang lớ ngớ không biết đường tránh, cậu vô tình cản đường đoàn người ngựa và bị toán lính hầu bắt tới trình quan về tội vô lễ. Cậu trò vừa bị giải đến nơi, đã nghe quan quát hỏi: </p><p></p><p>- Sao cậu dám thất lễ với bản quan?</p><p></p><p>- Bẩm quan lớn, tiểu sinh nguyên học ở trường làng, vừa mới lên tỉnh chưa biết rõ các nghi lễ nên mới vô tình vô lễ, xin quan lớn dung thứ. </p><p></p><p>- À, nếu cậu đúng là sĩ tử trường Đốc học, bản quan sẽ ra một vế đối, cậu đối hay thì được tha, bằng không sẽ bị giam về tội “phạm thượng”! </p><p></p><p>Rồi quan đọc: </p><p></p><p><em><strong>- Khách khoa bảng, khách văn ch¬ương, giữa quan khách, khách lại gặp khách.</strong></em></p><p></p><p>Không nghĩ ngợi lâu, Nho Củng ứng khẩu đối ngay:</p><p></p><p><strong><em>- Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai!</em></strong></p><p></p><p>Củng lại tung ra một câu thơ khẩu khí! Quan Tuần phủ nghe xong hết lời khen cậu là kẻ thiếu niên mà chí khí lớn lao, nên chẳng những tha lỗi cho mà còn thưởng thêm một quan tiền đồng (trị giá bằng sáu quan tiền kẽm). </p><p></p><p>Rồi quan quay sang nói với các vị đồng hành:</p><p></p><p>-<em> Quả là Khả úy đoan đoan đích hậu sinh. </em></p><p></p><p>Đây vốn là một câu cổ thi, nghĩa là: “Kẻ hậu sinh nầy rất đáng sợ”.</p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>7. ĐỐI ĐÁP VỚI SƯ</strong></p><p></p><p>Gần làng Uy Viễn của Nguyễn Công Trứ có một ngôi chùa, vị sư trụ trì ở đây là người tài cao học rộng nhưng rất kiêu ngạo, hiếu thắng. Ông này thường tự cho mình là nhất thiên hạ, xem thường cả Nho Củng vốn từ lâu đã nổi tiếng thần đồng khắp vùng. Biết vậy, Nho Củng cũng hiếu thắng tìm dịp gặp thử tài cao thấp.</p><p></p><p>Nhân một hôm rảnh học từ tỉnh thành về thăm nhà, Nho Củng bèn tìm tới chùa nọ chơi. Đến nơi, thấy ngoài sân trong điện không có ai, Củng lại đang khát nên đi thẳng vào bếp chùa để tìm nước uống, thì gặp sư trụ trì đang lúi húi bên bếp. Quay lại nhìn người lạ, vị sư buông ra một câu không mấy hiếu khách:</p><p></p><p><em><strong>Khách khứa kể chi ông núc bếp(5). </strong></em></p><p></p><p>Cậu Củng nhìn quanh, thấy một cái vại (đồ bằng sành dùng để muối cà hay d¬ưa) ở góc bếp, liền ứng khẩu đối lại: </p><p></p><p><em><strong>Trai chay mà có vại cà sư?(6)</strong></em></p><p></p><p>Câu này thực ra được nói lên rất vô tình, nhưng vị sư kia lại cho rằng Nho Củng thâm ý châm biếm mình có tư tình với bà vãi, nên chắp tay nhìn lên tượng Phật đọc một câu như thanh minh cho sự đứng đắn của mình: </p><p></p><p> Xin chứng minh cho, Nam mô A Di Đà Phật.</p><p></p><p>Nho Củng chỉ vào cái kiềng trên bếp và cất tiếng đối lại:</p><p></p><p><strong><em> Có giám sát đó, Đông Trù Tư mệnh Táo quân!</em></strong></p><p></p><p>Đông trù Tư mệnh Táo quân là thần coi bếp, cầm giữ bản mệnh của gia chủ. Bên mời Phật, bên nhờ thần ra minh chứng, quả thực là hay; lại Đông đối với Nam, Quân đối với Phật thì thật là tài! </p><p></p><p>Đến đây thì vị sư vừa tức vừa hoảng, không ngờ gặp phải đối thủ trẻ tuổi mà cao cường đến vậy, liền hạ một chiêu cuối cùng, vừa vỗ ngực ta đây vừa hăm doạ đối thủ: </p><p></p><p><strong><em>Thuộc ba mươi sáu quyển kinh, chẳng thiên địa thánh thần nhưng khác tục! </em></strong></p><p></p><p>Nho Củng cũng quyết định tung một đòn hạ gục:</p><p></p><p><strong><em>Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người!(7)</em></strong></p><p></p><p>Tới đây vị sư đành nín thinh, chấp nhận thua cuộc, từ đó không dám cao ngạo nữa.</p><p></p><p>Lại có người kể, chuyện chưa dừng ở đấy. Nho Củng đắc thắng ra về, nhưng vừa bước đến giữa sân thì hai con chó nhà chùa xổ ra cắn, cắn quyết liệt như thể trả thù cho chủ vậy. May có chú tiểu ngăn mãi mới được. Nho Củng dừng lại nhìn quanh chùa rồi ngâm hai câu như một lời nhắn gửi:</p><p></p><p><em><strong>Bụt cũng hiền lành, sư cũng khá,</strong></em></p><p><em><strong>Còn hai con chó chửa từ bi</strong></em>.</p><p><strong></strong></p><p><strong>8. CÓ AI VÔ LÍ NHƯ THI SĨ</strong></p><p></p><p>Gần làng Uy Viễn có bến Giang Đình trên bờ sông Lam, là một trong “Nghi Xuân bát cảnh” (tám cảnh đẹp của Nghi Xuân), trên bến có khu chợ nổi tiếng với những đặc sản miền quê và cũng là nơi thường lượn lờ, gặp gỡ của trai thanh gái tú. Và một điều thú vị là trên con đường dẫn vào chợ, nơi ngã ba, có một mảnh đất nhỏ không hiểu sao mọi bàn chân đều không dẫm lên, đi vòng qua, nên chỗ đó cỏ xanh bốn mùa, những bụi cây nở hoa đẹp tươi và duyên dáng. </p><p></p><p>Một chiều xuân nọ, Nguyễn Công Trứ vừa thơ thẩn đến ngã ba đó thì thấy từ đằng xa một cô gái cũng đang đi lại. Chàng trai làm ra vẻ đang mê mải ngắm hoa, nhưng thực ra là câu giờ để đợi giai nhân đến. Biết tỏng chàng Nho sinh kia là ai và vốn không lạ gì những mẹo vặt kiểu đó, khi đến gần cô gái mỉm cười đọc, như bâng quơ: </p><p></p><p><em><strong>Có ai vô lí như thi sĩ,</strong></em></p><p><em><strong>Hoa nở giữa đường cũng vấn vương</strong></em>. </p><p></p><p>Cô gái ấy vốn là một nghệ sĩ dân gian làng nghệ thuật Ca Trù Cổ Đạm, tài sắc có thừa. Biết đã gặp “đối thủ” cao tay, chàng thi sĩ dù vô lí vẫn không hề bối rối, mà lại buông giọng ỡm ờ như nói với bông hoa ven đường: </p><p></p><p><em><strong>Trời đà cho sắc cho hương,</strong></em></p><p><em><strong>Hoa kia nỡ để gió sương đãi đằng.</strong></em> </p><p></p><p>Chuyện đến đây, có người nói cô gái tự biết mình không phải là “kì phùng địch thủ” của chàng “thi sĩ vô lí” kia nên e thẹn bước đi, kéo theo cái nhìn xao xuyến của kẻ đa tình; nhưng cũng có người kể, sau một phút lúng túng, nàng đã trả đòn ngoạn mục:</p><p></p><p><em><strong>Sắc hương là của đất trời,</strong></em></p><p><em><strong>Phận ai ai giữ, ai người phải lo!</strong></em></p><p></p><p>Rồi không đợi chàng thi sĩ kịp đáp lời, sắc hương đã nhẹ gót xa dần với tiếng cười khúc khích…</p><p></p><p></p><p><strong>9. KÉM TÀI, TIỆN ĐỆ XIN NHƯỜNG LÀM ANH</strong></p><p></p><p>Ở phủ Thạch Hà (Hà Tĩnh) có Đầu phủ(8) Nguyễn Trùng Quang cũng hay tự thị, tự đắc là hay chữ, học rộng nhất trong vùng. Nghe đồn thần đồng Củng phong lưu, tài giỏi, anh ta chưa tin, những muốn gặp để thử hơn thua thế nào. </p><p></p><p>Một lần, Trùng Quang cho người mời thần đồng Củng tới nhà mình chơi. Đúng ngày hẹn, Nho Củng tới thì thấy ngoài cửa chủ nhà có dán một đôi câu đối chữ Hán:</p><p></p><p><em><strong>Sinh nê nhi bất nhiễm,</strong></em></p><p><em><strong>Hữu xạ tự nhiên hương.</strong></em></p><p><em><strong></strong></em></p><p><em><strong>Nghĩa là: </strong></em></p><p><em><strong>Sinh nơi bùn mà không nhiễm, </strong></em></p><p><em><strong>Có chất xạ tự nhiên thơm.</strong></em></p><p></p><p>Vào trong nhà, lại thấy trên bàn có một tờ giấy trắng, một cây bút lông và một đĩa mực mài sẵn, Nho Củng biết ngay chủ nhà muốn thử tài mình, bèn xin phép cầm bút viết liền một đôi câu đối Nôm như sau:</p><p></p><p><em><strong>Cửa sấm dám đâu mang trống lại, </strong></em></p><p><em><strong>Đất người đành phải vác chiêng đi(9).</strong></em></p><p></p><p>Đọc xong hai câu thơ, Đầu phủ họ Nguyễn, người tự đặt cho mình tên là Trùng Quang, có nghĩa là hai lần sáng, lập tức lấy làm tâm phục khẩu phục, liền viết tặng khách hai câu thơ chữ Hán:</p><p></p><p><em><strong>Khắc chấn danh gia năng hữu tử; </strong></em></p><p><em><strong>Bất tài tiện đệ nhượng vi huynh.</strong></em></p><p><em><strong></strong></em></p><p><em><strong>Nghĩa là:</strong></em></p><p><em><strong>Nối nghiệp, danh gia sinh con tài giỏi,</strong></em></p><p><em><strong>Kém tài, tiện đệ xin nhường làm anh</strong></em>.</p><p></p><p>và Đầu phủ Quang nhất định tôn Nho Củng làm anh, mặc dầu nhiều hơn Nho Củng đến năm sáu tuổi.</p><p></p><p>Đến khi chia tay, Nguyễn Trùng Quang lại viết tặng “Đại huynh” thêm hai câu thơ Hán văn như sau:</p><p></p><p><em><strong>Kinh nhân văn tự đề giai cú,</strong></em></p><p><em><strong>Tuyệt thế anh tài kiến thiếu niên.</strong></em></p><p><em><strong></strong></em></p><p><em><strong>Nghĩa là:</strong></em></p><p><em><strong>Đề câu thơ hay văn tự kinh người, </strong></em></p><p><em><strong>Thấy kẻ thiếu niên anh tài tuyệt thế.</strong></em></p><p></p><p></p><p><strong>10. BA VẠN ANH HÙNG ĐÈ XUỐNG DƯỚI</strong></p><p></p><p>Một lần có việc đi xa, trời rét, chàng học trò Nguyễn Công Trứ ghé vào quán nước bên đường nghỉ chân, rồi rúc vào ổ rơm trong quán ngủ nhờ. Vừa lúc đó, Tả quân Lê Văn Duyệt dẫn một đạo quân đi ngang qua cũng ghé vào quán. Những người trong quán thấy quan quân rầm rập thì sợ hãi nép tận vào các góc xa, riêng Nguyễn Công Trứ vẫn đắp chiếu nằm trên ổ rơm ngủ khì như không có chuyện gì xảy ra. Một viên quản cơ thấy vậy nạt nộ om sòm, hất chiếu đánh thức kẻ vô lễ dậy. Chàng thư sinh điềm nhiên, chậm rãi ngồi lên, không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả. Thấy vậy, Tả quân Lê Văn Duyệt lấy làm lạ, hỏi:</p><p></p><p>- Nhà ngươi là ai, mà thấy đạo quân của ta đến vẫn cứ nằm lì, không đứng dậy chào cho phải phép? Ngươi không sợ ta trách phạt hay sao?</p><p></p><p>Chàng học trò khôn khéo đáp lời quan:</p><p></p><p>- Bẩm quan lớn, tiểu sinh vốn biết đạo quân của ngài là đạo quân nhân nghĩa, chẳng vô cớ làm hại ai bao giờ, nên không việc gì phải sợ. Vả lại, tiểu sinh là học trò, đi đường xa mệt, gặp trời mưa lạnh lại có ổ rơm ấm quá nên trót ngủ quên mất ạ. </p><p></p><p>Thấy Nguyễn Công Trứ quả có dáng vẻ nho nhã, Tả quân liền bảo:</p><p></p><p>- Nếu ngươi đúng là học trò thì hãy làm vài câu thơ vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu như vừa rồi, nếu hay ta sẽ tha, bằng không sẽ chịu phạt đó.</p><p></p><p>Cậu Nho sinh dường như chỉ đợi có thế, ứng khẩu đọc ngay:</p><p></p><p><em><strong>Ba vạn anh hùng đè xuống dưới</strong></em></p><p><em><strong>Chín lần thiên tử đội lên trên(10).</strong></em></p><p></p><p>Tả quân Lê Văn Duyệt nghe xong, giật mình khen hay, hỏi tên tuổi, thưởng cho Trứ một số tiền rồi thả cho đi, và ghi nhớ trong lòng về người học trò kì tài ấy.</p><p></p><p></p><p><strong>11. SAO KHÔNG LO LIỆU CÒN NGỒI CHI ĐÂY</strong></p><p></p><p>Thuở còn hàn vi, Nguyễn Công Trứ treo trong nhà một bức tranh vẽ cảnh buổi chiều tà, ngang trời là đàn chim vỗ cánh giăng giăng bay về núi, lại có một ngư ông ngồi bên cầu buông cần câu cá nhưng lại có dáng đang nghĩ ngợi điều gì. Chàng hàn sĩ họ Nguyễn làng Uy Viễn đề vào bức tranh ấy đôi câu thơ:</p><p></p><p><em><strong>Chim bay về núi tối rồi,</strong></em></p><p><em><strong>Sao không lo liệu còn ngồi chi đây.</strong></em></p><p></p><p>Câu thơ như một sự tự nhắc nhở mình, dù vui thú yên hà cũng không quên sự nghiệp nam nhi cần lo liệu khi đời còn chưa quá muộn. Tuy nhiên, tương truyền khi hai câu thơ được đồn ra ngoài, có những kẻ quyền thế, biết chàng trai họ Nguyễn quả có tài lại ngang tàng, nên tâu về triều đình tìm cách thu dụng để khỏi ngại về sau.</p><p></p><p>Người ta kể, cái “hùng khí” đó đã được thể hiện ở cậu bé Củng/Trứ từ rất sớm. Khi còn để chỏm đi học, cậu đã vẽ một bức tranh con gà trống hùng dũng vươn cổ gáy đem dán ngoài cửa nhà và đề hai câu thơ vừa ngộ nghĩnh trẻ con vừa đầy khẩu khí:</p><p></p><p><em><strong>Cộc cồ cô, cộc cồ cô</strong></em></p><p><em><strong>Nhà bay không dậy tau vô mổ giừ (11).</strong></em></p><p></p><p></p><p><strong>12. THƠ… VẠN NĂNG</strong></p><p></p><p>Có thể nói Nguyễn Công Trứ là Người - Thơ, nghĩa là chỗ nào cũng thơ, cái gì cũng thơ, sống bằng/với thơ, dùng thơ như một công cụ giao tiếp, như vũ khí, như tình ái…</p><p></p><p>Sau đây là mấy cách Nguyễn Công Trứ “dụng thơ” từ hồi còn trẻ:</p><p><strong></strong></p><p><strong>Dùng thơ khất nợ</strong></p><p></p><p>Sau một lần đánh tổ tôm, tay chơi Công Trứ bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già đòi mãi không được, cuối cùng ông đến tận nhà ăn vạ. Trước mặt ông lão, con nợ lục lọi hết mọi rương hòm xem có gì đáng giá đem đi cầm, nhưng khốn thay chỉ thấy có mấy quyển sách đã cũ sờn. Bí quá, chàng Nho sinh đành phải “cầu cứu” đến… Nàng Thơ, tức cảnh ngâm nga: </p><p></p><p><em><strong>Thân "bát văn" tôi đã xác vờ,</strong></em></p><p><em><strong>Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?</strong></em></p><p><em><strong>Của trời cũng muốn, "không thang" bắc,</strong></em></p><p><em><strong>Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.</strong></em></p><p><em><strong>Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu,</strong></em></p><p><em><strong>Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.</strong></em></p><p><em><strong>Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?</strong></em></p><p><em><strong>"Ông lão" tha cho cũng được nhờ!(12)</strong></em></p><p></p><p>Ông lão vốn rắp tâm đến là để đòi cho bằng được nợ, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ thẩn ra đã có ý bực, nhưng rồi nghe hết cả bài thì thấy thơ hay quá, lại tài nữa, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm mà lại nói lên được cảnh học trò nghèo kiết không tiền... Vừa thương vừa phục, ông lão đã bằng lòng cho nhà thơ khất nợ.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Dùng thơ chuộc tội</strong></p><p></p><p>Một lần, vì lỡ… si, cậu học trò Trứ táo gan trêu chọc một tiểu thư xinh đẹp nhưng cũng khá kiêu kì bằng cáchdẫm bắn nước bẩn tung toé lên vạt tấm áo lụa mới tinh của nàng. Bị bắt giải vào trình quan Đốc học là cha của cô gái, chàng Nho sinh Nguyễn Công Trứ đã chuộc tội bằng bài thơ tinh nghịch sau:</p><p></p><p><em><strong>Thoắt chốc tai nghe một tiếng ồ,</strong></em></p><p><em><strong>Bầu trời vần vũ kín vầng ô(13),</strong></em></p><p><em><strong>Tưởng rằng gió cuốn màn mây lại.</strong></em></p><p><em><strong>Ai biết trời tuôn lộc nước cho.</strong></em></p><p><em><strong>Khi nãy nắng nôi ra thế ấy,</strong></em></p><p><em><strong>Bây giờ mát mẻ biết chừng mô(14).</strong></em></p><p><em><strong>Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ,</strong></em></p><p><em><strong>Có rứa rồi ra mới được mùa.</strong></em></p><p></p><p>Cả hai cha con quan Đốc học nghe thơ xong tha luôn tội cho Nguyễn Công Trứ, tiểu thư còn đỏ ửng má cúi đầu mỉm cười kín đáo.</p><p><strong></strong></p><p><strong>Dùng thơ cảm ơn</strong></p><p></p><p>Một ngày trời nắng chang chang có việc phải đi qua ngọn đèo toàn đá, mà đôi chân hàn sĩ Trứ lại… không giày. Vừa may có hai cô gái gánh giầy đi cùng đường thương tình cho mượn tạm đôi giầy để đi. Khi đã qua đèo an toàn, chàng học trò Trứ liền cởi giầy, hai tay nâng lên ngang mày trả cho hai cô và xin phép đọc bài thơ “cây nhà lá vườn” gọi là cám ơn: </p><p></p><p><em><strong>Lật đật qua đèo nóng nực(15) thay,</strong></em></p><p><em><strong>Hai cô thương đến lại cho giày.</strong></em></p><p><em><strong>Ơn này biết lấy chi mà giả,</strong></em></p><p><em><strong>Xin quỳ hai gối, chống hai tay! </strong></em></p><p></p><p>Nghe nói, chàng học trò hiền lành vừa xong câu cuối, hai cô hàng giầy mặt đã đỏ nhừ như say nắng và… ù té chạy!</p><p></p><p></p><p><strong>Dùng thơ khuyên giải</strong></p><p></p><p>Một lần có chị nhà quê mất mấn(16)! Ròng rã đứng chửi đã hai ngày liền, chị ta doạ sẽ chửi đủ tám ngày nữa mới thôi làm mọi người xung quanh xanh mắt. Đầu xứ Trứ nghe chuyện vừa thương vừa buồn cười, liền làm một bài thơ Nôm khuyên chị ta như sau:</p><p></p><p><strong><em>Thằng cha con bợm thật gớm ghê!</em></strong></p><p><strong><em>Trộm mấn bà đi đã độc hề!</em></strong></p><p><strong><em>Những chắc ra đi còn có bận,</em></strong></p><p><strong><em>Nào hay mất trộm lấy chi che?</em></strong></p><p><strong><em>Thương thay lạnh lẽo ba mùa rét, </em></strong></p><p><strong><em>Tội nhỉ trần truồng một nố tê(17)!</em></strong></p><p><strong><em>Của mất, người còn, còn có của,</em></strong></p><p><strong><em>Thôi thôi đừng chửi, xóm làng chê!</em></strong></p><p></p><p>Sau khi nghe bài thơ của Đầu xứ Trứ, chị ta liền thôi không chửi nữa.</p><p></p><p>(Còn nữa)</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="bichngoc, post: 69962, member: 1814"] [B]6. KHẢ ÚY ĐOAN ĐOAN ĐÍCH HẬU SINH[/B] Vừa mới lên tỉnh học được ít lâu, một chiều nọ đẹp trời, Nho sinh Củng lang thang dạo phố thì bỗng gặp một đoàn xe ngựa của quan Tuần phủ đi hành hạt, dù lọng nghênh ngang, tiền hô hậu hoán. Đang lớ ngớ không biết đường tránh, cậu vô tình cản đường đoàn người ngựa và bị toán lính hầu bắt tới trình quan về tội vô lễ. Cậu trò vừa bị giải đến nơi, đã nghe quan quát hỏi: - Sao cậu dám thất lễ với bản quan? - Bẩm quan lớn, tiểu sinh nguyên học ở trường làng, vừa mới lên tỉnh chưa biết rõ các nghi lễ nên mới vô tình vô lễ, xin quan lớn dung thứ. - À, nếu cậu đúng là sĩ tử trường Đốc học, bản quan sẽ ra một vế đối, cậu đối hay thì được tha, bằng không sẽ bị giam về tội “phạm thượng”! Rồi quan đọc: [I][B]- Khách khoa bảng, khách văn ch¬ương, giữa quan khách, khách lại gặp khách.[/B][/I] Không nghĩ ngợi lâu, Nho Củng ứng khẩu đối ngay: [B][I]- Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai![/I][/B] Củng lại tung ra một câu thơ khẩu khí! Quan Tuần phủ nghe xong hết lời khen cậu là kẻ thiếu niên mà chí khí lớn lao, nên chẳng những tha lỗi cho mà còn thưởng thêm một quan tiền đồng (trị giá bằng sáu quan tiền kẽm). Rồi quan quay sang nói với các vị đồng hành: -[I] Quả là Khả úy đoan đoan đích hậu sinh. [/I] Đây vốn là một câu cổ thi, nghĩa là: “Kẻ hậu sinh nầy rất đáng sợ”. [B] 7. ĐỐI ĐÁP VỚI SƯ[/B] Gần làng Uy Viễn của Nguyễn Công Trứ có một ngôi chùa, vị sư trụ trì ở đây là người tài cao học rộng nhưng rất kiêu ngạo, hiếu thắng. Ông này thường tự cho mình là nhất thiên hạ, xem thường cả Nho Củng vốn từ lâu đã nổi tiếng thần đồng khắp vùng. Biết vậy, Nho Củng cũng hiếu thắng tìm dịp gặp thử tài cao thấp. Nhân một hôm rảnh học từ tỉnh thành về thăm nhà, Nho Củng bèn tìm tới chùa nọ chơi. Đến nơi, thấy ngoài sân trong điện không có ai, Củng lại đang khát nên đi thẳng vào bếp chùa để tìm nước uống, thì gặp sư trụ trì đang lúi húi bên bếp. Quay lại nhìn người lạ, vị sư buông ra một câu không mấy hiếu khách: [I][B]Khách khứa kể chi ông núc bếp(5). [/B][/I] Cậu Củng nhìn quanh, thấy một cái vại (đồ bằng sành dùng để muối cà hay d¬ưa) ở góc bếp, liền ứng khẩu đối lại: [I][B]Trai chay mà có vại cà sư?(6)[/B][/I] Câu này thực ra được nói lên rất vô tình, nhưng vị sư kia lại cho rằng Nho Củng thâm ý châm biếm mình có tư tình với bà vãi, nên chắp tay nhìn lên tượng Phật đọc một câu như thanh minh cho sự đứng đắn của mình: Xin chứng minh cho, Nam mô A Di Đà Phật. Nho Củng chỉ vào cái kiềng trên bếp và cất tiếng đối lại: [B][I] Có giám sát đó, Đông Trù Tư mệnh Táo quân![/I][/B] Đông trù Tư mệnh Táo quân là thần coi bếp, cầm giữ bản mệnh của gia chủ. Bên mời Phật, bên nhờ thần ra minh chứng, quả thực là hay; lại Đông đối với Nam, Quân đối với Phật thì thật là tài! Đến đây thì vị sư vừa tức vừa hoảng, không ngờ gặp phải đối thủ trẻ tuổi mà cao cường đến vậy, liền hạ một chiêu cuối cùng, vừa vỗ ngực ta đây vừa hăm doạ đối thủ: [B][I]Thuộc ba mươi sáu quyển kinh, chẳng thiên địa thánh thần nhưng khác tục! [/I][/B] Nho Củng cũng quyết định tung một đòn hạ gục: [B][I]Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân thần phụ tử đếch ra người!(7)[/I][/B] Tới đây vị sư đành nín thinh, chấp nhận thua cuộc, từ đó không dám cao ngạo nữa. Lại có người kể, chuyện chưa dừng ở đấy. Nho Củng đắc thắng ra về, nhưng vừa bước đến giữa sân thì hai con chó nhà chùa xổ ra cắn, cắn quyết liệt như thể trả thù cho chủ vậy. May có chú tiểu ngăn mãi mới được. Nho Củng dừng lại nhìn quanh chùa rồi ngâm hai câu như một lời nhắn gửi: [I][B]Bụt cũng hiền lành, sư cũng khá, Còn hai con chó chửa từ bi[/B][/I]. [B] 8. CÓ AI VÔ LÍ NHƯ THI SĨ[/B] Gần làng Uy Viễn có bến Giang Đình trên bờ sông Lam, là một trong “Nghi Xuân bát cảnh” (tám cảnh đẹp của Nghi Xuân), trên bến có khu chợ nổi tiếng với những đặc sản miền quê và cũng là nơi thường lượn lờ, gặp gỡ của trai thanh gái tú. Và một điều thú vị là trên con đường dẫn vào chợ, nơi ngã ba, có một mảnh đất nhỏ không hiểu sao mọi bàn chân đều không dẫm lên, đi vòng qua, nên chỗ đó cỏ xanh bốn mùa, những bụi cây nở hoa đẹp tươi và duyên dáng. Một chiều xuân nọ, Nguyễn Công Trứ vừa thơ thẩn đến ngã ba đó thì thấy từ đằng xa một cô gái cũng đang đi lại. Chàng trai làm ra vẻ đang mê mải ngắm hoa, nhưng thực ra là câu giờ để đợi giai nhân đến. Biết tỏng chàng Nho sinh kia là ai và vốn không lạ gì những mẹo vặt kiểu đó, khi đến gần cô gái mỉm cười đọc, như bâng quơ: [I][B]Có ai vô lí như thi sĩ, Hoa nở giữa đường cũng vấn vương[/B][/I]. Cô gái ấy vốn là một nghệ sĩ dân gian làng nghệ thuật Ca Trù Cổ Đạm, tài sắc có thừa. Biết đã gặp “đối thủ” cao tay, chàng thi sĩ dù vô lí vẫn không hề bối rối, mà lại buông giọng ỡm ờ như nói với bông hoa ven đường: [I][B]Trời đà cho sắc cho hương, Hoa kia nỡ để gió sương đãi đằng.[/B][/I] Chuyện đến đây, có người nói cô gái tự biết mình không phải là “kì phùng địch thủ” của chàng “thi sĩ vô lí” kia nên e thẹn bước đi, kéo theo cái nhìn xao xuyến của kẻ đa tình; nhưng cũng có người kể, sau một phút lúng túng, nàng đã trả đòn ngoạn mục: [I][B]Sắc hương là của đất trời, Phận ai ai giữ, ai người phải lo![/B][/I] Rồi không đợi chàng thi sĩ kịp đáp lời, sắc hương đã nhẹ gót xa dần với tiếng cười khúc khích… [B]9. KÉM TÀI, TIỆN ĐỆ XIN NHƯỜNG LÀM ANH[/B] Ở phủ Thạch Hà (Hà Tĩnh) có Đầu phủ(8) Nguyễn Trùng Quang cũng hay tự thị, tự đắc là hay chữ, học rộng nhất trong vùng. Nghe đồn thần đồng Củng phong lưu, tài giỏi, anh ta chưa tin, những muốn gặp để thử hơn thua thế nào. Một lần, Trùng Quang cho người mời thần đồng Củng tới nhà mình chơi. Đúng ngày hẹn, Nho Củng tới thì thấy ngoài cửa chủ nhà có dán một đôi câu đối chữ Hán: [I][B]Sinh nê nhi bất nhiễm, Hữu xạ tự nhiên hương. Nghĩa là: Sinh nơi bùn mà không nhiễm, Có chất xạ tự nhiên thơm.[/B][/I] Vào trong nhà, lại thấy trên bàn có một tờ giấy trắng, một cây bút lông và một đĩa mực mài sẵn, Nho Củng biết ngay chủ nhà muốn thử tài mình, bèn xin phép cầm bút viết liền một đôi câu đối Nôm như sau: [I][B]Cửa sấm dám đâu mang trống lại, Đất người đành phải vác chiêng đi(9).[/B][/I] Đọc xong hai câu thơ, Đầu phủ họ Nguyễn, người tự đặt cho mình tên là Trùng Quang, có nghĩa là hai lần sáng, lập tức lấy làm tâm phục khẩu phục, liền viết tặng khách hai câu thơ chữ Hán: [I][B]Khắc chấn danh gia năng hữu tử; Bất tài tiện đệ nhượng vi huynh. Nghĩa là: Nối nghiệp, danh gia sinh con tài giỏi, Kém tài, tiện đệ xin nhường làm anh[/B][/I]. và Đầu phủ Quang nhất định tôn Nho Củng làm anh, mặc dầu nhiều hơn Nho Củng đến năm sáu tuổi. Đến khi chia tay, Nguyễn Trùng Quang lại viết tặng “Đại huynh” thêm hai câu thơ Hán văn như sau: [I][B]Kinh nhân văn tự đề giai cú, Tuyệt thế anh tài kiến thiếu niên. Nghĩa là: Đề câu thơ hay văn tự kinh người, Thấy kẻ thiếu niên anh tài tuyệt thế.[/B][/I] [B]10. BA VẠN ANH HÙNG ĐÈ XUỐNG DƯỚI[/B] Một lần có việc đi xa, trời rét, chàng học trò Nguyễn Công Trứ ghé vào quán nước bên đường nghỉ chân, rồi rúc vào ổ rơm trong quán ngủ nhờ. Vừa lúc đó, Tả quân Lê Văn Duyệt dẫn một đạo quân đi ngang qua cũng ghé vào quán. Những người trong quán thấy quan quân rầm rập thì sợ hãi nép tận vào các góc xa, riêng Nguyễn Công Trứ vẫn đắp chiếu nằm trên ổ rơm ngủ khì như không có chuyện gì xảy ra. Một viên quản cơ thấy vậy nạt nộ om sòm, hất chiếu đánh thức kẻ vô lễ dậy. Chàng thư sinh điềm nhiên, chậm rãi ngồi lên, không tỏ vẻ gì là sợ hãi cả. Thấy vậy, Tả quân Lê Văn Duyệt lấy làm lạ, hỏi: - Nhà ngươi là ai, mà thấy đạo quân của ta đến vẫn cứ nằm lì, không đứng dậy chào cho phải phép? Ngươi không sợ ta trách phạt hay sao? Chàng học trò khôn khéo đáp lời quan: - Bẩm quan lớn, tiểu sinh vốn biết đạo quân của ngài là đạo quân nhân nghĩa, chẳng vô cớ làm hại ai bao giờ, nên không việc gì phải sợ. Vả lại, tiểu sinh là học trò, đi đường xa mệt, gặp trời mưa lạnh lại có ổ rơm ấm quá nên trót ngủ quên mất ạ. Thấy Nguyễn Công Trứ quả có dáng vẻ nho nhã, Tả quân liền bảo: - Nếu ngươi đúng là học trò thì hãy làm vài câu thơ vịnh cảnh nằm ổ rơm đắp chiếu như vừa rồi, nếu hay ta sẽ tha, bằng không sẽ chịu phạt đó. Cậu Nho sinh dường như chỉ đợi có thế, ứng khẩu đọc ngay: [I][B]Ba vạn anh hùng đè xuống dưới Chín lần thiên tử đội lên trên(10).[/B][/I] Tả quân Lê Văn Duyệt nghe xong, giật mình khen hay, hỏi tên tuổi, thưởng cho Trứ một số tiền rồi thả cho đi, và ghi nhớ trong lòng về người học trò kì tài ấy. [B]11. SAO KHÔNG LO LIỆU CÒN NGỒI CHI ĐÂY[/B] Thuở còn hàn vi, Nguyễn Công Trứ treo trong nhà một bức tranh vẽ cảnh buổi chiều tà, ngang trời là đàn chim vỗ cánh giăng giăng bay về núi, lại có một ngư ông ngồi bên cầu buông cần câu cá nhưng lại có dáng đang nghĩ ngợi điều gì. Chàng hàn sĩ họ Nguyễn làng Uy Viễn đề vào bức tranh ấy đôi câu thơ: [I][B]Chim bay về núi tối rồi, Sao không lo liệu còn ngồi chi đây.[/B][/I] Câu thơ như một sự tự nhắc nhở mình, dù vui thú yên hà cũng không quên sự nghiệp nam nhi cần lo liệu khi đời còn chưa quá muộn. Tuy nhiên, tương truyền khi hai câu thơ được đồn ra ngoài, có những kẻ quyền thế, biết chàng trai họ Nguyễn quả có tài lại ngang tàng, nên tâu về triều đình tìm cách thu dụng để khỏi ngại về sau. Người ta kể, cái “hùng khí” đó đã được thể hiện ở cậu bé Củng/Trứ từ rất sớm. Khi còn để chỏm đi học, cậu đã vẽ một bức tranh con gà trống hùng dũng vươn cổ gáy đem dán ngoài cửa nhà và đề hai câu thơ vừa ngộ nghĩnh trẻ con vừa đầy khẩu khí: [I][B]Cộc cồ cô, cộc cồ cô Nhà bay không dậy tau vô mổ giừ (11).[/B][/I] [B]12. THƠ… VẠN NĂNG[/B] Có thể nói Nguyễn Công Trứ là Người - Thơ, nghĩa là chỗ nào cũng thơ, cái gì cũng thơ, sống bằng/với thơ, dùng thơ như một công cụ giao tiếp, như vũ khí, như tình ái… Sau đây là mấy cách Nguyễn Công Trứ “dụng thơ” từ hồi còn trẻ: [B] Dùng thơ khất nợ[/B] Sau một lần đánh tổ tôm, tay chơi Công Trứ bị thua rồi mang nợ. Chủ nợ là một ông già đòi mãi không được, cuối cùng ông đến tận nhà ăn vạ. Trước mặt ông lão, con nợ lục lọi hết mọi rương hòm xem có gì đáng giá đem đi cầm, nhưng khốn thay chỉ thấy có mấy quyển sách đã cũ sờn. Bí quá, chàng Nho sinh đành phải “cầu cứu” đến… Nàng Thơ, tức cảnh ngâm nga: [I][B]Thân "bát văn" tôi đã xác vờ, Trong nhà còn biết "bán chi" giờ? Của trời cũng muốn, "không thang" bắc, Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ. Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu, Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa. Đã không "nhất sách" kêu chi nữa? "Ông lão" tha cho cũng được nhờ!(12)[/B][/I] Ông lão vốn rắp tâm đến là để đòi cho bằng được nợ, thấy Nguyễn Công Trứ giở thơ thẩn ra đã có ý bực, nhưng rồi nghe hết cả bài thì thấy thơ hay quá, lại tài nữa, câu nào cũng có tên một quân bài tổ tôm mà lại nói lên được cảnh học trò nghèo kiết không tiền... Vừa thương vừa phục, ông lão đã bằng lòng cho nhà thơ khất nợ. [B] Dùng thơ chuộc tội[/B] Một lần, vì lỡ… si, cậu học trò Trứ táo gan trêu chọc một tiểu thư xinh đẹp nhưng cũng khá kiêu kì bằng cáchdẫm bắn nước bẩn tung toé lên vạt tấm áo lụa mới tinh của nàng. Bị bắt giải vào trình quan Đốc học là cha của cô gái, chàng Nho sinh Nguyễn Công Trứ đã chuộc tội bằng bài thơ tinh nghịch sau: [I][B]Thoắt chốc tai nghe một tiếng ồ, Bầu trời vần vũ kín vầng ô(13), Tưởng rằng gió cuốn màn mây lại. Ai biết trời tuôn lộc nước cho. Khi nãy nắng nôi ra thế ấy, Bây giờ mát mẻ biết chừng mô(14). Hỡi người ướt áo đừng năn nỉ, Có rứa rồi ra mới được mùa.[/B][/I] Cả hai cha con quan Đốc học nghe thơ xong tha luôn tội cho Nguyễn Công Trứ, tiểu thư còn đỏ ửng má cúi đầu mỉm cười kín đáo. [B] Dùng thơ cảm ơn[/B] Một ngày trời nắng chang chang có việc phải đi qua ngọn đèo toàn đá, mà đôi chân hàn sĩ Trứ lại… không giày. Vừa may có hai cô gái gánh giầy đi cùng đường thương tình cho mượn tạm đôi giầy để đi. Khi đã qua đèo an toàn, chàng học trò Trứ liền cởi giầy, hai tay nâng lên ngang mày trả cho hai cô và xin phép đọc bài thơ “cây nhà lá vườn” gọi là cám ơn: [I][B]Lật đật qua đèo nóng nực(15) thay, Hai cô thương đến lại cho giày. Ơn này biết lấy chi mà giả, Xin quỳ hai gối, chống hai tay! [/B][/I] Nghe nói, chàng học trò hiền lành vừa xong câu cuối, hai cô hàng giầy mặt đã đỏ nhừ như say nắng và… ù té chạy! [B]Dùng thơ khuyên giải[/B] Một lần có chị nhà quê mất mấn(16)! Ròng rã đứng chửi đã hai ngày liền, chị ta doạ sẽ chửi đủ tám ngày nữa mới thôi làm mọi người xung quanh xanh mắt. Đầu xứ Trứ nghe chuyện vừa thương vừa buồn cười, liền làm một bài thơ Nôm khuyên chị ta như sau: [B][I]Thằng cha con bợm thật gớm ghê! Trộm mấn bà đi đã độc hề! Những chắc ra đi còn có bận, Nào hay mất trộm lấy chi che? Thương thay lạnh lẽo ba mùa rét, Tội nhỉ trần truồng một nố tê(17)! Của mất, người còn, còn có của, Thôi thôi đừng chửi, xóm làng chê![/I][/B] Sau khi nghe bài thơ của Đầu xứ Trứ, chị ta liền thôi không chửi nữa. (Còn nữa) [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Giai thoại về Nguyễn Công Trứ
Top