Tongthieugia
New member
- Xu
- 0
GIẢI THÍCH VÌ SAO CÓ SỰ TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
Có bạn hỏi rằng:
Tại sao có sự tuần hoàn của nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng quay, lượng nước có bị hao hụt đi không?
TRẢ LỜI
Xin trả lòi bạn như sau:
Lớp nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng và khí. Nước ở thể lỏng tập trung nhiều nhất trong các đại dương. Dưới ảnh hưởng của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi.
Hơi nước từ đại dương bốc lên, một phần lớn lại rơi xuống đại dương, còn một phần nhỏ tạo thành mây, được các luồng gió đưa vào đất liền. Khi gặp điều kiện thích hợp, mây lại tạo thành mưa, tuyết…rơi xuống mặt đất v.v…Trên mặt đất, một phần nước lại ngắn xuống sâu tạo thành nước ngầm, rồi trở thành các nguồn cung cấp nước cho các sông, suối, giếng v.v…Một phần lớn đọng lại trên mặt đất thành các hồ, ao, hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh gần cực tạo thành lớp phủ băng, tuyết. Chỉ có một phần nhỏ chảy thành dòng trên mặt đất. Đó là các suối, sông v.v…Nước ngầm, nước băng tuyết tan, nước sông…
sau một thời gian lại đổ ra biển và đại dương, lại bốc thành hơi, quay về lục địa v.v…Như vậy, là tất cả các loại nước trên bề mặt Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn bất tận. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cụ thể là điều hoà chế độ ẩm và nhiệt giữa đại dương và lục địa. Theo sự tính toán của các nhà thuỷ văn học, thì khi thực hiện các vòng quay trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không bị hao hụt, mất đi đâu cả