Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác mà đôi khi nó còn lớn hơn so với bất lợi lúc đầu. Ý của câu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là như thế.
Điều cần làm sáng tỏ thêm ở đây là tại sao để nói về những điều bất lợi, không may mắn, dân gian lại viện đến vỏ dưa và vỏ dừa? Như ai nấy đều biết khi ăn dưa hấu, người ta thường bổ dọc quả dưa thành từng miếng. Miếng dưa hấu sau khi ăn hết còn vỏ dày vất lại. Miếng vỏ dưa có hình dạng cong, võng lên ở hai đầu, trông tựa như mảnh vỏ ngoài quả dừa. Vỏ dưa nhiều nước, cứng, trơn. Vô ý dẫm lên vỏ dưa rất dễ bị ngã. Và, nhiều người đã bị ngã vì đạp phải vỏ dưa. Thế cho nên, người đời hễ gặp vỏ dưa là tránh, khỏi dẫm lên mà ngã. Oái oăm thay, vỏ dưa và vỏ dừa lại hao hao giống nhau. Cái tâm lý “Kính cung chi điểu” (tức con chim phải tên thấy làn cây cong cũng hoảng sợ) đã cho người đời một lời khuyên choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh. Nghĩa là đã bị trượt ngã vì dẫm phải vỏ dưa, khi gặp vỏ dừa cũng phải tránh ra, vì vỏ dừa và vỏ dừa cũng na ná như nhau mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng có sự công bằng trong ban phát và trừng phạt. Có những lúc, con người liên tiếp gặp phải những điều không may này đến những điều không may khác. Hoặc, cũng có những khi ta muốn tránh điều bất lợi này mà chọn làm một việc nọ, nhưng khi làm việc nọ lại vấp phải một điều bất lợi khác. Cho nên, đã đành là khi đạp vỏ dưa rồi thì gặp vỏ dừa phải tránh đi, nhưng không phải lúc nào cũng làm được điều đó. Trong khi nhiều trường hợp, tránh vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa. Nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác. Rất có khả năng là, thành ngữ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa hình thành trên cơ sở cấu từ lại ý của câu choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh do hiện thực cuộc sống đòi hỏi.
Thua keo này bày keo khác
Trong cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận chiều suôn sẻ. Con người không dễ dàng tránh khỏi những thất bại đắng cay. Người không có chí, gặp thất bại là nản lòng, là bỏ cuộc. Người có chí, khi thất bại phải tìm cách khôi phục, không chịu thua thiệt, thua keo này bày keo khác.
Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng mà trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ thua keo này bày keo khác có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Với những người có tư tưởng làm việc phục vụ cho lợi ích nhân dân, thành ngữ thua keo này bày keo khác, thể hiện sự kiên trì phấn đấu để đạt mục đích.
Thành ngữ thua keo này bày keo khác bao gồm hai vế kết hợp với nhau, không đòi hỏi tính chặt chẽ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, trong sử dụng, giữa hai vế người ta có thẻ thêm vào các từ chỉ chủ thể hành động, chẳng hạn như thua keo này ta bày keo khác...
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
"Người xưa có câu, trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng" (trích giảng văn học lớp 8, tập hai, tr.14). Câu ấy từ đâu mà có?
Như ta biết, trúc là một loại cây thuộc họ tre nứa, mai vầu. Thân trúc có nhiều đốt, tất nhiên có đốt thẳng, đốt cong. Khi bị thiêu cháy thân cây, tàn tro vẫn nằm dài trên mặt đất và vẫn giữ được độ cong thẳng của từng đốt cây.
Nhân dân ta mượn hình ảnh của cây trúc để nói về con người. Người thẳng thắn, ngay thật trong cuộc sống cũng như đốt trúc thẳng vậy. Kẻ lèo lá quanh co cũng tựa như đốt trúc cong. Như đốt trúc ngay thẳng, dẫu bị thiêu cháy thì sự ngay thẳng đó vẫn còn lấp lánh trong tàn tro, trong lửa đỏ.
Con người giữa cuộc đời vẫn vậy. Là người ngay thẳng, thì cho dù bị xô đẩy đến khó khăn, gian khổ nào vẫn giữ được và cần phải giữ vững vẻ đẹp của chính mình. Những kẻ xấu, dù cố tìm cách bôi nhọ, vu oan giá hoạ những người tốt để đổi trắng thay đen, cũng không thể nào thực hiện được. Trong hoả mù tội ác của bọn chúng, vẻ đẹp của những con người cao thượng vẫn sáng lung linh: trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng và cây ngay không sợ chết đứng!
Tứ cố vô thân
Ngoảnh lại nhìn bốn phương nào có ai thân thích với mình! Tứ cố vô thân là vậy. Thành ngữ này là một tập hợp gồm các yếu tố Hán: tứ (bốn), cố (nhìn, ngoảnh), vô (không có), thân (thân thích).
Những ai không có cha mẹ, anh em, bà con, không có bạn bè thân thích, không nơi nương tựa, sống cô độc một mình đều được gọi là người tứ cố vô thân:
"Những thằng tứ cố vô thân, giết chúng nó thì dễ, nhưng giết được, chỉ còn có xương" (Văn học lớp 12, tr.85).
"Trong cái đời tứ cố vô thân của ông, quê quán, bố mẹ, anh em, ngay cả tên tuổi của mình, ông đều không biết" (Nguyễn Huy Tưởng. "Sống mãi với Thủ đô")
Tứ cố vô thân không chỉ nói về những cuộc đời, những số phận, những con người bất hạnh, trơ trọi một mình giữa cuộc sống không cha không mẹ, không thân thích bạn bè mà còn được dùng để nói về những vùng xa lạ, nơi "đất khách quê người".
"Đang đâu lại bỏ chỗ có anh em mà đi đến nơi tứ cố vô thân thế này! (Nguyễn Đức Thuận. "Bất khuất").
Thả mồi bắt bóng
Chuyện kể có một con chó lượn qua hàng thịt. Nó quắp được một miếng thịt to và vội vàng tha mồi chạy. Lúc chạy ngang qua cầu, nhìn xuống lòng lạch, với làn nước trong veo, con chó thấy hình bóng của miếng thịt in dưới nước, xem ra còn to hơn miếng thịt nó gậm trong miệng. Thế là chàng ta bèn bỏ miếng thịt trong miệng, lao ngay xuống nước để chộp cái bóng của miếng thịt được rọi to dưới mặt nước. Kết quả miếng thịt cũng mất và bóng chỉ là bóng nên cũng tan đi khi miếng thịt không còn. Thế là con chó đành trơ mỏm lội lên và không còn thức ăn để mà ăn.
Hình ảnh này gợi cho mọi người một loại người tham lam, thường không chịu an phận trong cuộc sống. Không chấp nhận những gì mình hiện có mà mơ tưởng đến những hình ảnh mông lung như chiếc bóng. Sự mơ tưởng làm mờ đi lý trí và không phân biệt đâu là cái có thật đâu là ảo ảnh và sẳn sàng đánh đổ những giá trị có thật mà mình có để bắt lấy những điều hư ảo.
Trong cuộc sống, để đạt đến một giá trị nào đó người ta thường phải trải qua nhiều gian nan, vất vả. Nhưng khi đạt đến giá trị đó, và tìm thấy sự bình an hạnh phúc trong nó, thì người ta lại quên đi những gian nan vất vả mà mình đã phải trải qua cũng như không còn nhận chân được giá trị cái mà mình đã đạt được. Và với một hào nhoáng nào đó, một bề ngoài có vẻ lợi lộc hơn, vinh quang hơn nào đó. họ đã buông rơi cái hạnh phúc của mình đang có, cái giá trị thật mà mình đang nắm trong tay để theo đuổi cái ảo ảnh mà họ không bao giờ có thể với tới được, hoặc chỉ là cái bóng, vớ vào rồi thì bóng tan, vinh quang giả tạo tan, lợi lộc cũng chẳng có. .. và chỉ còn biết ngậm ngùi nuối tiếc cho những sai lầm của mình.
Tương tự với nghĩa này người ta còn có câu:
Đứng núi này trông núi nọ
Đứng dưới chân núi, thấy cảnh sắc hùng vĩ, thấy trời mây tráng lệ, con người đã bỏ bao công sức cố gắng trèo lên đỉnh núi để được ở giữa cái hùng vĩ, để nắm bắt cái tráng lệ uy nghi của rừng, để hòa lẫn vào trong cái phong cảnh mà mình yêu thích. Đường đi từ chân núi lên đến đỉnh gian nan ôi là bao, nhưng khi lên đến đỉnh rồi, đứng cạnh một cây dầu một cây si nào đó, họ thấy nó cũng bình thường như bao cây dầu, cây si mà họ thấy ở dưới đồng bằng. Dưới chân họ cũng là đất, lá đá, trên đầu họ vẫn là mây, là gió, họ không có cảm giác mãn nguyện khi họ đã thực hiện được hành trình lên núi như họ đã mong muốn. Vì cái nhìn của họ bây giờ không còn là cái nhìn tổng quan của nơi họ đang đứng mà là cái nhìn sang ngọn núi bên kia, và họ đã thả tưởng tượng đi cao đi xa hơn để nghĩ rằng có lẽ bên kia núi sẽ đẹp hơn!
Ở đâu cũng thế thôi, mỗi nơi một vẽ đẹp riêng, một đặc điểm riêng! Mỗi nơi có lợi điểm riêng và cũng có bất tiện riêng ! Hãy biết mình đang cần gì và chấp nhận những gì mà mình đang có .
Tức nước vỡ bờ
Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đấp đê, đấp bờ để ngăn chận nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. hoặc đấp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chãy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.
Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.
Với tính tham sẳn có trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi.
Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hoà trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính… Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt. .. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng.
Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.
Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác mà đôi khi nó còn lớn hơn so với bất lợi lúc đầu. Ý của câu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là như thế.
Điều cần làm sáng tỏ thêm ở đây là tại sao để nói về những điều bất lợi, không may mắn, dân gian lại viện đến vỏ dưa và vỏ dừa? Như ai nấy đều biết khi ăn dưa hấu, người ta thường bổ dọc quả dưa thành từng miếng. Miếng dưa hấu sau khi ăn hết còn vỏ dày vất lại. Miếng vỏ dưa có hình dạng cong, võng lên ở hai đầu, trông tựa như mảnh vỏ ngoài quả dừa. Vỏ dưa nhiều nước, cứng, trơn. Vô ý dẫm lên vỏ dưa rất dễ bị ngã. Và, nhiều người đã bị ngã vì đạp phải vỏ dưa. Thế cho nên, người đời hễ gặp vỏ dưa là tránh, khỏi dẫm lên mà ngã. Oái oăm thay, vỏ dưa và vỏ dừa lại hao hao giống nhau. Cái tâm lý “Kính cung chi điểu” (tức con chim phải tên thấy làn cây cong cũng hoảng sợ) đã cho người đời một lời khuyên choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh. Nghĩa là đã bị trượt ngã vì dẫm phải vỏ dưa, khi gặp vỏ dừa cũng phải tránh ra, vì vỏ dừa và vỏ dừa cũng na ná như nhau mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng có sự công bằng trong ban phát và trừng phạt. Có những lúc, con người liên tiếp gặp phải những điều không may này đến những điều không may khác. Hoặc, cũng có những khi ta muốn tránh điều bất lợi này mà chọn làm một việc nọ, nhưng khi làm việc nọ lại vấp phải một điều bất lợi khác. Cho nên, đã đành là khi đạp vỏ dưa rồi thì gặp vỏ dừa phải tránh đi, nhưng không phải lúc nào cũng làm được điều đó. Trong khi nhiều trường hợp, tránh vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa. Nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác. Rất có khả năng là, thành ngữ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa hình thành trên cơ sở cấu từ lại ý của câu choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh do hiện thực cuộc sống đòi hỏi.
Thua keo này bày keo khác
Trong cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận chiều suôn sẻ. Con người không dễ dàng tránh khỏi những thất bại đắng cay. Người không có chí, gặp thất bại là nản lòng, là bỏ cuộc. Người có chí, khi thất bại phải tìm cách khôi phục, không chịu thua thiệt, thua keo này bày keo khác.
Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng mà trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ thua keo này bày keo khác có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Với những người có tư tưởng làm việc phục vụ cho lợi ích nhân dân, thành ngữ thua keo này bày keo khác, thể hiện sự kiên trì phấn đấu để đạt mục đích.
Thành ngữ thua keo này bày keo khác bao gồm hai vế kết hợp với nhau, không đòi hỏi tính chặt chẽ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, trong sử dụng, giữa hai vế người ta có thẻ thêm vào các từ chỉ chủ thể hành động, chẳng hạn như thua keo này ta bày keo khác...
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
"Người xưa có câu, trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng" (trích giảng văn học lớp 8, tập hai, tr.14). Câu ấy từ đâu mà có?
Như ta biết, trúc là một loại cây thuộc họ tre nứa, mai vầu. Thân trúc có nhiều đốt, tất nhiên có đốt thẳng, đốt cong. Khi bị thiêu cháy thân cây, tàn tro vẫn nằm dài trên mặt đất và vẫn giữ được độ cong thẳng của từng đốt cây.
Nhân dân ta mượn hình ảnh của cây trúc để nói về con người. Người thẳng thắn, ngay thật trong cuộc sống cũng như đốt trúc thẳng vậy. Kẻ lèo lá quanh co cũng tựa như đốt trúc cong. Như đốt trúc ngay thẳng, dẫu bị thiêu cháy thì sự ngay thẳng đó vẫn còn lấp lánh trong tàn tro, trong lửa đỏ.
Con người giữa cuộc đời vẫn vậy. Là người ngay thẳng, thì cho dù bị xô đẩy đến khó khăn, gian khổ nào vẫn giữ được và cần phải giữ vững vẻ đẹp của chính mình. Những kẻ xấu, dù cố tìm cách bôi nhọ, vu oan giá hoạ những người tốt để đổi trắng thay đen, cũng không thể nào thực hiện được. Trong hoả mù tội ác của bọn chúng, vẻ đẹp của những con người cao thượng vẫn sáng lung linh: trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng và cây ngay không sợ chết đứng!
Tứ cố vô thân
Ngoảnh lại nhìn bốn phương nào có ai thân thích với mình! Tứ cố vô thân là vậy. Thành ngữ này là một tập hợp gồm các yếu tố Hán: tứ (bốn), cố (nhìn, ngoảnh), vô (không có), thân (thân thích).
Những ai không có cha mẹ, anh em, bà con, không có bạn bè thân thích, không nơi nương tựa, sống cô độc một mình đều được gọi là người tứ cố vô thân:
"Những thằng tứ cố vô thân, giết chúng nó thì dễ, nhưng giết được, chỉ còn có xương" (Văn học lớp 12, tr.85).
"Trong cái đời tứ cố vô thân của ông, quê quán, bố mẹ, anh em, ngay cả tên tuổi của mình, ông đều không biết" (Nguyễn Huy Tưởng. "Sống mãi với Thủ đô")
Tứ cố vô thân không chỉ nói về những cuộc đời, những số phận, những con người bất hạnh, trơ trọi một mình giữa cuộc sống không cha không mẹ, không thân thích bạn bè mà còn được dùng để nói về những vùng xa lạ, nơi "đất khách quê người".
"Đang đâu lại bỏ chỗ có anh em mà đi đến nơi tứ cố vô thân thế này! (Nguyễn Đức Thuận. "Bất khuất").
Thả mồi bắt bóng
Chuyện kể có một con chó lượn qua hàng thịt. Nó quắp được một miếng thịt to và vội vàng tha mồi chạy. Lúc chạy ngang qua cầu, nhìn xuống lòng lạch, với làn nước trong veo, con chó thấy hình bóng của miếng thịt in dưới nước, xem ra còn to hơn miếng thịt nó gậm trong miệng. Thế là chàng ta bèn bỏ miếng thịt trong miệng, lao ngay xuống nước để chộp cái bóng của miếng thịt được rọi to dưới mặt nước. Kết quả miếng thịt cũng mất và bóng chỉ là bóng nên cũng tan đi khi miếng thịt không còn. Thế là con chó đành trơ mỏm lội lên và không còn thức ăn để mà ăn.
Hình ảnh này gợi cho mọi người một loại người tham lam, thường không chịu an phận trong cuộc sống. Không chấp nhận những gì mình hiện có mà mơ tưởng đến những hình ảnh mông lung như chiếc bóng. Sự mơ tưởng làm mờ đi lý trí và không phân biệt đâu là cái có thật đâu là ảo ảnh và sẳn sàng đánh đổ những giá trị có thật mà mình có để bắt lấy những điều hư ảo.
Trong cuộc sống, để đạt đến một giá trị nào đó người ta thường phải trải qua nhiều gian nan, vất vả. Nhưng khi đạt đến giá trị đó, và tìm thấy sự bình an hạnh phúc trong nó, thì người ta lại quên đi những gian nan vất vả mà mình đã phải trải qua cũng như không còn nhận chân được giá trị cái mà mình đã đạt được. Và với một hào nhoáng nào đó, một bề ngoài có vẻ lợi lộc hơn, vinh quang hơn nào đó. họ đã buông rơi cái hạnh phúc của mình đang có, cái giá trị thật mà mình đang nắm trong tay để theo đuổi cái ảo ảnh mà họ không bao giờ có thể với tới được, hoặc chỉ là cái bóng, vớ vào rồi thì bóng tan, vinh quang giả tạo tan, lợi lộc cũng chẳng có. .. và chỉ còn biết ngậm ngùi nuối tiếc cho những sai lầm của mình.
Tương tự với nghĩa này người ta còn có câu:
Đứng núi này trông núi nọ
Đứng dưới chân núi, thấy cảnh sắc hùng vĩ, thấy trời mây tráng lệ, con người đã bỏ bao công sức cố gắng trèo lên đỉnh núi để được ở giữa cái hùng vĩ, để nắm bắt cái tráng lệ uy nghi của rừng, để hòa lẫn vào trong cái phong cảnh mà mình yêu thích. Đường đi từ chân núi lên đến đỉnh gian nan ôi là bao, nhưng khi lên đến đỉnh rồi, đứng cạnh một cây dầu một cây si nào đó, họ thấy nó cũng bình thường như bao cây dầu, cây si mà họ thấy ở dưới đồng bằng. Dưới chân họ cũng là đất, lá đá, trên đầu họ vẫn là mây, là gió, họ không có cảm giác mãn nguyện khi họ đã thực hiện được hành trình lên núi như họ đã mong muốn. Vì cái nhìn của họ bây giờ không còn là cái nhìn tổng quan của nơi họ đang đứng mà là cái nhìn sang ngọn núi bên kia, và họ đã thả tưởng tượng đi cao đi xa hơn để nghĩ rằng có lẽ bên kia núi sẽ đẹp hơn!
Ở đâu cũng thế thôi, mỗi nơi một vẽ đẹp riêng, một đặc điểm riêng! Mỗi nơi có lợi điểm riêng và cũng có bất tiện riêng ! Hãy biết mình đang cần gì và chấp nhận những gì mà mình đang có .
Tức nước vỡ bờ
Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đấp đê, đấp bờ để ngăn chận nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. hoặc đấp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chãy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.
Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.
Với tính tham sẳn có trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi.
Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hoà trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính… Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt. .. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng.
Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.