Mọi người giải thích cho em hiện tượng này với:
Ở lò gạch ngày xưa người ta luyện gạch đất(ngoài trời) bằng cách nung bằng than cho gạch chín và đỏ lên. Tại sao khi có mưa phùn gạch lại càng đẹp ??
Híc:too_sad:em giơ tay chịu hàng luôn :surrender:!!
Theo anh nghĩ, chỉ là theo bản thân anh nghĩ thôi nhé, chưa chắc đã đúng:
Đó là khi luyện gạch đất (ngoài trời) bằng cách nung bằng than, thì trong quá trình nung nóng đó, than đốt sẽ khô đi rất nhiều và cháy rất nhanh do sức nóng. Khi có mưa phùn, sẽ làm cho than đốt sẽ ngấm được một lượng nước (rất nhỏ) làm cho quá trình cháy của than giảm đi, nhiệt độ nung được duy trì lâu hơn, làm cho gạch đất được nung nóng già, gạch chín đều và có màu đẹp hơn. (như một dạng của ủ lửa, mà mưa phùn thì lượng nước không thấm thoát vào đâu để có thể dập tắt được cả một lò gạch nung nóng như vậy)
Người ta dùng than đá nhưng không phải là than đá viên, mà là than bột, trộn với bùn, chấu lúa, nước để tạo thành bánh than và xếp đều đan xen với các viên gạch mà. Anh thấy rằng khi đổ nước với than để trộn than trước khi đem đốt thì than vẫn có thể cháy hết, và cháy chậm hơn so với than để không mà đốt. Tiết kiệm than...
(Tuy nhiên lượng nước được đem trộn với than thì cũng vừa đủ, ,không quá nhiều)
Mong nhận được những ý kiến khác.