Mắt là cơ quan cảm giác đảm nhiệm chức năng thị giác. Nhờ có mắt con người mới
tìm hiểu và nhận biết được môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trí tuệ ngày càng
phát triển.
Về cấu tạo của mắt bao gồm 3 phần: nhãn cầu, bộ phận bảo vệ nhãn cầu, đường thần
kinh và trung khu phân tích thị giác
NHÃN CẦU
Nhãn cầu có hình cầu, chiều dài trục nhãn cầu ở người trưởng thành là 22 - 24 mm.
Trục nhãn cầu ngắn hoặc dài sẽ gây tật khúc xạ hình cầu cận thị hoặc viễn thị.
Vỏ bọc nhãn cầu.
Giác mạc:
Là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu
có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn
cầu.
Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính
độ cong là 7,7 mm. Chiều dày ở trung tâm là 0,5 mm,
ở vùng rìa là 1mm. Công suất khúc xạ khoảng 45D.
Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, kể từ
ngoài vào trong bao gồm:
- Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá
- Màng Bowman: có vai trò như lớp màng đáy
của biểu mô
- Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc-
Màng Descemet: rất dai
- Nội mô: chỉ có một lớp tế bào
Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và
thuỷ dịch.
Thần kinh chi phối cảm giác giác mạc gồm nhiều nhánh xuất phát từ dây thần kinh
mắt (V1).
Củng mạc
Củng mạc là một mô xơ rất dai, màu trắng chiếm 4/5 sau nhãn cầu. Củng mạc được
cấu tạo từ nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc có nhiệm vụ bảo vệ cho
các màng và các môi trường bên trong.
Độ dày của củng mạc thay đổi tuỳ theo từng vùng. Củng mạc dày nhất là ở vùng cực
sau (1 - 1,35mm), mỏng nhất là ở chỗ bám của các cơ trực, chỉ khoảng 0,3mm. Ở vùng
rìa độ dày củng mạc là 0,6mm và ở xích đạo là 0,4 - 0,6mm. Cực sau củng mạc có một
lỗ thủng đường kính 1,5mm che lỗ thủng có lá sàng có nhiều lỗ nhỏ để các sợi thần
kinh thị giác đi qua.
Màng mạch
Màng mạch hay còn gọi là màng bồ đào gồm ba phần là mống mắt, thể mi và hắc mạc.
Trong đó mống mắt và thể mi gọi là màng bồ đào trước còn hắc mạc gọi là màng bồ
đào sau. Nhiệm vụ chung của màng bồ đào là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hoà nhãn
áp.
Mống mắt
Mống mắt có hình đồng xu thủng ở giữa. Mặt trước là giới hạn phía sau của tiền
phòng, có màu nâu, xanh hay đen thuỳ theo chủng tộc. Mặt sau của mống mắt có mầu
nâu sẫm đồng nhất và là giới hạn trước của hậu phòng. Ở giữa mống mắt có một lỗ
tròn gọi là đồng tử.
Về mô học mống mắt gồm 3 lớp chính:
- Lớp nội mô ở mặt trước, liên tiếp với lớp nội mô của giác mạc
- Lớp đệm: là tổ chức bấc xốp trong có hai loại sợi cơ trơn là cơ vòng đồng tử có tác
dụng làm co đồng tử, do dây thần kinh số III chi phối và cơ nan hoa có tác dụng làm
dãn đồng tử, do dây thần kinh giao cảm chi phối. Ở lớp này còn có những tế bào mang
sắc tố quyết định màu sắc mống mắt.
- Lớp biểu mô ở mặt sau, gồm những tế bào mang sắc tố xếp rất dày đặc làm cho mặt
sau của mống mắt có màu nâu sẫm.
Vai trò chính của mống mắt là điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua
việc thay đổi kích thước của đồng tử.
Thể mi
Thể mi là phần nhô lên của màng bồ đào nằm giữa mống mắt và hắc mạc. Vai trò của
thể mi là điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết ra thuỷ dịch nhờ các tế bào
lập phương ở tua mi.
Thể mi nằm khuất sau mống mắt là một dải hình tròn không đều, phía thái dương và
phía trên (5,6 - 6,3 mm) rộng hơn phía mũi và phía dưới (4,5 - 5,2 mm). Chiều dày là
1,2 mm. Mặt cắt của thể mi là một hình tam giác, đỉnh quay về phía hắc mạc, đáy quay
về phía trung tâm của giác mạc, một cạnh quay ra trước áp vào củng mạc và một cạnh
quay về phía dịch kính, đáy có mống mắt bám vào.
Nhìn từ phía sau thể mi có 2 phần. Phần sau nhẵn, nhạt màu gọi là vòng cung thể mi
(orbiculis ciliaris) giới hạn phía sau vùng này là ora serrata. Phần trước gọi là vành thể
mi (corona ciliaris) có khoảng 70 đến 80 nếp gấp gọi là các tua mi. Các tua mi màu
xám nhạt nổi bật trên nền nâu thẫm của thể mi. Từ đây có những dây chằng trong suốt
đi đến xích đạo của thể thuỷ tinh gọi là các dây chằng Zinn.
Về tổ chức học, từ ngoài vào trong thể mi có 7 lớp:
- Lớp trên thể mi: liên tục với lớp thượng hắc mạc
- Lớp cơ thể mi: gồm các sợi cơ trơn xếp theo hướng dọc (cơ Brucke) và hướng vòng
(cơ Muller)
- Lớp mạch máu: phát triển rất phong phú ở các tua mi
- Lớp màng kính: trong suốt
- Lớp biểu mô sắc tố: gồm những tế bào hình trụ chứa nhiều myeline nằm trên lớp
màng kính
- Lớp biểu mô thể mi: gồm những tế bào hình trụ không có sắc tố. ở phía sau gần ora
serrata các tế bào dài hơn, càng ra trước, càng gần tua mi thì các tế bào này càng ngắn
hơn và trở thành hình lập phương
- Lớp giới hạn trong: là lớp trong cùng
Hắc mạc
Là một màng liên kết lỏng lẻo nằm giữa củng mạc và võng mạc. Hắc mạc có nhiều
mạch máu và những tế bào sắc tố đen có nhiệm vụ nuôi nhãn cầu và biến lòng nhãn
cầu trở thành một buồng tối giúp hình ảnh được thể hiện rõ nét trên võng mạc.
Về tổ chức học hắc mạc gồm 3 lớp:
- Lớp thượng hắc mạc ở ngoài cùng
- Lớp hắc mạc chính danh có rất nhiều mạch máu
- Lớp màng Bruch ở trong cùng
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/bai-giang-nhan-khoa.87423/
tìm hiểu và nhận biết được môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho trí tuệ ngày càng
phát triển.
Về cấu tạo của mắt bao gồm 3 phần: nhãn cầu, bộ phận bảo vệ nhãn cầu, đường thần
kinh và trung khu phân tích thị giác
NHÃN CẦU
Nhãn cầu có hình cầu, chiều dài trục nhãn cầu ở người trưởng thành là 22 - 24 mm.
Trục nhãn cầu ngắn hoặc dài sẽ gây tật khúc xạ hình cầu cận thị hoặc viễn thị.
Vỏ bọc nhãn cầu.
Giác mạc:
Là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu
có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn
cầu.
Đường kính của giác mạc khoảng 11 mm, bán kính
độ cong là 7,7 mm. Chiều dày ở trung tâm là 0,5 mm,
ở vùng rìa là 1mm. Công suất khúc xạ khoảng 45D.
Về phương diện tổ chức học giác mạc có 5 lớp, kể từ
ngoài vào trong bao gồm:
- Biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá
- Màng Bowman: có vai trò như lớp màng đáy
của biểu mô
- Nhu mô: chiếm 9/10 chiều dày giác mạc-
Màng Descemet: rất dai
- Nội mô: chỉ có một lớp tế bào
Giác mạc được nuôi dưỡng nhờ thẩm thấu từ các mạch máu quanh rìa, từ nước mắt và
thuỷ dịch.
Thần kinh chi phối cảm giác giác mạc gồm nhiều nhánh xuất phát từ dây thần kinh
mắt (V1).
Củng mạc
Củng mạc là một mô xơ rất dai, màu trắng chiếm 4/5 sau nhãn cầu. Củng mạc được
cấu tạo từ nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc có nhiệm vụ bảo vệ cho
các màng và các môi trường bên trong.
Độ dày của củng mạc thay đổi tuỳ theo từng vùng. Củng mạc dày nhất là ở vùng cực
sau (1 - 1,35mm), mỏng nhất là ở chỗ bám của các cơ trực, chỉ khoảng 0,3mm. Ở vùng
rìa độ dày củng mạc là 0,6mm và ở xích đạo là 0,4 - 0,6mm. Cực sau củng mạc có một
lỗ thủng đường kính 1,5mm che lỗ thủng có lá sàng có nhiều lỗ nhỏ để các sợi thần
kinh thị giác đi qua.
Màng mạch
Màng mạch hay còn gọi là màng bồ đào gồm ba phần là mống mắt, thể mi và hắc mạc.
Trong đó mống mắt và thể mi gọi là màng bồ đào trước còn hắc mạc gọi là màng bồ
đào sau. Nhiệm vụ chung của màng bồ đào là nuôi dưỡng nhãn cầu và điều hoà nhãn
áp.
Mống mắt
Mống mắt có hình đồng xu thủng ở giữa. Mặt trước là giới hạn phía sau của tiền
phòng, có màu nâu, xanh hay đen thuỳ theo chủng tộc. Mặt sau của mống mắt có mầu
nâu sẫm đồng nhất và là giới hạn trước của hậu phòng. Ở giữa mống mắt có một lỗ
tròn gọi là đồng tử.
Về mô học mống mắt gồm 3 lớp chính:
- Lớp nội mô ở mặt trước, liên tiếp với lớp nội mô của giác mạc
- Lớp đệm: là tổ chức bấc xốp trong có hai loại sợi cơ trơn là cơ vòng đồng tử có tác
dụng làm co đồng tử, do dây thần kinh số III chi phối và cơ nan hoa có tác dụng làm
dãn đồng tử, do dây thần kinh giao cảm chi phối. Ở lớp này còn có những tế bào mang
sắc tố quyết định màu sắc mống mắt.
- Lớp biểu mô ở mặt sau, gồm những tế bào mang sắc tố xếp rất dày đặc làm cho mặt
sau của mống mắt có màu nâu sẫm.
Vai trò chính của mống mắt là điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua
việc thay đổi kích thước của đồng tử.
Thể mi
Thể mi là phần nhô lên của màng bồ đào nằm giữa mống mắt và hắc mạc. Vai trò của
thể mi là điều tiết giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần và tiết ra thuỷ dịch nhờ các tế bào
lập phương ở tua mi.
Thể mi nằm khuất sau mống mắt là một dải hình tròn không đều, phía thái dương và
phía trên (5,6 - 6,3 mm) rộng hơn phía mũi và phía dưới (4,5 - 5,2 mm). Chiều dày là
1,2 mm. Mặt cắt của thể mi là một hình tam giác, đỉnh quay về phía hắc mạc, đáy quay
về phía trung tâm của giác mạc, một cạnh quay ra trước áp vào củng mạc và một cạnh
quay về phía dịch kính, đáy có mống mắt bám vào.
Nhìn từ phía sau thể mi có 2 phần. Phần sau nhẵn, nhạt màu gọi là vòng cung thể mi
(orbiculis ciliaris) giới hạn phía sau vùng này là ora serrata. Phần trước gọi là vành thể
mi (corona ciliaris) có khoảng 70 đến 80 nếp gấp gọi là các tua mi. Các tua mi màu
xám nhạt nổi bật trên nền nâu thẫm của thể mi. Từ đây có những dây chằng trong suốt
đi đến xích đạo của thể thuỷ tinh gọi là các dây chằng Zinn.
Về tổ chức học, từ ngoài vào trong thể mi có 7 lớp:
- Lớp trên thể mi: liên tục với lớp thượng hắc mạc
- Lớp cơ thể mi: gồm các sợi cơ trơn xếp theo hướng dọc (cơ Brucke) và hướng vòng
(cơ Muller)
- Lớp mạch máu: phát triển rất phong phú ở các tua mi
- Lớp màng kính: trong suốt
- Lớp biểu mô sắc tố: gồm những tế bào hình trụ chứa nhiều myeline nằm trên lớp
màng kính
- Lớp biểu mô thể mi: gồm những tế bào hình trụ không có sắc tố. ở phía sau gần ora
serrata các tế bào dài hơn, càng ra trước, càng gần tua mi thì các tế bào này càng ngắn
hơn và trở thành hình lập phương
- Lớp giới hạn trong: là lớp trong cùng
Hắc mạc
Là một màng liên kết lỏng lẻo nằm giữa củng mạc và võng mạc. Hắc mạc có nhiều
mạch máu và những tế bào sắc tố đen có nhiệm vụ nuôi nhãn cầu và biến lòng nhãn
cầu trở thành một buồng tối giúp hình ảnh được thể hiện rõ nét trên võng mạc.
Về tổ chức học hắc mạc gồm 3 lớp:
- Lớp thượng hắc mạc ở ngoài cùng
- Lớp hắc mạc chính danh có rất nhiều mạch máu
- Lớp màng Bruch ở trong cùng
Nguồn: https://vnkienthuc.com/threads/bai-giang-nhan-khoa.87423/