Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động. Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất việc làm trong quý I-2009. Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn.
Mặt khác, sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước. Xu hướng này sẽ không chỉ làm giảm cầu lao động trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành gia công, chế biến mà còn giảm cả cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình.
Để giải quyết vấn đề việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bên cạnh những nhóm giải pháp lớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội... có thể xem xét thêm một giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn.
Trong thời kỳ khủng hoảng, để duy trì được quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, kích cầu lao động, giảm sức ép việc làm và thu nhập ở nông thôn, cần triển khai một số giải pháp, đó là:
Duy trì sản xuất nông nghiệp; trước hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua nhiều gói hỗ trợ, như: Gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các loại sản phẩm chiến lược như gạo, cao su, cà phê...; gói tín dụng hỗ trợ bao tiêu, chế biến nông sản... thông qua hoạt động của các tổng công ty; gói hỗ trợ lao động sản xuất nông nghiệp (nông dân) về giống, thủy lợi, phân bón... tăng cường thu mua và dự trữ quốc gia.
Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng vi mô, chương trình tín dụng việc làm và các chính sách hỗ trợ khác.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao động như dệt may, da dày, chế biến... thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương và bảo hiểm, tiền thuê đất...
Đầu tư phát triển các “công trường lớn” mang tính công ích sử dụng nhiều lao động như: thủy điện, công trình thủy lợi lớn, giao thông lớn,... phát triển mô hình thanh niên nông thôn đi xây dựng kinh tế mới, thanh niên lập nghiệp.
Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn như: giao thông nông thôn, thủy lợi... với mục tiêu tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người dân.
Hỗ trợ tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn. Đặc biệt ưu tiên đào tạo lao động xuất khẩu, chuẩn bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động quốc tế sau khủng hoảng. Hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân và người nghèo thông qua các gói hỗ trợ dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
ST
Đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm ở cả nông thôn và thành thị. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả nước hiện có khoảng 350.000 doanh nghiệp, hàng năm, đóng góp khoảng 40% - 50% việc làm mới cho người lao động. Nhưng hiện nay, hơn 200.000 doanh nghiệp (60%) đang gặp khó khăn kéo theo khoảng 70.000 lao động bị mất việc làm vào năm 2008 và có thêm hơn 20.000 lao động mất việc làm trong quý I-2009. Thất nghiệp thành thị đang gây ra một dòng di chuyển lao động “ngược” về nông thôn.
Mặt khác, sụt giảm xuất khẩu hàng hóa do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước. Xu hướng này sẽ không chỉ làm giảm cầu lao động trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành gia công, chế biến mà còn giảm cả cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình.
Để giải quyết vấn đề việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bên cạnh những nhóm giải pháp lớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp; đảm bảo an sinh xã hội... có thể xem xét thêm một giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn.
Trong thời kỳ khủng hoảng, để duy trì được quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, kích cầu lao động, giảm sức ép việc làm và thu nhập ở nông thôn, cần triển khai một số giải pháp, đó là:
Duy trì sản xuất nông nghiệp; trước hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua nhiều gói hỗ trợ, như: Gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các loại sản phẩm chiến lược như gạo, cao su, cà phê...; gói tín dụng hỗ trợ bao tiêu, chế biến nông sản... thông qua hoạt động của các tổng công ty; gói hỗ trợ lao động sản xuất nông nghiệp (nông dân) về giống, thủy lợi, phân bón... tăng cường thu mua và dự trữ quốc gia.
Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm thông qua các gói hỗ trợ tín dụng vi mô, chương trình tín dụng việc làm và các chính sách hỗ trợ khác.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đang sử dụng và có khả năng sử dụng nhiều lao động như dệt may, da dày, chế biến... thông qua các gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi, giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ quỹ lương và bảo hiểm, tiền thuê đất...
Đầu tư phát triển các “công trường lớn” mang tính công ích sử dụng nhiều lao động như: thủy điện, công trình thủy lợi lớn, giao thông lớn,... phát triển mô hình thanh niên nông thôn đi xây dựng kinh tế mới, thanh niên lập nghiệp.
Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn như: giao thông nông thôn, thủy lợi... với mục tiêu tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người dân.
Hỗ trợ tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn. Đặc biệt ưu tiên đào tạo lao động xuất khẩu, chuẩn bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động quốc tế sau khủng hoảng. Hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân và người nghèo thông qua các gói hỗ trợ dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...
ST