Hiện nay vấn đề thực phẩm không an toàn từ rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu đến thịt gia cầm, gia súc nhiễm khuẩn hay có dư lượng chất tăng trưởng luôn là “điểm nóng”, gây nhiều bức xúc, quan ngại trong người tiêu dùng. Đó là lý do gần đây rộ lên phong trào sử dụng máy tạo khí ozon trong việc giải độc thực phẩm.
Một loại máy tạo khí ozon
Nhiều người xem đó như là giải pháp tự bảo vệ mình cùng gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn. Việc sử dụng ozon để rửa nhằm khử các loại nấm bệnh và thuốc bảo vệ thực vật dẫu có phần nào tác dụng nhưng thật sự tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Ozon không phân biệt được chất độc hại hay bổ dưỡng
Theo một số mẩu quảng cáo, tác dụng của ozon có vẻ mang tính “huyền thoại” như có thể “phân hủy hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm trên rau và hoa quả, diệt sạch đến 99,999% (?!) vi khuẩn, khử mùi hôi tanh trên thực phẩm”, hay có thể “loại bỏ tới 99% thuốc trừ sâu bám trên bề mặt rau quả, tiêu diệt nấm mốc, hóa chất ướp thịt cá, khử trùng, diệt khuẩn 100%”...
Trong thực tế đúng là ozon có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu (và các thuốc bảo vệ thực vật nói chung). Tuy nhiên việc phân hủy này hiệu quả đến đâu còn tùy loại thuốc, có loại bị phân hủy ngay trong 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến sáu giờ mới phân hủy hoàn toàn, và khả năng phân hủy cũng tùy lượng ozon được đưa vào (nghĩa là tùy vào công suất, chất lượng máy phát ozon).
Tiến sĩ Brian Wild - chuyên gia ngành sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu rau hoa quả Gosford, Bộ Nông nghiệp New South Wales, Úc - đã tiến hành thí nghiệm tác dụng của ozon. Kết quả cho thấy với cam, chanh thì một số loại thuốc bị phân hủy khoảng 60% sau một giờ, 80% sau ba giờ và 100% sau sáu giờ. Trong thực tế, thường không ai rửa rau quả bằng ozon quá 10-15 phút.
Bên cạnh đó, ozon chỉ có thể phân hủy thuốc trừ sâu, vi khuẩn trên bề mặt thực phẩm, nếu các loại hóa chất, vi khuẩn này thấm vào bên trong thì cũng “bó tay”. Do đó, đừng nghĩ rằng với các loại virus gây bệnh H1N1 hay H5N1, lở mồm long móng... thì chỉ cần bỏ cả miếng thịt vào nước, sục ozon là loại bỏ được vi khuẩn hoàn toàn.
Hơn nữa, ozon không phân biệt được chất độc hại hay chất bổ dưỡng. Nghĩa là cứ gặp hóa chất trong thực phẩm là nó phân hủy, do đó một phần chất hữu ích bị mất đi do tác dụng của ozon. Cần chú ý thêm một câu hỏi rất khó giải đáp là liệu sau khi bị ozon phân hủy thì các thuốc trừ sâu đó sẽ tạo thành các chất mới độc tính đến đâu, ít độc hơn bản thân thuốc trừ sâu hay ngược lại?
Ozon gây ngộ độc
Một tác dụng ngược của ozon cần được cảnh báo: để có tác dụng phân hủy các hóa chất, sát khuẩn thì máy tạo khí ozon phải đạt nồng độ ozon đủ lớn. Nhưng khi đó, ozon thoát ra từ quá trình sục rửa thực phẩm có hại cho sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với những người phổi yếu hoặc hen suyễn. Khí ozon dễ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi... chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.
Ngộ độc ozon thường bắt đầu bằng triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa thì bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, hư thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định ngưỡng an toàn của ozon là 0,06 ppm (0,06ml ozon/1 lít không khí). Cho nên khi bắt đầu ngửi được mùi hôi tanh của ozon (khi đó nồng độ ozon khoảng 0,02-0,05 ppm) thì nên tránh xa ngay, nhất là với người bị bệnh hen suyễn hoặc trẻ em. Ngoài ra, khí ozon cũng có thể làm hư hại các vật liệu bằng cao su và làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong nhà.
Hiệu quả của máy ozon?
Hiện nay tại thị trường TP.HCM, mặt hàng máy tạo khí ozon được bày bán khá nhiều, đa số là hàng ngoại nhập, một số ít do các cơ sở trong nước sản xuất, lắp ráp, với giá bán phổ biến từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/máy (cá biệt có loại lên đến gần 20 triệu đồng). Tuy nhiên, về phương diện chất lượng thì... thật khó nói vì ở nước ta mặt hàng này hiện còn nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát. Lý do vì máy ozon là mặt hàng không nằm trong danh mục phải kiểm tra về chất lượng theo quyết định 50/2006 của Bộ Khoa học - công nghệ (về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng).
Công dụng khử độc, diệt khuẩn của máy ozon là có, nhưng nói chung máy tốt phải đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu suất tạo ra phải phù hợp: nếu thừa ozon sẽ nguy hại cho người sử dụng, ngược lại nếu lượng ozon thấp thì không có tác dụng.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động máy còn tạo ra oxit nitơ (NO2) rất hại cho đường hô hấp. Một máy ozon đúng tiêu chuẩn cần phải có bộ phận xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm) để khắc phục tình trạng tạo ra NO2. Nhưng hiện đa số các máy ozon bán trên thị trường đều không có bộ phận này vì làm giá thành máy tăng cao.
Tóm lại, nếu muốn sử dụng phải chọn lựa cẩn thận loại máy ozon đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi dùng máy ozon nên sử dụng nơi thoáng gió, có thể dùng quạt thông gió. Người sử dụng nên tránh xa máy khi đang hoạt động. Trong trường hợp không dùng máy, người tiêu dùng có thể ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối loãng khoảng 15-30 phút, sau đó rửa dưới dòng nước chảy để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất có hại khác trước khi sử dụng. Phương pháp này được xem là đơn giản, ít tốn kém và khá an toàn trong điều kiện hiện nay.
NGUYỄN VĂN TRUNG
(giảng viên hóa học môi trường)
Theo TTO
Một loại máy tạo khí ozon
Nhiều người xem đó như là giải pháp tự bảo vệ mình cùng gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn. Việc sử dụng ozon để rửa nhằm khử các loại nấm bệnh và thuốc bảo vệ thực vật dẫu có phần nào tác dụng nhưng thật sự tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Ozon không phân biệt được chất độc hại hay bổ dưỡng
Theo một số mẩu quảng cáo, tác dụng của ozon có vẻ mang tính “huyền thoại” như có thể “phân hủy hoàn toàn thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm trên rau và hoa quả, diệt sạch đến 99,999% (?!) vi khuẩn, khử mùi hôi tanh trên thực phẩm”, hay có thể “loại bỏ tới 99% thuốc trừ sâu bám trên bề mặt rau quả, tiêu diệt nấm mốc, hóa chất ướp thịt cá, khử trùng, diệt khuẩn 100%”...
Trong thực tế đúng là ozon có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu (và các thuốc bảo vệ thực vật nói chung). Tuy nhiên việc phân hủy này hiệu quả đến đâu còn tùy loại thuốc, có loại bị phân hủy ngay trong 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến sáu giờ mới phân hủy hoàn toàn, và khả năng phân hủy cũng tùy lượng ozon được đưa vào (nghĩa là tùy vào công suất, chất lượng máy phát ozon).
Tiến sĩ Brian Wild - chuyên gia ngành sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu rau hoa quả Gosford, Bộ Nông nghiệp New South Wales, Úc - đã tiến hành thí nghiệm tác dụng của ozon. Kết quả cho thấy với cam, chanh thì một số loại thuốc bị phân hủy khoảng 60% sau một giờ, 80% sau ba giờ và 100% sau sáu giờ. Trong thực tế, thường không ai rửa rau quả bằng ozon quá 10-15 phút.
Bên cạnh đó, ozon chỉ có thể phân hủy thuốc trừ sâu, vi khuẩn trên bề mặt thực phẩm, nếu các loại hóa chất, vi khuẩn này thấm vào bên trong thì cũng “bó tay”. Do đó, đừng nghĩ rằng với các loại virus gây bệnh H1N1 hay H5N1, lở mồm long móng... thì chỉ cần bỏ cả miếng thịt vào nước, sục ozon là loại bỏ được vi khuẩn hoàn toàn.
Hơn nữa, ozon không phân biệt được chất độc hại hay chất bổ dưỡng. Nghĩa là cứ gặp hóa chất trong thực phẩm là nó phân hủy, do đó một phần chất hữu ích bị mất đi do tác dụng của ozon. Cần chú ý thêm một câu hỏi rất khó giải đáp là liệu sau khi bị ozon phân hủy thì các thuốc trừ sâu đó sẽ tạo thành các chất mới độc tính đến đâu, ít độc hơn bản thân thuốc trừ sâu hay ngược lại?
Ozon gây ngộ độc
Một tác dụng ngược của ozon cần được cảnh báo: để có tác dụng phân hủy các hóa chất, sát khuẩn thì máy tạo khí ozon phải đạt nồng độ ozon đủ lớn. Nhưng khi đó, ozon thoát ra từ quá trình sục rửa thực phẩm có hại cho sức khỏe của người sử dụng, nhất là đối với những người phổi yếu hoặc hen suyễn. Khí ozon dễ gây ra những bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi... chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.
Ngộ độc ozon thường bắt đầu bằng triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa thì bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, hư thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định ngưỡng an toàn của ozon là 0,06 ppm (0,06ml ozon/1 lít không khí). Cho nên khi bắt đầu ngửi được mùi hôi tanh của ozon (khi đó nồng độ ozon khoảng 0,02-0,05 ppm) thì nên tránh xa ngay, nhất là với người bị bệnh hen suyễn hoặc trẻ em. Ngoài ra, khí ozon cũng có thể làm hư hại các vật liệu bằng cao su và làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong nhà.
Hiệu quả của máy ozon?
Hiện nay tại thị trường TP.HCM, mặt hàng máy tạo khí ozon được bày bán khá nhiều, đa số là hàng ngoại nhập, một số ít do các cơ sở trong nước sản xuất, lắp ráp, với giá bán phổ biến từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/máy (cá biệt có loại lên đến gần 20 triệu đồng). Tuy nhiên, về phương diện chất lượng thì... thật khó nói vì ở nước ta mặt hàng này hiện còn nằm ngoài sự kiểm tra, giám sát. Lý do vì máy ozon là mặt hàng không nằm trong danh mục phải kiểm tra về chất lượng theo quyết định 50/2006 của Bộ Khoa học - công nghệ (về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng).
Công dụng khử độc, diệt khuẩn của máy ozon là có, nhưng nói chung máy tốt phải đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu suất tạo ra phải phù hợp: nếu thừa ozon sẽ nguy hại cho người sử dụng, ngược lại nếu lượng ozon thấp thì không có tác dụng.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động máy còn tạo ra oxit nitơ (NO2) rất hại cho đường hô hấp. Một máy ozon đúng tiêu chuẩn cần phải có bộ phận xử lý làm khô không khí (thiết bị khử ẩm) để khắc phục tình trạng tạo ra NO2. Nhưng hiện đa số các máy ozon bán trên thị trường đều không có bộ phận này vì làm giá thành máy tăng cao.
Tóm lại, nếu muốn sử dụng phải chọn lựa cẩn thận loại máy ozon đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi dùng máy ozon nên sử dụng nơi thoáng gió, có thể dùng quạt thông gió. Người sử dụng nên tránh xa máy khi đang hoạt động. Trong trường hợp không dùng máy, người tiêu dùng có thể ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối loãng khoảng 15-30 phút, sau đó rửa dưới dòng nước chảy để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất có hại khác trước khi sử dụng. Phương pháp này được xem là đơn giản, ít tốn kém và khá an toàn trong điều kiện hiện nay.
Ozon là gì?
Ozon là một loại khí không màu, ở nồng độ tương đối cao có mùi hôi hơi tanh (trong tiếng Hi Lạp ozon có nghĩa là “mùi hôi”). Trong tự nhiên, ozon được tạo ra từ khí oxy dưới tác động của tia cực tím (tử ngoại, UV) từ ánh sáng mặt trời, hay khi sét đánh, từ các hoạt động của động cơ (tàu, xe...). Thậm chí trong đời sống hăng ngày, máy photocopy, tivi khi hoạt động cũng tạo ra một lượng nhỏ khí ozon.
Đặc tính hóa học của ozon là có khả năng phản ứng rất mạnh, phân hủy nhiều chất hữu cơ, tiêu diệt bào tử nấm và vi khuẩn. Vì thế, nó được sử dụng như là chất diệt khuẩn trong công nghiệp sản xuất nước, nước uống đóng chai. Cạnh đó, nó còn có tác dụng khử mùi hóa chất, mùi tanh của hải sản, khử màu của nhiều dung dịch. Đôi khi ozon được dùng để bảo quản rau quả, thực phẩm.
Ngoài ra, nó còn được dùng trong ngành y tế để rửa các dụng cụ y khoa, rửa vết thương, rửa tay trước khi mổ... Một đặc tính nổi bật của ozon là sau khi xử lý bản thân nó lại biến thành dưỡng khí (oxy), hoàn toàn không độc hại.
NGUYỄN VĂN TRUNG
(giảng viên hóa học môi trường)
Theo TTO