Giai đoạn xây dựng CNXH từ năm 70 đến nay

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Giai đoạn xây dựng CNXH từ năm 70 đến nay




a-Những nét lớn về công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985 – 1991 và hậu quả của nó:
* Bối cảnh lịch sử:
_ Từ 1973, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng, dẫn đến các cuộc khủng hoảng về kinh tế, chính trị, tài chính, đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành những cải cách, điều chỉnh về cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp với tình hình mới.
_ CM KHKKT phát triển mạnh tác động đến các nước trên thế giới.
_ Trong bối cảnh đó, mô hình và cơ chế của CNXH ở Liên Xô không còn phù hợp, ngày càng cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội Xô viết, sự bất mãn trong nhân dân ngày càng tăng.
* Công cuộc cải tổ 1985 – 1991):
_ Năm 1985, M. Goocbachốp tiến hành công cuộc cải tổ nhằm đưa đất nước Xô viết thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một nước XHCN dân chủ, nhân văn. Nhưng công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc: kinh tế suy sụp, dẫn đến khủng hoảng chính trị, xã hội; xung đột sắc tộc, một số nước cộng hòa đã tách khỏi Liên Xô..
_ Từ 19-8 đến 21-8-1991, xảy ra cuộc đảo chính lật đổ M. Goocbachốp nhưng thất bại và đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Liên bang cộng hòa XHCN Xô viết bị tan vỡ (25-12-1991).

b-Cuộc khủng hoảng CNXH ở các nước Đông Âu:
_ Từ 1985, các nước Đông Âu chủ trương “khép kín cửa”.
_ Do bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, nên từ 1989 đến 1991, đã xảy ra những biến đổi lớn ở các nước Đông Âu dẫn đến việc không còn hệ thống XHHCN.

c-Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
_ Mô hình về CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp. (cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã thủ tiêu sự sáng tạo, tính năng động avf sự mềm dẻo trong sự phát triển; riêng các nước Đông Âu lại “sao nguyên khuôn mẫu” xây dựng CNXH ở Liên Xô chứ không xem xét đến điều kiện, hoản cảnh kinh tế, chính trị của nước mình).
_ Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của thế giới, nhất là chậm đổi mới về kĩ thuật. Và khi sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của CN MLN.
_ Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước. (Ví dụ trường hợp ở Rumani và Cộng hòa dân chủ Đức trong SGK).
_ Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
=> Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất lớn của phong trào CM thế giới, một bước lùi tạm thời của CNXH. Song đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, có nhiều sai lầm, thiếu sót, chứ không phải là sự thất bại của CNXH nói chung.(Mặt khác chú ý các thành tựu, cúng như sai lầm để rút ra bài học xây dựng CNXH).



st
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top