vannam_ntk_ht
New member
- Xu
- 0
PHƯƠNG PHÁP 1: ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ VÀ BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG.
NGUYÊN TẮC:Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố và khối lượng của chúng đc bảo toàn.
====>
Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành.
Tổng khối lượng các chất trước phản ừng bằng tông khối lượng các chất sau phản ứng
PHẠM VI SỬ DỤNG: Trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng, lúc này đôi khi không cần thiết phải viết các phương trình phản ứng và chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần xác định cũng như các chất mà đề cho.
PHƯƠNG PHÁP 2: CHUYỂN BÀI TOÁN HỖN HỢP THÀNH BÀI TOÁN CHẤT TƯƠNG ĐƯƠNG (HAY PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐẠI LƯỢNG TRUNG BÌNH).
NGUYÊN TẮC: Khi trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng nhưng các phản ứng cùng loại và có cùng hiệu suất thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành 1 chất tương đương. Lúc đó: lượng( số mol, khối lượng hay thể tích) của chất tương đương bằng lượng của hỗn hợp .
PHẠM VI SỬ DỤNG: Khi có nhiều phản ứng xảy ra cùng loại như phản ứng cộng vào hidrocacbon không no; phản ứng đốt cháy hỗn hợp các chất cùng dãy đồng đẳng; phản ứng đốt cháy hỗn hợp hidrocacbon; phản ứng của hỗn hợp ancol với Na....
PHƯƠNG PHÁP 3:GIẢI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG.
NGUYÊN TẮC: Theo trình tự các bước sau:
1. xác định mối liên hệ tỉ lệ mol giữa các chất đã biết ( chất A) với chất cần xác định ( chất B ). Có thể không càn phải viết phương trình phản ứng , chỉ lập sơ đồ phản ứng giữa hai chất này nhưng phải dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố để xác định tỉ lệ mol giữa chúng.
2. xét xem khi chuyển từ chất A thành B ( hay ngược lại ) thì khối lượng tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu gam theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho.
3. sau đó dựa vào quy tắc tam suất, lập phương trình toán học để giải.
PHƯƠNG PHÁP 4: GIẢI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THẾ HALOGEN VÀO HỢP CHẤT NO - PHẢN ỨNG THẾ ION KIM LOẠI NẶNG VÀO HỢP CHẤT CÓ NỐI BA ĐẦU MẠCH - PHẢN ỨNG THẾ VÀO NHÂN THƠM.
NGUYÊN TẮC: Trong phản ứng thế halogen vào ankan:
1. brom ưu tiên thế H ở C bậc cao, còn clo thế theo nhiều hướng tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
2. nếu phản ứng xảy ra theo tỉ lệ 1:1 thì trong phân tử ankan có bao nhiêu vị trí C còn H khác nhau thì sẽ tạo ra bấy nhiê sản phẩm monohalogen.
3. nếu thu được nhiều sản phẩm thế ( mono, đi, tri....halogen ) thì nên viết nhiều phương trình, từ ankan và halogen tạo nên từng sản phẩm thế và đặt ẩn là số mol của mỗi sản phâm thế.
trong phản ứng thế ion kim loại cho H ở C nối ba
1. sản phẩm thế là kết tủa ( nên phản ứng này dùng để nhận biết các loại hợp chất này).
2.nếu cho sản phẩm thế tác dụng vói dung dịch axit sẽ tái tạo lại sản phẩm ban đầu.
3.trong các ankin chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2.
PHƯƠNG PHÁP 5 :GIẢI TOÁN VỀ ANDEHIT - XETON
NGUYÊN TẮC:
1.Viết phương trình phản ứng để nói lên quan hệ mol giữa chất cần xác định và chất đề cho dữ kiện .
2.Lâp phương trình toán học, giải toán và tìm ẩn.
PHẠM VI SỬ DỤNG:Giair toán trong đó xảy ra phản ứng đặc trưng của andehit và xeton.
NGUYÊN TẮC:Trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố và khối lượng của chúng đc bảo toàn.
====>
Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành.
Tổng khối lượng các chất trước phản ừng bằng tông khối lượng các chất sau phản ứng
PHẠM VI SỬ DỤNG: Trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng, lúc này đôi khi không cần thiết phải viết các phương trình phản ứng và chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần xác định cũng như các chất mà đề cho.
PHƯƠNG PHÁP 2: CHUYỂN BÀI TOÁN HỖN HỢP THÀNH BÀI TOÁN CHẤT TƯƠNG ĐƯƠNG (HAY PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐẠI LƯỢNG TRUNG BÌNH).
NGUYÊN TẮC: Khi trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng nhưng các phản ứng cùng loại và có cùng hiệu suất thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành 1 chất tương đương. Lúc đó: lượng( số mol, khối lượng hay thể tích) của chất tương đương bằng lượng của hỗn hợp .
PHẠM VI SỬ DỤNG: Khi có nhiều phản ứng xảy ra cùng loại như phản ứng cộng vào hidrocacbon không no; phản ứng đốt cháy hỗn hợp các chất cùng dãy đồng đẳng; phản ứng đốt cháy hỗn hợp hidrocacbon; phản ứng của hỗn hợp ancol với Na....
PHƯƠNG PHÁP 3:GIẢI TOÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĂNG, GIẢM KHỐI LƯỢNG.
NGUYÊN TẮC: Theo trình tự các bước sau:
1. xác định mối liên hệ tỉ lệ mol giữa các chất đã biết ( chất A) với chất cần xác định ( chất B ). Có thể không càn phải viết phương trình phản ứng , chỉ lập sơ đồ phản ứng giữa hai chất này nhưng phải dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố để xác định tỉ lệ mol giữa chúng.
2. xét xem khi chuyển từ chất A thành B ( hay ngược lại ) thì khối lượng tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu gam theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho.
3. sau đó dựa vào quy tắc tam suất, lập phương trình toán học để giải.
PHƯƠNG PHÁP 4: GIẢI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THẾ HALOGEN VÀO HỢP CHẤT NO - PHẢN ỨNG THẾ ION KIM LOẠI NẶNG VÀO HỢP CHẤT CÓ NỐI BA ĐẦU MẠCH - PHẢN ỨNG THẾ VÀO NHÂN THƠM.
NGUYÊN TẮC: Trong phản ứng thế halogen vào ankan:
1. brom ưu tiên thế H ở C bậc cao, còn clo thế theo nhiều hướng tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
2. nếu phản ứng xảy ra theo tỉ lệ 1:1 thì trong phân tử ankan có bao nhiêu vị trí C còn H khác nhau thì sẽ tạo ra bấy nhiê sản phẩm monohalogen.
3. nếu thu được nhiều sản phẩm thế ( mono, đi, tri....halogen ) thì nên viết nhiều phương trình, từ ankan và halogen tạo nên từng sản phẩm thế và đặt ẩn là số mol của mỗi sản phâm thế.
trong phản ứng thế ion kim loại cho H ở C nối ba
1. sản phẩm thế là kết tủa ( nên phản ứng này dùng để nhận biết các loại hợp chất này).
2.nếu cho sản phẩm thế tác dụng vói dung dịch axit sẽ tái tạo lại sản phẩm ban đầu.
3.trong các ankin chỉ có C2H2 phản ứng theo tỉ lệ 1:2.
PHƯƠNG PHÁP 5 :GIẢI TOÁN VỀ ANDEHIT - XETON
NGUYÊN TẮC:
1.Viết phương trình phản ứng để nói lên quan hệ mol giữa chất cần xác định và chất đề cho dữ kiện .
2.Lâp phương trình toán học, giải toán và tìm ẩn.
PHẠM VI SỬ DỤNG:Giair toán trong đó xảy ra phản ứng đặc trưng của andehit và xeton.