Tại sao có những giấc mơ khi cận kề với cái chết? Con người có thể ghi nhớ những giấc mơ? Tại sao có những giấc mơ báo trước chính xác các thảm họa của thế giới? Bí ẩn này đang được các nhà khoa học giải mã.
Giải mã giấc mơ khi con người cận kề cái chết
Theo tiến sĩ Lashmir Chawla, khi con người tới gần cõi chết, số lượng xung điện trong não tăng vọt và đó có thể là nguyên nhân khiến những giấc mơ kỳ lạ xuất hiện trong tâm thức. Chawla hiện đang công tác tại Trường Đại học Y Washington (Mỹ), đã bỏ ra hơn 10 năm để khảo sát, theo dõi, thử nghiệm giấc mơ kỳ lạ của những người cận kề cái chết. Ông đã công bố nhiều tài liệu ghi nhận những người đã từng rơi vào cõi hôn mê vì trải qua một tai nạn nào đó hay đang trong tình trạng hấp hối, đã mơ thấy những giấc mơ quá đỗi lạ lùng như thấy mình đang bay lơ lửng trên không trung, nhìn thấy xác của chính mình, thấy mình đang bước đi trong một đường hầm đầy ánh sáng huyền hoặc như người mộng du, thấy ma hoặc thần thánh linh thiêng…
Theo Chawla, đó chỉ là các hiện tượng sinh học chứ không phải siêu nhiên thần bí gì cả. Để chứng minh, từ năm 2009, Chawla cùng với các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu cơ thể 7 bệnh nhân ung thư, suy kiệt tim sắp chết bằng một thiết bị đặc biệt đo các hoạt động của não bộ. Họ nhận thấy trong những phút hấp hối, não bệnh nhân hoạt động tăng mạnh gấp nhiều lần trong khoảng thời gian từ 30 giây tới 3 phút. Mức độ hoạt động của não bệnh nhân sắp chết lúc đó tương đương như một người khỏe mạnh bình thường, mặc dù bệnh nhân đang rơi vào cõi hôn mê và không đo được huyết áp. Ngay sau đợt cuối tăng hoạt động não, bệnh nhân tắt thở. Theo nhóm của tiến sĩ Chawla, khi lượng máu và oxy tới não, mọi tế bào thần kinh phát ra những xung điện cuối cùng và hiện tượng sinh học này bắt đầu từ một vùng não, lan rộng với tốc độ tăng dần - hiện tượng này khiến con người trải qua những giây phút cực kỳ sống động.
Khi não sắp hết lượng oxy, số lượng xung điện của nó sẽ tăng đột biến và tình trạng này là nguyên nhân gây nên cảm giác cận kề cái chết. Chawla cũng xác nhận rằng, thường những giấc mơ cận kề cái chết có khả năng như là một sự tiên tri về thảm họa của một cá nhân hay của một vùng đất nào đó và thường cho kết quả hoàn toàn đúng hoặc gần đúng.
Nhà khoa học Luigi de Gennaro thuộc Trường Đại học Tổng hợp Rome (Ý), và nhóm nghiên cứu của ông đã xác định được vùng não có thể giúp con người ghi nhớ những giấc mơ sinh động, dù là nằm mơ giữa ban ngày. Luigi cùng nhóm đã sử dụng các kỹ thuật chụp hình hệ thần kinh (neuro-imaging techniques) mới nhất để phân tích những cấu trúc vi mô nằm sâu trong 2 vùng não quan trọng là thùy Hạnh nhân (Amygdala) và thùy Hải mã (Hippocampus) - cả hai có mối liên hệ với những giấc mơ kỳ lạ và sống động mà con người thường ghi nhớ.
Thùy Hạnh nhân là vùng não giống như một hạt hạnh nhân chuyên xử lý những cảm xúc và giúp não bộ ghi khắc những ký ức liên quan tới cảm xúc. Thùy Hải mã là một cấu trúc nguyên thủy nằm sâu trong não và giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý tin tức dưới dạng ký ức. Sau các nghiên cứu, đến đầu tháng 6/2011, tiến sĩ Luigi khẳng định họ đã giải mã được lý do tại sao một số người không bao giờ nhớ được những giấc mơ của mình, trong khi những kẻ khác thì lại nhớ một cách chi tiết những giấc mơ hệt như trong phim. Quá trình và kết quả nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Luigi đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín của Ý và thế giới từ tháng 5.2011.
Giấc mơ báo trước thảm họa
Tuy là bác sĩ tâm thần nhưng John Barker lại mê nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ của giấc mơ con người. Ngay sau khi có sự lún sụt của một ngọn đồi tại xứ Wales (Vương quốc Anh) vào năm 1966, Barker đã cất công đến Aberfan thuộc miền Nam - nơi mà lúc đó chính quyền sở tại đã đổ hơn nửa tấn rác xuống, làm 116 học sinh và 28 người khác thiệt mạng. Điều đáng nói là một số dân làng đã nằm mơ thấy trước thảm kịch này. Để tìm hiểu, Barker đăng báo bài về thảm họa và hỏi những ai đã nằm mơ. Sau bài báo, khoảng 60 người sống tại địa phương và trên khắp Vương quốc Anh đã gửi thư về báo với bác sĩ Barker rằng, họ đã có nằm mơ, trong số đó có bố mẹ của em bé 10 tuổi là nạn nhân của thảm kịch.
Barker dẫn chứng kết quả những cuộc điều tra của giới nhà báo rằng trên thế giới, có khoảng 1/3 người mơ thấy được tương lai của mình xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó của cuộc đời. Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln, đã mơ thấy mình bị ám sát 2 tuần trước khi bị bắn chết. Nhà văn Charles Dickens đã từng mơ thấy một người đẹp mặc chiếc váy đỏ tên Napier đến thăm, ngay sau đó Dickens cũng đã được một phụ nữ mặc váy đỏ tên Napier đến thăm.
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng mỗi người mỗi đêm thường có 4 lần mơ, mỗi lần khoảng 20 phút; có giấc mơ mơ xong rồi quên đi. Tuy nhiên, có nhiều người luôn nhớ những giấc mơ của mình suốt đời. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80 % là giấc mơ xấu vì tin tiêu cực thường kích hoạt bộ não nhiều hơn. Điều đó giải thích vì sao đa số những giấc mơ là những dự báo về cái chết và tai họa. Các giấc mơ cũng phản ánh những âu lo của con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Theo bác sĩ Barker, 3 năm trước khi tai họa ập đến tại làng Aberfan, các kỹ sư cũng đã báo với chính quyền khả năng tai họa sẽ ập đến cho ngôi trường vì sự thiếu an toàn trong cách ban quản lý xử lý rác. Có thể cũng đã có nhiều người bận tâm đến vấn đề này và cũng đã tỏ ra lo lắng như thế.
* * *
Kết quả giải mã về những giấc mơ bình thường và giấc mơ tiên tri, theo các chuyên gia, sẽ định hướng cho nhiều nhà sinh học và thần kinh học trong tương lai khi họ nghiên cứu sâu về lĩnh vực thần bí, nhạy cảm này. Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng thế giới có một số người mơ những giấc mơ báo trước các thảm họa khá chính xác - đó là khoa học chứ không phải siêu nhiên.
Giải mã giấc mơ khi con người cận kề cái chết
Theo tiến sĩ Lashmir Chawla, khi con người tới gần cõi chết, số lượng xung điện trong não tăng vọt và đó có thể là nguyên nhân khiến những giấc mơ kỳ lạ xuất hiện trong tâm thức. Chawla hiện đang công tác tại Trường Đại học Y Washington (Mỹ), đã bỏ ra hơn 10 năm để khảo sát, theo dõi, thử nghiệm giấc mơ kỳ lạ của những người cận kề cái chết. Ông đã công bố nhiều tài liệu ghi nhận những người đã từng rơi vào cõi hôn mê vì trải qua một tai nạn nào đó hay đang trong tình trạng hấp hối, đã mơ thấy những giấc mơ quá đỗi lạ lùng như thấy mình đang bay lơ lửng trên không trung, nhìn thấy xác của chính mình, thấy mình đang bước đi trong một đường hầm đầy ánh sáng huyền hoặc như người mộng du, thấy ma hoặc thần thánh linh thiêng…
Theo Chawla, đó chỉ là các hiện tượng sinh học chứ không phải siêu nhiên thần bí gì cả. Để chứng minh, từ năm 2009, Chawla cùng với các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu cơ thể 7 bệnh nhân ung thư, suy kiệt tim sắp chết bằng một thiết bị đặc biệt đo các hoạt động của não bộ. Họ nhận thấy trong những phút hấp hối, não bệnh nhân hoạt động tăng mạnh gấp nhiều lần trong khoảng thời gian từ 30 giây tới 3 phút. Mức độ hoạt động của não bệnh nhân sắp chết lúc đó tương đương như một người khỏe mạnh bình thường, mặc dù bệnh nhân đang rơi vào cõi hôn mê và không đo được huyết áp. Ngay sau đợt cuối tăng hoạt động não, bệnh nhân tắt thở. Theo nhóm của tiến sĩ Chawla, khi lượng máu và oxy tới não, mọi tế bào thần kinh phát ra những xung điện cuối cùng và hiện tượng sinh học này bắt đầu từ một vùng não, lan rộng với tốc độ tăng dần - hiện tượng này khiến con người trải qua những giây phút cực kỳ sống động.
Khi não sắp hết lượng oxy, số lượng xung điện của nó sẽ tăng đột biến và tình trạng này là nguyên nhân gây nên cảm giác cận kề cái chết. Chawla cũng xác nhận rằng, thường những giấc mơ cận kề cái chết có khả năng như là một sự tiên tri về thảm họa của một cá nhân hay của một vùng đất nào đó và thường cho kết quả hoàn toàn đúng hoặc gần đúng.
Ảnh minh hoạ
Lý do con người có thể nhớ những giấc mơNhà khoa học Luigi de Gennaro thuộc Trường Đại học Tổng hợp Rome (Ý), và nhóm nghiên cứu của ông đã xác định được vùng não có thể giúp con người ghi nhớ những giấc mơ sinh động, dù là nằm mơ giữa ban ngày. Luigi cùng nhóm đã sử dụng các kỹ thuật chụp hình hệ thần kinh (neuro-imaging techniques) mới nhất để phân tích những cấu trúc vi mô nằm sâu trong 2 vùng não quan trọng là thùy Hạnh nhân (Amygdala) và thùy Hải mã (Hippocampus) - cả hai có mối liên hệ với những giấc mơ kỳ lạ và sống động mà con người thường ghi nhớ.
Thùy Hạnh nhân là vùng não giống như một hạt hạnh nhân chuyên xử lý những cảm xúc và giúp não bộ ghi khắc những ký ức liên quan tới cảm xúc. Thùy Hải mã là một cấu trúc nguyên thủy nằm sâu trong não và giữ vai trò quan trọng trong việc xử lý tin tức dưới dạng ký ức. Sau các nghiên cứu, đến đầu tháng 6/2011, tiến sĩ Luigi khẳng định họ đã giải mã được lý do tại sao một số người không bao giờ nhớ được những giấc mơ của mình, trong khi những kẻ khác thì lại nhớ một cách chi tiết những giấc mơ hệt như trong phim. Quá trình và kết quả nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Luigi đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín của Ý và thế giới từ tháng 5.2011.
Giấc mơ báo trước thảm họa
Tuy là bác sĩ tâm thần nhưng John Barker lại mê nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ của giấc mơ con người. Ngay sau khi có sự lún sụt của một ngọn đồi tại xứ Wales (Vương quốc Anh) vào năm 1966, Barker đã cất công đến Aberfan thuộc miền Nam - nơi mà lúc đó chính quyền sở tại đã đổ hơn nửa tấn rác xuống, làm 116 học sinh và 28 người khác thiệt mạng. Điều đáng nói là một số dân làng đã nằm mơ thấy trước thảm kịch này. Để tìm hiểu, Barker đăng báo bài về thảm họa và hỏi những ai đã nằm mơ. Sau bài báo, khoảng 60 người sống tại địa phương và trên khắp Vương quốc Anh đã gửi thư về báo với bác sĩ Barker rằng, họ đã có nằm mơ, trong số đó có bố mẹ của em bé 10 tuổi là nạn nhân của thảm kịch.
Bước đi trong đường hầm đầy ánh sáng là giấc mơ của một số người cận kề cái chết
“Không còn trường học. Một cái gì màu đen khủng khiếp đã đổ ập lên người con tôi” - cả hai viết cho Barker. Một phụ nữ 54 tuổi ở Barnstaple, Devon (Anh), thì cho Barker biết vào đêm trước, khi tai họa xảy ra, bà đã mơ thấy một em bé mắc kẹt trong căn phòng hình chữ nhật, cuối phòng có một thanh gỗ, còn các em học sinh thì đang cố gắng trèo qua tường cố thoát ra khỏi phòng. Bà G.E ở Sidcup, Kent, thì cho biết rằng một tuần trước khi xảy ra thảm kịch, đêm ngủ bà đã mơ thấy một đám học sinh đang la hét hoảng loạn khi đống than bùn đang đổ ập xuống người chúng.Barker dẫn chứng kết quả những cuộc điều tra của giới nhà báo rằng trên thế giới, có khoảng 1/3 người mơ thấy được tương lai của mình xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó của cuộc đời. Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln, đã mơ thấy mình bị ám sát 2 tuần trước khi bị bắn chết. Nhà văn Charles Dickens đã từng mơ thấy một người đẹp mặc chiếc váy đỏ tên Napier đến thăm, ngay sau đó Dickens cũng đã được một phụ nữ mặc váy đỏ tên Napier đến thăm.
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng mỗi người mỗi đêm thường có 4 lần mơ, mỗi lần khoảng 20 phút; có giấc mơ mơ xong rồi quên đi. Tuy nhiên, có nhiều người luôn nhớ những giấc mơ của mình suốt đời. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80 % là giấc mơ xấu vì tin tiêu cực thường kích hoạt bộ não nhiều hơn. Điều đó giải thích vì sao đa số những giấc mơ là những dự báo về cái chết và tai họa. Các giấc mơ cũng phản ánh những âu lo của con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Theo bác sĩ Barker, 3 năm trước khi tai họa ập đến tại làng Aberfan, các kỹ sư cũng đã báo với chính quyền khả năng tai họa sẽ ập đến cho ngôi trường vì sự thiếu an toàn trong cách ban quản lý xử lý rác. Có thể cũng đã có nhiều người bận tâm đến vấn đề này và cũng đã tỏ ra lo lắng như thế.
* * *
Kết quả giải mã về những giấc mơ bình thường và giấc mơ tiên tri, theo các chuyên gia, sẽ định hướng cho nhiều nhà sinh học và thần kinh học trong tương lai khi họ nghiên cứu sâu về lĩnh vực thần bí, nhạy cảm này. Nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng thế giới có một số người mơ những giấc mơ báo trước các thảm họa khá chính xác - đó là khoa học chứ không phải siêu nhiên.
(Theo Nature, Sunday Mail)
Sưu tầm