Giai cấp và đấu tranh giai cấp

Tại sao nói đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu nhưng diễn ra trong điều kiện mới với nội dung mới,hình thức mới,cho hai ví dụ để chứng minh.
 
BẠN THAM KHẢO

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Việc đấu tranh giai cấp diễn ra trên nhiều với hình thức, nội dung khác nhau và ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng ta đã xác định : “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp hiện nay là thực hiện thắng lợi CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển thực hiện công bằng xã hội chống áp bức bất công, đấu tranh ngăn chặn khắc phục những tư tưởng, hành động, tiêu cực sai trái, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập, dân tộc, xây dựng đối với nước ta thành nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”.

Trên cơ sở vận dụng học thuyết Mác xít về đấu tranh giai cấp chúng ta sẽ làm rõ luận điểm trên của Đảng về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Trong xã hội có giai cấp, sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành các lợi ích giai cấp khác nhau. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai cấp quyết định mà do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp đó tạo nên một cách khách quan trong lịch sử. Theo quan điểm triết học Mác Lênin thì đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau nhằm duy trì, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình, xóa bỏ, hạn chế lợi ích của giai cấp khác. Như vậy, đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ đối kháng lợi ích của các giai cấp mà những lợi ích này không thể điều hòa được, chỉ có con đường thực hiện bằng đấu tranh giai cấp.

Trong lợi ích của giai cấp, thì lợi ích kinh tế là cơ bản nhất, thiết thực nhất, đây là những giá trị khách quan cần thiết không những thỏa mãn nhu cầu của một giai cấp mà nó còn là cơ sở, nền tảng đảm bảo cho sự ra đời và vận động, phát triển cũng như mất đi của lịch sử.

Trong xã hội có giai cấp, khi mâu thuẩn về lợi ích kinh tế thì tất yếu dẫn đến mâu thuẩn về chính trị, tư tưởng và dẫn đến đấu tranh chính trị nhằm giành lấy quyền lực chính trị cao nhất là quyền lực nhà nước, từ đó để giải quyết lợi ích kinh tế cho giai cấp mình. Cho nên mục tiêu đấu tranh giai cấp là giải quyết lợi ích kinh tế, nếu không giải quyết được lợi ích kinh tế thì quyền lực chính trị dần dần sẽ mất đi.

Mặt khác, đấu tranh giai cấp để giành quyền lực, để có được Nhà nước về tay mình thì không thể thực hiện bằng những nhóm riêng lẻ, mà phải diễn ra trên quy mô giai cấp, giai cấp này chống giai cấp kia. Hơn nữa cuộc đấu tranh giai cấp muốn đi đến thắng lợi phải được hướng dẫn bằng một hệ tư tưởng. Do đó, đấu tranh giai cấp cũng diễn ra trên mặt trận tư tưởng.

Tóm lại, triết học Mác Xít khẳng định rằng lợi ích giai cấp mà trong đó lợi ích kinh tế được tạo dựng cùng với quá trình hình thành giai cấp và nó luôn luôn chi phối sự vận động, phát triển của các giai cấp trong lịch sử. Trong XH có giai cấp đối kháng, khi có mâu thuẩn lợi ích kinh tế sẽ dẫn đến đấu tranh chính trị, vì vậy cho nên nội dung, hình thức của đấu tranh giai cấp thể hiện ở cả 3 mặt : đấu tranh kinh tế, đấu tranh về tư tưởng và đấu tranh về chính trị.

Đấu tranh giai cấp cũng là đấu tranh nhằm giành lấy quyền lực chính trị cao nhất là quyền lực nhà nước, từ đó để giải quyết lợi ích kinh tế cho giai cấp mình. Cho nên mục tiêu đấu tranh giai cấp là giải quyết lợi ích kinh tế. Nếu không giải quyết được lợi ích kinh tế thì quyền lực chính trị dần dần sẽ mất đi.

Khi nghiên cứu phép biện chứng duy vật, nghiên cứu quy luật mâu thuẫn ta thấy rằng mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc, động lực cho sự phát triển. Nói cách khác, động lực phát triển của xã hội nằm ngay trong chính phương thức SX với việc giải quyết giữa mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX. Về mặt xã hội, mâu thuẫn này là mâu thuẫn giai cấp giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ đại diện cho lực lượng SX tiến bộ, phát triển và một bên là giai cấp thống trị, phản động đại diện cho QHSX lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong các XH có giai cấp đối kháng, do được giai cấp thống trị – đại diện cho QHSX đó bảo vệ bằng mọi sức mạnh, đặc biệt là bạo lực có tổ chức, QHSX không tự động nhường chổ cho QHSX mới. Vì vậy, muốn thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phải tiến hành đấu tranh giai cấp và cách mạng XH.. Với ý nghĩa đó, đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, đồng thời là cũng là phương thức giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ SX. Đấu tranh giai cấp trong các XH có giai cấp còn cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động nhằm gột rữa cho họ tinh thần nô lệ và những tập quán xấu do chế độ người bóc lột, áp bức người sinh ra.

Tuy nhiên, trong XH có giai cấp thì đấu tranh giai cấp không phải là động lực duy nhất để thúc đẩy xã hội phát triển, mặc dù nó là động lực vô cùng quan trọng, là “đòn bẩy vĩ đại của cuộc cách mạng hiện đại”. Ngoài đấu tranh giai cấp ra còn nhiều động lực khác như : đạo đức, tư tưởng, văn hóa, giáo dục, vị trí, vai trò của mỗi động lực có khác nhau và tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức rõ điều nay, chúng ta sẽ tránh được tư tưởng tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp, tránh quy mọi biểu hiện đời sống XH bằng đấu tranh giai cấp và cũng không có tư tưởng điều hoà giai cấp, thỏa hiệp giai cấp đi đến ohủ nhận giai cấp.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung phải nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Đó là khi giai cấp vô sản giành được chính quyền nhưng chỉ mới thắng giai cấp tư sản về mặt chính trị, trong khi giai cấp tư sản vẫn còn lực lượng, vẫn tìm mọi cách giành lại địa vị đã mất. Vì vậy giai cấp vô sản phải tiếp tục đấu tranh để củng cố thắng lợi để xây dựng xã hội mới.

Có thế nói đặc điểm nổi bậc của thời đại ngày nay là đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, đấu tranh tôn giáo đan xen lẫn nhau diễn ra hết sức gay go, quyết liệt nhưng cũng hết sức lâu dài. Văn kiện ĐH Đảng lần 7,8,9 đã nhận định rằng mặc dù CNXH đang đứng trước những thử thách đầy nghiêm trọng có sự thụt lùi, thoái bộ của một số nước nhưng niềm tin vào CNXH, CNCS vẫn còn. Chủ nghĩa đế quốc, CNTB cũng đã và đang có những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về các mặt chính trị - xã hội – văn hóa nhưng do tiềm năng, tiềm lực kinh tế rất lớn, khả năng thích nghi, điều tiết cao nên trước mắt vẫn còn phát triển và hồi phục nhanh sau các cuộc khủng hoảng. Loài người tiến bộ ngày càng nhận thức rõ hơn giá trị đích thực của chân lý độc lập, dân tộc dân chủ hòa bình và tiến bộ xã hội, thể hiện xu thế của thế giới đang tiến đến phát triển CNXH.

Hiện nay, ở nước ta đang quá độ đi lên CNXH bò qua chế độ TBCN với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý thống nhất của nhà nước theo định hướng XHCN.

Như vậy, với nền kinh tế đan xen nhiều loại hình sở hữu khác nhau cho nên lợi ích kinh tế giữa các giai cấp cũng khác nhau. Đảng ta thừa nhận hiện nay và cả trong suốt thời kỳ quá độ của nước ta còn tồn tại một cách khách quan các giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Chính vì vậy sẽ là chủ quan, sai lầm nếu xóa nhòa ranh giới giữa các giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp hoặc hiểu một cách phiến diện cực đoan về đấu tranh giai cấp, tuyệt đối hóa mặt bạo lực trấn áp của đấu tranh giai cấp., cũng không nên hiểu đấu tranh giai cấp là điều hòa lợi ích giữa các giai cấp.

Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay phải nhận thức cho đúng, nó diễn ra trong điều kiện mới. Bởi vì, cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội, cơ cấu giai cấp, nội dung, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta cũng đã thay đổi nhiều, nó khác thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, hay những năm đầu chúng ta mới giành được chính quyền. Mối quan hệ giữa các giai cấp, sự phát triển của các giai cấp trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước không còn như trước đây. Ngày nay, mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp chủ yếu là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống áp bức bất công, chống bóc lột, chống nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Vì vậy, trong báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng khẳng định :”Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc”.

Như chúng ta đã biết, đấu tranh giai cấp bắt nguồn từ đối kháng về lợi ích kinh tế. Chính vì vậy, nội dung quan trọng hàng đầu của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước đã viết “Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội kém phát triển, chiến thắng những lực lượng cản trở việc thực hiện mục tiêu đó, trước hết là của các thế lực thù địch chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, để thực hiện mục tiêu trên phải cải biến tình trạng kinh tế kém phát triển mà con đường chủ yếu là thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Chỉ với con đường CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta mới có thể nhanh chóng tạo sự đột phá trong sự phát triển lực lượng SX, từ đó tạo sự phát triển nhảy vọt về kinh tế và đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, sớm thu hẹp khoảng cách phát triển so với nhiều nước trên thế giới. Sự phát triển vững chắc về kinh tế là điều kiện thuận lợi cho sự ổn định về mặt chính trị.

Song song với quá trình phát triển kinh tế, cần phải khẳng định tính đấu tranh giai cấp của Đảng ta trong việc lãnh đạo, điều hành phân phối lợi ích kinh tế giữa các giai cấp. Sự tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, vì vậy Đảng đã xác định phải gắn tăng trưởng kinh tế với việc “từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”. Do lợi ích của Đảng cộng sản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân nên việc chăm lo lợi ích của nhân dân cũng là chăm lo lợi ích của giai cấp, của Đảng. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu SX lẫn ở khâu phân phối kết quả SX, ở việc tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tôc “đền ơn, đáp nghĩa”..

Về mặt tư tưởng, đấu tranh giai cấp còn là cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng lao động nhằm xóa bỏ những tập quán xấu, tư tưởng tiêu cực như dựa dẫm, ỷ lại, tham nhũng, quan liêu .. đang làm suy yếu sức mạnh của giai cấp.
Về mặt chính trị, đấu tranh giai cấp phải là sự trấn áp, đập tan và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống âm mưu diễn biến hoà bình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - tư tưởng – văn hóa - đạo đức lối sống đồng thời giữ vững độc lập dân tộc và đảm bảo định hướng XHCN trong con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Đế thực hiện được điều đó, việc bảo vệ vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định cùng với việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, thể hiện ở quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với các nước và các dân tộc trên thế giới”, với tinh thần đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế nhưng phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia với tinh thần độc lập dân tộc và tự lực tự cường. Đó là sách lược mềm dẻo mà Đảng ta đã vận dụng thành công trong cuộc đổi mới. Để nội dung đấu tranh giai cấp mới có hiệu quả, ta cũng phải vận dụng hình thức mới, phù hợp đó là đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng, các hình thức đó biểu hiện đa dạng trong đời sống xã hội, là quá trình gắn bó mật thiết với nhau.

Tóm lại, đấu tranh giai cấp là qui luật chung thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thành công của chúng ta trên con đường xây dựng một nước Việt Nam XHCN phồn vinh, hạnh phúc
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top