Giai cấp công nhân là gì, có những thuộc tính cơ bản nào?

David_Tèo

New member
Xu
0
Giai cấp công nhân là gì, có những thuộc tính cơ bản nào? Những biểu hiện mới của giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay là gì?

TRẢ LỜI

- Giai cấp công nhân:

+ C.Mác và PhĂngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân: Giai cấp vô sản, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân đại công nghiệp…

Những khái niệm đồng nghĩa đó được xác định: giai cấp công nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại.

Những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. C.Mác và PhĂngghen chỉ rõ: “ Các giai cấp đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” – C.Mác và PhĂngghen: Toàn tập, Nxb.CTQG, H.2000, tập4, tr.610.

+ Giai cấp công nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.

-Những biểu hiện mớicủa giai cấp công nhân ở các nước tư bản hiện nay:

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi hơn trước:
Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn, xu hướng “ tri thức hóa công nhân” ngày càng tăng, phần đông họ là những người vô sản trần trụi với hai bàn trắng; đa phần làm thuê trong những ngành khác nhau của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, tự động hóa ngày càng cao…

+ Mặc dù có những biểu hiện mới, phát triển hơn trước, nhưng bản chất của giai cấp công nhân vẫn không hề thay đổi theo hướng thuộc tính (tiêu chí) như Mác đã chỉ ra.

+ Chính vì thế giai cấp công nhân vẫn là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự thay đổi của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cùng với giai cấp công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa có sứ mệnh lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Theo Hỏi đáp CNXHKH*
 
Tính tất yếu và cơ sở khách quan của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân?

Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn

1) Tính tất yếu của liên minh công nông

Qua thực tiễn cách mạng châu Âu, đặc biệt cách mạng Pháp, C.Mác rút ra kết luận, cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp công nhân sẽ không giành được thắng lợi nếu nó không được sự ủng hộ của giai cấp nông dân. Công xã Pari (1871) là cuộc cách mạng vô sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, nhưng nhà nước đó chỉ tồn tại trong 72 ngày. Khi phân tích nguyên nhân thất bại của công xã, C. Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ, do giai cấp công nhân không liên minh được với giai cấp nông dân nên không tạo ra được cơ sở chính trị-xã hội rộng lớn và vững chắc để bảo vệ chính quyền của giai cấp công nhân. V.I.Lênin làm rõ hơn ý nghĩa chiến lược của vấn đề khi cho rằng, nhân tố cho sự thắng lợi không chỉ ở chỗ giai cấp công nhân đã có tổ chức và chiếm đa số trong dân cư, mà còn ở chỗ giai cấp công nhân có được sự ủng hộ của nông dân hay không. Ông đặc biệt nhấn mạnh tính tất yếu của liên minh công nông trong giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, xây dựng khối liên minh công nông là tất yếu trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong giai đoạn giành, giữ và sử dụng chính quyền để xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa.

2) Cơ sở khách quan của liên minh công nông

a) Liên minh công nông là nhu cầu nội tại của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo nên động lực cách mạng, đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, là điều kiện quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới;

b) Liên minh công nông xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Cả hai giai cấp đều là những người lao động bị áp bức vì vậy có cùng mục tiêu, nguyện vọng muốn giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cộng;

c) Liên minh công nông là do sự gắn bó thống nhất giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp- hai ngành sản xuất chính trong xã hội. Nếu không có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân thì hai ngành kinh tế này không thể phát triển được.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top