Giải đáp và nhận định đề thi môn Địa lý

Tuananhdh

New member
Xu
0
GIẢI ĐÁP VÀ NHẬN ĐỊNH ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ

TT- – TT - Đây là bài giải đề thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra sáng 3-6-2010. Bài giải và phần nhận định này được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ phát hành ngày 4-6-2010.
ĐỀ THI .I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta?
2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
3. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Cho biết tên sáu đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?
b) Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc?
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007:
- Sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995-2007 tăng và tăng liên tục (dẫn chứng);
- Tăng nhanh nhất là giai đoạn từ 2005-2007 (dẫn chứng).
Câu III (3,0 điểm)
1. Những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ.
Bắc Trung bộ có những thuận lợi về tự nhiên:
- Khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như: crômit, thiếc, sắt, đá vôi...
- Rừng: có diện tích tương đối lớn - độ che phủ rừng chỉ đứng sau Tây nguyên;
- Sông: hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông và tiềm năng thủy điện;
- Biển: tỉnh nào cũng giáp biển;
- Diện tích rừng gò đổi tương đối lớn...
- Du lịch: có tài nguyên du lịch đáng kể, có các bãi tắm nổi tiếng (Sầm Sơn, Cửa Lò...).
2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ?
Thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam bộ vì:
- Mùa khô kéo dài và một số vùng thấp bị úng nước dọc theo sông Đồng Nai và sông La Ngà;
- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn và dự án thủy lợi Phước Hòa được thực thi sẽ:
* Tăng diện tích đất trồng trọt;
* Tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm;
* Đảm bảo lương thực thực phẩm cho vùng.
II. Phần riêng - phần tự chọn (2,0 điểm)
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (2,0 điểm)
Những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau đổi mới.
1. Tích cực:
- Sau đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa;
- Trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới;
- Xuất khẩu:
* Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng;
* Mặt hàng xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản;
* Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
- Nhập khẩu:
* Kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng;
* Mặt hàng nhập khẩu: nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng;
* Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu.
2. Tồn tại:
- Trong xuất khẩu, tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm, hàng gia công còn lớn...;
- Hàng nhập khẩu thường có giá trị cao;
- Cán cân xuất nhập khẩu vẫn còn là nhập siêu.
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (2,0 điểm)
So sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu và giải thích.
* So sánh:
- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ ngày càng tăng (dẫn chứng);
- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên: từ năm 1999 đến năm 2002 giảm (dẫn chứng), từ năm 2002 đến năm 2006 tăng (dẫn chứng) và đến năm 2006 đã cao hơn năm 1999;
- Thu nhập bình quân theo đầu người ở Đông Nam bộ từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,4 lần, thu nhập bình quân theo đầu người ở Tây nguyên từ năm 1999 đến năm 2006 tăng 1,06 lần;
- Từ năm 1999 đến năm 2006 Đông Nam bộ có thu nhập bình quân đều lớn hơn Tây nguyên và khoảng cách ngày càng cao do tăng nhanh hơn.
* Giải thích:
- Nhìn chung, từ năm 1999 đến năm 2006 thu nhập bình quân theo đầu người của hai vùng đều tăng do:
* Tác động tích cực của chính sách đổi mới về kinh tế;
* Hiệu quả tốt của xóa đói giảm nghèo.
* Đông Nam bộ có thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn Tây nguyên vì:
* Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm;
* Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao;
* Có cơ sở hạ tầng tốt;
* Tích tụ lớn về vốn;
* Thu hút đầu tư nước ngoài nhiều.
- Tây nguyên có thu nhập bình quân theo đầu người thấp hơn Đông Nam bộ vì:
* Điều kiện kinh tế xã hội Tây nguyên còn nhiều khó khăn;
* Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật;
* Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều...
* Công nghiệp trong vùng mới đang giai đoạn hình thành.
Giáo viên ĐẶNG DUY ĐỊNH (tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM)
Nhận định đề thi:
Môn địa lý: không khó
Kết thúc thời gian làm bài môn địa lý, thầy Đặng Duy Định, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM, nhận định đề thi đáp ứng đủ ba yêu cầu đối với thí sinh. Đề có phần kiểm tra kiến thức cơ bản: tóm tắt ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta, nhiều phần thí sinh vận dụng được kỹ năng sử dụng atlat. Phần biểu đồ năm nay đơn giản, đề yêu cầu vẽ biểu đồ cột bình thường, chỉ có một yếu tố sản lượng cao su, chỉ yêu cầu nhận xét về biểu đồ, không yêu cầu giải thích. Học sinh trung bình có thể hoàn chỉnh phần biểu đồ.
Câu 3, phần trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung bộ, yêu cầu học sinh có kiến thức và biết sử dụng atlat. Phần câu hỏi về thủy lợi kiểm tra kiến thức chi tiết.
Ở phần đề tự chọn, phần dành cho học sinh học chương trình cơ bản, nếu không học bài cũng có thể vận dụng atlat trang thương mại để có kiến thức làm được ít nhất 2/3 nội dung câu hỏi. Phần đề chương trình nâng cao yêu cầu học sinh có kiến thức tổng hợp để so sánh, giải thích.
Đề nhiều câu, nhiều ý nhưng đảm bảo đúng cấu trúc đề bộ đã công bố. Nếu biết phân bố thời gian làm bài, không viết lan man vẫn hoàn thành bài. Nhìn chung, đề này không quá khó với học sinh trung bình.
Thầy Ngô Tương Đại, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, nguyên chuyên viên môn địa lý của Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng thí sinh dễ đạt 5 điểm với đề này nhưng sẽ khó có điểm cao. Đề có những phần hỏi kiến thức nhỏ, chi tiết (chẳng hạn như phần hỏi về hệ sinh thái vùng biển, sáu đô thị đông dân nhất - đô thị nào thuộc tỉnh), thí sinh ít lưu ý những chi tiết nhỏ này.
Đề cũng có những phần câu hỏi mở, vận dụng kiến thức xã hội (vì sao đô thị đông dân cư). Với những câu hỏi này, thí sinh có thể có nhiều kiểu trả lời khác nhau. Học sinh rất dễ mất điểm nếu trình bày không giống đáp án. Đề mở nhưng không biết đáp án mở đến cỡ nào.
PHÚC ĐIỀN
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top