• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Giải đáp thắc mắc về chế độ thai sản

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN​

* Trong đơn thai sản tôi được nghỉ sinh 5 tháng (bắt đầu từ ngày 1-1-2010), đến 17-1 thì tôi sinh. Ngày 2-6-2010 tôi phải có mặt ở công ty làm việc theo chế độ, nhưng do không ai trông con nên tôi xin phép công ty nghỉ không lương 15 ngày.

Đến 17-6-2010 tôi đi làm bình thường và gửi hồ sơ để lấy trợ cấp dưỡng sức sinh mổ, nhưng nay lên hỏi thì kế toán trả lời tiền dưỡng sức bảo hiểm không thể thanh toán do tôi nghỉ sớm trước khi sinh.

Như vậy có đúng không, trong khi tôi vẫn nghỉ đúng 5 tháng theo chế độ công việc nặng nhọc? Và trong điều kiện sinh mổ thì tính như thế nào?

(vycam@...)


- Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:

+ Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

+ Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

+ Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

+ Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày.

Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định: Trường hợp người lao động đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 Luật BHXH nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật BHXH.

Ngoài ra Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc cũng quy định như sau:

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH hội mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:

a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;

b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.

Chiếu theo cơ sở pháp lý nêu trên, sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khỏe của bạn còn yếu thì bạn được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; thời gian bạn nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa là 7 ngày với mức hưởng bằng 25% mức lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ dưỡng tại gia đình hoặc bằng 40% mức lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ đưỡng tại cơ sở tập trung.

Do đó việc kế toán của công ty bạn phúc đáp là bạn không được thanh toán tiền nghĩ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định với lý do bạn nghỉ sớm trước khi sinh là trái với quy định của pháp luật.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
Văn phòng luật sư Gia Thành

Theo: TTO
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top