Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
ĐỀ 15: “ Giá trị của con người không phải ở chân lí mà người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” ( Let- xinh) . Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói trên?
BÀI LÀM
“ Giá trị của con người không phải ở chân lí mà người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”. Câu nói của Let-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.
Trong cuộc sống, con người luôn khao khát khám phá những giá trị của bản thân mình: Mình đang đứng ở đâu? Mình là ai trong mắt mọi người, trong đời sống xã hội? Xác định được vị trí, hiểu được vị trí bản thân là nhu cầu tất yếu, chính đáng của mỗi con người. Song, không phải ai cũng có được nhận thức đúng đắn về điều đó. Có những kẻ luôn ngộ nhận về khả năng của mình, họ cho rằng mình là số một, là chân lí của cuộc sống. Đó là tư tưởng của những kẻ độc tài, tự kiêu và tự phụ. Lại có người nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì có ích. Đó lại là những người tự ti. Rõ ràng “ Giá trị của con người không phải ở chân lí mà người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu”, tức là giá trị của con người không nằm ở những gì tốt đẹp, đúng đắn mà bản thân họ có hay họ nghĩ rằng mình có. Vậy giá trị ấy nằm ở đâu? Nó nằm ở những “ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” . Vậy là điều được ghi nhận trong giá trị của con người là những nỗ lực, những cố gắng trong hành trình đi tìm và vươn tới cái đẹp , cái thiện ở đời.
Cuộc sống là hành trình con người đi tìm mình và tự khẳng định mình. Ai cũng khao khát vươn tới cái hoàn mĩ của sự sống. Nếu con người đạt được một điều nào đó, một chân lí trong cuộc sống thì chân lí đó đã được con người chiếm lĩnh. Nhưng thật bất hạnh nằm ở việc chân lí cũng có tính tương đối, nó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại sai trong một số trường hợp. Vậy nếu con người bằng lòng chân lí mình có, dừng lại cuộc hành trình tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống thì khi ấy con người thất bại. Vậy kết quả của mọi công việc chưa phải là điều lớn nhất mà chúng ta đòi hỏi ở một con người. Quan trọng là con người ấy đã vượt khó, vượt khổ để đi tới thành công. Chính trong quá trình vượt qua những gian khó mà con người nhận lãnh trên đường đi tìm chân lí đã giúp họ bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Đó có thể là sự chăm chỉ cũng có thể là lười nhác. Đó có thể là can đảm cũng có thể là hèn nhát. Đó có thể là sáng tạo, năng động nhưng cũng có thể là thụ động, máy móc. Đó có thể là sự chân thành nhưng cũng có thể là sự dối trá. Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình chạy đua trong một đường hầm kín. Kẻ về đích sớm nhất , ló dạng ra khỏi đường hầm sớm nhất chưa chắc là kẻ nhanh nhất, giỏi nhất, tốt nhất. Chính bởi những điều ấy, giá trị đích thực của một con người phải là: “ những gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”.
Qua quá trình vượt qua những điều khó khăn ấy, con người bộc lộ những phẩm chất, giá trị của mình. Trong cuộc đời này, mọi người đang cùng đứng trên một quả đất nhưng mặt đất chúng ta đứng không bằng phẳng mà chỗ cao, chỗ thấp bởi mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện khác nhau. Còn chân lí lại là một độ cao nhất định mà tất cả chúng ta phải vươn tới mới đạt được. Vậy thì, giá trị của mỗi người không nằm ở việc ai chạm tay vào chân lí sớm hơn mà nằm ở việc đã bước đi như thế nào từ vị trí của mình để đến được với chân lí.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*
BÀI LÀM
“ Giá trị của con người không phải ở chân lí mà người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở chỗ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”. Câu nói của Let-xinh gợi cho ta nhiều suy nghĩ về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người.
Trong cuộc sống, con người luôn khao khát khám phá những giá trị của bản thân mình: Mình đang đứng ở đâu? Mình là ai trong mắt mọi người, trong đời sống xã hội? Xác định được vị trí, hiểu được vị trí bản thân là nhu cầu tất yếu, chính đáng của mỗi con người. Song, không phải ai cũng có được nhận thức đúng đắn về điều đó. Có những kẻ luôn ngộ nhận về khả năng của mình, họ cho rằng mình là số một, là chân lí của cuộc sống. Đó là tư tưởng của những kẻ độc tài, tự kiêu và tự phụ. Lại có người nhút nhát, sợ sệt mọi thứ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được điều gì có ích. Đó lại là những người tự ti. Rõ ràng “ Giá trị của con người không phải ở chân lí mà người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu”, tức là giá trị của con người không nằm ở những gì tốt đẹp, đúng đắn mà bản thân họ có hay họ nghĩ rằng mình có. Vậy giá trị ấy nằm ở đâu? Nó nằm ở những “ gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” . Vậy là điều được ghi nhận trong giá trị của con người là những nỗ lực, những cố gắng trong hành trình đi tìm và vươn tới cái đẹp , cái thiện ở đời.
Cuộc sống là hành trình con người đi tìm mình và tự khẳng định mình. Ai cũng khao khát vươn tới cái hoàn mĩ của sự sống. Nếu con người đạt được một điều nào đó, một chân lí trong cuộc sống thì chân lí đó đã được con người chiếm lĩnh. Nhưng thật bất hạnh nằm ở việc chân lí cũng có tính tương đối, nó có thể đúng trong nhiều trường hợp nhưng lại sai trong một số trường hợp. Vậy nếu con người bằng lòng chân lí mình có, dừng lại cuộc hành trình tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống thì khi ấy con người thất bại. Vậy kết quả của mọi công việc chưa phải là điều lớn nhất mà chúng ta đòi hỏi ở một con người. Quan trọng là con người ấy đã vượt khó, vượt khổ để đi tới thành công. Chính trong quá trình vượt qua những gian khó mà con người nhận lãnh trên đường đi tìm chân lí đã giúp họ bộc lộ nhiều phẩm chất, đức tính của mình. Đó có thể là sự chăm chỉ cũng có thể là lười nhác. Đó có thể là can đảm cũng có thể là hèn nhát. Đó có thể là sáng tạo, năng động nhưng cũng có thể là thụ động, máy móc. Đó có thể là sự chân thành nhưng cũng có thể là sự dối trá. Hành trình đi tìm cái đẹp là hành trình chạy đua trong một đường hầm kín. Kẻ về đích sớm nhất , ló dạng ra khỏi đường hầm sớm nhất chưa chắc là kẻ nhanh nhất, giỏi nhất, tốt nhất. Chính bởi những điều ấy, giá trị đích thực của một con người phải là: “ những gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí”.
Qua quá trình vượt qua những điều khó khăn ấy, con người bộc lộ những phẩm chất, giá trị của mình. Trong cuộc đời này, mọi người đang cùng đứng trên một quả đất nhưng mặt đất chúng ta đứng không bằng phẳng mà chỗ cao, chỗ thấp bởi mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện khác nhau. Còn chân lí lại là một độ cao nhất định mà tất cả chúng ta phải vươn tới mới đạt được. Vậy thì, giá trị của mỗi người không nằm ở việc ai chạm tay vào chân lí sớm hơn mà nằm ở việc đã bước đi như thế nào từ vị trí của mình để đến được với chân lí.
Theo Sách Chuyên đề Văn nghị luận XH*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: