rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:"Increase Life Satisfaction by Analysing the Negative But Just Experiencing the Positive."
Spring.org.uk
Hạnh phúc của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta suy nghĩ, mà còn ở cách ta suy nghĩ như thế nào.Đặc biệt , cách thức mà chúng ta xử lý các sự kiện cuộc sống trong quá khứ có tác động quan trọng đến sự hài lòng trong cuộc sống của chúng ta và sức khỏe thể chất. Một loạt những thực nghiệm được tiến hành bởi giáo sư Sonja Lyubomirsky và cộng sự tại trường đại học California, Riverside cho thấy chúng ta nên phân tích về những điều tiêu cực, nhưng chỉ cần trải nghiệm về những điều tích cực (Lyubomirsky, Sousa & Dickerhoof, 2006).
Nghiên cứu 1
Nghiên cứu này được thiết kế nhằm phát hiện phương pháp xử lý những sự kiện tiêu cực nào là tốt nhất : viết, nói to hoặc suy nghĩ kín đáo về nó. Nghiên cứu phát hiện thấy những người suy nghĩ riêng tư ( không chia sẻ với ai) về những sự kiện tiêu cực, thì có sự giảm sút về sự hài lòng cuộc sống và không có những thay đổi trong những tiêu chuẩn đánh giá khác. Ngược lại, những người nói chuyện hoặc viết về một sự kiện tiêu cực cho thấy sự tiến bộ, cải thiện về sức khỏe tinh thần, sự thỏa mãn cuộc sống và chức năng xã hội.
Nghiên cứu 2
Những người tham gia chuyển hướng chú ý sang những sự kiện tích cực trong cuộc sống của họ - và được yêu cầu viết, nói chuyện hoặc suy nghĩ kín đáo về chúng. Ở đây thì sự suy nghĩ kín đáo về những sự kiện cuộc sống tích cực gắn liền với sự gia tăng sự hài lòng cuộc sống, hơn là nói hoặc viết về chúng.
Nghiên cứu 3
Nghiên cứu này lưu ý kỹ lưỡng đến vấn đề con người suy nghĩ về những sự kiện tích cực như thế nào. Họ so sánh giữa việc chỉ đơn thuần tái tạo lại một sự kiện tích cực trong tâm trí, với việc cố gắng phân tích về sự kiện. Nghiên cứu phát hiện thấy, đúng như mong đợi, việc suy nghĩ về một khoảnh khắc thực sự hạnh phúc làm gia tăng chức năng thể chất và sức khỏe. Ngược lại, việc phân tích về một sự kiện tích cực có xui hướng làm giảm hạnh phúc và sức khỏe.
Thông điệp của nghiên cứu này là sự phân tích có hệ thống về những sự kiện tiêu cực cải thiện , nâng cao sức khỏe và hạnh phúc. Ngược lại, những sự kiện tích cực chỉ nên được tái trải nghiệm lại (re-experienced) chứ không nên phân tích.
Reference
Lyubomirsky, S., Sousa, L., & Dickerhoof, R. (2006). The costs and benefits of writing, talking, and thinking about life's triumphs and defeats. Journal of Personality and Social Psychology, 90, 692-708.
Spring.org.uk
Hạnh phúc của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta suy nghĩ, mà còn ở cách ta suy nghĩ như thế nào.Đặc biệt , cách thức mà chúng ta xử lý các sự kiện cuộc sống trong quá khứ có tác động quan trọng đến sự hài lòng trong cuộc sống của chúng ta và sức khỏe thể chất. Một loạt những thực nghiệm được tiến hành bởi giáo sư Sonja Lyubomirsky và cộng sự tại trường đại học California, Riverside cho thấy chúng ta nên phân tích về những điều tiêu cực, nhưng chỉ cần trải nghiệm về những điều tích cực (Lyubomirsky, Sousa & Dickerhoof, 2006).
Nghiên cứu 1
Nghiên cứu này được thiết kế nhằm phát hiện phương pháp xử lý những sự kiện tiêu cực nào là tốt nhất : viết, nói to hoặc suy nghĩ kín đáo về nó. Nghiên cứu phát hiện thấy những người suy nghĩ riêng tư ( không chia sẻ với ai) về những sự kiện tiêu cực, thì có sự giảm sút về sự hài lòng cuộc sống và không có những thay đổi trong những tiêu chuẩn đánh giá khác. Ngược lại, những người nói chuyện hoặc viết về một sự kiện tiêu cực cho thấy sự tiến bộ, cải thiện về sức khỏe tinh thần, sự thỏa mãn cuộc sống và chức năng xã hội.
Nghiên cứu 2
Những người tham gia chuyển hướng chú ý sang những sự kiện tích cực trong cuộc sống của họ - và được yêu cầu viết, nói chuyện hoặc suy nghĩ kín đáo về chúng. Ở đây thì sự suy nghĩ kín đáo về những sự kiện cuộc sống tích cực gắn liền với sự gia tăng sự hài lòng cuộc sống, hơn là nói hoặc viết về chúng.
Nghiên cứu 3
Nghiên cứu này lưu ý kỹ lưỡng đến vấn đề con người suy nghĩ về những sự kiện tích cực như thế nào. Họ so sánh giữa việc chỉ đơn thuần tái tạo lại một sự kiện tích cực trong tâm trí, với việc cố gắng phân tích về sự kiện. Nghiên cứu phát hiện thấy, đúng như mong đợi, việc suy nghĩ về một khoảnh khắc thực sự hạnh phúc làm gia tăng chức năng thể chất và sức khỏe. Ngược lại, việc phân tích về một sự kiện tích cực có xui hướng làm giảm hạnh phúc và sức khỏe.
Thông điệp của nghiên cứu này là sự phân tích có hệ thống về những sự kiện tiêu cực cải thiện , nâng cao sức khỏe và hạnh phúc. Ngược lại, những sự kiện tích cực chỉ nên được tái trải nghiệm lại (re-experienced) chứ không nên phân tích.
Reference
Lyubomirsky, S., Sousa, L., & Dickerhoof, R. (2006). The costs and benefits of writing, talking, and thinking about life's triumphs and defeats. Journal of Personality and Social Psychology, 90, 692-708.